Sửa Đổi Hiến Pháp, Bảo Hiến Và Thiết Chế Hiến Định Độc Lập

nhau. Nội các hoạt động lại và được giao nhiệm vụ phê chuẩn các sửa đổi Hiến pháp năm 2004 bao gồm các quy định mới được về việc Sultan là người cai trị tuyệt đối. Sửa đổi mới này đã làm rõ thẩm quyền của Sultan, trao cho Quốc vương thẩm quyền phi thường và đặt mình lên trên pháp luật, cả về năng lực chính thức và cá nhân. Trong sửa đổi hiến pháp mới này, vị trí của Hội đồng Lập pháp ngày càng yếu đi.

Ban cố vấn chỉ bao gồm các thành viên được bầu hàng năm họp vào tháng 3 để thảo luận về ngân sách và các vấn đề liên quan đến chính phủ đang được công chúng quan tâm. Theo hiến pháp năm 1959, Ban cố vấn có chức năng giám sát và mọi luật phải được Hội đồng tư vấn phê duyệt trước khi được phê chuẩn. Tuy nhiên, sửa đổi năm 2004 đã phủ nhận điều kiện này, và làm cho Hội đồng Lập pháp thực sự trở thành một cơ quan đóng dấu vô nghĩa. Việc bầu cử trực tiếp các thành viên của Hội đồng Lập pháp khó có thể xảy ra trong tương lai gần. Việc sửa đổi hiến pháp năm 2004 đã biến Sultan thành nền tảng (hay Grundnorm) của hệ thống luật pháp ở Brunei. Horton từng nhận định rằng các sửa đổi Hiến pháp năm 2004 tại Brunei cho thấy mong muốn bao bọc vương quốc dưới hình thức dân chủ tự do mà không thực sự trở thành một nền dân chủ tự do đúng nghĩa.

2.4.4. Nội dung Hiến pháp hiện hành

2.4.4.1.Khái quát

Hiến pháp sửa đổi 2004 là lần sửa đổi gần đây nhất của Hiến pháp Brunei nhân dịp 45 năm ban hành Hiến pháp 1959. Tuy vậy, việc sửa đổi chỉ nhằm củng cố thêm quyền lực của Quốc vương ở cả ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đồng thời bãi bỏ cơ chế tư pháp giám sát. Nội dung cụ thể của Hiến pháp Brunei hiện hành sẽ được phân tích kỹ dưới đây.

2.4.4.2. Lời nói đầu

Hiến pháp Brunei có lời mở đầu khá ngắn gọn, với nội dung chính tuyên bố về mục đích ban hành Hiến pháp Brunei chủ yếu về áp dụng pháp luật và chính trị. Hiến pháp Brunei chưa được nhìn nhận đúng đắn với giá trị một bản Hiến pháp quốc gia. Nó giống như một công cụ để Quốc vương thực hiện quyền lực của mình hơn là pháp luật tối cao của một Nhà nước mà bất cứ ai cũng phải tuân theo.

2.4.4.3. Về hiệu lực

Cần lưu ý rằng trong Hiến pháp Brunei không có điều khoản nào nói rằng Hiến pháp là luật chính của đất nước và bất kỳ luật nào không phù hợp với nó đều vô hiệu. Cũng không có yêu cầu về các quyền tự do cơ bản, bầu cử, Tòa án Tư pháp hoặc Shari'ah. Nếu xem xét kỹ trong Hiến pháp Brunei hiện hành, chỉ có khoản 1 Điều 84 có nhắc đến hiệu lực Hiến pháp một cách rất sơ sài: “Chính quyền sẽ phải bị điều chỉnh theo quy định của Hiến pháp này…” nhưng ngay sau đó lại khẳng định: “Hiến pháp này không được làm ảnh hưởng đến đặc quyền của Quốc vương[…]Quốc vương có toàn quyền làm luật và sửa luật, bổ sung Hiến pháp nếu thấy điều này là cần thiết.” Có thể thấy hiệu lực của Hiến pháp là thứ yếu so với quyền lực của Nhà vua. Bất cứ khi nào, và bất cứ lúc nào, Hiến pháp cũng có thể bị thay đổi theo “ý thích” và mong muốn của Quốc vương. Nó cho thấy sự chưa tương xứng với vị trí và tầm quan trọng của Hiến pháp với một quốc gia trên thực tế. Nhưng điều này có thể lý giải được ở một chế độ quân chủ chuyên chế lại ảnh hưởng sâu sắc Hồi gáo với sự tín nhiệm và trung thành tuyệt đối với người đứng đầu.

2.4.4.4. Chế độ Nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Khác biệt so với Hiến pháp Indonesia hay Malaysia, Hiến pháp hiện hành của Brunei không quy định về chế độ nhà nước. Hiến pháp chủ yếu tập trung khẳng định các điều sau: (1) Hồi giáo là tôn giáo chính thức, nhưng các tôn giáo khác vẫn được phép tồn tại và hoạt động một cách hòa bình, (2) Quốc vương là người đứng đầu về tôn giáo và chính trị tại Brunei. Điều này đã được lý giải ở trên bởi vị trí Hiến pháp vẫn đang ở thứ yếu so với quyền lực Quốc vương.

2.4.4.5.Nhân quyền

Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á - 12

Hiến pháp Brunei không có ghi nhận riêng về nhân quyền. Trong lần sửa đổi Hiến pháp vào năm 2004, khoản 3 Điều 83 mới được bổ sung quy định về hành vi “Mua bán và buôn lậu người”, coi đó là hành vi bị cấm, nếu vi phạm sẽ phải chịu chế tài hình sự. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ở Brunei luật pháp không quy định về quyền con người. Mặc dù không được ghi nhận trong Hiến pháp những những quy định về quyền con người nằm rải rác trong các luật thành văn do Nhả nước ban hành và trong luật Hồi giáo.

2.4.4.6. Chính thể và Bộ máy Nhà nước

Hiến pháp Brunei ghi nhận Brunei là quốc gia theo chính thể quân chủ chuyên chế Hồi giáo. Không có chương nào trong Hiến pháp quy định về Quốc vương bởi lẽ Quốc vương chi phối tất cả và Quốc vương còn “đứng trên” cả Hiến pháp. Do đó, Sultan Brunei có toàn quyền trong lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhưng trong bản thân Hiến pháp cũng ghi nhận việc thành lập riêng biệt và hoạt động của ba nhánh quyền lực này. Có thể nói, việc ghi nhận nguyên tắc “tam quyền phân lập” ở Hiến pháp Brunei hiện hành là có, nhưng mang tính hình thức. Thực tế, Quốc vương vẫn chi phối tất cả dù trực tiếp hay gián tiếp.

Brunei là một quốc gia được cai trị bởi một vị vua (Quốc vương) với quyền lực tuyệt đối. Quyền lực cai trị cao nhất của Brunei nằm trong tay Ngài. Ông là Thủ tướng. Ông là Tư lệnh tối cao của Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Brunei. Cơ quan cầm quyền sẽ được thực thi bởi ông. Hiến pháp Brunei trao quyền cho Quốc vương đưa ra tuyên bố khẩn cấp. Việc công bố tình trạng khẩn cấp được thực hiện vào năm 1962 vẫn còn hiệu lực cho đến bây giờ. Trong khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, trong số những người khác, Quốc vương có thể “đưa ra bất kỳ Lệnh nào mà Quốc vương thấy cần thiết cho lợi ích của công chúng.” Các lệnh bao gồm: “... sửa đổi, thay thế hoặc đình chỉ tất cả hoặc bất kỳ điều khoản nào của pháp luật được viết bằng văn bản…” Và việc sửa đổi Bộ luật hình sự Jeyah Shari’ah 2013 là một trong những lệnh như vậy.

Quốc vương không thể bị truy tố dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả xem xét tư pháp trong khả năng cá nhân hoặc chính thức. Ngay cả các quan chức chính phủ thực hiện nhiệm vụ của họ được miễn truy tố trong một số trường hợp. Điều 85 cho phép Quốc vương, “với Tuyên bố, sửa đổi, bổ sung hoặc thu hồi bất kỳ điều khoản nào của Hiến pháp này”. Thông thường việc giải thích Hiến pháp là nhiệm vụ của Tòa án. Tuy nhiên, theo Hiến pháp Brunei, nhiệm vụ được giao cho Toà án giải thích có ba thành viên do Quốc vương bổ nhiệm.

Điều 84 khoản (2) quy định rõ ràng về quyền của Quốc vương: “(2) Không có gì trong Hiến pháp này được coi là làm giảm quyền của Quốc vương” và, “Quốc vương có quyền lập luật, công bố Hiến pháp hoặc một phần của Hiến pháp này nếu xét thấy cần

thiết…” Tiếp theo là quy định của Điều 84A: “84B. (1) Quốc vương Yang di-Pertuan không có khả năng làm sai trong bản chất cá nhân hoặc chính thức của mình. Quốc vương và Yang di-Pertuan sẽ không bị xét xử tại bất kỳ tòa án nào liên quan đến bất kỳ điều gì được thực hiện hoặc bỏ qua trong thời gian làm việc hoặc sau khi trị vì cho dù là bản chất cá nhân hay chính thức.”

Giúp việc cho Quốc vương là Hội đồng Cơ mật và Hội đồng Ân xá. Hội đồng Cơ mật hỗ trợ vấn đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, phong hàm, tước quý tộc và các việc được Quốc vương giao. Hội đồng Ân xá góp ý các trường hợp phạm tội xin ân xá. Cả hai hội đồng hoạt động dựa trên sự “hài lòng” của Quốc Vương.

Về lập pháp, Hiến pháp có quy định Hội đồng lập pháp giống các chính thể Cộng hòa. Tuy nhiên, thẩm quyền thực tế lại thuộc về Quốc vương. Mọi đề xuất từ Hội đồng lập pháp dù được thông qua hay không thông qua đều được trình lên Quốc vương. Quốc vương sẽ xem xét và là chốt cuối quyết định có sửa đổi, bổ sung hay không. Trong trường hợp, Quốc vương quyết định không theo Hội đồng lập pháp, Quốc vương cũng không cần thông báo lại cho Hội đồng lập pháp.

Về hành pháp, Hiến pháp có quy định liên quan đến các Bộ trưởng giúp việc cho Nhà vua. Nhưng việc bổ nhiệm Bộ trưởng phụ thuộc hoàn toàn vào Quốc vương. Cũng giống như các bộ phận giúp việc khác, Quốc vương không nhất thiết phải tham khảo ý kiến đến từ các Bộ trưởng mà có toàn quyền vận hành hành pháp theo ý định riêng của mình.

2.4.4.7. Sửa đổi Hiến pháp, bảo hiến và thiết chế hiến định độc lập

Như đã phân tích ở phần hiệu lực, trên thực tế, Hiến pháp Brunei không có quy định chặt chẽ về việc sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp ra sao phụ thuộc hoàn toàn vào Quốc vương. Hiến pháp có ghi nhận Quốc vương cần tham khảo ý kiến của Hội đồng Cơ mật, nhưng ý kiến chỉ mang tính chất tham khảo. Hiến pháp không hề quy định thêm ý kiến Hội đồng có vai trò ra sao với quyết định của Quốc vương. Có thể hiểu, Quốc vương có thể đồng ý có thể không tùy theo ý chí của mình.

Hiến pháp có ghi nhận sự có mặt của Ủy ban công vụ trong việc giúp đỡ Quốc vương. Số lượng, nhiệm vụ, tiền lương hay công việc đều do Quốc vương chỉ định.

2.4.4.8. Chính quyền địa phương

Hiến pháp Brunei không hề quy định về chính quyền địa phương.

2.4.5. Thực tiễn thi hành Hiến pháp

2.4.5.1. Quyền con người

Trong Hiến pháp Brunei không có quy định nào rõ ràng về quyền con người. Tuy vậy, Brunei cũng có những động thái nhất định nhằm bảo vệ quyền con người ở mức độ nhất định thông qua việc ký kết và tham gia các Công ước quốc tế về quyền con người và ban hành các đạo luật chuyên ngành để bảo vệ các đối tượng riêng biệt: Đạo luật Trẻ em và Người trẻ tuổi (tại Chương 219), Bộ luật Tố tụng Hình sự (tại Chương 22), Đạo luật Việc làm (tại Chương 93) và Đạo luật gia đình Hồi giáo (tại Chương 217). Cụ thể như, Đạo luật Luật Gia đình Hồi giáo, tại Chương 217 quy định về quyền sinh kế và chăm sóc của trẻ em.

Luật Hồi giáo thường đặt phụ nữ vào thế bất lợi trong các lĩnh vực như ly hôn, nhưng ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia lực lượng lao động trong những năm gần đây tại Brunei. Điều này có được là do Brunei đã bãi bỏ bớt một số điều khoản bất lợi cho phụ nữ vào những khoảng thời gian gần đây, đồng thời thay đổi những điều khoản bất công trong Hồi giáo liên quan đến phụ nữ, sự thay đổi pháp luật Hồi giáo sẽ được phân tích dưới đây. Vào tháng 8 năm đó, Brunei đã bổ nhiệm nữ luật sư đầu tiên của mình, Hayati Salleh, người trước đây là nữ thẩm phán Tòa án tối cao đầu tiên của đất nước. Đây được coi là một biểu hiện cho sự vận động bình đẳng dần quyền nam nữ tại đất nước Brunei. Trong một cuộc cải tổ nội các hiếm hoi vào tháng 5/2010, vị Sultan đã bổ nhiệm Adina Othman thành Thứ trưởng văn hóa, thanh niên và thể thao. Đây là lần đầu tiên suốt một thời gian dài từ khi lập quốc, Brunei có phụ nữ giữ chức vụ cao cấp như Thứ trưởng trong Nội các.

Theo Kinh Koran, phụ nữ không được quyền bình đẳng với nam giới trong một số lĩnh vực quan trọng như hôn nhân, gia đình, thừa kế. Vì thế, ở Brunei trước đây, con mới sinh ra bắt buộc phải mang quốc tịch người bố. Mãi đến năm 2002, Luật quốc tịch sửa đổi mới cho phép con được theo quốc tịch bố hoặc mẹ.

Ở Brunei trước đây, phụ nữ không có quyền li dị chồng và không được chia tài sản khi li hôn. Theo luật Hồi giáo, chỉ người chồng mới có quyền quyết định kết thúc cuộc hôn nhân. Bằng cách nói 3 lần câu "Tôi li dị cô", người chồng có thể chấm dứt mối quan hệ hôn nhân và người vợ không được nhận bất cứ tài sản nào hình thành trong thời kì hôn nhân đó. Đến năm 1999, bằng việc sửa đổi Luật gia đình Hồi giáo, vai trò và vị trí của người phụ nữ trong hôn nhân mới bước đầu được khẳng định. Tới năm 2003, phụ nữ Hồi giáo Brunei li hôn mới có quyền được kiện chồng cũ ra Toà án Hồi giáo để chia nửa khối tài sản của cuộc hôn nhân. Có thể thấy, dù tiến độ khá chậm, nhưng Brunei cũng đã có những thay đổi nhất định thu hẹp khoảng cách bất công giữa phụ nữ và nam giới theo giáo lý đạo Hồi.

2.4.5.2. Hoạt động của Tòa án và cơ chế bảo hiến

Do toàn bộ hoạt động của các nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp phụ thuộc rất lớn vào Sultan, nên quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước chủ yếu theo ý muốn và chỉ đạo của Quốc vương. Các cơ quan nhà nước hoạt động không được đều đặn mà bất cứ khi nào cũng có thể bị bãi bỏ một cách bất chợt mà không có lý do chính đáng. Điển hình như Quốc hội bị hủy bỏ vào 1984 sau đó được phục hồi vào năm 2004.

2.4.5.3. Ảnh hưởng của Hồi giáo

Như đã nói ở trên, Brunei có sự thay đổi luật Hồi giáo theo xu hướng mềm mại và phù hợp thời đại hơn. Mặc dù là nước áp dụng khắc nghiệt nhất luật Shari’ah vào đời sống, nhưng không thể phủ nhận những thay đổi tích cực của Brunei trong việc áp dụng luật Hồi giáo tại đất nước mình.

Thứ nhất, Brunei có sự thay đổi trong luật Hôn nhân và gia đình, theo pháp luật Brunei, kết hôn cần sự chứng giám của Nhà nước chứ không chỉ đơn thuần là linh mục hay sự thừa nhận của Hồi giáo. Nếu là các linh mục, đó cũng phải là là các luật sư được ủy quyền (tauliyah) bởi Quốc vương hoặc được pháp luật ủy quyền cho người Hồi giáo. Do đó, sự tồn tại của họ trở nên quan trọng như một hình thức quản lý đám cưới có trật tự tại quốc gia. Trong thực tế, đôi khi cuộc hôn nhân đã được thực hiện không được đăng ký. Tuy nhiên, những cuộc hôn nhân không đăng ký này vẫn còn hiệu lực. Hôn nhân chỉ được coi là không hợp lệ nếu không tuân thủ luật pháp của cả hai bên. Đăng ký kết hôn

là một hình thức của isthe istana nhằm bảo tồn hai hình thức lợi ích của năm lợi ích, đó là lợi ích của con cái (al-Nasl) và lợi ích của tài sản (al-mal).

Ở Brunei, cũng có một quy tắc quy định rằng nếu người chồng không đồng ý ly hôn, cả hai bên có thể chấp thuận ly hôn với tiền chuộc. Cả hai bên có thể thỏa thuận số tiền và đưa ra thống nhất ly hôn bằng cách bên nữ “đưa tiền chuộc” nếu muốn đơn phương ly hôn. Điều này vừa đem đến lối thoát cho phụ nữ khi có thể ly hôn chồng nếu muốn, nhưng cũng đẩy họ vào thế bị động, đôi khi bế tắc khi vẫn phải chờ sự thỏa thuận nhất trí của chồng.

Đồng thời, Brunei cũng thay đổi luật Hồi giáo khi cho phép phụ nữ tái hôn nếu có giấy “chứng tử”. Một người vợ có lý do để tái hôn nếu chồng cô ta đã chết hoặc được cho là đã chết hoặc đã không nghe tin tức trong một thời gian dài. Các quy tắc nghiêm ngặt là thái độ thận trọng của chính phủ Brunei để không đưa ra tuyên bố có thể gây tổn hại cho một bên và không hối tiếc trong tương lai. Đây là một hình thức cải cách của luật pháp của chính phủ Brunei nhằm cố gắng đưa "người mất" phù hợp với thời đại thay đổi [85].

Tuy nhiên, Hồi giáo tại Brunei vẫn được ưu ái hơn so với các tôn giáo khác. Và việc áp dụng luật Hồi giáo một cách toàn diện trong mọi mặt đời sống khiến quyền con người bị hạn chế. Bất chấp các điều khoản hiến pháp quy định cho tự do tôn giáo, chính phủ đã hạn chế, ở các mức độ khác nhau, các hoạt động tôn giáo của tất cả các nhóm tôn giáo khác ngoài trường phái Hồi giáo Sunni của Shafi'i. Sự thịnh vượng của bất kỳ nhóm nào khác ngoài giáo phái Shafi'i chính thức đều bị cấm. Chính phủ duy trì các biện pháp kiểm soát hải quan nghiêm ngặt đối với việc nhập khẩu các văn bản tôn giáo phi Hồi giáo như Kinh thánh, cũng như các tài liệu giảng dạy tôn giáo Hồi giáo hoặc kinh sách dự định bán hoặc phân phối. Bất cứ ai dạy hoặc khuyến khích bất kỳ niềm tin hoặc thực hành “lệch lạc” nào ở nơi công cộng đều có thể bị buộc tội theo Đạo luật của Hội đồng Tôn giáo Hồi giáo và bị phạt tù ba tháng và phạt 2.000 BND (1.550 đô la).

Ngoài ra, Chính phủ định kỳ cảnh báo người dân về "những người ngoài cuộc" rao giảng những tín ngưỡng cơ bản cực đoan hoặc không chính thống và cũng cảnh báo người Hồi giáo chống lại các nhà truyền giáo Kitô giáo [180]. Chính phủ thường xuyên kiểm

duyệt các bài báo trên tạp chí về các tín ngưỡng khác, bôi đen hoặc xóa các bức ảnh về thánh giá và các biểu tượng tôn giáo Kitô giáo khác. Các quan chức chính phủ cũng hạn chế việc phân phối và bán các mặt hàng có hình ảnh của các biểu tượng tôn giáo [181]. Vào tháng 1/2010, Sultan ra lệnh rằng giáo dục tôn giáo sẽ là bắt buộc đối với sinh viên Hồi giáo. Do đó, các trường tư thục được yêu cầu dạy Hồi giáo và bắt buộc giảng dạy tiếng Ugama trên cơ sở ngoại khóa, ngoài giờ cho học sinh Hồi giáo của họ. Ugama là một khóa học giáo dục sáu năm dạy Hồi giáo Sunni theo trường phái Shafi'i. Các trường học, bao gồm các trường tư, có thể bị phạt hoặc các quan chức nhà trường bị cầm tù vì dạy các môn tôn giáo phi Hồi giáo.

Như tuyên bố của Quốc vương ngay từ khi giành được độc lập, Brunei sẽ dần áp dụng toàn bộ luật Shari’ah tại đất nước mình nhằm tiến tới hình ảnh một Brunei “thánh đường của Hồi giáo” trong khu vực và trên thế giới. Brunei Darussalam bắt đầu áp dụng luật Shari’ah hình sự trong các giai đoạn, bắt đầu từ ngày 1/5/2014, biến Brunei trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện đầy đủ luật Hồi giáo. Hồi giáo Shari’ah được thực hiện ở Brunei trong ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bao gồm án tù hoặc phạt tiền đối với các vi phạm như không thực hiện những lời cầu nguyện vào thứ Sáu và mang thai ngoài giá thú. Trước khi kết thúc năm, giai đoạn thứ hai được lên kế hoạch thực hiện bao gồm các hình phạt nghiêm khắc hơn bao gồm cắt tay và đóng hộp. Và theo đúng tiến trình, Brunei hiện đang ở giai đoạn 3 với việc thông qua luật ném đá đến chết người ngoại tình vào đầu tháng 4 vừa qua. Giai đoạn thứ ba được lên kế hoạch để thực hiện với các hình phạt thậm chí còn nghiêm khắc hơn, bao gồm cả án tử hình bằng cách ném đá cho các hành vi tội phạm dưới hình thức sodomy và ngoại tình. Giải thích cho việc áp dụng bộ luật hà khắc này, quốc vương 67 tuổi nói: “Chúng ta cần đấng Allah tối cao, với tất cả sự rộng lượng của Ngài, tạo cho chúng ta những điều luật để chúng ta sử dụng mà đạt được công lý” [15].

2.4.6. Đánh giá và lý giải

Những vấn đề được quy định trong Hiến pháp và thay đổi trên thực tế

Dù ảnh hưởng luật Hồi giáo lớn và là một nước theo chính thể quân chủ, song, Brunei vẫn có những thay đổi tích cực trong việc áp dụng luật Shari’ah. Điều này có thể lý giải

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí