Giá Trị Trung Bình Của Các Biến Thông Tin Và Truyền Thông


Các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến hệ số bảo toàn vốn đảm bảo lợi nhuận mà chưa quan tâm đến giảm đòn bẩy tài chính về ngưỡng an toàn.

- Kiểm soát các rủi ro hoạt động

+ Kiểm soát rủi ro mua sắm, lựa chọn công nghệ sản xuất:

Trước khi khai thác than cần thiết phải thăm dò trữ lượng và chất lượng của mỏ. Quá trình thăm dò hao tổn nhiều thời gian và chi phí nên nếu kết quả thăm dò cho thấy điều kiện khai thác không thuận lợi (mỏ nằm quá sâu), trữ lượng mỏ nhỏ... khiến cho việc khai thác không thể thực hiện được đồng nghĩa với chi phí chìm sẽ là rất lớn. Chính vì vậy để xác định trữ lượng và biện pháp khai thác phù hợp thì Tập đoàn cùng Bộ chủ quản đã xây dựng Hội đồng thẩm định nhằm kiểm soát, đánh giá hiệu quả của dự án, cũng như tính khả thi, chính xác của trữ lượng thăm dò.

Tài sản cố định và vật tư, thiết bị tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than là những tài sản có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Hoạt động mua sắm, sửa chữa tại các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên với tần suất và giá trị lớn. Thực tế, tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than mua sắm tài sản đã thực hiện mua sắm qua hình thức đấu thầu và công khai trên mạng đấu thầu quốc gia. Tuy nhiên, thông qua kết quả các cuộc thanh tra, kiểm toán thì vẫn còn một số tồn tại tình trạng giảm thầu thấp có những gói thầu giá trúng thầu bằng với giá chào thầu. Điều này làm cho tỷ lệ tiết kiệm vốn đầu tư thấp. Bên cạnh đó, các gương mặt thân quen trúng nhiều gói thầu diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp. [64]

+ Kiểm soát rủi ro thị trường: Điều kiện thăm dò, khai thác ngày một khó khăn nên trong những năm gần đây Tập đoàn, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã đẩy mạnh chính sách hợp tác với nước có trình độ khai thác kỹ thuật cao là Nhật Bản. Quá trình hợp tác góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ khai thác trong nước và các nước phát


triển. Song song với việc triển khai dự án cùng đối tác (năm 2018 có 7 dự án hợp tác), các công ty còn cử các tu nghiệp sinh sang Nhật Bản để nâng cao kỹ thuật khai thác, cải thiện an toàn lao động (năm 2018 có 1.797 tu nghiệp sinh, năm 2019 có 60 cán bộ được cử đi). Trong quá trình hợp tác thì phía Nhật Bản vừa là đối tác vừa là đơn vị kiểm soát về mặt kỹ thuật, con người, quy trình vận hành... để chỉ ra những điểm yếu của đơn vị và hướng khắc phục. Hướng đi hợp tác với các nước phát triển tạo ra hoạt động kiểm soát độc lập, khách quan góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các công ty CP khai thác và chế biến than. Bên cạnh đó, để giảm thiểu tác động giá từ giá than nhập khẩu trong hoạt động mua bán than nội bộ các DN xây dựng giá bán than dựa trên giá thành và lợi nhuận định mức.

- Kiểm soát các rủi ro tuân thủ

+ Kiểm soát an toàn lao động:

Khảo sát thực tế tại 8 công ty CP khai thác và chế biến than đều thành lập phòng an toàn với chức năng tham mưu, giúp việc cho GĐ trong giám sát, chỉ đạo công tác an toàn, bảo hộ lao động. Công tác an toàn muốn được đảm bảo thì trước tiên cần đảm bảo quản lý kỹ thuật sản xuất một cách chặt chẽ. Kiểm soát chặt công tác lập, duyệt thiết kế kỹ thuật, biện pháp thi công nhằm đảm bảo bám sát hiện trạng công trường. Các biện pháp kỹ thuật thi công phải được kèm theo các biện pháp an toàn và được quán triệt với người lao động trước khi triển khai công việc. Trong các ca sản xuất phải thục hiện ghi chép đầy đủ các thông tin trong nhật lệnh sản xuất, ca lệnh sản xuất, sổ bàn giao ca.

Hàng năm, các công ty tiến hành phát động tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của Tập đoàn nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động.

Mưa bão hàng năm có tác động lớn đến hoạt động khai thác và an toàn mỏ nên các công ty luôn chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống mưa bão,


thi công hệ thống mương thoát nước, nạo vét các tuyến mương, hố lắng, đồng thời bố trí các bơm dự phòng đảm bảo an toàn khi mưa lớn xảy ra.

+ Kiểm soát ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm môi trường là thách thức lớn với các công ty CP khai thác và chế biến than do hoạt động khai thác ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh một cách thường xuyên. Để đảm bảo giảm thiếu tối đa ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp đã xây dựng các chính sách khác nhau, quy mô khác nhau tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Các hoạt động kiểm soát được xây dựng dựa trên các yếu tố tác động đến môi trường. Cụ thể, đối với các bãi thải, các công ty tiến hành thiết kế và xây dựng theo quy định, tiêu chuẩn. Ngoài ra, các công ty còn thực hiện thiết lập hàng rào cây xanh đối với các khu vực khai thác, bãi thải dừng hoạt động nhằm hạn chế sụt lún và phát tán bụi. Tính đến hết quý III/2021, công ty CP than Cao Sơn đã trồng 220ha cây xanh tại các bãi thải đã kết thúc đổ thải. Đối với nước thải khu vực khai thác và chế biến, các công ty đã tập trung xây dựng hệ thống xử lý nước thải, cải tạo hệ thống đường nội bộ, hệ thống thoát nước, tổ chức thu gom nước bề mặt, làm hố lắng. Để hạn chế lượng bụi phát tán, các công ty triển khai tổ chức che bạt kho than, đầu tư hệ thống phun sương dập bụi cao áp. Mặc dù công tác kiểm soát môi trường đã được xây dựng theo từng dạng ô nhiễm tuy nhiên 52,1% các cá nhân được khảo sát cho rằng hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Rào cản lớn nhất ở đây, được các cá nhân xác định xuất phát từ vốn đầu tư cho các hệ thống xử lý ô nhiễm do chiếm một khoản đầu tư lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp.

Thứ hai, sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát

Kết quả tại Bảng 2.14 cho thấy giá trị trung bình của biến kiểm soát xây dựng hoạt động kiểm soát đạt 3.41. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong kiểm soát hoạt động khai thác, chế biến được ứng dụng rộng rãi trong các


công ty cổ phần khai thác và chế biến than. Để thuận tiện cho cán bộ quản lý kiểm tra trong quá trình khai thác mà không phải trực tiếp vào lò thì các doanh nghiệp đã đưa công nghệ thông tin liên lạc vào trong hầm lò, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành chính xác trong kỹ thuật đào lò, giảm chi phí sản xuất, đạt năng suất cao, phát hiện kịp thời những nguy cơ, tiềm ẩn mất an toàn để triệt tiêu và có phương án phòng ngừa tai nạn lao động.

Bên cạnh hoạt động sản xuất, thì công tác quản lý, hoạt động hành chính cũng được các doanh nghiệp quan tâm phát triển các ứng dụng CNTT để kiểm soát công việc. Theo khảo sát thực tế hiện nay tất cả các doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT trong xử lý quản lý văn bản, giấy tờ tài liệu. Phần mềm Protal được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Hệ thống phần mềm này có chức năng chính là xử lý công văn đến, đi, giao nhiệm vụ, nhắc việc cho những người có liên quan. Đây là hệ thống quản lý trực tiếp giúp các thành viên công ty có thể đăng nhập ở bất cứ đâu chỉ cần có internet. Việc ứng dụng phần mềm này góp phần xử lý công việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí đáp ứng được yêu cầu nắm bắt, xử lý công việc, giao việc ngay tại công trường sản xuất khi không ở văn phòng... Đặc biệt giúp các nhà quản lý kiểm soát khối lượng công việc phát sinh một cách dễ dàng và hiệu quả. Ngoài ra, các công ty còn sử dụng phần mềm để theo dõi và xử lý riêng các mảng công việc như: Kế toán, Vật tư, Đảng ủy, Công đoàn, Y tế… Tuy nhiên, đa số các cá nhân khảo sát (69,2%) cho rằng các phần mềm có tính chất rời rạc và chưa có sự gắn kết với nhau để hình thành hệ thống ERP (quản trị nguồn lực doanh nghiệp). Do nguồn lực của các doanh nghiệp còn hạn chế và để đảm bảo hệ thống được triển khai một cách đồng bộ thống nhất giữa các doanh nghiệp thì kế hoạch xây dựng, triển khai hệ thống ERP do Tập đoàn trực tiếp thực hiện. Tại một số doanh nghiệp đã triển khai một số phân hệ cơ bản của hệ thống ERP - hệ thống quản lý đa chức năng, đa phòng ban để thu


thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh, bao gồm lập kế hoạch về sản phẩm, chi phí, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, tiếp thị và bán hàng, giao hàng và thanh toán... để phục vụ quản trị và kiểm soát. Những phần mềm đang triển khai tại các doanh nghiệp là những phân hệ riêng lẻ mà chưa hình thành một phần mềm hoạch định chiến lược tổng thể, chứa đựng đầy đủ thông tin của các bộ phận, các hoạt động đảm bảo quá trình theo dõi, giám sát thông suốt và có hệ thống.

Hiện nay, khi tỷ trọng khai thác hầm lò ngày càng tăng, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã và đang tập trung đầu tư, phát triển mạnh cơ giới hoá trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa kịp thời đổi mới, máy móc chưa hết khấu hao nên hoạt động cơ giới hoá vẫn sử dụng những máy móc với công nghệ cũ chưa được ứng dụng cơ giới hoá gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin. Quá trình cơ giới hoá trong giai đoạn đổi mới hiện nay cần thiết phải gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin để tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát. Ví dụ, trong năm 2018, Công ty CP than Cao Sơn tiên phong đầu tư hơn 30 tỷ đồng nhập khẩu một máy khoan xoay cầu thủy lực CAT MD6250 (công nghệ Mỹ) phục vụ khoan nổ mìn khai thác than thay thế máy khoan của Liên Xô trước từ năm 1980. Đây là thiết bị có thể kết nối dữ liệu, cập nhật phần mềm theo dõi thông số giờ khoan, nhiên liệu, di chuyển linh động các diện sản xuất dưới moong sâu, khoan sâu nhất đạt 54 m (máy khoan CBW-250 sâu nhất 32 m) [65]. Việc kết hợp cơ giới hoá gắn liền với các phần mềm quản lý, kiểm soát đã đưa ra những kết quả kiểm soát chính xác, hiệu quả hơn rất nhiều với sự theo dõi thủ công của con người. Theo kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng, nhiều cá nhân nhận định (41,8%) phát triển cơ giới hoá chưa gắn liền với phát triển công nghệ thông tin, điển hình là bên cạnh những phần mềm được thiết kế sẵn thì cần thiết phải có những cán bộ nắm rõ quy trình vận hành của phần mềm để có thể kiểm soát, vận hành máy móc một cách có hiệu quả.


Thứ ba, chính sách và thủ tục kiểm soát

Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than xây dựng chính sách kiểm soát bằng hệ thống các văn bản quy định, quy chế, quy trình và truyền đạt đến các bộ phận có liên quan trong đơn vị để biết và thực thi trong quá trình hoạt động. Các văn bản được xây dựng theo nội dung quy định và thường được chỉ dẫn theo cơ cấu cụ thể như: phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng, nội dung quy định... Trong các hoạt động kiểm soát thì kiểm soát tài chính luôn nắm vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp kế đến là kiểm soát về an toàn lao động trong sản xuất. Cụ thể:

- Thủ tục kiểm soát hoạt động tài chính

Các văn bản quy định nội dung về kế toán, tài chính được các công ty cổ phần khai thác và chế biến than áp dụng trên cơ sở chủ yếu là các quy định nhà nước như: Luật Kế toán; Chuẩn mực kế toán; Chế độ kế toán; Luật bảo hiểm xã hội; Các luật về thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các quy định về hóa đơn giá trị gia tăng... Các văn bản quy định về kế toán được nhà nước quy định rất đầy đủ và chặt chẽ nên chính sách chung của các doanh nghiệp là áp dụng và kiểm soát hoạt động kế toán tài chính theo hướng tuân thủ quy định pháp luật. Ngoài ra để cụ thể hóa các nội dung trong kế toán thì các doanh nghiệp có xây dựng các Quy chế như: Quy chế thi đua khen thưởng; Quy chế công tác khoán chi phí sản xuất; Quy chế quản lý công tác vật tư; Quy chế quản lý nợ; Quy chế quản lý tiền lương và phân phối thu nhập; Quy chế quản lý Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi; Quy chế chi tiêu nội bộ... Bên cạnh đó, đơn vị còn ban hành một số quy định như: Định mức vật tư; Hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp... để xác định các yếu tố chi phí theo quy định và định mức. Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính, kế toán luôn có sự kiểm tra, giám sát từ HĐQT, GĐ, BKS. Để đảm bảo phân định chức năng, quyền hạn của từng bộ phận trong quá trình kiểm soát, các doanh nghiệp đã ban hành một số quy chế nhằm quy định trách


nhiệm của các bộ phận như: Điều lệ tổ chức hoạt động; Quy chế hoạt động của BKS; Quy chế hoạt động HĐQT; Quy chế nội bộ về quản trị công ty; Quy chế quản lý cán bộ. Bên cạnh việc kiểm soát hoạt động tuân thủ các quy định của nhà nước, tập đoàn và công ty trong lĩnh vực tài chính, doanh nghiệp còn xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, mục tiêu hiệu quả tài chính như mục tiêu về doanh thu, mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận...

- Kiểm soát an toàn lao động

Tại mỗi công ty cổ phần khai thác và chế biến than đều ban hành các nội quy lao động, quy trình, quy định về an toàn lao động trong hoạt động khai thác, chế biến và các chế tài xử lý sai phạm nếu để mất an toàn trong khai thác. Tuy nhiên, các rủi ro bục nước, ngạt khí, sập lò tại các công ty chủ yếu từ nguyên nhân chủ quan do chính người trực tiếp làm việc dưới lò chưa thực sự ý thức được mức độ nguy hiểm, chủ quan làm việc thiếu trách nhiệm dẫn đến mất an toàn trong lao động. Đặc biệt, những công nhân mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý, ứng phó khi xảy ra sự cố trong khai thác. Tại nhiều doanh nghiệp công tác quản lý, tổ chức sản xuất, kiểm soát quy trình khai thác chưa tốt, biện pháp an toàn kỹ thuật thiếu chặt chẽ nên tai nạn hầm lò vẫn xảy ra. Để hạn chế tối đa rủi ro chủ quan từ chính những công nhân thì các công ty cổ phần khai thác và chế biến than có chính sách tổ chức đào tạo, huấn luyện kỹ năng lao động, kiến thức xử lý đảm bảo an toàn cho thợ lò. Bên cạnh đó, các cán bộ lâu năm có lợi thế về kinh nghiệm thì lại có xu hướng chủ quan nên quá trình đào tạo không chỉ áp dụng đối với những lao động mới mà còn thực hiện đào tạo lại về kỹ thuật, quy trình sản xuất đối với cả cấp quản lý.

Bên cạnh việc thiết lập các quy định để đảm bảo an toàn lao động, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã tập trung vào đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị cảnh bảo khí mê-tan đặt tại các gương lò khai thác than 24/24 giờ, rà soát lại các thiết bị thăm dò chống bục khí, bục nước, lắp đặt các trạm quạt gió chính có hệ thống đảo chiều, lắp đặt thiết bị quan trắc,


cập nhật địa chất thủy văn... kết nối đến hệ thống của công ty để các nhà quản lý và người lao động chủ động trước các rủi ro gây ra tai nạn.

2.2.5. Thực trạng thông tin và truyền thông

Kết quả phân tích giá trị trung bình của các biến thông tin và truyền thông với thang đo 5 bậc từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý sau khi thu thập 146 phiếu khảo sát, cụ thể như sau:

Bảng 2.15: Giá trị trung bình của các biến thông tin và truyền thông


Thông tin và truyền thông


N

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất

Giá trị

trung bình

Độ

lệch chuẩn

Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng

thông tin thích hợp, có chất lượng để hỗ trợ những bộ phận khác của KSNB


146


1


5


3.71


.694

Đơn vị truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết, bao gồm cả mục tiêu và trách nhiệm đối với KSNB, nhằm hỗ

trợ cho chức năng kiểm soát


146


1


5


3.60


.669

Đơn vị truyền đạt cho các đối tượng bên ngoài đơn vị về các vấn đề ảnh hưởng

đến KSNB


146


1


5


3.62


.762

TTTT

146

2

5

3.65

.634

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 18

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS - phụ lục 4)

Kết quả phân tích giá trị trung bình của biến thông tin và truyền thông đạt 3.65, giá trị trung bình của các biến thông tin và truyền thông có giá trị tương đối đồng đều nằm trong khoảng từ 3.60 đến 3.71.

Thứ nhất, thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin

Tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than hệ thống thông tin chủ yếu phục vụ cho quá trình đánh giá, xây dựng chiến lược kinh doanh là hệ thống thông tin kế toán bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách và hệ thống báo cáo kế toán.

- Chứng từ kế toán:

Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than căn cứ hệ thống chứng từ ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí