Giới Thiệu Hệ Thống Quản Lý Định Hướng Chất Lượng Theo Bộ Tiêu Chuẩn Iso – 9000


nguyên vật liệu, kiểm soát quá trình, kiểm soát thành phẩm, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo, cải tiến chất lượng.

Việt Nam đã được Telare cho phép sử dụng hệ thống Q.Base từ tháng 11/95 và ngày 7/6/96, ban lãnh đạo 2 cơ quan Telara New Zealand và Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam đã chính thức ký văn bản về việc này. Ngoài ra, Telare cũng đang xem xét cho phép Philippines, Inđonesia và Bruney sử dụng tiêu chuẩn Q.Base.

Hệ thống Q.Base tuy chưa phải là tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, nhưng đang được thừa nhận rộng rãi làm chuẩn mực để chứng nhận các hệ thống đảm bảo chất lượng. Q.Base sử dụng chính các nguyên tắc của ISO 9000 nhưng đơn giản và dễ áp dụng hơn, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bước đầu hình thành hệ thống quản lý chất lượng.

Q.Base có đầy đủ những yếu tố cơ bản của một hệ thống chất lượng, giúp doanh nghiệp kiểm soát được các lĩnh vực chủ chốt trong hoạt động của mình. Nó tập trung vào việc phân công trách nhiệm và giao quyền hạn, khiến cho mọi thành viên chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Sau khi đã thực hiện các yêu cầu của hệ thống Q.Base, doanh nghiệp có thể thêm các qui định mà doanh nghiệp cần thiết và có thể mở rộng dần dần đến thỏa mãn mọi yêu cầu của ISO 9000. Hệ thống Q.Base rất linh hoạt và không mâu thuẫn với các hệ thống quản trị chất lượng khác như ISO 9000 hay TQM và rất có ích cho những doanh nghiệp cung ứng cho các công ty lớn hơn đã có giấy công nhận ISO 9000.

Một cách tổng quát, hệ thống Q.Base được áp dụng trong các trường hợp:

- Hướng dẫn để quản lý chất lượng trong công ty, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, thực hiện các yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm một cách tiết kiệm nhất.

- Theo hợp đồng giữa công ty và khách hàng (bên thứ nhất và bên thứ hai) khi khách hàng đòi hỏi. Doanh nghiệp phải áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo Q.Base để có thể cung cấp sản phẩm đáp ứng.

- Chứng nhận của bên thứ 3: Hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty được tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp chính thức.

4.3. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỊNH HƯỚNG CHẤT LƯỢNG THEO BỘ TIÊU CHUẨN ISO – 9000

4.3.1 Giới thiệu và các nguyên tắc quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO – 9000

4.3.1.1. Quá trình hình thành và triết lý của ISO - 9000

a. Quá trình hình thành


Mỗi tổ chức với vai trò là người cung ứng có năm nhóm người có liên quan về lợi ích là : khách hàng, nhân viên, lãnh đạo, bên cung ứng phụ và xã hội.

Bên cung ứng cần thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của tất cả những người có liên quan về lợi ích của mình.

Người có liên quan

Mong muốn hoặc nhu cầu

Khách hàng

Chất lượng sản phẩm

Nhân viên

Thỏa mãn về sự nghiệp

Lãnh đạo

Hiệu quả đầu tư

Bên cung ứng phụ

Tiếp tục khả năng lãnhđạo

Xã hội

Sự quản lý có trách nhiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 19

Bảng 4.2. Mong muốn của những người có liên quan

Các yêu cầu của xã hội, như một trong năm người có lợi ích liên quan, ngày càng trở nên khắt khe hơn trên toàn thế giới. Thêm vào đó, các mong muốn và nhu cầu ngày càng được lưu tâm nghiên cứu như an toàn và bảo vệ sức khỏe nơi làm việc, bảo vệ môi trường và an ninh.

ISO (Internetional Organization For Standardization) là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá, được thành lập năm 1947 trên phạm vi toàn thế giới. Trụ sở chính của ISO ở Giơ ne ve – Thụy Sỹ, ngôn ngữ sử dụng chính là là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha. Việt Nam là thành viên chính thức của ISO từ năm 1977. Hoạt động chủ yếu của ISO là chuẩn bị, xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế ở nhiều lĩnh vực và ban hành để áp dụng. ISO 9000 không phải là một tiêu chuẩn sản phẩm, nó không có bất kỳ yêu cầu nào đòi hỏi một sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng. Trong ISO 9000 không có tiêu chuẩn công nhận sản phẩm vì thế người ta không thể kiểm tra một sản phẩm dựa trên các tiêu chuẩn này. Việc có hay thiếu một hồ sơ, một tài liệu hay một mục kiểm tra không làm thay đổi các đặc tính của sản phẩm. Vì thế khi một sản phẩm được quản cáo là thoả mãn ISO 9000 hay tiêu chuẩn tương đương của quốc gia về hệ thống quản lý chất lượng thì người tiêu dùng có thể bị ngộ nhận về chất lượng thực sự của sản phẩm đó. Không có sản phẩm thoả mãn yêu cầu của ISO 9000, chỉ có tổ chức với cách thức quản lý chất lượng của mình thoả mãn ISO 9000 thì chất lượng. Theo các tiêu chuẩn ISO 9000 thì chất lượng của sản phẩm được thoả thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất. Các tiêu chuẩn ISO 9000 chỉ tập trung vào quá trình quản lý để mang lại sự ổn định về chất lượng cho sản phẩm sản xuất ra.

Mãi đến năm 1955, Uỷ ban đảm bảo chất lượng của Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) mới bắt tay vào xây dựng bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cho tàu Apolo, Nasa, máy bay Concorde, tàu vượt đại dương của nữ hoàng Elisabeth...


Năm 1972 Bộ quốc phòng Anh đã xây dựng DEFSTAN 05 – 24, 24, 26, 29 giúp việc xem xét hệ thống quản lý chất lượng của những người thầu phụ trước khi quyết định ký kết hợp đồng chính thức.

Viện tiêu chuẩn nước Anh (BSI) đã ban hành 3 bộ tiêu chuẩn về thuật ngữ sử dụng cho đảm bảo chất lượng (BS – 4778); hướng dẫn đảm bảo chất lượng (BS – 4891) và hướng dẫn đảm bảo chất lượng áp dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực quốc phòng (BS – 5179).

Năm 1979, tiêu chuẩn BS – 5750 được BSI đưa ra để hướng dẫn cách thức xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng cho các đơn vị tiến hành đồng thời hai chức năng là vừa thiết kế vừa sản xuất và cho cả doanh nghiệp chỉ sản xuất hoặc chỉ làm dịch vụ. Tiêu chuẩn BS – 5750 đã mang hình dáng của một ISO – 9000.

Tiêu chuẩn ISO 9000 do ủy ban ISO/TC176 soạn thảo trong 5 năm ấn hành đầu tiên vào năm 1987, chỉnh lý lần 1 vào năm 1994, lần 2 vào tháng 12 năm 2000.

Hệ thống này ra đời xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tiễn kinh doanh trên thế giới. Đảm bảo chất lượng phải thể hiện được những hệ thống quản lý chất lượng đó và chứng tỏ rằng các chứng cứ cụ thể chất lượng đã đạt được của sản phẩm. Mặt khác, khái niệm đảm bảo chất lượng không giống nhau ở các nước, vì vậy ISO ban hành tiêu chuẩn ISO 9000 để đưa ra yêu cầu chung nhất cho các nước.

Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000 mô tả là các yếu tố mà một hệ thống chất lượng nên có nhưng không mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này, ISO 9000 không nhằm mục tiêu đồng nhất hóa các hệ thống chất lượng, vì mỗi hệ thống quản lý của một tổ chức bị chi phối bởi mục đích, sản phẩm và thực tiễn cụ thể của tổ chức đó. Do vậy, hệ thống chất lượng cũng rất khác nhau giữa tổ chức này với tổ chức kia.

ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nhu cầu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng, kiểm soát thị trường, bao gói, phân phối , dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo... ISO 9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đã được thực hiện trong nhiều quốc gia.

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, giấy chứng nhận ISO 9000 được xem như là giấy thông hành để xâm nhập vào thị trường thế giới. Tuy rằng việc chấp nhận và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 là tự nguyện song dưới áp lực của thị trường, các doanh nghiệp nhận thức được rằng việc áp dụng tiêu chuẩn này là lẽ sống còn của mỗi doanh nghiệp.

Việt Nam biết đến ISO 9000 từ những năm 90, song thời gian đầu ít người quan tâm về nội dung ra sao, áp dụng thế nào, kể cả người làm công tác quản lý lẫn các doanh nhân. Dần dần, dưới tác động của quá trình đổi mới kinh tế, sức ép của thị trường đang mở cửa, sự năng động của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và nỗ


lực của cơ quan quản lý đã thúc đẩy quá trình xây dựng và áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp.

Thời gian đầu, do lợi thế về nhiều mặt, các doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài đã đi đầu trong hoạt động này. Về sau, các doanh nghiệp khác, do chịu sức ép của thị trường, đồng thời nhận thức được sự cần thiết và lợi ích của ISO 9000 nên đã tích cực vào cuộc. Việc xây dựng và áp dụng ISO 9000 đã được triển khai ở 12 lĩnh vực sản xuất (thực phẩm đồ uống, dệt sợi, may, giấy, than và hóa dầu, hóa chất, dược phẩm, cao su-nhựa, vật liệu xây dựng, kim loại, máy và thiết bị, thiết bị điện và quang học, các sản phẩm chưa được xếp loại khác); 6 lĩnh vực kinh doanh dịch vụ (xây dựng, thương mại, vận tải, thông tin, dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ khác chưa xếp loại) và gần đây đã phát triển sang lĩnh vực quản lý hành chính như là biện pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu cải cách hành chính.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ISO 9000 không phải là cây đũa thần giải quyết được mọi vấn đề trong sản xuất kinh doanh. Tạo được nề nếp tổ chức hoạt động theo các tiêu chí của ISO 9000 là hết sức cần thiết, song duy trì và phát triển nó mới thực sự quan trọng. Một trong những yêu cầu cơ bản của ISO 9000:2000 chính là đòi hỏi có sự cải tiến liên tục hệ thống chất lượng của mỗi tổ chức.

Với xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp đứng trước những cơ hội to lớn và những thách thức gay gắt. Để cạnh tranh thắng lợi, doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Năng suất và chất lượng là hai mặt của vấn đề cạnh tranh. Cải tiến chất lượng chính là con đường ngắn nhất và bền vững nhất dẫn đến việc nâng cao năng suất. Cùng với việc đầu tư chiều sâu về kỹ thuật, công nghệ; mở rộng sản xuất; việc áp dụng thành công các thành tựu tiên tiến của khoa học quản lý trên cơ sở các tiêu chí của ISO 9000 sẽ giúp chúng ta rút ngắn dần khỏang cách với khu vực và thế giới.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 gồm 24 tiêu chuẩn khác nhau được chia thành 5 nhóm lớn như sau:

- Các yêu cầu của hệ thống chất lượng: gồm các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003.

- Các tiêu chuẩn hướng dẫn về đảm bảo chất lượng ISO 9000-1, ISO 9000-2, ISO 9000-3, ISO 9000-4.

- Các tiêu chuẩn hướng dẫn về quản lý chất lượng ISO 9004-1, ISO 9004-2, ISO 9004-3, ISO 9004-4, ISO 9004-5, ISO 9004-6, ISO 9004-7.

- Các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống chất lượng ISO 10011-1, ISO 10011-2, ISO 10011-3.

- Các tiêu chuẩn hỗ trợ ISO 8402, ISO 10012-1, ISO 10012-2, ISO 010013, ISO 10014, ISO 10015, ISO 10016.


Quá trình toàn cầu hóa với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh quốc tế, ngay cả khi mục tiêu thị trường của họ là nội địa. Sự ra đời của phiên bản 2000 của tiêu chuẩn ISO 9000 không phải là chuyện đặc biệt, bởi lẽ, trên thực tế, tất cả các tiêu chuẩn của ISO đều được xem xét lại sau 5 năm áp dụng để đảm bảo rằng chúng vẫn còn thích hợp với trình độ phát triển hiện tại. Thực tế cho thấy việc đầu tư cho hệ thống quản lý chất lượng đã mang lại hiệu quả thực sự về mặt tổ chức, điều hành, thương mại cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm , dịch vụ. Trong quá trình áp dụng, người ta cũng nhận ra rằng cấu trúc và yêu cầu cụ thể của các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003:1994 chỉ thuận lợi cho việc quản lý chất lượng của các đơn vị sản xuất, khó áp dụng cho các tổ chức dịch vụ, khó gắn nó với hệ thống quản lý chung, với hệ thống quản lý môi trường, nếu có.

Việc soát xét và ban hành phiên bản ISO 9000: 2000 sẽ đem lại nhiều lợi ích, đồng thời là những thách thức mới cho các doanh nghiệp, tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý...

Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 bàn về những khái niệm và định nghĩa cơ bản thay thế cho tiêu chuẩn các thuật ngữ và định nghĩa (ISO 8402) và tất cả các tiêu chuẩn ISO hướng dẫn cho từng ngành cụ thể.

Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 sẽ thay thế cho các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003: 1994 đưa ra các yêu cầu trong hệ thống quản lý chất lượng. Là tiêu chí cho việc xây dựng, áp dụng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.

Vai trò của ISO 9001: 2000 trong các bộ tiêu chuẩn không hề thay đổi nhưng một số nội dung được đưa thêm và đặc biệt cấu trúc của tiêu chuẩn đã thay đổi hoàn toàn. Tiêu chuẩn cũ gồm 20 điều khoản riêng biệt không thể hiện rò và dễ hiểu cho người sử dụng chúng. Tiêu chuẩn mới gồm 8 điều khoản với nội dung dễ hiểu và logic hơn. Trong đó 4 điều khoản cuối đưa ra các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng cần được xây dựng. áp dụng và đánh giá.

Tiêu chuẩn ISO 9004: 2000 là một công cụ hướng dẫn cho các doanh nghiệp muốn cải tiến và hoàn thiện hơn nữa hệ thống chất lượng của mình sau khi đã thực hiện ISO 9001: 2000. Tiêu chuẩn này không phải là các yêu cầu kỹ thuật; do đó, không thể áp dụng để được đăng ký hay đánh giá chứng nhận và đặc biệt không phải là tiêu chuẩn diễn giải ISO 9001: 2000.

Tiêu chuẩn ISO 19011: 2000 nhằm hướng dẫn đánh giá cho hệ thống quản lý chất lượng cũng như hệ thống quản lý môi trường và sẽ thay thế tiêu chuẩn cũ ISO 10011:1994.

Trước đây, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa ISO 9001; ISO 9002; ISO 9003 tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhu cầu quản lý của họ. Nhưng đối với


phiên bản mới, doanh nghiệp chỉ có một lựa chọn ISO 9001: 2000; trong đó doanh nghiệp có thể loại trừ bớt một số điều khoản không áp dụng cho hoạt động của họ. Việc miễn trừ đó phải đảm bảo không ảnh hưởng đến năng lực, trách nhiệm và khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng cũng như các yêu cầu khác về luật định. Các điểm miễn trừ chỉ được phép nằm trong điều khoản 7 liên quan đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

b. Các triết lý của ISO 9000

Các tiêu chuẩn của ISO 9000 được xây dựng dựa trên cơ sở những triết lý sau:

(1)Hệ thống chất lượng quản trị quyết định chất lượng sản phẩm. (2)Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất. (3)Quản trị theo quá trình và ra quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu. (4)Lấy phòng ngừa làm chính.

4.3.1.2. Các nguyên tắc quản lý chất lượng trong ISO 9000

* Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng

Chất lượng là sự thoả mãn khách hàng, chính vì vậy việc quản lý chất lượng phải đáp ứng mục tiêu đó. Quản lý chất lượng là không ngừng tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất. (Hình 4.2)

* Nguyên tắc 2: Vai trò lãnh đạo

Lãnh đạo doanh nghiệp thống nhất mục đích, định hướng và môi trường nội bộ của doanh nghiệp, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

* Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người

Con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. Việc huy động con người một cách đầy đủ sẽ tạo ra cho họ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện công việc, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

* Nguyên tắc 4: Phương pháp quá trình

Hoạt động sẽ hiệu quả hơn nếu các nguồn lực và hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.

* Nguyên tắc 5: Quản lý theo phương pháp hệ thống

Việc quản lý một cách có hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của doanh nghiệp.

* Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục là mục tiêu của mọi doanh nghiệp và điều này trở nên đặc biệt quan trọng trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay.

* Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên thực tế.

Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin.


* Nguyên tắc 8: Quan hệ cùng có lợi với bên cung cấp

Thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với bên cung ứng sẽ nâng cao khả năng tạo ra giá trị của hai bên.


Cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng


Đầu vào

Sản phẩm

Đầu ra


Khách hàng


Các yêu cầu

Trách nhiệm của lãnh đạo

Quản lý nguồn lực

Đo lường, phân tích cải tiến

Thực hiện sản phẩm


Khách hàng


Thoả mãn

Hình 4.2 : Mô hình phương pháp tiếp cận quá trình


4.3.1.3. Các nhóm tiêu chuẩn trong ISO 9000

a. Nhóm tiêu chuẩn trong ISO 9000: 1994

* Nhóm tiêu chuẩn thuật ngữ ISO – 8402: tiêu chuẩn này cung cấp những định nghiã về các thuật ngữ cơ bản như các thuật ngữ chung, thuật ngữ liên quan đến chất lượng, hệ thống chất lượng và các công cụ cần thiết để thực hiện quản trị chất lượng.

* Nhóm tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng: gồm 3 tiêu chuẩn quan trọng

+ Tiêu chuẩn ISO – 9001: đảm bảo chất lượng trong khâu thiết kế, phát triển sản xuất, lắp đặt, dịch vụ.

+ Tiêu chuẩn ISO – 9002: quy định việc đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.

+ Tiêu chuẩn ISO – 9003: đưa ra mô hình đảm bảo chất lượng trong khâu kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng đối với nhà cung cấp.

* Nhóm tiêu chuẩn hướng dẫn lựa chọn, áp dụng các tiêu chuẩn ISO

+ Tiêu chuẩn ISO 9000 – 1: hướng dẫn lựa chọn và sử dụng các tiêu chuẩn trong ISO – 9000, phân loại các khái niệm sử dụng trong các tiêu chuẩn.

+ Tiêu chuẩn ISO 9000 – 2: hướng dẫn cách áp dụng ISO – 9001, ISO – 9002, ISO – 9003.


+ Tiêu chuẩn ISO 9000 – 3: hướng dẫn áp dụng ISO – 9001 trong cung ứng, bảo trì và mua bán phần mềm của sản xuất theo các thông số kỹ thuật và thực hiện các yêu cầu của hệ thống chất lượng.

+ Tiêu chuẩn ISO 9000 – 4: áp dụng đảm bảo chất lượng đối với quản trị độ tin cậy.

* Nhóm tiêu chuẩn về quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng

+ Tiêu chuẩn ISO 9004 – 1: đưa ra hướng dẫn chung về quản trị chất lượng.

+ Tiêu chuẩn ISO 9004 – 2: hướng dẫn cách thiết lập một hệ thống chất lượng trên lĩnh vực dịch vụ.

+ Tiêu chuẩn ISO 9004 – 3: đưa ra hướng dẫn về các yếu tố hệ thống chất lượng đối với nguyên vật liệu của quá trình sản xuất và các biện pháp đảm bảo quản tị chất lượng có hiệu quả.

+ Tiêu chuẩn ISO 9004 – 3: hướng dẫn phương pháp quản trị đối với cải tiến chất lượng liên tục trong doanh nghiệp.

+ Tiêu chuẩn ISO 9004 – 5: hướng dẫn lập và triển khai kế hoạch chất lượng.

+ Tiêu chuẩn ISO 9004 – 6: hướng dẫn đảm bảo chất lượng khi quản trị dự án.

+ Tiêu chuẩn ISO 9004 – 7: hướng dẫn chất lượng trong quản trị hình thức của sản phẩm.

* Nhóm tiêu chuẩn kiểm soát, đo lường, đánh giá hệ thống chất lượng và giáo dục đào tạo

+ Tiêu chuẩn ISO 10.011 – 1: hướng dẫn sử dụng tài liệu và phương pháp đánh giá.

+ Tiêu chuẩn ISO 10.011 – 2: hướng dẫn cách chọn chuyên viên đánh giá.

+ Tiêu chuẩn ISO 10.011 – 3: hướng dẫn quản trị chương trình đánh giá.

+ Tiêu chuẩn ISO 10.012 – 1: xác định yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với thiết bị đo lường.

+ Tiêu chuẩn ISO 10.012- 2: hướng dẫn kiểm soát quá trình đo lường.

+ Tiêu chuẩn ISO 10.013: hướng dẫn lập và triển khai sổ tay chất lượng.

+ Tiêu chuẩn ISO 10.014: hướng dẫn cách tính hiệu quả kinh tế của chất lượng.

+ Tiêu chuẩn ISO 10.015: hướng dẫn các biện pháp giáo dục và đào tạo.

+ Tiêu chuẩn ISO 10.016: hướng dẫn quy trình đăng ký chất lượng.

b. Tiêu chuẩn ISO 9000:2000

Bộ ISO 9000:2000 bao gồm 4 bộ tiêu chuẩn chủ yếu như sau:

- Bộ ISO 9000:2000: mô tả cơ sở của hệ thống quản lý chất lượng và giải thích các thuật ngữ.

- Bộ ISO 9001: 2000: quy định những yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức thay cho các bộ ISO 9001/9002/9003:94.

- Bộ ISO 9004: 2000: hướng dẫn cải tiến việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022