Góp Phần Tăng Ngân Sách Của Thành Phố

tại chùa giương sao giải hạn cho cả làng, các trò chơi dân gian như đánh đu, cờ tướng, cờ người, chọi gà, dân làng tổ chức hội vật trước khi giã hội... tất cả những hình thức nghệ thuật này góp phần tạo nên sức hấp dẫn của lễ hội.

Các lễ hội truyền thống hàng năm:

Lễ hội Yên Tử

Được tổ chức vào ngày 10 tháng giêng hàng năm, Hội xuân Yên Tử là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam kéo dài trong 3 tháng, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách thập phương về đây hành hương lễ Phật, chiêm bái cõi tâm linh Tam Tổ Trúc Lâm và thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ của danh sơn Yên Tử. Điểm nổi bật của Lễ hội là các hoạt động văn hóa truyền thống (múa rồng lân, biểu diễn võ thuật, biểu diễn âm nhạc truyền thống) và các trò chơi dân gian (ném còn, đẩy gậy…).

Lễ

Hội chùa Ba Vàng bắt đầu diễn ra từ ngày 09 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội bao gồm phần lễ dâng hương, cầu nguyện quốc thái dân an và phần hội với màn múa rồng lân và các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian. Chùa thường xuyên tổ chức các sinh hoạt văn hóa, các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của đông đảo nhân dân.

Lễ hội Đền, chùa Hang Son

Lễ khai hội Đền, chùa Hang Son được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Với chương trình biểu diễn nghệ thuật trong Lễ khai hội với phần hát múa “Diễn tích chùa Hang Son” có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về lịch sử chùa Hang Son, truyền thống dựng nước và giữ nước của Dân tộc.

Lễ hội Đình- chùa- nghè Lạc Thanh

Năm 2012, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tổ chức phục dựng lễ hội Đình Lạc Thanh (bị gián đoạn từ năm 1945) và được duy trì tổ chức hàng năm. Lễ hội chính của Đình được diễn ra vào ngày 14,15 tháng 3 âm lịch hàng năm với nhiều nghi lễ, nghi thức rước Thành hoàng từ các nghè về Đình dự hội, đây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

là lễ hội có nhiều đoàn rước nhất trong các lễ hội tín ngưỡng dân gian ở Quảng Ninh. Với các nghi lễ: Lễ nhập tịch, lễ an vị Thành hoàng tại Đình, lễ tế Thành hoàng, nghi thức đấu vật tượng trưng… thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, ướng vọng của nhân dân về cuộc sống thanh bình no đủ, hạnh phúc. Đến với Lễ hội Đình, nghè, chùa Lạc Thanh, du khách sẽ được hoà mình vào lễ hội tín ngưỡng dân gian, tìm hiểu lịch sử vùng đất cổ Lạc Thanh xưa và nét sinh hoạt văn hoá của nhân dân địa phương hôm nay.

Lễ hội Đình Đền Công

Kinh tế Du lịch ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 1986 - 2013 - 9

Lễ hội Đình Đền Công được tổ chức vào ngày 14,15 tháng giêng hàng năm, Đình mở hội khai xuân tế lễ đầu năm cầu mong cho một năm mới nhiều tài lộc, bình an, may mắn.

2.2.4. Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là một khái niệm mới mẻ, đang thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Du lịch sinh thái được bắt nguồn từ những cuộc dạo ngoài trời với mục đích thư giãn và mong muốn gần gũi với thiên nhiên. Nó bao gồm những người đến các khu tự nhiên hoang dã hay các khu bảo tồn, những người đi leo núi, đi bộ xuyên rừng hay đi thuyền trên suối, những người đi cắm trại, ngủ nghỉ trong những lều bạt hay trong nhà của người dân địa phương, những người chụp ảnh tự nhiên hay quan sát chim thú... có thể được coi đây là những khách du lịch sinh thái đầu tiên. Du lịch sinh thái là một khái niệm rộng lớn, được hiểu khác nhau từ những cách nhìn khác nhau của các cá nhân, tổ chức nghiên cứu. Du lịch sinh thái có khi được hiểu chỉ là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc với nhiều người. Cũng có những quan niệm cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái - nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Ở Việt Nam, định nghĩa về du lịch sinh thái được đưa ra trong Luật Du lịch Việt Nam là: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn

với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”[37, tr9]. Định nghĩa này đã nêu lên khái quát về đặc tính và mục tiêu của Du lịch sinh thái.

Tại thành phố Uông Bí khai thác sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu sinh thái Hồ Yên Trung, Lựng Xanh, rừng quốc gia Yên tử (vườn Tùng, vườn Trúc, vườn Mai, vườn thuốc nam, Thác vàng, Thác bạc, Am Dược, Am Diêm...). Phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp Thiền, dịch vụ sử dụng lá tắm, dịch vụ ngâm chân, chăm sóc sức khỏe bằng thuốc nam tại Yên Tử. Khai thác, phát huy lợi thế về sinh thái của 2 dòng sông: Sông Sinh, Sông Uông gắn với trang trại vườn đồi (vải chín sớm, Thanh Long đỏ...), nuôi trồng thủy sản (các đầm, ao, hồ nuôi tôm sú, hào, hà, cua, ghẹ, bề bề...).

Các khu sinh thái, nghỉ dưỡng:

Khu rừng Quốc gia Yên Tử

Yên tử là dãy núi thấp, thuộc hệ thống cánh cung Đông Triều, một vùng địa chất với các loại đá gốc như sa thạch , sỏi kết sạn và phù sa cổ. Địa hình, địa chất phức tạp đã tạo nên nhiều cảnh quan kỳ vĩ: Thác Ngự dội, thác Vàng, thác Bạc, cổng trời…Rừng quốc gia Yên Tử với diện tích 2.783ha, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, hệ sinh thái đa dạng, nguyên sinh gồm nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Hệ động vật ở đây vô cùng phong phú với 35 loài thú, 77 loài chim, 34 loài bò sát,15 loài lưỡng cư. Một số loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ ở Yên Tử: cu li lớn, khỉ mặt đỏ, voọc mũi hếch, khỉ mốc, sơn dương, hổ mang bành, hổ mang chúa, rùa vàng…Hệ thực vật ở Yên Tử có 830 loại, trong đó có 38 loài cây đã ghi vào sách đỏ Việt Nam là gụ lau, nhọc lá dài, thông tre, thông tre lá ngắn, tùng La Hán, lim xanh, hồng tùng… Nét độc đáo của Yên Tử không chỉ là đường tùng với 242 cây tùng cổ được trồng cách đây hơn 700 năm gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà còn là rừng trúc xanh bạt ngàn, vườn mai vàng nở hoa rực rỡ hai bên đường hành hương của khách du lịch. Ngoài ra, rừng còn có nhiều loại dược liệu quý (sa nhân, lá khôi tía, trầu tiên một lá, hoằng đằng…) thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Khu sinh thái Hồ Yên Trung

Khu sinh thái Hồ Yên Trung nằm ở phía tây Thành phố, trên địa bàn phường Phương Đông, cách Trung tâm Thành phố 4,5 km, cách chân núi Yên Tử (Chùa Giải Oan) 10 km. Từ quốc lộ 18A đi theo đường Yên Trung 500m thì tới khu Du lịch sinh thái Hồ Yên Trung. Với tổng diện tích hơn 1.000 ha, nơi đây có phong cảnh đẹp và thơ mộng, hồ nước quanh năm xanh mát. Hồ nằm trọn trong một thung lũng đồi bao quanh. Phía bắc hồ là dãy núi cao, phía Nam là những đồi thấp. Bốn phía bao quanh hồ, các ngọn đồi đều được trồng thông, xen kẽ dưới những gốc thông là những bụi sim, mua khoe sắc càng làm tăng thêm vẻ thơ mộng cho cảnh đẹp nơi đây. Giữa hồ nổi lên hai hòn đảo, một lớn, một nhỏ gọi là đảo con Quy. Toàn bộ phong cảnh hồ nhìn trên cao ta sẽ thấy gần như một số 8 khổng lồ. Từ nơi dừng chân, du khách có thể xuống thuyền bơi ra đảo. Đứng từ đảo con Quy lớn nhìn lên bờ phía nam, phía bên trái Hòn Ngọc là núi Mắt Rồng, bên phải là Hòn Nóc (con Sóc) cùng với con Quy ở giữa chầu lên. Có thể nói Hồ Yên Trung là một điểm đến hấp dẫn và lý tưởng cho du khách đến tham quan, vãn cảnh trong tuyến du lịch Yên Tử - Hồ Yên Trung - Hồ Công viên - Lựng Xanh - Ba Vàng.

Khu sinh thái Lựng Xanh

Cách trung tâm thành phố hơn 2km về phía bắc là khu du lịch sinh thái Lựng Xanh, tiếp giáp với điểm du lịch tâm linh sinh thái Ba Vàng. Lựng Xanh có dòng suối trong xanh bắt nguồn từ lưng chừng núi Ba Vàng chảy quanh co, uốn lượn, quanh các hẻm núi với ba tầng thác tuyệt đẹp. Từ đầu nguồn cho tới thác thứ nhất dài khoảng 300m. Làn nước từ trên cao 10m đổ xuống vách đá nhô ra tạo thành một tấm lụa nước trắng xoá. Thác nước thứ hai và thác nước thứ ba, từ trên cao 15m, dòng nước dội vào các gờ đá, rơi xuống những hòn đá cuội lớn trồi lên tạo thành một bức tranh hùng vĩ, nên thơ. Từ ba dòng thác nước dồn về tụ lại thành một lựng nước rộng, tạo thành một bể bơi tự nhiên trong xanh vì vậy nhân dân quanh vùng từ lâu đặt tên là Lựng Xanh. Đến với

Lựng Xanh, du khách được đắm mình trong cảnh đẹp của thiên nhiên, trong làn nước xanh mát. Cùng với chùa Ba Vàng, khu vực này trở thành một điểm đến lý tưởng của du khách gắn du lịch tâm linh với du lịch sinh thái.

2.2.5. Du lịch cộng đồng

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch cộng đồng, thường tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lí hoặc nghiên cứu. Cách hiểu phổ biển về du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế- xã hội từ hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa cộng đồng. Khoảng mười năm trở lại đây, du lịch cộng đồng được biết đến ở Việt Nam tại một số địa phương như Sapa (Lào Cai), bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình) mà mô hình phổ biến là loại hình homestay- loại hình du lịch gắn với cộng đồng theo xu hướng tích cực khám phá, tìm hiểu văn hóa bản địa, cùng làm, cùng sống và trao đổi trực tiếp với người dân bản xứ. Homestay không chỉ có tác động tích cực đến sự phát triển chung của du lịch mà còn có tác động sâu sắc đến xã hội như: Tăng cường giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử của người dân bản địa và du khách, tạo ra sự giao lưu văn hóa, phong tục tập quán giữa các dân tộc và các quốc gia khác nhau, tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng người dân, sự gắn bó của chính quyền địa phương và người dân bản xứ, giáo dục ý thức về phong cách ứng xử trong cộng đồng người dân. Đồng thời loại hình du lịch này cũng có tác động đến kinh tế, thu hút các nhà đầu tư vào du lịch và các lĩnh vực khác như hệ thống giao thông, trường học, mở rộng và nâng cấp các làng nghề truyền thống, trùng tu các di tích lịch sử...tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, tạo cơ hội việc làm cho nhiều hộ gia đình tại địa phương.

Uông Bí đã và đang tích cực phát triển loại hình du lịch này với các sản phẩm như: Thưởng ngoạn cảnh đẹp Yên Tử, Ba Vàng về đêm, tìm hiểu nghiên cứu văn hóa Phật giáo, Thiền tông Việt Nam... thưởng thức trà đạo, tham quan Thiền viện Trúc lâm yên Tử, trường quay phim cổ trang, trải nghiệm cuộc sống cộng đồng của người Dao Thanh Y (Thôn Khe Sú, Thượng Yên Công).

Tiểu kết chương 2


Trong những năm qua, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo thành phố Uông Bí cũng như các địa phương có liên quan đã đặc biệt quan tâm đến ngành du lịch. Chủ trương đường lối của Đảng, các cấp chính quyền được triển khai và thực hiện hiệu quả. Công tác nghiên cứu, quy hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn được đầu tư, đồng thời tổ chức lập hồ sơ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xét công nhận khu di tích và danh thắng Yên Tử là di tích quốc gia đặc biệt, rừng Yên Tử được công nhận là rừng quốc gia đặc biệt… Nguồn tài chính to lớn từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và huy động từ nhiều nguồn khác nhau đã được ưu tiên đầu tư để tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của toàn bộ vùng non thiêng Yên Tử cùng với hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Sự đầu tư và hoạt động của ngành du lịch đã làm cho các sản phẩm du lịch đặc trưng ở Uông Bí như: du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái...luôn cuốn hút được lượng lớn các du khách đến tham quan, vãn cảnh, nghỉ ngơi và tận hưởng sự thư thái trong tâm hồn.

Trong quá khứ khu di tích và danh thắng Yên Tử đã có những khoảng thời gian dài gần như đã chìm vào quên lãng, thậm chí phần lớn đã trở thành phế tích. Phải đến sau khi những năm tháng khó khăn nhất của giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới qua đi thì khu di tích - danh thắng và di sản này mới được đánh thức thêm lần nữa, được hồi sinh và ngày càng trở nên giàu sức hấp dẫn. Đến ngày hôm nay, khu di tích và danh thắng Yên Tử đã trở thành địa chỉ du lịch

nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Nguồn lực khai thác được thông qua phát triển du lịch văn hóa - tâm linh ngày càng to lớn, đóng góp ngày càng đáng kể hơn vào sự nghiệp phát triển bền vững của địa phương. Theo thống kê tất cả các lễ hội trong cả nước và các danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch hiện nay thì chúng ta thấy tỉ lệ du lịch tâm linh trong tổng thể nền du lịch của nước ta là không nhỏ, nếu không muốn nói du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng ngang bằng với các loại hình du lịch khác cộng lại. Số lượng khách du lịch tăng, khách đi du lịch thường kết hợp với mục đích tâm linh. Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng đa dạng, có chiều sâu nên đã trở thành nhu cầu rất thiết thực trong đời sống tinh thần của đa số người

Đến với nhưng công trình, di tích lịch sử văn hóa ở thành phố Uông Bí khách du lịch được đắm mình trong những di tích lịch sử độc đáo, phong phú và đầy sức lay động làm say mê lòng người. Mỗi di tích là một minh chứng sống động cho những quãng thời gian đã đi qua trong quá khứ. Giá trị đặc biệt của di tích được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, mỗi khía cạnh là những mảng màu giúp cho du khách “sắp xếp, lắp ghép” để tạo ra khối tổng hòa chung trong một không gian du lịch địa phương, vùng, lãnh thổ và cao hơn là quốc gia và quốc tế. Nhân dân Uông Bí luôn tự hào về hệ thống di tích phong phú và độc đáo của mình.

Chương 3

TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Tác động về kinh tế

3.1.1. Góp phần tăng ngân sách của thành phố

Trong giai đoạn từ 1986 đến 1996, Đảng bộ thị xã tiến hành 3 Đại hội đại biểu đề ra các phương hướng nhiệm vụ cho các nhiệm kỳ, chủ yếu lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu. Đến năm 1996, Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XV tiến hành đã đề cập đến mở rộng hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch, nhưng hoạt động kinh tế này vẫn chưa thực sự được quan tâm. Từ năm 2000 bộ mặt du lịch thành phố Uông Bí đã chính thức khởi sắc. Du lịch, dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Trong thời gian trước mắt và cả trong tầm nhìn dài hạn, đây sẽ tiếp tục là một định hướng quan trọng là đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng “nâu” sang tăng trưởng “xanh” theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch và chiến lược phát triển đô thị bền vững của thành phố.

Hoạt động du lịch phát triển, tạo nguồn ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn. Du khách khi đến với điểm du lịch thường có nhu cầu khám phá văn hóa, phong tục tập quán của địa phương và sử dụng các dịch vụ ăn, nghỉ, hỗ trợ đi lại, nghỉ ngơi… Đặc biệt, những gì lạ lẫm thường trở thành điều thích thú đối với họ. Trước thực tế như vậy, cộng đồng địa phương đã nắm bắt cơ hội để thực hiện những dịch vụ phục vụ du khách từ loại hình đơn giản nhất cho đến các hình thức phức tạp. Các loại hình dịch vụ du lịch, trong đó có kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống, thậm chí các hoạt động bán rong cũng đem lại một nguồn thu nhập lớn trong cơ cấu kinh tế của các hộ gia đình. Địa phương biết tận dụng các tận dụng thế mạnh của mình để phát triển kinh tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023