Đơn Vị Hành Chính, Diện Tích, Dân Số Uông Bí Năm 2013

1.2.2. Con người và tài nguyên nhân văn

1.2.2.1. Dân cư, dân tộc

Thành phố Uông Bí hiện nay có 11 đơn vị hành chính gồm 9 phường, 2 xã, bao gồm các phường: Vàng Danh, Bắc Sơn, Yên Thanh, Trưng Vương, Quang Trung, Thanh Sơn, Nam Khê, Phương Đông, Phương Nam và 2 xã: Thượng Yên Công và Điền Công.

Bảng 1.1: Đơn vị hành chính, diện tích, dân số Uông Bí năm 2013


STT

Tên đơn vị hành chính

Diện tích tự nhiên (ha)

Dân số thực tế thường trú (người)

Số thôn, khu

Khu vực nội thành:

17.617,5

110.531

90

1

Phường Vàng Danh

5.415,91

16.366

12

2

Phường Thanh Sơn

945,71

14.780

11

3

Phường Bắc Sơn

2.744,93

6.362

9

4

Phường Quang Trung

1.404,88

20.417

13

5

Phường Trưng Vương

352,67

8.033

7

6

Phường Nam Khê

748,50

9.401

5

7

Phường Yên Thanh

1.441,05

8.521

7

8

Phường Phương Đông

2.397,81

13.567

12

9

Phường Phương Nam

2.172,49

13.084

14

Khu vực ngoại thành:

8.013,27

7.797

11

1

Xã Điền Công

1.246,00

1.853

3

1

Xã Thượng Yên Công

6.767,27

5.944

8

Tổng số toàn thành phố

25.630,77

118.328

101

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Kinh tế Du lịch ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 1986 - 2013 - 5

(Nguồn: Phòng VH&TT thành phố Uông Bí)

Thời Pháp thuộc, dân số Uông Bí có khoảng 3.000 người với hai dân tộc là Kinh và Hoa. Đến trước năm 1965, dân số Uông Bí đã tăng mạnh lên đến 15.000 người, phần lớn là công nhân ở các nơi chuyển đến tập trung ở mỏ Vàng Danh, một số mang theo gia đình, vợ con. Trải qua nhiều thay đổi về mặt kinh tế - xã hội, quy mô dân số Uông Bí không ngừng mở rộng, đến năm 2006, sau khi mở rộng

địa giới hành chính, dân số Uông Bí lên đến 97.975 người. Đến năm 2009, theo tổng điều tra dân số, quy mô dân số đã lên tới 105.755 người, chiếm 9,2% dân số tỉnh Quảng Ninh. Uông Bí là thành phố có số dân đứng thứ năm trong các thành phố, thị xã và huyện của tỉnh Quảng Ninh (sau thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, huyện Đông Triều và thị xã Quảng Yên). Trong những năm gần đây, tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh, từ 66.616 người (năm 2000) lên 108.126 (năm 2013). Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn có sự dịch chuyển đáng kể, từ dân số thành thị chiếm 72% (năm 2000) tăng lên đến 93% (năm 2013).

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở tính đến ngày 1-4-2009, Uông Bí có 105.755 nhân khẩu, trong đó có 74.678 khẩu thành thị (chiếm 70,61%) và

31.077 khẩu nông thôn (chiếm 29,39%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,37%; tỷ lệ tăng dân số cơ học là 0,31%; mật độ dân số bình quân 413 người/km². Dân cư của thành phố phân bố không đồng đều giữa các vùng, mật độ dân số cao nhất là khu trung tâm thành phố lên tới 1.400 người/km², thấp nhất là xã Thượng Yên Công 75 người/km².

Bảng 1.2: Quy mô dân số Uông Bí thời kỳ 2000 - 2013


Năm

Tổng số

Trong đó

Thành thị

Nông thôn

2000

92.186

66.616

25.570

2001

93.302

67.337

25.965

2002

94.504

68.568

25.936

2003

95.797

69.916

25.881

2004

96.558

70.545

26.013

2005

97.344

71.397

25.947

2006

98.270

71.512

26.758

2007

102.488

73.305

29.183

2008

103.788

74.263

29.525

2009

105.986

75.049

30.937

2010

108.146

76.321

31.825

2011

110.798

78.223

32.575

2012

113.217

105.743

7.474

2013

115.752

108.126

7.626

(Nguồn: UBND thành phố Uông Bí)

Quy mô dân số của thành phố Uông Bí theo số liệu từ niên giám thống kê của thành phố tính sơ bộ đến năm 2013 là 115.725 người, trong đó dân số nội thành là 108.126 người, chiếm 93,4% tổng dân số toàn thành phố; dân số ngoại thành là 7.626 người, chiếm 6,6%. Dân số thành thị tăng đột biến từ 71% (năm 2011) lên 93% (năm 2012) do việc thành lập hai phường Phương Đông và Phương Nam trên cơ sở hai xã trước đó đã chuyển dân số của hai địa bàn này từ nông thôn sang thành thị. Quy mô dân số của các phường, xã trong thành phố tăng qua các giai đoạn, đặc biệt có xu hướng tăng nhanh sau năm 2010. Giai đoạn 2000-2009, tốc độ tăng dân số trung bình trên toàn thành phố là 0,8%/năm, giai đoạn 2010- 2013, tốc độ tăng dân số trung bình lên đến 1,7%/năm.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi trong thành phố cũng có sự biến động mạnh mẽ. Căn cứ vào số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở giai đoạn 1999 - 2009, nhóm tuổi 0 - 14 có xu hướng giảm dần, nhóm tuổi tuổi từ 15 - 64 và trên 65 có xu hướng tăng lên. Cơ cấu dân số có sự chuyển dịch từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số già, đây là kết quả tích cực từ chính sách dân số và phản ánh phần nào chất lượng cuộc sống đang được nâng lên. Năm 2009, phần đông dân cư đang ở độ tuổi lao động, tạo nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế

- xã hội, nhưng đồng thời cũng là những thách thức không nhỏ từ sức ép dân số lên chất lượng sống, môi trường và việc làm.

Nghiên cứu cơ cấu theo trình độ văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong dân số học, vì nó phản ánh trình độ dân trí, học vấn của dân cư một quốc gia, một vùng hay của toàn thế giới. Liên hợp quốc đã đưa ra hai chỉ số đánh giá trình độ văn hóa của dân cư: chỉ số người lớn biết chữ và chỉ số nhập học các cấp (hoặc số năm đến trường). Tỷ lệ người lớn biết chữ: Nhờ những chủ trương, đường lối đúng đắn, cùng với sự quan tâm, chú trọng đầu tư cho giáo dục mà tỷ lệ người lớn biết chữ của Uông Bí liên tục tăng, đạt 97,3% năm 2009, trong đó khu vực thành thị đạt 98,1%, khu vực nông thôn là 95,2%. Có thể nói, những đầu tư cho phát triển giáo dục đã được triển khai và thực hiện

có hiệu quả góp phần tích cực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố. Trong đó nổi bật là một số phường như Vàng Danh, Trưng Vương, Quang Trung, Nam Khê, Thanh Sơn, Phương Đông với tỷ lệ là 98%. Tất cả các phường, xã đều đạt trên 92%, chứng tỏ trình độ dân trí của thành phố đã được cải thiện đáng kể.

Tỷ lệ nhập học các cấp: Những năm gần đây, giáo dục- đào tạo của thành phố tiếp tục phát triển cả về quy mô và nâng cao chất lượng ở các ngành học, cấp học, giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục- đào tạo được tăng cường gắn với thực hiện các cuộc vận động đạt kết quả tốt. Đến năm 2011 đã hoàn thành 41/41 trường thuộc cả ba cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) do thành phố quản lý đạt chuẩn quốc gia.

Nhìn chung, hệ thống trường lớp cơ bản hoàn chỉnh, chất lượng trường tương đối tốt, 100% số trường đã được xây dựng kiên cố, cao tầng. Chất lượng giáo dục toàn thành phố có nhiều chuyển biến, tỷ lệ huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi đạt 100%, tỷ lệ lên lớp và hoàn thành chương trình giáo dục đào tạo thuộc ba cấp nêu trên đều ở mức cao. Hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề mở rộng quy mô trường lớp, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Tính đến cuối năm 2013, Uông Bí giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học đúng cơ sở tại 11/11 xã, phường. Tổng số trường đạt chuẩn ở mức độ 2 lên đến 16/28 trường, đạt tỷ lệ 57,1%. Tuy nhiên, phong trào giáo dục phát triển không đồng đều ở các địa phương, ngành học, trình độ học sinh ở các xã, vùng xa còn chênh lệch so với vùng trung tâm thành phố.

Dân số Uông Bí tính đến cuối năm 1955 có khoảng 3.000 người với hai dân tộc là Kinh và Hoa. Năm 1964, dân số lên đến 15.000 người. Đến năm 1978, số lượng Hoa kiều giảm mạnh. Đến nay, trên mảnh đất Uông Bí là nơi hội tụ nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Kinh, Dao, Hoa, Tày, Nùng, Sán

Dìu, Mường, Thổ, Cao Lan, Thái… Người Kinh phân bố đều ở các phường, xã trong thành phố, các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở khu vực xã Thượng Yên Công, nơi có địa hình núi cao, mức độ chia cắt lớn. Người Kinh chiếm 95,9% dân số thành phố, người Dao chiếm 2,8% dân số toàn thành phố, rồi đến người Tày, người Hoa và các dân tộc khác. Theo số liệu điều tra dân số và nhà năm 2009, Uông Bí có 584 người theo Công giáo, sống chủ yếu tập trung ở khu vực xã Phương Nam (nay là phường Phương Nam). Đây là khu vực giáo sứ đã hình thành từ chương trình di dân của Nhà nước năm 1963, khi chuyển giáo sứ Yên Trì, xã Hiệp Hòa, huyện Yên Hưng sang lập nghiệp tại đất Phương Nam. Bên cạnh người Công giáo, Uông Bí còn có 261 người theo Phật giáo, trong đó gần một nửa sống ở khu vực phường Thanh Sơn và 20 người theo đạo Tin Lành, cư trú chủ yếu ở phường Phương Nam.

1.2.2.2. Tài nguyên nhân văn

Uông Bí là mảnh đất địa linh nhân kiệt và những địa danh nổi tiếng như danh sơn Yên Tử, Tổ sơn của vùng Đông Bắc, có cảnh đẹp kỳ vĩ, có thác đổ, suối reo có tùng linh khí, tùng hổ phách và các rừng trúc bạt ngàn, rừng mai vàng rực rỡ với thảm thực vật phong phú tạo nên khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học của quốc gia cùng với hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tạo nên khu di tích và danh thắng quốc gia đặc biệt. Uông Bí có dãy núi đá vôi Chu Cốc với các di tích chùa Hang Son, hang Núi Xếp Bằng, hang núi Hổ tạo nên một khu danh thắng sơn thủy hữu tình nổi tiếng từ thời Trần. Khu danh thắng Thành Đẳng Sơn và chùa Ba Vàng cũng là một danh lam cổ tích, chùa Ba Vàng mới được tôn tạo thành một trong những ngôi chùa có phong cảnh tuyệt đẹp. Ngoài ra, Uông Bí còn có thác suối Lựng Xanh, hồ Yên Trung là những thắng cảnh thiên nhiên thơ mộng, đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của thành phố và của du khách trong nước.

Uông Bí có những di tích kiến trúc tôn giáo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như: Chùa Bí Thượng (chùa Trình), Chùa Suối Tắm, Chùa Lân, Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái Chùa Bảo Sái, Chùa Vân Tiêu, Tượng An Kỳ Sinh, Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên núi Yên Tử, Chùa Đồng... Ngoài ra còn có các di tích khác như: Di tích đình Đền Công, Miếu Cu Linh, Chùa Ba Vàng, Chùa Hang Son, Cụm di tích Đình, Nghè, Chùa Lạc Thanh, Đình Lạc Thanh, Nghè Lạc Thanh, Chùa Lạc Thanh, Chùa Phổ Am...Các di tích cánh mạng: Đài tưởng niệm Bác Hồ, Nhà máy điện Uông Bí. Các lễ hội tiêu biểu: Lễ hội Yên Tử, Lễ hội đình Đền Công, Lễ hội đình Lạc Thanh. Các khu sinh thái, nghỉ dưỡng: Rừng quốc gia Yên Tử, Thác suối Lựng Xanh, Hồ Yên Trung.

Bảng 1.3: Các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng được xếp hạng



TT

Tên di tích lịch sử văn hóa


Địa điểm (phường)


Loại hình di tích

Loại công trình

Xếp hạng


Chùa

Danh thắng

Đền,

Miếu, Đình

Quốc gia

Cấp tỉnh


1

Khu di tích Yên Tử

Phường Phương Đông và Xã Thượng

Yên Công

Danh thắng, Lịch Sử,

Văn hóa


x


x


Đặc biệt quốc

gia


2

Chùa

Ba Vàng

Phường

Quang Trung

Văn hóa

x




x

3

Chùa

Hang Son

Phường

Phương Nam

Văn hóa

x




x

4

Đình

Lạc Thanh

Phường

Yên Thanh

Văn hóa



x


x

5

Đình

Điền Công

Xã Điền Công

Văn hóa,

Lịch Sử



x

x

x

(Nguồn: Báo cáo công tác kiểm kê các di tích trên địa bàn thành phố Uông Bí)

1.2.3. Điều kiện kinh tế

Uông Bí ngày nay đã có nhiều thay đổi rõ rệt, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, to đẹp. Có các nhà máy, công ty lớn hoạt động với công suất lớn, đường xá mở rộng, nhiều khu vui chơi giải trí được xây dựng... đời sống nhân dân ngày được nâng cao. Các cấp lãnh đạo của thành phố đã biết tận dụng và

khai thác hiệu quả các tiềm năng vốn có của vùng đất giàu tiềm năng. Đã xác định được ngành kinh tế trọng điểm của vùng, đồng thời tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

Trong nhiều năm qua, ngành kinh tế chủ đạo của thành phố vẫn là sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp và vẫn luôn giữ mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất Công nghiệp- TTCN địa phương thực hiện năm 2013 đạt 666 tỷ đồng. Các sản phẩm chủ yếu: Rượu bia, nước giải khát đạt 14 triệu lít, giầy da xuất khẩu đạt 1,75 triệu đôi, cơ khí cửa sắt, kính khung nhôm đạt 195.000 m2; Vôi củ đạt 67.000 tấn, gạch nung đạt 50 triệu viên, khai thác đá các loại đạt 1,12 triệu m3; chế biến gỗ đạt 67.000 m3.

Các doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương, tổ chức kinh tế trên địa bàn đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, duy trì ổn định và từng bước phát triển sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp ngành than, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng tập trung cơ cấu lại bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất, cố gắng duy trì kế hoạch sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động. Trong sản xuất nông- lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn: Theo số liệu 2013, diện tích gieo trồng cả năm 2013 là 3.268 ha, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 50,6 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực cả năm: 13.382 tấn. Công tác khuyến nông hướng mạnh về cơ sở, tập trung vào việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống mới, hướng dẫn thực hiện các mô hình dự án chuyển đổi giống cây, con, có tác dụng tốt đối với chuyển đổi cơ cấu và tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Mặc dù diện tích cây lúa có giảm nhưng do chuyển đổi trong nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi có giá trị cao như vải chín sớm Phương Nam, Thanh Long ruột đỏ, mai vàng Yên Tử, lợn hướng nạc .... làm cho giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng lên.

Thành phố tích cực thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, phát triển diện tích trồng cây Thanh Long ruột đỏ theo dự án thành lập nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Thanh Long của thành phố Uông Bí và vùng quy hoạch sản xuất

vải chín Phương Nam, đến nay tổng diện tích Thanh Long đạt 35ha, sản lượng Thanh Long ruột đỏ thu hoạch trong năm đạt 190 tấn, doanh thu 8,5 tỷ đồng, tổng diện tích vải chín sớm Phương Nam đạt 288ha, sản lượng năm 2013 đạt 500 tấn, doanh thu 14 tỷ đồng. Về chăn nuôi, thành phố thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các quy định về chăn nuôi, vệ sinh thú y trên địa bàn, kiểm soát các điểm giết mổ gia súc, gia cầm. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, phát hiện xử lý kịp thời để không lây diện rộng. Về lâm nghiệp, công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện tốt. Diện tích rừng được trồng bổ sung thường xuyên, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 49,8%, khai thác nhựa thông đạt 240 tấn. Về thủy lợi và nuôi trồng thủy sản, thành phố thường xuyên chỉ đạo các xã, phường và các trạm thủy nông kiểm tra, củng cố, nâng cấp các công trình thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất, an toàn trong mùa mưa bão. Sản lượng thủy sản đạt 1.795 tấn.

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ: Các doanh nghiệp ngành than, điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng đã có nhiều cố gắng đầu tư dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm chi phí, giá thành sản xuất, đặc biệt là áp dụng các công nghệ mới trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, như: hệ thống lọc bụi tĩnh điện của các nhà máy điện, xi măng; hệ thống xử lý nước thải hầm lò của các doanh nghiệp ngành than, công nghệ đúc hóa khí, đúc áp lực, đúc chân không của Nhà máy cơ khí Quang Trung... Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo. Tích cực phối hợp với Sở khoa học và Công nghệ, các đơn vị tư vấn triển khai 5 dự án xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng của Thành phố, đến nay đã cơ bản hoàn thành yêu cầu và đã có 03 sản phẩm được chứng nhận thương hiệu. Đối với Dự án phát triển giống hoa Mai vàng Yên Tử, đến hết năm 2013 thực hiện xong 7/7 gói thầu, giải ngân toàn bộ kinh phí Tỉnh cấp 2.320 triệu đồng.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí