Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và khả năng áp dụng tại Việt Nam - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------


Đề tài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhật 1



Đề tài:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và khả năng áp dụng ở Việt Nam


Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp : Anh 4

Khóa 44

Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Lan


Hà Nội - 11/2009

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là sự tổng hòa của các quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo.

Một quốc gia muốn tồn tại cần phải giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng và có những thay đổi, thích nghi để những nét văn hóa ấy luôn bắt kịp và trở thành động lực cho sự phát triển. Một gia đình muốn trở thành một tế bào có ích cho xã hội, cũng cần phải có những thói quen được quy định thành gia phong để mỗi nếp nhà luôn giữ được sự đầm ấm, yên vui – chính là nền tảng cơ bản để các cá nhân phát triển. Mỗi doanh nghiệp cũng như vậy, muốn có một sự nghiệp bền vững lâu dài thì doanh nghiệp cần có những giá trị văn hóa đặc thù, được chia sẻ rộng rãi giữa các thành viên trong doanh nghiệp, là kim chỉ nam để mỗi thành viên phấn đấu, vươn lên, cùng nhau gặt hái nhiều thành công cho doanh nghiệp.

Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, tham gia nhiều vào các hiệp hội, các sân chơi chung, những điều này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ là thời cơ mà còn là rất nhiều thách thức – thách thức để giữ vững tên tuổi của doanh nghiệp trên bản đồ kinh tế nước nhà. Các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được rằng để doanh nghiệp phát triển không phải chỉ cần đơn thuần là quan tâm đến lợi nhuận thể hiện qua các kết quả kinh doanh mà quan trọng hơn là làm sao để các sản phẩm của doanh mang đậm dấu ấn bản sắc của doanh nghiệp, làm sao để doanh nghiệp có được đội ngũ nhân viên phát triển một cách toàn diện, để tinh thần doanh nghiệp, quan điểm giá trị doanh nghiệp được ghi nhận và đánh giá cao và do đó VHDN được coi là phương thức để doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiệu quả. Vì những lẽ đó, hơn lúc nào hết trong giai đoạn hiện nay vấn đề xây dựng VHDN đang được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng nghiên cứu và phát triển.

VHDN Việt Nam muốn xây dựng thì trước hết cần dựa trên nền tảng các giá

trị văn hóa truyền thống dân tộc, trong quá trình phát triển phải không ngừng tự hoàn thiện để phù hợp với môi trường kinh doanh, đồng thời có sự học hỏi những nét hay, nét đẹp, có thể ứng dụng của VHDN các nước khác.

Nhật Bản là một quốc gia của châu Á, có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về văn hóa, tuy không phải là quốc gia khởi xướng xây dựng VHDN nhưng lại là quốc gia được coi có VHDN khá đặc trưng và rất đáng để học tập. Hơn nữa, Nhật Bản và Việt Nam đã có sự giao lưu thương mại từ rất lâu trong lịch sử , hơn 35 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và tới nay Nhật Bản vẫn là quốc gia đứng đầu trong việc đầu tư vào Việt Nam. Những điều này đã tạo ra một môi trường rất thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét, tham khảo những kinh nghiệm xây dựng VHDN của Nhật Bản và từ đó ứng dụng vào thực tiễn xây dựng VHDN của Việt Nam.

Vì lẽ đó mà em quyết định chọn đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và khả năng áp dụng ở Việt Nam” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan tới Văn hoá doanh nghiệp, phân tích về văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản, thực trạng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam từ đó rút ra kinh nghiệm và các giải pháp điều chỉnh để ứng dụng văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản vào các doanh nghiệp Việt Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu

VHDN Nhật Bản triển vọng áp dụng VHDN Nhật Bản ở Việt Nam, nghiên cứu điển hình Công ty cổ phần phần mềm FPT (FSOFT).

4. Phạm vi nghiên cứu

VHDN Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay.


5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn, đánh giá.

Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, kết hợp lý thuyết và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.


6.Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương I: Lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp

Chương II: Kinh nghiệm xây dựng VHDN Nhật Bản và khả năng áp dụng ở Việt Nam

Chương III: Giải pháp nâng cao tính tích cực của VHDN Nhật Bản và áp dụng ở Việt Nam

Để khóa luận được hoàn thành như ngày hôm nay, em xin được cảm ơn các thầy cô giáo, những người đã cung cấp cho em kiến thức nền tảng về các vấn đề kinh tế - xã hội. Em xin được cảm ơn thầy giáo ThS. Ngô Quý Nhâm, người đã gợi mở và giúp em tiếp cận sâu hơn với môn học VHDN. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Đặng Thị Lan, người đã tận tình hướng dẫn cho em từ những kiến thức cơ bản nhất, mở ra cho em hướng nghiên cứu và đã chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện.

Về phía Tập đoàn FPT, em xin cảm ơn anh Bùi Trần Hiếu – Giảng viên Đại học FPT, anh Phan Xuân Bảo phụ trách QA (Quality Assuarance) và chị Nguyễn Thị Hà Tuyên là Communicator của Công ty FPT Nhật Bản (FJP) đã giúp em hiểu rõ hơn về các hoạt động chính, những văn hóa của FPT, FSOFT.


Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2009 Sinh viên


Nguyễn Thị Thu Huyền, A4 - QTKD - K44

CHƯƠNG I‌‌

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


1. Văn hóa

Từ ngàn đời nay văn hóa luôn là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của mọi cộng đồng, mọi dân tộc, từ khi con người chưa nhận thức được về văn hóa. Văn hóa chính là các hoạt động mang tính chất tinh thần, là lễ nghi, phép tắc, là các hình thức nghệ thuật hay đơn giản hơn chính là lối sống mang nét đặc trưng riêng.

Ngược dòng lịch sử, ở phương Tây, từ văn hoá xuất hiện sớm trong đời sống ngôn ngữ. Culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur (tiếng Đức)... đều xuất xứ từ chữ Latinh cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, ...mang ý nghĩa sự vun trồng. Về sau này từ cultus không chỉ mang một ý nghĩa như vậy mà được mở ra, sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xã hội để nói về sự giáo dục, đào tạo và phát triển những khả năng của con người. Ở Trung Quốc, trong tiếng Hán cổ, văn hóa bao hàm ý nghĩa của chữ văn là vẻ đẹp của tri thức, sự thông tuệ có được khi con người biết tu dưỡng và cách thức cai trị đúng đắn của giai cấp cầm quyền. Chữ hóa trong từ văn hóa là đem văn để cảm hóa, giáo dục, hiện thực hóa trong thực tiễn đời sống. Tuy có mặt sớm trong đời sống ngôn ngữ ở cả phương Tây và phương Đông, nhưng phải đến thế kỷ XVIII, từ văn hoá mới được đưa vào khoa học, sử dụng như một thuật ngữ. Năm 1774, từ này mới được xuất hiện trong thư tịch và ghi vào từ điển năm 1783 ở Đức. Năm 1871, E.B.Tylor công bố công trình Văn hoá nguyên thuỷ ở Luân Đôn, chính thức xác lập ngành khoa học về văn hoá mới. E.B.Tylor đã đưa ra một khái niệm cho tới nay vẫn được chấp nhận rộng rãi: “Văn hoá là một phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và mọi khả năng, thói quen mà con người với tư cách là thành viên xã hội đạt

được”1 .



1 PGS. TS. Dương Thị Liễu, NCS. Nguyễn Vân Hà (2008): Hội nhập và văn hóa kinh doanh Việt Nam, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, tr.2.

Từ đấy, khái niệm văn hoá được nhiều người đề cập đến trong các công trình khoa học trước hết là ở các quốc gia phương Tây và nhanh chóng phổ biến ở cả các nước phương Đông. Tới năm 1994, theo PGS. Phan Ngọc: "Một nhà dân tộc học Mỹ đã dẫn ngót bốn trăm định nghĩa về văn hoá khác nhau” 2.

Theo Edouard Herriot, nhà văn, nhà khoa học và chính khách , viện sĩ Viện hàm lâm Pháp đã có câu nói nổi tiếng định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là cái còn lại khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả” 3. Như vậy văn hoá là một bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia không ai có thể dễ dàng quên được.

Các nhà nghiên cứu về văn hóa ở Việt Nam cũng có sự tìm hiểm và đưa ra những nhận định về vấn đề này, ngày nay văn hóa học đã trở thành một bộ môn dành được nhiều sự quan tâm. Một khái niệm tiêu biểu phải kể đến là kh do Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm đưa ra: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” 4.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rõ điều này trong định nghĩa văn hóa của mình: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày và mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn

hóa”5 .

Từ những khái niệm trên ta có thể thấy những điều kiện cần và đủ để có thể phân biệt khái niệm văn hoá với những khái niệm, hiện tượng khác đó là bốn đặc



2 Phan Ngọc (1994): Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr. 19.

3 PSG. TS. Dương Thị Liễu (Chủ biên) (2008): Bài giảng văn hóa kinh doanh, NXB Đại học kinh

tế quốc dân, Hà Nội, tr.9.

4 Trần Ngọc Thêm (2000): Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

5 Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t. 3, tr. 431.

trưng: Tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử. Chính những đặc trưng này giúp ta xác định một cách chính xác và đầy đủ về khái niệm văn hóa (Xem hình 1.1).

Hình 1.1: Mô hình xác định khái niệm văn hóa [6]


Khái quát lên chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa Văn hoá là một hệ 2

Khái quát lên chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.[6]

2. Văn hóa kinh doanh

Nếu văn hoá là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, thì Văn hoá kinh doanh (business culture) lại chính là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về Văn hóa kinh doanh (VHKD), chủ yếu tập trung hai xu hướng:

Xu hướng thứ nhất, coi chủ thể của VHKD chính là các doanh nghiệp, do đó VHKD là văn hoá doanh nghiệp.

Xu hướng thứ hai, đang ngày càng phổ biến hơn khi coi kinh doanh là hoạt

động có liên quan đến mọi thành viên trong xã hội, nên VHKD là một phạm trù ở tầm cỡ quốc gia, còn văn hoá doanh nghiệp chỉ là một thành phần trong VHKD. VHKD là sự tổng hợp, dung hòa của các yếu tố: văn hóa thương trường, văn hóa doanh nhân và VHDN. Ba mặt trên được xem là ba bộ phận hợp thành một nền VHKD theo nghĩa toàn vẹn, trong đó VHDN là đầu mối trung tâm tập hợp mọi quan hệ và có thể tích hợp và phát huy những giá trị.

Trong khuôn khổ bài khóa luận này, xin được hiểu VHKD theo cách hiểu thứ hai. Khái quát lại chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: " VHKD là sự thể hiện phong cách kinh doanh của một dân tộc. Nó bao gồm các nhân tố rút ra từ văn hoá dân tộc, được các thành viên trong xã hội vận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình và cả những giá trị, triết lý... mà các thành viên này tạo ra trong quá trình kinh doanh".

3. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp (corporate culture) được coi là một dạng văn hoá tổ chức (organizational culture) được bắt đầu nghiên cứu về một cách cụ thể hơn, trở thành là khuynh hướng trên thế giới những năm 1980 xuất phát từ việc các doanh nghiệp phương Tây nhận ra yêu cầu phải thay đổi cách tiếp cận về các doanh nghiệp. Từ chỗ họ quá dựa vào các cơ cấu phức tạp, chi tiết và cơ chế kế hoạch quá cứng nhắc khiến họ phải chấp nhận sự suy giảm về kinh tế, để chuyển sang cách tiếp cận VHDN với cách nhìn không máy móc và giàu trí tưởng tượng hơn để hiểu doanh nghiệp hoạt động như thế nào.

Schwatz và Davis đưa ra quan điểm: ”Văn hoá là một hình thức của các tín ngưỡng và tham vọng của các thành viên trong một tổ chức. Những tín ngưỡng và tham vọng này tạo nên một quy tắc chung ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành các hành vi cá nhân và nhóm người trong tổ chức”.[25]

Theo Gold K.A. thì: “Văn hóa thể hiện trình độ về tính chất đặc biệt trong nhận thức của một tổ chức – có nghĩa là chúng chứa đựng những phẩm chất đặc thù có thể sử dụng để phân biệt với các tổ chức khác về một phương diện”.[27]

Nhà xã hội học người Mỹ E.N.Schein đưa ra định nghĩa VHDN như sau:

"Văn hóa tổ chức là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022