dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế”[36, tr.9].
Hiện nay, ngành du lịch nước ta đang có bước phát triển đáng kể nếu năm 2007 đón và phục vụ 4,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam thì đến năm 2012 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,8 triệu lượt người. Doanh thu từ du lịch đạt 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011; thu hút trên 1,7 triệu lao động làm trong ngành du lịch, trong đó có 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp[10].
Yên Bái là một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt cổ với trên 30 dân tộc anh em cùng chung sống, là nơi có nền văn minh sông Hồng, sông Chảy, là trung điểm giao lưu giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của tổ quốc, có nhiều lợi thế về giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử cách mạng, hệ thống các đình, đền, chùa gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bên cạnh đó, Yên Bái còn là nơi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên với danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, hồ Thác Bà, khu du lịch Suối Giàng…Những tiềm năng vốn có trên là điều kiện thuận lợi để tỉnh Yên Bái có thể khai thác, phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Cùng với công cuộc đổi mới, công cuộc công nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước, Tỉnh ủy- UBND tỉnh Yên Bái cũng có nhiều định hướng nhằm phát huy tiềm năng của tỉnh, từng bước đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.
Miền Tây Yên Bái gồm có các huyệnVăn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ. Nơi đây có thiên nhiên hùng vĩ, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, với 17 dân tộc anh em chung sống từ lâu đời, có một nền văn hóa đậm đà bản sắc. Nơi đây còn có cánh đồng rộng lớn thứ hai Tây Bắc – Mường Lò - nổi tiếng với gạo trắng nước trong, những người dân nơi đây sống nhân hậu, trung thực và hiếu khách.Vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hòa ấy từ lâu
đã là điểm đến thân thiện, an toàn, hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước. Để tạo nên sự khác biệt với các vùng miền khác về đặc thù văn hóa, UBND tỉnh Yên Bái đã phê duyệt Đề án “ Xây dựng thị xã văn hóa - du lịch Nghĩa Lộ 2013 -2020” với mục tiêu xây dựng Nghĩa Lộ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch miền Tây. Điều đó cho thấy, khu vực miền Tây được coi là khu du lịch trọng điểm của tỉnh.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về tiềm năng du lịch và hoạt động du lịch của khu vực, qua đó thấy được những nỗ lực của các địa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững tạo nên sự phát triển của các ngành kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa của địa phương tôi đã chọn đề tài “ Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái (1986 – 2013)” để làm luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đóng vai trò là một ngành kinh tế có vị trí vai trò quan trọng trong khu vực dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Du lịch hay kinh tế du lịch đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế học…Cụ thể:
2.1. Các sách đã xuất bản trong nước
Cuốn “Du lịch và kinh doanh Du lịch”, TS.Trần Nhạn – NXB Văn hoá Thông tin – Hà Nội 1996. Trên cơ sở khái niệm về du lịch và kinh doanh du lịch, các loại hình du lịch, cuốn sách tập trung nghiên cứu về tài nguyên du lịch cũng như những tác động của hoạt động kinh doanh du lịch đối với các ngành kinh tế khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh tế du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái - 1
- Tiềm Năng Du Lịch Khu Vực Miền Tây Tỉnh Yên Bái.
- Các Điểm Du Lịch Khu Vực Mường Lò Và Miền Tây
- Chủ Trương Đường Lối Của Đảng, Các Cấp Chính Quyền
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Trong cuốn “Tổng quan về Du lịch”, NXB Giáo dục 1999, tác giả Vũ Minh Đức đã cho chúng ta có một cái nhìn cận cảnh hơn nữa về sự phát triển của du lịch Việt Nam cũng như du lịch thế giới. Những tác động của du lịch thế giới đến các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội.
Cuốn “Pháp lệnh du lịch”, NXB Chính trị quốc gia 1999, văn bản pháp lí được Quốc hội khóa X thông qua, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 1999. Pháp lệnh là cơ sở để phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế đẩy mạnh giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Cuốn sách“Kinh tế du lịch” của tác giả Nguyễn Hồng Giáp, NXB Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000, đã làm rõ khái niệm kinh tế du lịch, tiềm năng du lịch, đặc điểm các loại hình du lịch. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, tác giả đưa ra được những tác động của kinh tế du lịch đến kinh tế - xã hội.
Cuốn sách“ Kinh tế du lịch và du lịch học” của tác giả Đổng Ngọc Minh – Vương Lôi Bình (NXB trẻ, 2001). Cuốn sách đã cung cấp thông tin chi tiết về du lịch, kinh tế du lịch, đặc điểm các loại hình du lịch; đứng trên góc độ nghiên cứu tác giả đề cập đến vấn đề nghiên cứu học thuật đối với hoạt động du lịch.
Cuốn “Giáo trình kinh tế Du lịch”, NXB Lao Động – Xã hội Hà Nội 2004 của tác giả GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS.Trần Thị Minh Hoà. Là cuốn giáo trình dành cho sinh viên khoa du lịch, tìm hiểu về du lịch với vai trò là một ngành kinh tế. Cuốn sách đã đề cập đến khái niệm du lịch, kinh tế du lịch, vị trí vai trò của du lịch cũng như các loại hình du lịch hiện có.
Cuốn “Luật Du lịch”, NXB Chính trị Quốc gia cho biết Luật được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ VII, thông qua ngày 14-6-2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2006. Việc xây dựng Luật này nhằm thể chế hoá Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo ở những vùng có tiềm năng phát triển du lịch.
2.2. Các bài Tạp chí, Luận văn
Bên cạnh những cuốn sách tìm hiểu về du lịch, còn có những công trình khoa học tìm hiểu về du lịch như Luận án tiến sĩ của Vũ Đình Thụy với đề
tài“Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển Du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn…” tại Đại Học Kinh tế quốc dân – Hà Nội năm 1996 đây là công trình khoa học làm rõ sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam từ 1986 và đưa ra những giải pháp chủ yếu để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Cùng với tác phẩm trên còn có rất nhiều các công trình khác tìm hiểu về du lịch như: “Tài nguyên Du lịch Việt Nam” của Nguyễn Văn Thành (2002), “Vài suy nghĩ về phát triển Du lịch Việt Nam – Du lịch nhân dân và Du lịch quốc tế” Dương Minh Trung (2004)…Chủ yếu khai thác về tài nguyên – tiềm năng của du lịch Việt Nam. (Tạp chí du lịch Việt Nam – Tổng cục du lịch).
Ở Yên Bái, với mục đích từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; Sở văn hóa thông tin và du lịch đã phối hợp cùng các sở ban ngành, các nhà nghiên cứu để đánh giá tiềm năng du lịch của tỉnh nhà:
Các bài viết: “ Định hướng đầu tư xây dựng thị trường, sản phẩm du lịch các tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai” của tác giả Hà Văn Siêu; “Yên Bái tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư” UBND tỉnh Yên Bái đã đề cập đến những định hướng chung về phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh với các tỉnh lân cận. Trong đó khu vực miền Tây là một trong những tuyến trong tuyến “du lịch về nguồn” của ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái- Lào Cai.
Đối với khu vực miền Tây đã có các nghiên cứu:
Luận văn “Người Thái đen với sự phát triển du lịch Mường Lò – tỉnh Yên Bái” của Đoàn Thị Hương Lý (2009) được bảo vệ tại Đại học KHXH & NV Hà Nội; tác giả đã cho thấy tiềm năng du lịch của vùng Mường Lò – nơi được xem là vùng đất tổ của người Thái đen. Qua nghiên cứu cho thấy văn hóa tộc người chính là một kho tài nguyên du lịch giá trị của vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ - Văn Chấn.
Luận văn “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn” của tác giả Lê Lâm Bằng (2010); tác giả đã tìm hiểu đầy đủ những điều kiện về tự nhiên – xã hội cho sự phân bố và phát triển của cây chè trên địa bàn huyện Văn Chấn. Đặc biệt là vùng chè Suối Giàng – với những đề xuất bảo tồn và xây dựng mô hình liên kết ngành kinh tế để Suối Giàng trở thành vùng du lịch sinh thái với hoạt động nghỉ dưỡng, tham quan và nghiên cứu.
Luận văn “Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân bản Paket và bản Lè phường Trung tâm – thị xã Nghĩa Lộ” của tác giả Vũ Văn Trường (2011), tác giả đã đề cập đến thái độ trong việc bảo tồn nghề truyền thống của người Thái để phát triển du lịch cộng đồng.
Luận văn “Khai thác Ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận cho phát triển du lịch” của tác giả Hoàng Mạnh Thắng (2011) khóa luận chuyên ngành du lịch được bảo vệ tại Đại học KHXH & NV Hà Nội. Với mục đích tìm hiểu để phục vụ cho phát triển du lịch nên nghiên cứu của tác giả đã khái quát được toàn cảnh về huyện Mù Cang Chải, tiềm năng khai thác du lịch mà cụ thể là hoạt động du lịch văn hóa, du lịch nông thôn gắn với khai thác Ruộng bậc thang một hình thức canh tác nông nghiệp của người Mông.
Ngoài ra còn có nghiên cứu“đời sống văn hóa tinh thần của người Mông ở huyện Mù Cang Chải” – tác giả Nguyễn Thị Kim Dung (2012) qua việc nghiên cứu này tác giả cũng đã có ý kiến đề xuất việc bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa tinh thần của người Mông để phục vụ cho du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái ở địa phương.
Luận văn “Văn hóa Thái với hoạt động du lịch Mường Lò (Nghĩa Lộ)”- tác giả Nguyễn Kim Lê (2012), trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Thái Mường Lò (Nghĩa Lộ), tác giả đã có những đánh giá về sự đóng góp của những giá trị văn hóa Thái trong việc phát triển du lịch ở thị xã Nghĩa Lộ.
Phạm Thị Phương trong luận văn “Tiềm năng – Thực trạng và những giải pháp phát triển du lịch tỉnh Yên Bái” (2012), đã làm rõ những tiềm năng du lịch và thực trạng khai thác các tiềm năng đó của ngành du lịch Yên Bái; trên cơ sở những thực trạng tác giả cũng đã có đề xuất giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Yên Bái nhằm khai thác những thế mạnh sẵn có, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.3. Các công trình nghiên cứu địa phương
Cuốn “Yên Bái nơi hội tụ của đồng bào dân tộc” của nhà nghiên cứu Hà Lâm Kỳ (NXB Văn hóa dân tộc, năm 1996). Cuốn sách đã khái quát về đặc điểm tự nhiên, tên gọi, tên gốc, đời sống của đồng bào dân tộc sinh sống trên đất Yên Bái.
Cuốn “Mỗi nét tinh hoa” của tác giả Hà Lâm Kỳ làm chủ biên (NXB dân tộc, năm 2001), nêu lên những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Yên Bái; Tác giả cũng đề cập đến việc khai thác một loại hình du lịch, đó là du lịch văn hóa với những tiềm năng của nó.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ ” (Ban Tuyên giáo Thị ủy – 2005). Đã trình bày những nét cơ bản về dân cư cùng lịch sử hình thành của thị xã Nghĩa Lộ qua các thời kỳ lịch sử, từ 1986 –2005 Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đã vận dụng các nghị quyết của TW Đảng tạo ra những bước chuyển mình rõ rệt về kinh tế - xã hội theo hướng thương mại- dịch vụ.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Mù Cang Chải” (của BCH huyện ủy – 2007) đã khái quát quá trình phát triển Đảng bộ huyện Mù Cang Chải trong việc lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện các nhiệm vụ kinh tế
- xã hội của địa phương đến năm 2000.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Chấn 1954 -2007” (tập 2 - Ban tuyên giáo huyện ủy, 2006), đã nêu một cách tổng quát quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong các giai đoạn thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của
địa phương, đặc biệt trong giai đoạn cùng cả nước thực hiện đổi mới đi lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Cuốn “Yên Bái đất và người trên hành trình phát triển”của NXB văn hóa thể thao – Công ty Văn hóa trí tuệ Việt xuất bản năm 2006. Không chỉ nêu được một hành trình phát triển của Yên Bái, mà qua đó đã nhấn được những ngành kinh tế có tiềm năng và đóng góp cho tỉnh. Tuy nhiên, về du lịch mới dừng lại ở khắc họa những đặc trưng văn hóa và khả năng khai thác du lịch của tỉnh Yên Bái.
Sự đóng góp của hoạt động du lịch còn nêu trong các tài liệu, bản báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của UBND huyện và huyện ủy các huyện thị miền Tây như: Tổng hợp số liệu kinh tế- xã hội – các phòng tài chính; Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ các huyện, thị; Báo cáo tổng kết của Sở văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh…
Nhìn chung, cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào trình bày chi tiết và có hệ thống về hoạt động kinh tế du lịch trong hơn 20 sau đổi mới ở khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái.
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về ngành kinh tế du lịch miền Tây: tiềm năng, các hoạt động du lịch và tác động kinh tế du lịch đối với kinh tế - xã hội của khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái.
3.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội thấy được tiềm năng phát triển của kinh tế du lịch ở khu vực miền Tây; Đánh giá mức độ đóng góp của hoạt động kinh tế này đối với sự phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế- chính trị- văn hóa – xã hội của địa phương. Từ mục đích này nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là:
- Làm nổi bật được những yếu tố tự nhiên, dân cư, xã hội để thấy được tiềm năng khai thác du lịch như một ngành kinh tế đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các huyện thị khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái.
-Trên cơ sở những tiềm năng đó hoạt động du lịch được khai thác như thế nào , kết quả cụ thể của việc khai thác đó theo chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, ngành và địa phương.
-Đánh giá được sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Từ đó phân tích, làm rõ những tác động hai chiều mà hoạt động kinh tế này về kinh tế, về xã hội tại các địa phương khu vực miền Tây.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
-Về thời gian nghiên cứu là từ năm 1986 đến năm 2013.
-Về không gian là khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái bao gồm thị xã Nghĩa Lộ, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu và huyện Văn Chấn.
Luận văn cũng có tìm hiểu những hoạt động du lịch ở một số địa phương khác trong tỉnh, để có bức tranh toàn diện về ngành kinh tế này lấy cơ sở cho việc đánh giá vai trò của ngành trong chiến lược kinh tế chung của tỉnh.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu chung:
+ Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc từ Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX, X,XI
+ Các sách, báo chuyên khảo của ngành du lịch; sách giáo trình kinh tế học, kinh tế du lịch của một trường Đại học: Tạp chí du lịch, báo Đầu tư..
+ Khóa luận tốt nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội của khu vực miền Tây Yên Bái.
-Nguồn tài liệu địa phương:
+ Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Đại đại biểu Đảng bộ các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.