Việc Làm Trong Lĩnh Vực Phi Nông Nghiệp

20% năm 2002 trong đó được đào tạo nghề khoảng 13,4%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 72,1% năm 1996 lên khoảng 76% năm 2003. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 10% năm 1991 xuống còn 6,01% năm 2003. Do cải cách hành chính và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, lao động trong khu vực nhà nước giảm từ 14,7% năm 1991 xuống còn 9% năm 2002. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tuy mới chỉ thu hút được trên 33 vạn lao động năm 2002 nếu kể cả số lao động gián tiếp thì sử dụng được khoảng 1% lực lượng lao động, song đã có vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu lao động. Xuất khẩu lao động và chuyên gia được coi là mũi nhọn. Số lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài tăng từ trên 1000 người năm 1991 lên hơn 40.000 người năm 2002 [1], [9].

Năm 2003 cả nước có khoảng 42 triệu lao động chiếm 48,7% dân số: trong đó nông thôn 32 triệu, thành thị 10 triệu, tốc độ tăng tự nhiên của lao động xã hội khoảng 2%/năm. Hơn nữa, quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước nói chung và cải cách các DNNN nóí riêng có tác động mạnh đến gia tăng số lao động dôi dư trong nền kinh tế. Việc sắp xếp lại lao động, tinh giản bộ máy hành chính làm dôi dư gần 1 triệu lao động. Ngoài ra, thực hiện việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã dôi ra hàng chục vạn lao động phải đi tìm việc làm ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó một số lượng lớn lao động chuyển về nông thôn tìm kiếm việc làm từ sản xuất nông nghiệp, làm cho nhu cầu việc làm ở nông thôn càng tăng lên. Tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp bộ phận, bán thất nghiệp, là đặc trưng phổ biến của lao động nông thôn. Tại Hội Nghị xuất khẩu lao động và chuyên gia (9- 2001), Thủ Tướng Phan Văn Khải đã chỉ rõ: "lao động ở nông thôn nói thẳng thừng thì mới sử dụng 40-50% số ngày công. Ở miền bắc, bình quân mỗi lao động mới sử dụng hơn 100 ngày công, còn lại thiếu việc làm". Khu vực nông thôn chiếm khoảng 76% lực lượng lao động cả nước và thường xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, trong đó phổ biến là thiếu mang tính thời vụ. Do đó, đã xảy ra tình trạng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Đặc biệt

trong 2 năm 1997 - 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, hàng hoá ứ đọng nên số công nhân thiếu việc làm ngày càng tăng. Bên cạnh đó công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh đổi mới. Lao động nông thôn phần lớn chưa qua đào tạo do đó hiệu quả việc làm chưa cao. Tư liệu sản xuất chính của họ vẫn chỉ là con trâu, cái cày, cái cuốc, năng suất lao động rất thấp. Mặt khác, cộng với giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghiệp ngày càng tăng đã làm cho thu nhập của họ lại càng thấp hơn so với thu nhập của lao động trong khu vực công nghiệp. Như vậy, đa số lao động nông nghiệp là lao động phổ thông không qua đào tạo đang là trở lực lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn.

2.1.4. Việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp

Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế ở nông thôn với chủ thể chính là các hộ kinh doanh phi nông nghiệp đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Đây là lợi thế vốn có của khu vực này trong thu hút và sử dụng lao động với chi phí đầu tư thấp. Theo kết quả điều tra 25 tỉnh thành năm 1990 - 1995 thì khu vực kinh tế nông thôn phía Bắc thu hút 12 - 17% lực lượng lao động, ở phía Nam là 16 - 22% thì từ năm 1998 - 2002 riêng tốc độ tăng việc làm từ hoạt động của các hộ kinh doanh phi nông nghiệp ở nông thôn là 35%. Qui mô sử dụng lao động ổn định trung bình của các đơn vị từ 4- 6 và 2- 3 lao động thời vụ, khoảng 90% đơn vị sử dụng dưới 50 lao động, chỉ có 7% cơ sở sử dụng trên 100 lao động. Bình quân mỗi doanh nghiệp tạo được 27 việc làm và một hộ thu hút được 4- 6 lao động ổn định. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư 1998 - 2002 riêng các hộ gia đình phi nông nghiệp thu hút khoảng trên 8,2 - 8,8 triệu lao động. Cũng theo kết quả điều tra cho thấy tốc độ tăng việc làm trong hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của các hộ gia đình ở nông thôn cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng việc làm từ hoạt động nông nghiệp và làm công

ăn lương. Trong 5 năm (1997 - 2002) tốc độ tăng việc làm trong hoạt động nông nghiệp là 4,1%, hoạt động làm công ăn lương là 17,5% và tốc độ tăng việc làm ở hoạt động phi nông nghiệp là 35,6%. Kết quả điều tra của Bộ NN và PTNT về ngành nghề nông nghiệp năm 2001 cho thấy, bình quân mỗi cơ sở chuyên ngành nghề tạo ra việc làm ổn định cho khoảng 18 lao động, mỗi hộ ngành nghề tạo việc làm thường xuyên cho 4 - 6 người, trong đó có 2 - 4 lao động làm thuê. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2002, mỗi cơ sở chuyên ngành nghề đã tạo việc làm ổn định cho 27 người, mỗi hộ ngành nghề tạo việc làm ổn định cho 4 - 6 lao động. Ngoài việc làm thường xuyên, mỗi cơ sở thu hút thêm từ 8 - 10 người và mỗi hộ thu hút từ 3 - 5 ng- ười làm việc trong lúc nông nhàn. Như vậy, sự phát triển của việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp đã góp phần khôi phục hơn 1000 làng nghề truyền thống ở nông thôn, không những tạo việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút thêm lao động từ vùng nông thôn khác, đã góp phần đáng kể nâng cao thu nhập cho dân cư ở nông thôn. Thực tế cho thấy, từ 1997 - 2002, tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động kinh tế trong lĩnh vực phi nông nghiệp là khoảng 32,4% (so với nông nghiệp: 60,6%; làm công: 0,1%). Điều này đã thay đổi cơ cấu thu nhập của các hộ theo hướng tăng dần tỷ trọng từ hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp. Năm 1997, tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 18,7%/tổng thu nhập thì năm 2002 tỷ lệ này là 21,2% (đối với hoạt động nông nghiệp, tỷ lệ tương ứng là 37,2% năm 1997 và 47,8% vào năm 2002, làm công ăn lương là 22,9% vào năm 1997 và 19,1% vào năm 2002). Nếu phân theo vùng kinh tế thì Đông Nam Bộ là vùng tỷ trong việc làm cũng như thu nhập từ hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp cao nhất. Tỷ trọng việc làm phi nông nghiệp/tổng lao động nông thôn ở đây là 29,3% và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp/tổng thu nhập của các hộ là 28,9%, tương ứng với các vùng khác: Đồng bằng Sông Hồng là 27,5% và 25,5%; Bắc Trung Bộ là 26,6% và 19,5%; Đồng bằng Sông Cửu Long là 22,9% và 20,7%; vùng núi phía Bắc là 15,9%

và 16,4%; vùng duyên hải Nam Trung Bộ là 15,2% và 16,3%; Tây Nguyên là 11,3% và 10,5%. Tính chung cả nước, tỷ lệ này là 22,3% và 20,5% [39], [40]. Thực tế cho thấy tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp tăng nhanh từ nhóm thu nhập thấp sang nhóm thu nhập cao. Nếu như nhóm hộ có thu nhập thấp nhất chỉ nhận được khoảng 11% nguồn thu từ hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp thì tỷ lệ này là 35% đối với nhóm có thu nhập cao nhất. Tiền lương bình quân của lao động gia đình của các hộ phi nông nghiệp là 390.000 đồng/tháng và lao động thuê ngoài là 444.000đồng/tháng, trong ngành dịch vụ nông nghiệp có mức lương của lao động gia đình và lao động thuê ngoài cao nhất, đó là 685.000 đồng và 510.000 đồng, thấp nhất là ngành khai thác mỏ 228.000 đồng và 224.000 đồng. Tính trung bình mỗi hộ kinh doanh phi nông nghiệp nhận được nguồn thu nhập khoảng 4,88 triệu đồng/năm. Trong đó, các ngành có mức thu nhập cao là: giao thông vận tải: 6,534 triệu đồng; thương mại: 6,387 triệu đồng. Chỉ 8,2% số hộ hoạt động thua lỗ trong thời gian một năm và tỷ lệ này ở miền Nam thấp hơn ở miền Bắc và phần lớn các hoạt động kinh doanh có mức thu nhập cao tập trung ở các vùng như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long [40]. Ngoài việc khai thác nguồn lực về lao động và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động - nghề nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn, lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của các hộ gia đình nói riêng còn phát huy tiềm năng cuả khu vực nông thôn qua việc khai thác các nguồn lực vật chất và công nghệ nhỏ, truyền thống tại nông thôn. Các nguồn lực này có tính phân tán nhưng rất đa dạng, phong phú. Đó là các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ, các loại dược liệu, vật liệu là sản phẩm của nông - lâm - ngư nghiệp và tay nghề của thợ thủ công trong các làng nghề. Dựa vào cơ sở nguyên liệu địa phương và lao động tại chỗ, hoạt động của các hộ kinh doanh phi nông nghiệp đã tạo ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ đa dạng phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá và thị

trường ở nông thôn, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng cũng như giữa nông thôn và thành thị. Ngoài ra, sự phát triển của các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp đã góp phần quan trọng làm giảm được sự căng thẳng và nguy cơ bất ổn xã hội tại nông thôn cũng như thành thị, hạn chế phần lớn tình trạng di dân nông thôn ra đô thị và tạo nên mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa khu vực kinh tế phi nông nghiệp và khu vực nông nghiệp ở nông thôn.

* Việc làm ở các làng nghề

Nông thôn Việt Nam có đặc trưng phát triển các làng nghề truyền thống. Theo số liệu báo cáo của Hội đồng Liên minh các Hợp tác xã TW, hiện nay cả nước có khoảng trên 1000 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử hoạt động và phát triển nhiều năm và những làng nghề mới hình thành trong đổi mới kinh tế. Tiềm năng để phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn là lớn, với số lượng các đơn vị, cơ sở ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề truyền thống hiện hành, đội ngũ các nghệ nhân, lao động nông thôn dồi dào, trẻ và đang có nhu cầu làm việc có trình độ học vấn (65% trung học) ở mức có thể đào tạo và nâng cao về chuyên môn kỹ thuật để làm việc được. Tuy nhiên, việc mở rộng làng nghề tạo việc làm cho người lao động còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề như công nghệ, truyền nghề, giáo dục và đào tạo nghề... cho người lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Vấn đề công nghệ: trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là quy luật. Do đó, sản phẩm của làng nghề phải mang tính cạnh tranh. Nhân tố đầu tiên quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề là trình độ công nghệ. Hiện nay, trình độ công nghệ của các làng nghề ở nước ta rất khác nhau, nhưng nhìn chung còn ở trình độ thấp; công nghệ cổ truyền là phổ biến. Hạn chế của công nghệ truyền thống là quy mô nhỏ, năng suất thấp, ít có khả năng phổ biến rộng rãi, gây ô nhiễm môi trường... nhưng lại có ưu điểm là khả năng tạo việc làm rất lớn, nhu cầu vốn thấp, phù hợp với trình độ người lao động. Do đó, việc giải bài toán về công nghệ cho các làng nghề không đơn

giản. Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề phải từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, do khả năng có hạn về vốn, nhu cầu giải quyết việc làm... đòi hỏi phải tận dụng công nghệ truyền thống. Trong những năm gần đây, do kết hợp công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống, chất lượng và số lượng sản phẩm làng nghề được nâng lên. Các công đoạn sản xuất nặng nhọc như xay nghiền bột ở làng nghề bánh mứt Xuân Đỉnh; khoan bào cưa xẻ ở làng nghề mộc, mỹ nghệ Vân Hà; nghiền trộn đất ở làng nghề gốm Bát Tràng... được thay thế bằng máy móc, năng suất tăng lên rõ rệt. Ở làng nghề Bát Tràng, lò nung gốm bằng ga, bằng điện thay thế dần lò nung bằng than, củi. Làng nghề Vân Hà đã sử dụng công nghệ gỗ phun sơn thay cho gỗ đánh vécni... nhờ đó chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt. Trong khi đó, một số ngành nghề vẫn có thể sử dụng công nghệ truyền thống như mây tre đan, làm nón, đồ mỹ nghệ... Như vậy, kết hợp công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống là yêu cầu khách quan trong việc phát triển làng nghề nước ta. Về nguyên tắc, những công đoạn sản xuất nặng nhọc, gây ô nhiễm môi trường, quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm... cần phải từng bước hiện đại hoá. Những công đoạn khác có thể và nên sử dụng công nghệ truyền thống.

Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 6

Mở rộng quy mô các làng nghề: phát triển làng nghề trước hết phải xuất phát từ các nhu cầu của thị trường. Cần phải khẳng định ngay rằng, những làng nghề truyền thống, dù chúng ta có yêu mến đến mấy nhưng nếu thị trường không có nhu cầu về những sản phẩm của nó thì những làng nghề đó sẽ không thể phát triển được. Từ năm 1986 đến năm 1990, do mất thị trường Liên Xô và Đông Âu, sản phẩm không có nơi tiêu thụ nên nhiều nghề thủ công của Hà Nội bị mai một (dệt đay, cói, thảm, thêu ren...); không ít cơ sở sản xuất bị tan rã (Nghề thủ công ở các xã: Cổ Loa, Uy Nỗ, Đông Ngạc, Đại Mỗ, Đông Mỹ, Đại Áng, Định Công... ngừng hoạt động). Đồng thời, do sự xuất hiện của các nhu cầu mới, một số những làng nghề mới đã xuất hiện: sứ gốm Kim Lan, Đa Tốn; may mặc Sài Đồng, Cổ Nhuế; đồ gỗ Liên Hà;

chạm đá Mai Lâm... Như vậy, việc mở rộng các làng nghề trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thị trường và vì thế việc tìm kiếm thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vấn đề truyền nghề: khả năng cạnh tranh, sức sống của không ít sản phẩm làng nghề như gốm sứ mỹ nghệ, khảm trai, sơn mài, chạm trổ gỗ... chủ yếu phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm, tay nghề của người lao động. Ở mỗi làng nghề nước ta thường có những thợ cả, nghệ nhân bậc thầy, họ giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nghề, truyền nghề. Tuy nhiên, số lượng những người giỏi nghề mỗi ngày một ít đi. Vùng nghề Gia Lâm gồm 5 xã sản xuất gốm sứ mỹ nghệ chỉ còn 1 nghệ nhân. Vùng nghề điêu khắc gỗ, sơn mài, khảm trai, chạm trổ đá Đông Anh chỉ còn 1 nghệ nhân. Hiện nay, ở 83 làng nghề Hà Nội chỉ còn 150 người giỏi nghề nhưng đa số tuổi cao, sức yếu [15]. Trong khi đó, nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp được coi là bí mật, chỉ được truyền lại cho con cháu trong gia đình, dòng họ. Điều này cản trở không nhỏ đến chất lượng lao động trong các làng nghề, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bởi vậy, phát triển làng nghề tuỳ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội ngũ nghệ nhân của các làng nghề và việc truyền nghề cho những người lao động trẻ tuổi. Nhà nước phải có chính sách tôn vinh các nghệ nhân trong việc truyền nghề và trả công xứng đáng cho họ.

Trong giai đoạn hiện nay, khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề còn phải kết hợp được tính dân tộc và tính hiện đại nên những người lao động còn phải có khả năng sáng tạo, tức là phải có tri thức khoa học, kiến thức thẩm mỹ. Do đó, vấn đề giáo dục và đào tạo nghề qua các trường lớp chuyên nghiệp có vị trí không kém phần quan trọng. Ở các làng nghề nước ta, học vấn của người lao động rất thấp, phổ biến là cấp I, thậm chí chưa hết cấp I. Người lao động nặng về thực hành, ít hiểu biết về lý thuyết, ít hiểu biết về khoa học, mỹ thuật, lịch sử, truyền thống của nghề... Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm... và đến sự phát triển của làng nghề. Do đó, việc nâng cao trình độ học

vấn cho người lao động phải được coi là điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề.

Hiện nay, trình độ nghề nghiệp của người lao động làng nghề cũng rất thấp, chỉ có khoảng 3-5% lao động có trình độ tương đương sơ cấp trở lên. Do đó, việc tổ chức dạy nghề theo các nhóm nghề cho lao động các làng nghề là đặc biệt cấp thiết. Đồng thời, cũng cần có cơ chế chính sách thu hút, khuyến khích các nhà khoa học, nghệ thuật tạo hình, các họa sĩ... quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm các làng nghề.

* Phát triển dich vụ ở nông thôn

Tạo việc làm cho người lao động còn phải quan tâm đến các hoạt động dịch vụ trong các làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề tạo điều kiện cho hàng loạt hoạt động dịch vụ xuất hiện: vận tải, ăn uống, tham quan, du lịch... phát triển. Chẳng hạn, ở làng nghề Bát Tràng, năm 2000 có 1002 lượt đoàn khách nước ngoài với 5460 lượt người bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau đến tham quan du lịch, tìm hiểu sản phẩm và ký kết các hợp đồng kinh tế; số lao động từ các địa phương lân cận hàng ngày đến làm việc từ 4000 - 6000 người... Sự phát triển các hoạt động dịch vụ vừa góp phần tạo việc làm, vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.

Tóm lại, vai trò của các cấp chính quyền địa phương với sự phát triển lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp chưa được phát huy tích cực. Khu vực kinh tế phi nông nghiệp nông thôn phát triển tự phát theo bản chất và quy luật vốn có của nó. Trong các năm qua, các cơ sở của Nhà nước chưa có các định hướng, quy hoạch phát triển và hạn chế các tiêu cực của khu vực này. Sự tái lập và phát triển các ngành nghề ở nông thôn đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, sức khoẻ con người, môi trường làm việc của lao động làm thuê trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Cũng như khu vực thành thị, lao động làm thuê trong lĩnh vực phi nông nghiệp nông thôn thực hiện ký hợp đồng bằng miệng và không xác định thời hạn, tỷ lệ này chắc chắn cao hơn ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024