Vốn Góp Đầu Tư Ban Đầu Và Lợi Nhuận Để Lại


Cung, cầu về lao động của một ngành (hay thị trường) cũng có dạng tương tự như cung, cầu trên thị trường sản phẩm (dạng tổng quát – Hình 3.7)

Thị trường ban đầu cân bằng ở điểm E1 với tiền lương cân bằng W1 khi có tác động tích cực làm đường cầu về lao động dịch chuyển từ DL1 tới DL2 tạo nên điểm cân bằng mới trên thị trường tại E2. Tiền lương cân bằng thị trường tăng từ W1 đến W2

Cũng như trên thị trường sản phẩm, thị trường lao động trong quá trình vận hành cũng gặp phải những trục trặc do người lao động khác với tài sản, hàng hóa khác vì ngoài nhu cầu vật chất, họ còn có nhu cầu về tinh thần, tình cảm, nhận thức. Do vậy, không thể đơn thuần dùng các giải pháp thị trường để thỏa mãn các yêu cầu của người lao động. Các chủ thể tham gia thị trường lao động cần có các định chế, chính sách lao động thích hợp, chẳng hạn như chính sách thu hút lao động, chính sách phúc lợi xã hội...

3.5.2. Nguồn nguyên liệu trong sản xuất

Nguyên liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh công nghiệp là đối tượng lao động, đã trải qua lao động của con người để khai thác, sản xuất ra nó. Nguyên liệu là đối tượng lao động nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu. Tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa nguyên liệu và đối tượng lao động là sự kết tinh lao động của con người trong đối tượng lao động. Sự vận động của nguyên liệu trong quá trình sản xuất được thực hiện liên tục qua các khâu thể hiện trong sơ đồ 3.4:

Tiêu dùng

Sản phẩm cuối cùng

Phế thải trong sản xuất

Chế biến bước 1

Nguyên liệu tái sinh

Phế thải

Chế biến bước 2,...n

Phế thải trong tiêu dùng




Khai thác tài nguyên

Hủy bỏ để không gây độc hại

Đối tượng lao động trong tự nhiên

Sơ đồ 3.4 : Sự vận động của nguyên liệu trong sản xuất


* Xây dựng và đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất

- Xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp

+ Tổ chức điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên: được thực hiện thông qua hoạt động thăm dò tài nguyên, bao gồm điều tra, thăm dò địa chất và điều tra các điều kiện tự nhiên khác. Việc điều tra thăm dò các điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên rừng... là cơ sở để quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, trong đó có các ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Phát triển các ngành khai thác, sản xuất và chế biến nguyên liệu nguyên thủy: trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim, hóa chất là các ngành tạo nguồn nguyên liệu công nghiệp; các ngành nông, lâm, ngư nghiệp là các ngành tạo nguồn nguyên liệu động, thực vật cho sản xuất công nghiệp.

+ Thực hiện các biện pháp mở rộng cơ sở nguyên liệu công nghiệp: cùng với việc chú trọng phát triển các ngành khai thác và sản xuất nguyên liệu, trong quản lý công nghiệp còn cần chú trọng các biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhiên liệu nhằm nâng cao hiệu quả và tạo thế chủ động trong sản xuất kinh doanh công nghiệp.

- Tạo nguồn nguyên liệu nhập khẩu thông qua mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại: điều này không chỉ có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp mà còn có ý nghĩa trong việc tiếp thu công nghệ hiện đại trên thế giới. Có những loại nguyên liệu trong nước không có hoặc không đủ cho sản xuất hoặc có khả năng sản xuất nhưng chi phí cao hơn và chất lượng lại thấp hơn nguyên liệu sản xuất ở nước khác nên việc nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước là cần thiết. Việc nhập khẩu nguyên liệu có thể do chính doanh nghiệp công nghiệp có nhu cầu sử dụng thực hiện hoặc do doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu thực hiện.

- Tổ chức phân phối lưu thông nguyên liệu nhằm đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh công nghiệp.

3.5.3. Quản lý tài chính trong sản xuất

Quản lý tài chính trong sản xuất kinh doanh công nghiệp là sử dụng các công cụ và biện pháp tác động vào hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện, trợ giúp, kiểm soát quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công nghiệp.

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp, các chủ thể kinh doanh cần có các hoạt động trao đổi các điều kiện và kết quả thông qua các công cụ tài chính và vật chất. Do đó, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp.


Sơ đồ: Dòng vốn của doanh nghiệp công nghiệp


Các nguồn vốn dài hạn

Thu nhập còn lại

Ngân quỹ nội bộ

Đầu tư

Tổng vốn hiện có

Chi phí sản xuất

Doanh thu

Tổng lợi nhuận

Lợi nhuận chịu thuế

Lợi nhuận ròng

Lãi vốn nợ

Thuế

Lợi tức cổ phần

Có thể thấy rò hơn các quan hệ tài chính trong sản xuất kinh doanh công nghiệp thông qua sơ đồ 3.5.




Khấu hao



Quỹ tập trung (nếu có)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 16





Nợ dài hạn

Cổ phần mới phát hành

Thị trường chứng khoán và các tổ chức tài chính


Sơ đồ 3.5: Dòng vốn của doanh nghiệp công nghiệp


Sơ đồ dòng vốn của doanh nghiệp cho thấy sự cần thiết của quản lý tài chính trong sản xuất kinh doanh công nghiệp vì hoạt động tài chính liên quan đến các vấn đề sau: thông tin về tư cách pháp nhân, ngân sách nhà nước, thị trường tài chính và thị trường các yếu tố khác, quyền lợi của người lao động và các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và các khu vực kinh tế, các vấn đề kinh tế xã hội dài hạn.

3.5.3.1. Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

a. Hình thành và phát triển thị trường tài chính

- Thị trường tài chính được chia ra thành nhiều loại khác nhau như: thị trường tiền tệ và thị trường vốn (căn cứ vào kỳ hạn của công cụ tài chính), thị trường chính thức và phi chính thức (căn cứ vào tính chất pháp lý), thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp (căn cứ vào tiêu thức phát hành của công cụ tài chính).

- Để thị trường tài chính có thể hình thành và hoạt động có hiệu quả, cần tạo ra các điều kiện chủ yếu: Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhằm đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, tăng nhu cầu vốn là động lực để hình thành thị trường tài chính. Xây dựng và phát triển hình thức công ty cổ phần, ổn định nền tài chính – tiền tệ, hoàn chỉnh hệ thống kế toán, thông tin và có quy chế hạch toán thống nhất. Cải tiến các hoạt động ngân hàng thương mại, tổ chức công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tài chính của các chủ thể tham gia trong thị trường tài chính.

- Hoạt động của các tổ chức và thị trường tài chính thường được điều tiết thông qua việc sử dụng hai nhóm công cụ chính là: công cụ của Ngân hàng trung ương và hệ thống luật điều tiết thị trường tài chính.

+ Các công cụ của Ngân hàng trung ương được thể hiện qua việc: cho các ngân hàng thương mại vay vốn, quy định mức dự trữ của các ngân hàng thương mại, thực hiện hoạt động thị trường mở (mua bán trái phiếu, chứng khoán của chính phủ).

+ Thị trường tài chính có thể được điều tiết theo luật (căn cứ vào các quy định của nhà nước về hoạt động của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán) và không theo luật (do từng ngành công nghiệp đưa ra theo đặc thù của ngành để tác động).

b. Các công cụ tạo vốn và hỗ trợ vốn cho sản xuất

- Chính sách huy động các nguồn vốn: vốn chủ sở hữu (được huy động từ lợi nhuận để lại và vốn thu hút thêm thông qua phát hành cổ phiếu) và nợ phải trả (được huy động chủ yếu từ hai nguồn là vay các tổ chức tài chính và phát hành trái phiếu doanh nghiệp).

- Để tạo nguồn vốn và giúp đỡ các doanh nghiệp công nghiệp giải quyết các khó khăn về vốn, nhà nước có thể sử dụng các công cụ đầu tư của chính phủ và các chính sách khác như chính sách tín dụng và chính sách thuế ưu đãi.


3.5.3.2. Sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ

Việc sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ nhằm kiểm soát hoạt động và điều tiết thu nhập của doanh nghiệp thông qua các công cụ như:

- Chính sách thuế: hệ thống các loại thế, đối tượng chịu thuế, thuế suất, căn cứ xác định mức thuế, đối tượng hưởng ngoại lệ về thuế.

- Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung cơ bản là quy chế hoạt động của ngân hàng thương mại, chính sách bảo hiểm tín dụng, chính sách lãi suất tín dụng, chính sách tín dụng ưu đãi.

- Tỷ giá hối đoái thể hiện tương quan giữa giá cả đồng tiền nước này với đồng tiền của nước khác trên cơ sở giá trị của chúng. Chính sách tỷ giá gồm 3 loại: tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý (có sự điều tiết của nhà nước).

- Công tác bảo toàn vốn trong doanh nghiệp công nghiệp cần xem xét ở 3 khía cạnh: tài chính, kinh tế và pháp lý. Bảo toàn vốn trong sản xuất kinh doanh công nghiệp phải đảm bảo đánh giá đúng đắn giá trị của tài sản, tạo khả năng phát triển cho doanh nghiệp.


BÀI ĐỌC THÊM

CÁC NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Vốn là đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất ở cả phạm vi doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Các chủ thể công nghiệp cần vốn để đầu tư thành lập mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ hiện có và để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn trong công nghiệp có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau và được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Với các chủ thể kinh tế khác nhau, việc lựa chọn nguồn vốn không giống nhau. Sự lựa chọn đó phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: hình thức sở hữu và loại hình doanh nghiệp; đặc điểm lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh; quy mô đầu tư; các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước…

Theo hình thức sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Các nguồn vốn và phương thức huy động vốn chủ yếu mà doanh nghiệp có thể sử dụng bao gồm:

1. VỐN CHỦ SỞ HỮU

1.1. Vốn góp đầu tư ban đầu và lợi nhuận để lại

Khi thành lập, các doanh nghiệp cần có một lượng vốn ban đầu nhất định. Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của nhà nước. Đối với tư nhân, chủ doanh nghiệp phải có vốn cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đối với các công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu và chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ.

Sau thời gian hoạt động, số vốn ban đầu tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả càng cao thì càng có điều kiện thuận lợi để tăng nguồn vốn nội bộ. Doanh nghiệp có thể dùng một phần lợi nhuận không chia để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ thông qua lợi nhuận để lại là một phương thức tạo nguồn tốt, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài. Nhiều doanh nghiệp chú trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại. Tuy nhiên, chính sách này liên quan đến việc chi trả cổ tức cho cổ đông. Các cổ đông nhận được tiền lãi từ cổ phần ít hơn và thay vào đó vốn cổ phần của họ trong công ty tăng lên. Chính sách tái đầu tư bằng lợi nhuận để lại một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài; mặt khác làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn vì cổ đông nhận được ít cổ tức hơn.

1.2. Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu mới

Muốn tăng vốn, các công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu là nguồn vốn dài hạn quan trọng được huy động thông qua thị trường chứng khoán. Có các loại cổ phiếu sau:


- Cổ phiếu thường: là loại không kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành ra nó, không có mức lãi suất cố định. Lãi được chia gọi là cổ tức và cổ tức cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động và việc phân chia lợi nhuận sau thuế của công ty.

Việc phát hành cổ phiếu phụ thuộc vào sự cho phép của Đại hội cổ đông và các quy định của Ủy ban chứng khoán. Sau khi phát hành, phần lớn cổ phiếu nằm trong tay các nhà đầu tư

- Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu được hưởng những ưu đãi nhất định như được hưởng mức cổ tức cao hoặc cố định hàng năm; hưởng quyền biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu thường….

2. NỢ PHẢI TRẢ

2.1. Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu công ty

Trái phiếu là loại chứng khoán nợ. Người mua trái phiếu là chủ nợ của công ty phát hành. Các công ty phát hành trái phiếu khi muốn vay một khoản vốn để tài trợ cho các nhu cầu có tính chất dài hạn như mua máy móc, thiết bị mới hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh…

2.2. Vốn tín dụng ngân hàng

Vay ngân hàng là nguồn vốn quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp công nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp công nghiệp vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vay ngân hàng có thể vay ngắn hạn hoặc vay dài hạn tùy theo mục đích của doanh nghiệp.

2.3. Nguồn tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là nguồn được hình thành từ việc mua bán chịu, mua bán trả chận hay trả góp. Đối với một số doanh nghiệp, nguồn vốn này chiếm tỷ lệ khá lớn được thể hiện dưới dạng các khoản phải trả.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao phải chuyên môn hóa, đa dạng hóa trong sản xuất kinh doanh? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm?

2. Tại sao phải tập trung hóa sản xuất? Quy mô doanh nghiệp là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô doanh nghiệp.

3. Phân tích ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng tài chính đến quy mô của từng doanh nghiệp.

4. Liên kết kinh tế là gì? Tác dụng của liên kết kinh tế trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh công nghiệp? Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ?

5. Có những cách phân loại sản phẩm công nghiệp nào? Thị trường sản phẩm công nghiệp cần quan tâm đến vấn đề gì?

6. Hãy tìm hiểu về hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội tiêu dùng trong thị trường sản phẩm công nghiệp.

7 Quyết định của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn? Vẽ các sơ đồ trong tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp (doanh nghiệp và thị trường, sơ đồ luân chuyển trên thị trường, sơ đồ các chủ thể tham gia thị trường).

8. Các nguồn lực trong sản xuất bao gồm những nguồn chủ yếu nào? Vẽ đồ thị đường cung, cầu lao động của cá nhân và doanh nghiệp. Tại sao đường cung cá nhân lao động đến một giới hạn nào đó lại có dạng cong sang trái hoặc thẳng đứng?

9. Để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất và nguồn tài chính cho sản xuất, doanh nghiệp công nghiệp cần phải làm gì?

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí