Bảng So Sánh Sự Sửa Đổi Và Bổ Sung Của Bộ Tiêu Chuẩn Iso


- Bộ ISO 19011: 2001: hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường.

Đối với nước ta hiện nay, bộ ISO được coi như là một quy trình công nghệ quản lý mới, giúp cho mỗi tổ chức tạo ra sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng thảo mãn lợi ích của khách hàng. Bộ ISO 9000 có thể được áp dụng cho bất kỳ một loại hình tổ chức nào (doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính sự nghiệp....). Chính vì vậy, mỗi một nước, mỗi ngành phải có sự nhận thức vận dụng cho phù hợp.

* Bộ tiêu chuẩn thứ nhất ISO 9000: 2000 - Cơ sở và từ vựng

Tiêu chuẩn này mô tả cơ sở của hệ thống quản lý chất lượng và xác định các thuật ngữ liên quan.

Thuật ngữ và định nghĩa gồm 10 nhóm: thuật ngữ liên quan đến chất lượng, quản lý, tổ chức, quá trình và sản phẩm, thuật ngữ liên quan đến đặc tính, đến sự phù hợp, hệ thống tài liệu, thuật ngữ liên quan đến xem xét, liên quan đến đánh giá, liên quan đến đảm bảo các quá trình đo lường.

* Bộ tiêu chuẩn thứ 2 ISO 9001: 2000 - Các yêu cầu

Đó là tiêu chuẩn quốc tế mới nhất về hệ thống quản lý chất lượng đã được Tổ chức Tiêu chẩn hóa Quốc tế ISO ban hành vào tháng 12/2000 sau khi sửa đổi các tiêu chuẩn phiên bản 1994.

ISO 9001: 2000 là phương pháp làm việc khoa học, được coi như là một quy trình công nghệ quản lý mới, giúp các tổ chức chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình.

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu đối với hệ thông quản lý chất lượng khi một tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng cá yêu cầu của khách hàng và yêu cầu chế định thích hợp.

Hệ thống quản lý chất lượng gồm các yêu cầu chung, yêu cầu về hệ thống tài liệu, trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý nguồn lực, tạo sản phẩm, đo lường, phân tích và cải tiến.

- Xét trên các mặt cụ thể thì ISO 9001:2000 có các lợi ích cơ bản sau đây:

+ Thúc đẩy cả hệ thống làm việc tốt, đặc biệt giải phóng người lãnh đạo khỏi công việc sự vụ lặp đi lặp lại.

+ Ngăn chặn được nhiều sai sót nhờ mọi người có tinh thần trách nhiệm cao và tự kiểm soát được công việc của chính mình.

+ Tạo điều kiện xác định nhiệm vụ đúng và cách đạt được kết quả đúng.

+ Lập văn bản các hoạt động một cách rò ràng, từ đó làm cơ sở đển giáo dục, đào tạo nhân lực và cải tiến công việc có hệ thống.

+ Cung cấp cách nhận biết, giải quyết các sai sót và ngăn ngừa chúng tái diễn.

+ Cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm (dịch vụ) của tổ chức và mọi hoạt động đều đã được kiểm soát.


+ Cung cấp dữ liệu phục vụ cho hoạt động cải tiến.

* Bộ tiêu chuẩn thứ ba ISO 9004: 2000 - Hướng dẫn cải tiến

Đưa ra hướng dẫn mở rộng hơn so với ISO 9001 và do đó kết quả xem xét tiềm năng cải tiến hoạt động của một tổ chức. Trong tâm của tiêu chuẩn này là đạt được sự cải tiến thường xuyên. Tiêu chuẩn này không dùng cho mục đích chứng nhận, không dùng trong chế định hay cho hợp đồng.

* Bộ tiêu chuẩn thứ 4 ISO 19011: 2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường.

Đề cập đến việc đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về chương trình đánh giá, việc thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ hoặc đánh giá chứng nhận, và thông tin về yêu cầu năng lực đối với chuyên gia đánh giá. ISO 19011 đưa ra thông tin tổng quan về việc một chương trình đánh giá sẽ được triển khai ra sao, và các cuộc đánh giá hệ thống quản lý sẽ diễn ra như thế nào. Các cuộc đánh giá có hiệu quả sẽ đảm bảo rằng một hệ thống quản lý chất lượng/ môi trường đang được thực hiện sẽ phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001/ ISO 14001.

c. Tiêu chuẩn ISO 9001:2008

Tính đến nay, ISO 9000 đã trải qua 4 lần công bố, bổ sung và thay thế là vào các năm 1987, 1994, 2000 và gần đây nhất là ngày 14/11/2008. Trong đó, ISO 9001: 2000

đã thay thế cho bộ 3 tiêu chuẩn ISO 9001, 9002 và 9003 (năm 1994). ISO 9001: 2000 có tiêu đề là Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu, không gọi là Hệ thống đảm bảo chất lượng như lần ban hành thứ nhất và thứ hai. Tiêu chuẩn ISO 9004: 2000 cũng đồng thời được ban hành trên cơ sở soát xét lại tiêu chuẩn ISO 9004:1994. ISO 9004: 2000 được sử dụng cùng với ISO 9001: 2000 như là 1 cặp thống nhất các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9004: 2000 đưa ra các chỉ dẫn về đối tượng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ở một phạm vi rộng hơn.


Phiên bản

năm 1994

Phiên bản

năm 2000

Phiên bản

năm 2008


Tên tiêu chuẩn

ISO 9000:1994

ISO 9000: 2000

ISO 9000: 2005

Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) – Cơ sở & từ vựng

ISO 9001: 1994

ISO 9001: 2000

(bao gồm ISO 9001/ 9002/ 9003)


ISO 9001: 2008


HTQLCL – Các yêu cầu

ISO 9002: 1994

ISO 9003: 1994

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 20


Phiên bản

năm 1994

Phiên bản

năm 2000

Phiên bản

năm 2008


Tên tiêu chuẩn

ISO 9004: 1994

ISO 9004: 2000

Chưa có thay đổi

HTQLCL - Hướng dẫn cải tiến

ISO 10011: 1990/1

ISO 19011: 2002

Chưa có thay đổi

Hướng dẫn đánh giá HTQLCL/ Môi trường

Bảng 4.3. Bảng so sánh sự sửa đổi và bổ sung của bộ tiêu chuẩn ISO

Mặc dù việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001 là không bắt buộc nhưng ước tính đến nay đã có hơn một triệu chứng chỉ ISO 9001 đã được cấp cho các tổ chức thuộc các lĩnh vực tư nhân hoặc nhà nước cho sản xuất và dịch vụ (kể cả giáo dục đào tạo) tại khoảng 175 quốc gia và nền kinh tế.

Những nét mới của Tiêu chuẩn ISO 9001:2008

Trên cơ sở những tiến bộ về quản lý chất lượng, những kinh nghiệm đã đạt được, Tiêu chuẩn ISO 9001:2008, (Quality management system - Requirements - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu), là bản hiệu đính toàn diện nhất bao gồm việc đưa ra các yêu cầu mới và tập trung vào khách hàng. (Tiêu chuẩn ISO 9004: 2000, Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến, cũng đang được hiệu đính).

So với phiên bản năm 2000, ISO 9001:2008 có sự tinh chỉnh, gạn lọc hơn là thay đổi toàn diện. Nó không đưa ra các yêu cầu mới nào, vẫn giữ nguyên các đề mục, phạm vi và cấu trúc của tiêu chuẩn. Nó vẫn thừa nhận và duy trì 8 nguyên tắc ban đầu của ISO.

ISO 9001:2008 chủ yếu là làm sáng tỏ các yêu cầu đã nêu trong ISO 9001:2000 nhằm khắc phục những khó khăn trong việc diễn giải, áp dụng và đánh giá. Nó cũng có một số thay đổi hướng vào việc cải tiến nhằm tăng cường tính tương thích (nhất quán) với tiêu chuẩn ISO 14001:2004 về hệ thống quản lý môi trường. Những điểm tiến bộ mới của phiên bản 2008 là:

- Nhấn mạnh sự phù hợp của sản phẩm;

- Cải thiện tính tương thích với các tiêu chuẩn khác;

- Làm rò hơn các quá trình bên ngoài;

- Diễn đạt rò hơn các yêu cầu: 6.4 Môi trường làm việc; 8.2.1 Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng;

- Bổ sung tầm quan trọng của rủi ro;

- Quy định chính xác hơn các yều cầu: Tầm quan trọng của rủi ro; 5.5.2. Đại diện lãnh đạo; 6.2.2. Hiệu lực của các năng lực đã đạt được; 8.5.2. Hiệu lực của các hành động khắc phục; 8.5.3. Hiệu lực của các hành động phòng ngừa.


Theo thông báo chung của ISO và Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), tiêu chuẩn mới không yêu cầu các tổ chức đã áp dụng ISO 9001:2000 phải có nhiều điều chỉnh cho HTQLCL đã được xây dựng để có thể phù hợp với các yêu cầu trong ISO 9001:2008. Việc chuyển đổi theo tiêu chuẩn mới cũng là một cơ hội tốt cho các tổ chức nhìn nhận lại thực trạng áp dụng các yêu cầu của ISO 9001:2000, từ đó thực hiện các hoạt động cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của HTQLCL. Các tổ chức đã áp dụng HTQLCL theo ISO 9001:2000 có hai tiếp cận để lựa chọn cho chuyển đổi chứng nhận: Tuân thủ hay cải tiến hiệu quả. Thời hạn để các tổ chức chuyển đổi từ ISO 9001:2000 sang ISO 9001:2008 tối đa là 24 tháng (đến ngày 14/11/2010).

Tuân thủ nghĩa là thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của ISO 9001:2008. Cách tiếp cận này phù hợp với các tổ chức đã hoàn toàn thỏa mãn với hiệu quả của việc áp dụng HTQLCL hiện tại, hoặc với các tổ chức mới chỉ quan tâm đến việc được chứng nhận mà chưa thực sự coi trọng các giá trị về quản lý và cải tiến chất lượng mà HTQLCL có thể mang lại.

Áp dụng ISO 9001:2008 theo cách tiếp cận cải tiến hiệu quả thích hợp với các tổ chức mà hiệu quả của HTQLCL còn thấp. Trong trường hợp này, chuyển đổi theo ISO 9001:2008 không chỉ là để tuân thủ mà còn quan trọng hơn là áp dụng HTQLCL một cách thực chất, trên cơ sở thực hiện tốt yêu cầu về cải tiến và nâng cao hiệu quả. Quá trình này đòi hỏi tổ chức phải thực hiện tốt nhiều việc hơn so với cách tiếp cận tuân thủ.

Việc lựa chọn tiếp cận thứ nhất hay tiếp cận thứ hai cho dự án chuyển đổi HTQLCL theo ISO 9001:2008 là quyết định của mỗi tổ chức, phụ thuộc vào tình trạng của hoạt động quản lý chất lượng, nhu cầu nội bộ và mong muốn của lãnh đạo tổ chức.

4.3.2 Các bước tiến hành xây dựng hệ thống chất lượng ISO - 9000

Quy trình xây dựng hệ thống chất lượng theo ISO – 9000 được mô tả trong sơ đồ 4.1.

Quy trình này thể hiện toàn bộ quá trình xây dựng hệ thống chất lượng theo ISO

– 9000 trong doanh nghiệp kể từ khi cam kết áp dụng, thực hiện đến khi đạt được kết quả và có giấy chứng nhận.



HÀNH ĐỘNG

ĐẦU RA


Cam kết áp dụng ISO-9000


Thành lập Ban lãnh đạo

Bổ nhiệm Điều phối viên


Cam kết của nhân viên

Viết chính sách chất lượng

Chính sách chất lượng


Xác định trách nhiệm

Mô tả công việc

Sơ đồ tổ chức

Mô tả các quá trình sai lỗi


Đào tạo chuyên gia đánh giá

Đánh giá hệ thống chất lượng

Báo cáo đánh giá


Duy trì hệ thống chất lượng

Đăng ký

Chứng nhận ISO - 9000


Công bố kết quả

Viết sổ tay chất lượng, thủ tục, hướng dẫn công việc

Sổ tay chất lượng

Các thủ tục hướng dẫn công việc

Thực hiện hệ thống chất lượng

Yêu cầu và đào tạo nhân viên

Nhân viên đáp ứng các thủ tục mới

Sơ đồ 4.1 : Quy trình xây dựng hệ thống chất lượng theo ISO - 9000


4.3.3. Những điều kiện để áp dụng thành công ISO 9000

- Lãnh đạo doanh nghiệp: cần phải có cam kết trong việc thực hiện chính sách chất lượng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000.

- Sự quan tâm của nhân viên: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong công ty đối với ISO 9000 giữ vai trò quyết định.

- Công nghệ hỗ trợ: Trình độ công nghệ thiết bị không đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng ISO 9000 vì hệ thống ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp có công nghệ thiết bị hiện đại hơn (thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin,…) thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tất 1 cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Với doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì khối lượng công việc phải thực hiện trong quá trình áp dụng càng nhiều.

- Chú trọng cải tiến liên tục: các hành động cải tiến, những hoạt động đổi mới đều mang lại lợi ích thiết thực và cần phải được thực hiện thường xuyên.

- Sử dụng chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm: đây không phải là điều kiện bắt buộc nhưng đóng vai trò quan trọng trong tiến độ và mức độ thành công của việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại các doanh nghiệp.

4.3.4. Các bước áp dụng ISO 9000 tại doanh nghiệp

4.3.4.1. Các tổ chức muốn xây dựng và áp dụng thành công hệ thống chất lượng theo ISO 9000 cần tuân theo các bước sau đây:

Bước 1: Phân tích tình hình và hoạch định phương án

- Lãnh đạo phải xác định rò vai trò của chất lượng và cam kết xây dựng và thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng cho tổ chức mình.

- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng.

- Phổ biến, nâng cao nhận thức về ISO 9000 và tiến hành đào tạo cho các thành viên trong Ban chỉ đạo.

- Quyết định phạm vi áp dụng Hệ thống.

- Khảo sát Hệ thống kiểm soát chất lượng hiện có; thu thập các chủ trương, chính sách hiện có về chất lượng và các thủ tục hiện hành.

- Lập kế hoạch xây dựng và thực hiện Hệ thống chất lượng theo ISO 9000 và phân công trách nhiệm.

Bước 2: Xây dựng Hệ thống chất lượng.

- Đào tạo cho từng cấp về ISO 9000 và cách xây dựng các văn bản.

- Viết chính sách và mục tiêu chất lượng dựa trên yêu cầu của ISO 9000 và mục tiêu hoạt động của tổ chức.


- Viết các thủ tục và chỉ dẫn công việc theo ISO 9000.

- Viết sổ tay chất lượng.

- Công bố chính sách chất lượng và quyết định của tổ chức về việc thực hiện các yếu tố của Hệ thống quản lý chất lượng. Có thể áp dụng thí điểm rồi sau đó mới mở rộng.

- Thử nghiệm hệ thống mới trong một thời gian nhất định.

Bước 3: Hoàn chỉnh.

- Tổ chức đánh giá nội bộ để khẳng định sự phù hợp và hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng.

- Đề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục sai sót.

- Mời một tổ chức bên ngoài đến đánh giá sơ bộ.

- Đề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục sai sót để hoàn chỉnh Hệ thống chất lượng.

Bước 4: Xin chứng nhận.

- Hoàn chỉnh các hồ sơ và xin chứng nhận của 1 tổ chức chứng nhận ISO 9000.

4.3.4.2. Việc áp dụng ISO 9000 đối với 1 doanh nghiệp sẽ tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn vá xác định phạm vi áp dụng: Lãnh đạo cần thấu hiểu ý nghĩa của ISO 9000 trong việc phát triển tổ chức, định hướng các hoạt động, xác định các mục tiêu và điều kiện áp dụng cụ thể.

- Bước 2: Lập ban dự án ISO 9000: Việc áp dụng ISO 9000 là 1 dự án lớn, vì vậy cần có 1 ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng.

- Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp so với các yêu cầu của tiêu chuẩn: Cần rà soát các các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào không áp dụng và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong doanh nghiệp. Việc đánh giá này làm cơ sở để xác định những hoạt động cần thay đổi hay phải bổ sung để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết.

- Bước 4: Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống chất lượng: Hệ thống tài liệu phải được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, các yêu cầu điều hành của doanh nghiệp bao gồm: Sổ tay chất lượng; các quy trình và thủ tục liên quan; các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết.

- Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng: theo các bước:

+ Phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng, đủ về ISO 9000.

+ Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫng đã xây dựng.

+ Xác định rò trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng quá trình, quy trình cụ thể.

- Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận: bao gồm:


+ Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp của hệ thống và tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.

+ Đánh giá chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sự sẵn sàng của hệ thống chất lượng cho việc đánh giá chứng nhận. Hoạt động này thường do tổ chức Chứng nhận thự hiện.

- Bước 7: Đánh giá chứng nhận: do tổ chức Chứng nhận tiến hành để đánh giá tính phù hợp của hệ thống theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001 và cấp chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn.

- Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận: Sau khi khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, DOANH NGHIệP cần tiếp tục duy trì và cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không ngừng cải tiến hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nên sử dụng tiêu chuẩn ISO 9004 để cải tiến hệ thống chất lượng của mình.

4.3.5. Những khó khăn khi doanh nghiệp tự xây dựng quản lý chất lượng

Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện và áp dụng ISO 9000, tuy nhiên điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp một số khó khăn sau đây:

- Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia các lớp tập huấn về ISO 9000 do các tổ chức chuyên môn tiến hành.

- Không khách quan khi đánh giá thực trạng của mình và so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra.

- Mất nhiều thời gian trong việc mày mò tìm Hướng đi và tiến hành các bước thực hiện, áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000.

- Việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sau chứng nhận gần như không được thực hiện có hiệu quả.

Chính vì vậy, một tổ chức hỗ trợ có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ giúp các tổ chức rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến hành những hoạt động kém hiệu quả.

4.4. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN

4.4.1 Đặc điểm, nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

4.4.1.1. Giới thiệu về TQM

Hệ thống TQM là một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, người ta đúc kết thành một kỹ thuật hướng dẫn cách thức làm sao để cải tiến trong công việc hàng ngày và cả trong việc thực hiện kế hoạch trung và dài hạn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022