Kinh tế dự án xây dựng thủy lợi - 1

Môc lôc


Trang


Chương i: mở đầu

I. Khái niệm về hiệu quả kinh tế và hiệu ích kinh tế 1

II. Phương pháp phân tích và nhiệm vụ của ngành kinh tế thuỷ lợi 2

Chương iI: đầu tư và chi phí công trình

I. Đầu tư xây dựng công trình 6

II. Vốn cố định 9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

III. Vốn lưu động và chi phí vận hàng 18

IV. Giá thành, tiền thuế và lợi nhuận 20

Kinh tế dự án xây dựng thủy lợi - 1

Chương IiI: phân tích hiệu ích công trình

I. Khái niệm chung 30

II. Hiệu ích kinh tế công trình tưới 33

III. Hiệu ích kinh tế thuỷ điện nhỏ và vừa 38

IV. Hiệu ích công trình phòng lũ 42

Chương IV: quản lý đầu tư xây dựng

I. Nội dung và trình độ quản lý đầu tư xây dựng 52

II. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình 56

III. Giai đoạn thực hiện đầu tư 59

IV. Giai đoạn khai thác sử dụng 62

Chương V: cơ sở lý luận của tính toán kinh tế động thái

I. Quan hệ giữa thời gian và tiền tệ 64

II. Biểu đồ dòng tiền tệ 69

III. Công thức cơ bản tính toán động thái kinh tế 71

Chương VI: phương pháp so sánh kinh tế các phương án xây dựng và vận hàng của cty thuỷ lợi

I. Phương pháp phân tích tĩnh 83

II. Xét đến yếu tố thời gian của thời gian hoàn vốn 88

III. Phương pháp phân tích động 91

Chương VII: chỉ tiêu kinh tế

I. Phân loại hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 100

II. Nhóm chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật công trình thuỷ lợi 102

III. Chỉ tiêu kinh tế của hệ thống thuỷ nông 105

Chương VIII: phân tích tài vụ và tính nhạy cảm, Lỗ lãi và biến lượng

I. Phân tích tài vụ 120

II. Phân tích tính nhạy cảm 125

III. Phân tích lãi lỗ 127

IV. Phân tích biến lượng 131

Chương IX: tính toán kinh tế trong công trình Lợi dụng tổng hợp nguồn nước

I. Khái niệm chung 137

II. Phân tích chi phí đầu tư của công trình

lợi dụng tổng hợp nguồn nước 139

III. Phân tích vốn đầu tư của 2 công trình trên và dưới hỗ trợ nhau 143

IV. Thời gian hoàn vốn và thời gian bù vốn chênh lệch 144

V. So sánh chọn phương án 145

Chương I

Mở đầu


I. khái niệm về hiệu quả kinh tế và hiệu ích kinh tế

Mọi sự hoạt động của con người đều phải có mục đích nhất định, đều lấy hiệu quả thu được làm thước đo. Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa phần thu nhập được và phần chi phí để thực hiện một công trình nào đó.

Nếu ta gọi: X – Phần thu được


L – Phần chi phí thực hiện Thì hiệu quả kinh tế sẽ là:

E1 =

X (1.1)

L


HoỈc E2 = X – L (1.2)

Như vậy, để có hiệu quả kinh tế tốt thì phải có E1 > 1hoỈc E2 > 0.

Trong khái niệm hiệu quả kinh tế như trên chỉ xét đơn thuần đến lợi ích thu về do công trình mang lại, mà chưa xét đến sự tổn hại do công việc xây dựng công trình đưa đến. Ví dụ: Khi đắp đập xây dựng hồ chứa sẽ đưa đến ngập một số vùng trồng trọt, làm cản trở một số loài cá vượt về thượng lưu để sinh đẻ làm tổn hại đến một phần kinh tế, mà trong phần hiệu quả kinh tế X chưa xét đến.

Nếu ta gọi phần chi phí để đền bù sự mất mát do công trình đem lại là

L thì tổng chi phí công trình là (L + L).

Hiệu ích kinh tế phải xét đến phần L này. Ta gọi EB là hiệu ích kinh tế của công trình thì:


EB1 =

X

L L


(1.3)


EB2 = X – (L + L) (1.4)

Sự khác biệt giữa hiệu quả kinh tế E và hiệu ích kinh tế EB là ở chỗ, EB có xét đến sự thiệt hại do việc xây dựng công trình mang lại. Hiệu ích kinh tế là một khái niệm quan trọng, nó là cơ sở trong hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu EB là một chỉ tiêu trong tính toán kinh tế thuỷ lợi.


II. phương pháp phân tích và nhiệm vụ của ngành kinh tế thủy lợi.

1. Vài nét về sự phát triển của ngành kinh tế công trình:


Kinh tế thuỷ lợi là vận dụng nguyên lý của kinh tế công trình trong quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý khai thác. Mục đích của nó là nâng cao hiệu ích đầu tư và hiệu ích trong quản lý khai thác. Có thể nói kinh tế thuỷ lợi là một môn học mới được tách ra từ môn kinh tế công trình.

Trước kia (thế kỷ 19) thì kỹ thuật và kinh tế là hai khái niệm riêng biệt. Người kỹ sư chỉ quan tâm đến vấn đề kỹ thuật và thi công còn về vấn đề kinh tế trong công trình đặc biệt là hiệu ích trong quản lý khai thác thì rất ít chú ý.

Về sau do tính không hiệu quả trong xây dựng công trình, các nhà khoa học mời nghiên cứu yếu tố kinh tế trong xây dựng cơ bản.

- Người sớm nhất nghiên cứu kết hợp yếu tố kinh tế và kỹ thuật trong xây dựng công trình là kỹ sư M.Wellington (người Mỹ). Năm 1887 Wellington đã cho xuất bản cuốn sách “Lập luận kinh tế trong việc chọn vị trí tuyến đường sắt”.

- Mãi tới năm 1920 thì O-B.Goldman mới đưa ra phương pháp so sánh giá thành trên cơ sở tính toán hiệu ích của công trình và cho xuất bản cuốn sách “Hoạch toán công trình xây dựng cơ bản”.

- Năm 1930 L-Grant đã viết cuốn sách “Nguyên lý kinh tế công trình”

được mọi người công nhận là cuốn sách kinh điển đưa ra hệ thống lý luận trong vấn đề kinh tế công trình.

- Năm 1950 uỷ ban khai thác các lưu vực sông của Hoa Kỳ đã đưa ra phương pháp phân tích chi phí và hiệu ích công trình trong tài liệu “Phương pháp phân tích kinh tế các công trình trong lưu vực sông”.

Đây có thể nói là bước khởi đầu của việc tính toán kinh tế trong các công trình thuỷ lợi.

- Năm 1952, J.Dean đã cho xuất bản hoạch toán giá thành công trình.

- Năm 1962, Giáo sư Du-dic (Liên Xô) đã cho cuốn “Kinh tế thuỷ lợi” dùng giảng dạy trong các trường đại học được tái bản nhiều lần.

- Năm 1967 cuốn “Kinh tế công trình”.

Từ thập kỷ 70 đến 80 nhiều người đã nghiên cứu về công trình xây dựng cơ bản nói chung và kinh tế thuỷ lợi nói riêng và đã xuất bản nhiều cuốn sách về vấn đề này.

- “Nguyên lý xây dựng kinh tế công trình” của E.Grant và W-Ireson (năm 1970).

- Năm 1971, L.Jame và R.Lee đã cho xuất bản cuốn “Nguyên lý kinh tế trong quy hoạch sử dụng nguồn nước”.

- Năm 1977 cuốn “ Nguyên lý phân tích kinh tế xây dựng” của W.White.

- Năm 1982 tác giả I.Riggs đã cho ra đời tác phẩm tương đối hoàn chỉnh là “Kinh tế xây dựng công trình”.

- Năm 1983 Giáo sư Hứa Chí Phương (Trung Quốc) đã cho ra đời cuốn “Kinh tế thuỷ lợi” dùng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học ở Trung Quốc.

2. Phương pháp phân tích hiệu ích công trình


Khi muốn nghiên cứu xât dựng một công trình người ta đưa ra nhiều phương án khác nhau, sau đó so sánh để chọn phương án mang lại hiệu ích

kinh tế nhất. Tuy nhiên việc so sánh lựa chọn phương án tối ưu nó phụ thuộc vào các yếu tố:

- Cơ sở lý luận.

- Nguyên tắc đánh giá.

- Phương pháp nghiên cứu.

Trước đây ở nước ta và một số nước khác dùng phương pháp “Phân tích luận chứng kinh tế kỹ thuật”. Nhưng hiện nay chúng ta dùng phương pháp đã

được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước là nghiên cứu tính khả thi trong việc đánh giá và chọn phương án xây dựng công trình.

Điểm giống nhau ở hai phương án này là: Cơ sở đánh giá phương án

đều lấy sự so sánh giữa đầu tư và thu nhập làm tiêu chuẩn. Mục đích cuối cùng là phương án tối ưu hợp lý về mặt kinh tế và kỹ thuật.

Điểm khác nhau giữa hai phương án “Luận chứng kinh tế kỹ thuật” và “Nghiên cứu khả thi công trình” là:

- Về mặt cơ sở lý luận: Luận chứng kinh tế kỹ thuật nhấn mạnh đến nhiều giá trị hiệu ích làm lợi cho toàn xã hội. Còn nghiên cứu tính khả thi chú ý đến giá trị hiệu ích mang lại lợi nhuận cao nhất theo công trình đó.

- Về mặt nguyên tắc đánh giá: Phương pháp “Luận chứng kinh tế kỹ thuật” nhấn mạnh đến hiệu ích toàn cục có lợi cho nền kinh tế quốc dân, còn phương pháp “Nghiên cứu khả thi công trình” lại chỉ quan tâm đến lợi ích cục bộ của Công ty đơn vị bỏ vốn đầu tư trên nguyên tắc thu được lơị nhuận lớn nhất.

- Về phương pháp nghiên cứu: Thì luận chứng kinh tế kỹ thuật dùng phương pháp phân tích tĩnh không xét đến giá trị đồng tiền thay đổi theo thời gian, còn phương pháp “Nghiên cứu khả thi” thì dùng

phương pháp phân tích động, nhấn mạnh đến giá trị thay đổi của

đồng tiền theo thời gian.


Hiện nay chúng ta dùng phương pháp “Nghiên cứu khả thi” để đánh giá và chọn phương án xây dựng công trình. Tuy nhiên việc đánh giá chọn phương

án không chỉ đơn thuần xét về mặt kỹ thuật mà phải xem xét một cách đầy đủ hơn trên bình diện xã hội, tức là:

- Về mặt kỹ thuật: Phải có độ tin cậy cao, linh hoạt và tiên tiến.

- Về mặt kinh tế: Hiệu ích kinh tế cao.

- Về mặt chính trị: Bảo đảm đúng chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Về mặt quốc phòng: Không xâm phạm tổn hại đến an ninh quốc gia.

- Về mặt xã hội: Tạo công ăn việc làm điều kiện LĐ cho nhiều người.

- Về mặt môi trường: Bảo vệ môi trường không gây ô nhiễm sinh thái.

- Về mặt tài nguyên: Không gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên Quốc gia.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu của môn kinh tế thuỷ lợi


Nhiệm vụ nghiên cứu của Kinh tế thuỷ lợi gồm các mặt sau:


1. Đánh giá về mặt kinh tế đối với công trình đã xây dựng và nghiên cứu các biện pháp để phát huy hiệu ích công trình thuỷ lợi.

2. Phân tích khả năng đầu tư và hiệu ích của công trình thuỷ lợi mới xây dựng.

3. Nghiên cứu phương pháp luận chứng phân tích kinh tế thuỷ lợi.


4. Nghiên cứu các nhóm chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thuộc ngành thuỷ lợi.


5. Nghiên cứu các hiệu ích kinh tế trong quá trình quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi.

6. Nghiên cứu một số vấn đề thuộc về chính sách phát triển kinh tế có quan hệ trực tiếp đến kinh tế thuỷ lợi.

Chương II

đầu tư và chi phí công trình


I. đầu tư xây dựng công trình

1. Phân loại đầu tư và các bước đầu tư


Đầu tư công trình thuỷ lợi thường có các loại sau:


- Đầu tư công trình mang tính chất vĩnh cửu: Ví dụ như các công trình

đầu mối, công trình trong hệ thống thuỷ lợi, các thiết bị đi theo công trình, thiết bị và chi phí lắp đặt.

- Đầu tư mang tính chất tạm thời.

- Các loại đầu tư khác: Bao gồm chi phí di dân, đền bù ngập úng, chi phí đền bù cải thiện môi trường, chi phí khảo sát thiết kế công trình, chi phí quản lý của đơn vị xây dựng, dự phòng phí

Về công trình có thể phân ra các đối tượng sau:


- Công trình chủ yếu: (bao gồm công trình phục vụ cho nhiệm vụ chính của hệ thống công trình thuỷ lợi.

- Công trình phụ thuộc: Không cần chịu vốn, không xây dựng thêm mà dựa vào công trình chủ yếu để khai thác (ví dụ như nuôi cá trong hồ chứa).

2. Các bước đầu tư xây dựng:



sau:

Đối với công trình thuỷ lợi việc đầu tư xây dựng thường theo các bước


- Giai đoạn quy hoạch lợi dụng tổng hợp nguồn nước.

Trong giai đoạn này đã sơ bộ xác định nhiệm vụ của công trình.


- Lập dự án tiền khả thi.

- Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật (hoặc dự án khả thi của công trình).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024