Các Điểm Du Lịch Khu Vực Mường Lò Và Miền Tây

Theo số liệu điều tra dân số năm 2009 dân số của khu vực là 2.471,52 người, dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã. Mật độ dân cư trung bình năm 2009 là 78 người/ km2, Nghĩa Lộ là nơi có mật độ dân cư đông đúc nhất 918 người/km2 đứng thứ hai toàn tỉnh, nơi có mật độ dân cư thưa thớt là Trạm Tấu và Mù Cang Chải từ 35 – 41 người/km2.

Khu vực có 17 dân tộc anh em cùng chung sống. Các dân tộc chiếm tỷ lệ cao là Kinh, Tày, Thái, Mông, Dao. Trong đó, người Mông chiếm 89% dân số toàn huyện Mù Cang Chải, chiếm 77% dân số toàn huyện Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ có 23,4% dân số là người Thái….Đặc điểm khí hậu, đất đai cho thấy cư dân miền Tây Yên Bái không chỉ giỏi làm nông nghiệp, nghề rừng, làm vườn mà các dân tộc vùng miền Tây Yên Bái còn thạo các nghề thủ công, sử dụng máy móc công nghiệp hiện đại. Con người nơi đây với truyền thống yêu quê hương, làng bản, người dân nơi đây luôn gắn bó đoàn kết để vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Hơn nữa cuộc sống giữa núi rừng, với bản tính lương thiện, thật thà, giàu lòng hiếu khách của người dân đất Việt nói chung và khu vực miền Tây Bắc nói riêng luôn luôn làm cho du khách cảm thấy gần gũi thân quen khi đến du lịch vùng đất này.

Các di tích lịch sử - cách mạng

Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh - đây là một trong 13 chi nhánh của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hiện nay, khu tưởng niệm đang lưu giữ và bảo quản gần 200 cuốn sách và trên 1000 tranh ảnh, bút tích, các thước phim tư liệu về thân thế, sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, khu tưởng niệm còn là một kho tàng, một thiết chế văn hóa nằm trong hàng loạt các thiết chế văn hóa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở thị xã miền Tây. Hàng năm, bảo tàng Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ đón tiếp trên 1000 lượt khách trong nước và quốc tế tới tham quan.Tháng 9 năm 1997, Bộ văn hóa - thông tin đã công nhận khu tưởng niệm Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ thuộc bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương.

Di tích căng Đồn - Nghĩa Lộ - được công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 27/9/1996 theo quyết định số 2410 - QĐ/VH của Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin. Hiện nay khu di tích bao gồm 1 đài tưởng niệm Căng Nghĩa Lộ, 1 tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ mang hình tượng anh bộ đội cụ Hồ và nhân dân các dân tộc trong chiến dịch giải phóng Nghĩa Lộ tháng 10/1952, cùng với bia ghi tên các liệt sĩ. Nơi đây đã từng là cứ điểm trọng yếu, là đại bản doanh của bộ chỉ huy của quân khu mà thực dân Pháp xây dựng nên. Cũng chính tại nơi này, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh.

Đèo Lũng Lô thuộc bản Dạ, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, đèo có tên gọi khác là Đèo Đao. Nằm giữa ranh giới của 2 huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) và huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), đèo có chiều dài 15 km. Lũng Lô một địa danh đã đi vào sử sách trong cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc như một huyền thoại. Nơi ghi lại những câu ca vang dội và hào hùng của quân và dân cả nước, dốc sức cho chiến trường Điện Biên Phủ:

“ Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát

Dù bom đạn xương tan thịt nát Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh"

Đèo Lũng Lô - cung đường huyền thoại, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2011 vào đúng dịp kỷ niệm 57 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ - Ngày 27/8/2012 đã được Bộ VHTT & DL công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 3270/QĐ- BVHTTDL. Đây là những ghi nhận xứng đáng đối với những cống hiến, hy sinh anh dũng của Đội du kích hoạt động trên xứ núi Mù Cang Chải. Là một di tích nằm trên vùng đồi núi hiểm trở, trải dài và rộng từ chân đèo Cao Phạ lên đỉnh đèo (dài trên 20km). Địa bàn hoạt động của đội du kích rộng, có nhiều địa điểm có giá trị lịch sử, trong đó có ba điểm trọng yếu, diễn ra những

sự kiện quan trọng trong suốt gần 8 năm hoạt động của đội du kích Khau Phạ. Đó là: Bản Trống Tông Khúa - nơi thành lập đội du kích Khau Phạ; nhà của ông Lý Nủ Chu - cơ sở cách mạng của Đội du kích Khau Phạ (bản Lìm Mông) và Hang Dơi - địa điểm phục kích Pháp dưới chân đèo Khau Phạ năm 1948.

Làng bản văn hóa các dân tộc

Du lịch văn hóa cộng đồng ngày càng phát triển, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người dân vừa bảo tồn những nét văn hóa truyền thống độc đáo. Làng văn hóa là một điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa cộng đồng, tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa. Hiện nay, tỉnh Yên Bái ước có 450 làng được công nhận là làng văn hóa (2010), riêng khu vực miền Tây có khoảng 53 làng văn hóa. Trong tương lai, các làng cổ dân tộc thiểu số như: làng cổ Pang Cáng dân tộc Mông (Suối Giàng - Văn Chấn), làng cổ Viềng Công dân tộc Thái (Hạnh Sơn - Văn Chấn), làng du lịch xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải), làng văn hóa xã nghĩa An (Nghĩa Lộ) sẽ trở thành địa điểm lí tưởng để thu hút du khách trong hành trình khám phá miền Tây Bắc.

Làng nghề truyền thống

Nguồn nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và có khả năng phát triển thành làng nghề truyền thống ở Yên Bái tập trung ở vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò, Lục Yên và dọc sông Hồng. Tại khu vực miền Tây, các làng nghề truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số phục vụ du lịch đã và đang được phục hồi phát triển: Nghề làm giấy dó, nấu rượu đao của dân tộc Dao; Rượu ngô La Pán Tẩn dân tộc Mông; Đan lát, rèn, chạm khắc bạc, dệt thổ cẩm, dệt vải của dân tộc Mông, dân tộc Thái, dân tộc Mường…

Lễ hội truyền thống

Lễ hội là một bảo tàng sống về mặt sinh hoạt văn hóa tinh thần của các dân tộc. Nơi diễn ra lễ hội là trung tâm thể hiện ý thức cộng đồng, là trung tâm tích tụ văn hóa nghệ thuật đã được sàng lọc, đúc kết từ thế hệ này sang thế hệ khác. Là khu vực có sự quần tụ của nhiều tộc người, mỗi dân tộc có

sắc thái sinh hoạt văn hóa tinh thần khác nhau, tạo nên lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc.

Vùng văn hóa Văn Chấn - Mường Lò có thể coi là một xứ sở của nhiều lễ hội tộc người. Vùng trong với cánh đồng Mường Lò được xếp vào cánh đồng lớn thứ hai trên vùng Tây Bắc, đây được xem là vùng đất cội nguồn của người Thái đen. Nói đến Mường Lò là nói đến văn hóa lúa nước, văn hóa nông nghiệp nên đến vùng đất này chúng ta sẽ gặp lế hội Hạn Khuống của người Thái - mỗi dịp tổ chức lễ Hội Hạn Khuống thu hút được rất đông người dân và du khách thập phương đến xem và tìm hiểu. Hạn Khuống không chỉ toát lên vẻ đẹp tâm hồn của những chàng trai cô gái Thái, mà còn giới thiệu tới người xem những phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Thái như múa xòe, ném còn, đánh quay, tó mắc lẹ ...những trò chơi dân gian đặc sắc chỉ có ở vùng đất Tổ của người Thái đen. Gắn với văn hóa nông nghiệp người Thái còn có Lễ hội cầu mưa.

Vùng ngoài của huyện Văn Chấn còn có lễ hội “tăm khẩu mẩu” (Hội giã cốm) hội “Lồng tồng” (Hội xuống đồng) của người Tày; ở vùng cao của huyện Văn Chấn, đến với người Dao xã Minh An hay Nậm Lành ta sẽ được dự lễ hội “Nhiang chầm đao”, lễ “cấp sắc” rất độc đáo mà chỉ có ở tộc người này. Cùng với người Dao, chủ yếu là Dao quần chẹt còn là dân tộc Mông Đen nơi “ đầu gió, đầu mây”, đó là lễ hội “Gầu Tào” của xã Suối Giàng, Suối Bu. Lên Gia Hội, người Giáy có tục hát “Kháng giêng” khác với nhiều dân tộc anh em khác, chỉ người Giáy mới có tục hát này.

Văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò có xôi ngũ sắc, cá sỉnh nướng, thịt trâu hun khói, rêu đã vùi than…Ngoài ra, chè Suối Giàng (Văn Chấn), nếp Tú Lệ, rượu táo mèo…tạo nên nét khác biệt đặc trưng của Yên Bái.

Món xôi ngũ sắc - trở thành món ăn đặc trưng của dân tộc Thái Mường Lò (Nghĩa Lộ) nói riêng và của vùng Tây Bắc nói chung. Để có xôi ngon, thơm

dẻo người làm nghề phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình từ khâu chọn lá nhuôm màu đến việc đồ xôi. Nguyên liệu để nấu xôi phải là gạo nếp Tú Lệ hạt to, trong, một loại nếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng. Bốn loại lá rừng dùng để nhuộm các màu đỏ - xanh - tím - vàng được người dân lựa chọn kĩ lưỡng, lá không được quá non hay quá già. Sau đó rửa sạch, khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 10 tiếng rồi vớt ra để ráo nước. Gạo ráo nước sẽ được đồ trong chõ xôi truyền thống của đồng bào gọi là Mỏ Lửng - Tay lung. Chõ xôi hình bầu dục bằng thân cây cọ hoặc gỗ thơm được gọt đẽo để thủng hai đầu, đầu trên có nắp đậy, đầu dưới lắp bằng phên nứa, mỗi chõ xôi được hơn 1kg gạo.

Ngày nay xôi ngũ sắc cũng không còn bó hẹp trong các ngày hội, ngày Tết của bản làng người Thái, mà nó trở thành món ẩm thực độc đáo, thành niềm tự hào của người Mường Lò (Yên Bái). Mỗi khi có dịp tham gia các hội chợ ẩm thực, hoặc trong những dịp địa phương tổ chức lễ hội, hay đơn giản chỉ là đón đoàn khách du lịch ghé thăm, xôi ngũ sắc cũng được làm để giới thiệu với du khách gần xa. Món xôi ngũ sắc này cũng đi vào kỉ lục Guinness Việt Nam năm 2008, với mâm xôi ngũ sắc lớn nhất Việt Nam có trọng lượng 1,3 tấn, đường kính 2,8 m, dày 30 cm. Xôi ngũ sắc - nét văn hóa ẩm thực sẽ là món quà chào đón du khách trong những dịp hành hương về với cội nguồn dân tộc.

Món cá Sỉnh - cá Sỉnh được người Thái ở Văn Chấn - Nghĩa Lộ coi là món đặc sản đáng tự hào bởi loại cá này chỉ sống duy nhất ở nơi đây. Cá sỉnh ưa sống ở nơi nước siết, mình thon dài, đầu nhỏ, vẩy trắng, lăn tăn như hoa bạc, hai bên lườn ánh xanh. Con nào to nhất cũng chỉ bằng bốn ngón tay, thịt chắc, vị ngọt đậm, thơm không hề có vị tanh, xương ít lại rất mềm. Cá sỉnh có thể chế biến thành nhiều món thơm ngon, độc đáo như: món Pa mẳm (cá mắm), Pa Khính xổm (cá chua), Pa Kính Giảng (cá sấy), Pa chen (cá rán), Pa pỉnh tộp (cá nướng), Pa mọ (cá hấp)… Khi thưởng thức, du khách sẽ rất khó quên được món ăn dân tộc này.

Chè Shan tuyết Suối Giàng – nằm trên độ cao gần 1.400m so với mực nước biển, khí hậu của Suối Giàng tương tự như Sa Pa, Đà Lạt. Du khách đến đây có thể trèo lên những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi, hái những búp chè xanh non. Giống chè Shan tuyết càng già, thân càng mốc trắng, tạo hình uốn lượn xù xì, lá càng xanh ngắt một vẻ đẹp tự nhiên là điều thích thú cho những ai ham thích tự nhiên. Nhìn bao quát cả đồi chè mới thấy những thân chè trắng mốc dị bản đã làm nên sự hấp dẫn của vùng che Suối Giàng. Suối Giàng bốn mùa bồng bềnh trong mây, hấp dẫn du khách bởi khí hậu, vị ngọt của chè tuyết cổ thụ, của mật ong tinh khiết và tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi cùng lời hát trao tình của các chàng trai cô gái Mông réo rắt gọi mời…đã tạo cho nơi đây một sức hút mãnh liệt đối với du khách.

Bảng 1.2: Các điểm du lịch khu vực Mường Lò và Miền Tây


STT

Điểm du lịch

Địa điểm

Loại hình du lịch

1

Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ

Thị xã Nghĩa Lộ

Tham quan, tìm hiểu

ls

2.

Khu tưởng niệm CT Hồ Chí

Minh

Thị xã Nghĩa Lộ

Tham quan, tìm hiêu

ls

3.

Chợ Mường Lò

Thị xã Nghĩa Lộ

Mua sắm

4.

Làng nghề dệt thổ cẩm

Thị xã Nghĩa Lộ

Tham quan, mua sắm

5.

Khu du lịch Suối Giàng

Văn Chấn

Sinh thái, nghỉ dưỡng,

tìm hiểu văn hóa

6.

Suối nước nóng bản Bon

Văn Chấn

Sinh thái

7.

Suối nước nóng bản Hốc

Văn Chấn

Sinh Thái

8.

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh

Mù Cang Chải

Sinh thái, nghiên cứu

9.

Đèo Khau Phạ

Mù Cang Chải

Tham quan

10.

Đèo Lũng Lô

Văn Chấn

Tham quan

12

Danh thắng Ruộng bậc thang

Mù Căng Chải

Mù Cang Chải

Tham quan, nghiên

cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 4

(Nguồn số liệu: Sở VHTTDL Yên Bái-2010)

1.3. Điều kiện kinh tế

Ngày nay, sau gần ba mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Đã có các công trình công nghiệp dân dụng mọc lên, đường xá được nâng cấp mở rộng, đời sống nhân dân ngày một được cải thiện. Tận dụng tối đa các thế mạnh của vùng đất giàu tiềm năng, các huyện thị khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái đã nắm bắt thời cơ khai thác tối đa những tiềm năng sẵn có. Trên cơ sở đó, nhanh chóng xác định các ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư phát triển, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Trong những năm 1986 đến năm 2000, tỉ trọng ngành nông- lâm nghiệp phát triển ổn định, công nghiệp – xây dựng tăng dần từ 5% - 9%, các ngành dịch vụ được điều chỉnh hợp lí hơn. Trong xu thế hội nhập, đẩy mạnh CNH – HĐH đến năm 2012 tổng giá trị các ngành sản xuất và dịch vụ đạt 688,7 tỉ đổng tăng 16,5% so với năm 2001, trong đó nông – lâm nghiệp tăng 10%, công nghiệp – xây dựng 18,2%, dịch vụ tăng 20,2%.

Trong nông nghiệp, diện tích cấy lúa năng suất thấp giảm dần, một phần chuyển sang làm vườn, chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Công tác chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã có kết quả đáng ghi nhận.mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp giảm nhưng do tích cực đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất giá trị ngành trồng trọt năm 2012 tăng 20% so với năm 2001. Tỉnh đã có quy hoạch đối với sản xuất nông – lâm nghiệp ở vùng miền Tây theo hướng phát triển bền vững: vùng cánh đồng Mường Lò và vùng trong huyện Văn Chấn chuyên canh sản xuất lúa, cây màu, vùng ngoài và vùng thượng huyện Văn Chấn là vùng trồng cây ăn quả (cam), chè, gỗ rừng trồng, nuôi ba ba giống…

Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, tổng giá trị sản lượng đạt 387 tỷ đồng. Hiện nay, trong khu vực có hơn 20 xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động đã tạo lập môi trường sản xuất – kinh doanh sôi động, lành mạnh, góp phần giải

quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng trên địa bàn. Trong đó từ 1986 – 2000 giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng chỉ đạt 54,1 tỷ đồng, đến năm 2012 tăng lên 328 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2001. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp chế biến và vật liệu xây dựng như: chế biến gỗ, chè, gạch, khai thác kháng sản tăng từ 10 – 20%; sản phẩm thủ công nghiệp đạt 25% so với năm 2001. Nhiều dự án đã và đang được đầu tư xây dựng như mở rộng: nâng cấp quốc lộ 37 đoạn TP Yên Bái – Văn Chấn, quốc lộ 32 đoạn ngã ba Kim đi Mù Cang Chải, nhà máy thủy điện Văn Chấn… Đây là nền tảng cho sự phát triển của khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái.

Phát huy lợi thế với vùng thiên nhiên kỳ vĩ hoang sơ của vùng rừng núi Tây Bắc của những khu rừng gia nguyên sinh tại Trạm Tấu, Mù Cang Chải, với trung tâm văn hóa Mường Lò. Khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái có điều kiện phát triển du lịch thương mại dịch vụ với những thắng cảnh đẹp: đèo Lũng Lô, đèo Ách, đèo Khau Phạ, hang Thẩm Lé…cùng các lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc vùng cao Tây Bắc.

Kết cấu hạ tầng cơ sở được nâng lên một bước, bộ mặt của các trung tâm huyện lị đã có bóng dáng của những thị trấn, thị xã dân cư đông đúc.Tại đây hơn 90% số hộ dân cư được sử dụng lưới điện quốc gia và các dịch vụ bưu chính viễn thông. Đến năm 2010, đã hoàn thành việc bàn giao lưới điện nông thôn, đã có 80% số thôn xã có bưu điện văn hóa, 70% số hộ dân cư được cung cấp thường xuyên các dịch vụ viễn thông như điện thoại, internet. Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng, khu vực có hơn 200km đường quốc lộ đi qua và đều được rải nhựa. Các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, các trục đường liên thôn, liên xóm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa.

Bức tranh kinh tế của khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái giai đoạn gần đây đã có những gam màu sáng, hoạt động kinh tế sôi động mang lại hơi thở mới trong cuộc sống của người dân nơi đây. Đời sống vật chất cũng như tinh thần

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí