Ý Nghĩa Của Việc Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng

hỏi phải quan tâm đến thuế xuất nhập khẩu, hoàn thuế , tỷ lệ nội địa hóa, thuế thu nhập và tỷ giá hối đoái. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố này khiến cho môi trường trở nên phức tạp, có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả dài hạn của từng doanh nghiệp.

2. Ý nghĩa của việc xây dựng chuỗi cung ứng

Cũng giống như, việc thiết kế sản phẩm là khâu chiếm đến 80% chi phí sản phẩm và đồng thời là yếu tố quyết định nhiều nhất đến giá trị của sản phẩm, thiết kế chuỗi cung ứng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong vòng đời của chuỗi cung ứng, tổng chi phí cũng như kết quả hoạt động của toàn bộ chuỗi. Một chuỗi cung ứng được thiết kế và xây dựng hiệu quả sẽ đảm bảo cho sự đồng thuận, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các tổ chức thành viên, giúp giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu nhờ vào khả năng cung cấp hàng hóa đúng nhu cầu, đúng lúc, đúng địa điểm.

Khi thiết kế chuỗi cung ứng, mô hình được lựa chọn luôn phải đáp ứng được tiêu chí là phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó một chiến lược chuỗi cung ứng tốt sẽ là một lợi thế cạnh tranh riêng biệt cho doanh nghiệp, tạo điều kiện đạt được mục tiêu do chiến lược kinh doanh đề ra.

Việc thiết kế chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng trong việc đạt được mục tiêu tài chính của doanh nghiệp.Quản trị chuỗi cung ứng đem lại cho doanh nghiệp khả năng giảm chi phí tối ưu nhưng trước đó chuỗi cung ứng cần phải được thiết kế hiệu quả. Điều này sẽ cung cấp cho công việc quản trị những công cụ cần thiết như là hệ thống thông tin, mạng lưới vận tải, cơ sở vật chất…để đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn.Ví dụ như với hệ thống công nghệ thông tin, nhà quản trị có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, của các đối tác khác trong chuỗi cung ứng, những xu hướng thay đổi của thị trường qua đó đưa ra những quyết định quản lý hoạt động hàng ngày hay quyết định chiến lược một cách kịp thời giúp giảm thiểu rủi ro và phát triển hoạt động kinh doanh.

Hơn nữa, trong một chuỗi cung ứng, mục tiêu của các tổ chức thành viên không chỉ là đáp ứng nhu cầu khách hàng trực tiếp mà còn là cung cấp sản phẩm phù hợp với khách hàng cuối cùng. Với dòng thông tin xuôi chiều và ngược chiều, các doanh nghiệp sẽ luôn nắm bắt được phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm

của mình, giúp ích cho quá trình cải tiến sản phẩm và phát triển sản phẩm mới. Điều này không những kéo dài vòng đời sản phẩm hiện có mà còn giữ cho doanh nghiệp luôn thích ứng với thị trường và bao quát hơn là thời gian tồn tại của toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ dài hơn.

3. Quá trình thiết kế chuỗi cung ứng

3.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng

Chiến lược chuỗi cung ứng cũng như chiến lược quản trị chuỗi cung ứng đều yêu cầu doanh nghiệp phải đạt được sự cân bằng giữa tính hiệu quả và tính trách nhiệm. Muốn đạt mục tiêu đó, doanh nghiệp phải cân nhắc đến 4 yếu tố cấu thành chuỗi cung đó là cơ sở vật chất (facilities), quản lý tồn kho (inventory), lựa chọn phương thức vận tải (transportation) và công nghệ hỗ trợ thông tin (information). Trong mỗi yếu tố này, nhà quản trị phải tạo ra sự cân bằng giữa tính hiệu quả và tính trách nhiệm. Tác động gộp của những yếu tố đó sẽ tạo nên tính cân bằng cho cả chuỗi cung ứng, đồng thời nó cũng quyết định sự phù hợp của chiến lược chuỗi cung với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua đây ta có thể thấy được tầm quan trọng của cấu trúc chuỗi cung cũng như sự cần thiết phải tìm hiểu rõ các yếu tố cấu thành nên một chuỗi cung ứng điển hình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.



Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam - 4

3.1.1 Cơ sở vật chất

Hình 1.1: Cấu trúc chuỗi cung ứng3

Cơ sở vật chất là địa điểm của chuỗi cung ứng, nơi các sản phẩm được dự trữ, lắp ráp hay sản xuất. Hai loại hình phổ biến của cơ sở vật chất là xưởng sản xuất và kho dự trữ. Dù chức năng của cơ sở vật chất trong chuỗi cung là gì thì các


3 Sunil Chopra, Peter Meindl, Supply chain management, Pearson/Prentice Hall, 2007, pp. 53

quyết định liên quan đến vị trí, năng lực sản xuất và tính linh hoạt của cơ sở vật chất vẫn đóng một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của chuỗi cung ứng. Ví dụ, nhà phân phối ô tô hướng tới tính trách nhiệm sẽ phải xây dựng nhiều nhà kho tại các vị trí gần khách hàng mặc dù việc này sẽ làm giảm đáng kể tính hiệu quả của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên nếu khách hàng có nhu cầu và sẵn sàng chi trả cho tính trách nhiệm đó thì quyết định về cơ sở vật chất sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược cạnh tranh. Quyết định đó bao gồm quyết định về vị trí, quyết định về năng lực sản xuất, quyết định về phương thức sản xuất, quyết định về phương thức dự trữ.

3.1.2. Tồn kho

Tồn kho bao gồm tất cả nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm trong một chuỗi cung ứng. Hàng tồn kho xuất hiện do sự không tương xứng giữa nhu cầu và nguồn cung. Hàng tồn kho chiếm một vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng vì nó đảm bảo đáp ứng tức thời nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, việc khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô trong cả sản xuất và phân phối sẽ giúp giảm chi phí.

Nhưng chi phí cho việc dự trữ lại chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của chuỗi cung ứng. Do đó, quyết định về hàng tồn kho có thể khiến chuỗi cung ứng có tính trách nhiệm thấp trở thành chuỗi cung ứng có tính trách nhiệm cao và ngược lại.

Hàng tồn kho còn ảnh hưởng đến thời gian lưu chuyển nguyên vật liệu và “throughput- tỷ lệ hàng hóa được bán ra trong một đơn vị thời gian. Các quyết định về hàng tồn kho bao gồm quyết định về chu kỳ tồn kho, mức tồn kho an toàn, tồn kho theo mùa và quyết định về nguồn cung cấp.

3.1.3. Vận tải

Vận tải di chuyển sản phẩm giữa những giai đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng. Vận tải linh hoạt với phương tiện đa dạng hay nhiều loại hàng hóa được vận chuyển đều góp phần làm tăng tính trách nhiệm nhưng làm giảm tính hiệu quả của chuỗi cung ứng. Hình thức vận tải mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ có ảnh hưởng đến yếu tố tồn kho và cơ sở vật chất. Quyết định về vận tải bao gồm quyết định về loại phương tiện, hệ thống mạng lưới, lộ trình và quyết định thuê ngoài.

3.1.4. Thông tin

Thông tin bao gồm dự liệu và sự phân tích dự liệu liên quan đến cơ sở vật chất, hàng tồn kho, vận tải và khách hàng. Thông tin được coi là yếu tố then chốt trong chuỗi cung ứng vì nó không những có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khác mà còn tạo cơ hội xây dựng chuỗi cung ứng vừa hiệu quả vừa có tính trách nhiệm. Ví dụ, một công ty dược phẩm dựa trên thông tin về nhu cầu của khách hàng có thể sản xuất và dự trữ loại thuốc thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. Điều này hiển nhiên sẽ làm tăng tính trách nhiệm của chuỗi cung ứng. Hơn thế nữa, thông tin về nhu cầu còn giúp công ty đưa ra những dự báo chính xác và sản xuất với số lượng hợp lý để giảm chi phí, tăng tính hiệu quả. Các quyết định liên quan đến thông tin bao gồm quyết định về hệ thống thông tin đẩy hay kéo; sự hợp tác, chia sẻ thông tin; dự báo và kế hoạch tổng thể; định giá và quản lý ngân sách; quyết định về công nghệ hỗ trợ.

3.2. Quá trình xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng

3.2.1. Xây dựng cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất trong chuỗi cung ứng bao gồm hệ thống kho và hệ thống phân phối. Trong quá trình xây dựng chuỗi cung ứng thì các quyết định liên quan đến vị trí nhà kho, nhà máy là một trong những quyết định đầu tiên và nó có ảnh hưởng đến các quyết định xây dựng những yếu tố còn lại. Để xây dựng cơ sở vật chất, quyết định đầu tiên nhà quản trị cần đưa ra là quyết định xây dựng mạng lưới phân phối- vị trí phân bố của nhà máy sản xuất và kênh phân phối, sau đó là quyết hệ thống kho- quyết định hàng tồn kho được giữ tại giai đoạn, mắt xích nào của chuỗi cung ứng.

3.2.1.1.. Xây dựng mạng lưới phân phối

a) Khái quát về phân phối trong chuỗi cung ứng

Phân phối liên quan đến các hoạt động được thực hiện để vận chuyển, tồn trữ hàng hóa từ nhà cung cấp đến khách hàng trong chuỗi cung ứng. Phân phối xuất hiện giữa mọi cặp giai đoạn. Nguyên liệu thô và linh kiện từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, cũng như thành phẩm di chuyển từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng. Phân phối là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng sinh lời của một

doanh nghiệp bởi vì nó tác động trực tiếp đến chi phí chuỗi cung ứng và trải nghiệm của khách hàng.

Một sự lựa chọn mạng lưới phân phối phù hợp dẫn đến nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn với mức chi phí thấp nhất có thể. Nhưng một câu hỏi đặt ra là làm sao chúng ta có thể đánh giá một lựa chọn là phù hợp hay không và mô hình phân phối nào là hiệu quả nhất với công ty, với khách hàng. Tại mức độ cao nhất, hiệu quả của một mạng lưới phân phối nên được đánh giá theo hai tiêu chí là những nhu cầu khách hàng được đáp ứng và chi phí cần thiết để đáp ứng nhu cầu đó. Mặc dù dịch vụ khách hàng bao gồm rất nhiều mảng nhưng chúng ta chỉ tập trung vào những thước đo chịu tác động bởi cấu trúc mạng lưới phân phối. Đó là thời gian thực hiện đơn hàng, sự đa dạng của sản phẩm, tính sẵn có của sản phẩm, sự trải nghiệm của khách hàng, tính minh bạch của đơn hàng, và khả năng trả lại hàng. Thời gian thực hiện đơn hàng là khoảng thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi họ nhận được hàng. Sự đa dạng sản phẩm là số lượng các mặt hàng, chủng loại mà khách hàng muốn có từ mạng lưới phân phối. Tính sẵn có là khả năng có sản phẩm trong kho khi đơn hàng đến. Sự trải nghiệm khách hàng là sự dễ dàng tiện lợi cho khách hàng đặt và nhận hàng. Tính minh bạch của đơn hàng là khả năng khách hàng theo dõi đơn hàng của họ từ lúc đặt cho đến khi được giao. Khả năng trả lại hàng là sự dễ dàng cho khách hàng trả lại những sản phẩm không hài lòng và khả năng mạng lưới tiếp nhận sự trả lại đó. Ban đầu, khách hàng dường như muốn được thỏa mãn mọi dịch vụ đó, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Khách hàng thường sẽ chỉ tập trung vào một số yêu cầu và bỏ qua những yêu cầu còn lại. Ví dụ, khách hàng đặt mua sách tại Amazon.com sẽ sẵn sàng đợi lâu hơn so với việc mua một cuốn sách tương tự tại cửa hàng Borders gần đó. Đổi lại, khách hàng có thể tìm thấy một danh mục sách đa dạng hơn nhiều tại Amazon so với cửa hàng Borders.

Sự thay đổi trong thiết kế mạng lưới phân phối thường ảnh hưởng tới chi phí tồn kho, chi phí vận tải, chi phí cơ sở vật chất và khai thác, chi phí thông tin. Khi số lượng cơ sở vật chất trong chuỗi cung ứng tăng lên thì lượng tồn kho và chi phí tồn kho cũng sẽ tăng theo. Chi phí vận tải đầu vào bao gồm các chi phí phát sinh khi vận chuyển nguyên vật liệu tới một địa điểm. Chi phí vận tải đầu ra là các chi phí để

đưa sản phẩm ra khỏi địa điểm đó. Chi phí vận tải đầu ra trên một đơn vị sản phẩm có xu hướng cao hơn so với chi phí vận tải đầu vào do số lượng vận chuyển đầu vào thường lớn hơn. Chi phí logistics là tổng hợp của chi phí tồn kho, vận tải và cơ sở vật chất trong chuỗi cung ứng. Khi số lượng cơ sở vật chất tăng lên thì chi phí logistics giảm xuống tới một mức nào đó rồi sẽ tăng lên. Vì vậy mỗi công ty cần phải xác định lượng cơ sở vật chất ít nhất có thể để vẫn giữ cho tổng chi phí logistics là tối thiểu.

b) Lựa chọn mô hình mạng lưới phân phối

Chúng ta sẽ xem xét quá trình thiết kế mạng lưới phân phối giữa nhà sản xuất và khách hàng cuối cùng. Các quá trình phân phối khác xảy ra giữa những cặp giai đoạn khác cũng được áp dụng tương tự. Có hai quyết định quan trọng khi tiến hành thiết kế mạng lưới phân phối đó là:

- Liệu sản phẩm sẽ được giao trực tiếp đến địa điểm của khách hàng hay sẽ được lấy từ một vị trí xác định sẵn?

- Liệu sản phẩm có được giao qua các trung gian không?

Dựa trên sự lựa chọn cho hai quyết định trên, có 6 mô hình mạng lưới phân phối riêng biệt được sử dụng để chuyển sản phẩm từ nhà máy đến khách hàng

(i) Nhà sản xuất dự trữ và giao hàng trực tiếp

Trong mô hình này, sản phẩm được giao trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, bỏ qua các nhà bán lẻ. Mô hình này còn được gọi là drop- shipping với sản phẩm được giao trực tiếp từ nhà máy đến địa điểm của khách hàng. Nhà bán lẻ, nếu có xuất hiện thì họ cũng độc lập với nhà sản xuất, không có hàng tồn kho mà tất cả hàng tồn kho được dự trữ tại nhà sản xuất. Các dòng thông tin từ khách hàng thông qua nhà bán lẻ tới nhà sản xuất, và sau đó sản phẩm được chuyển trực tiếp đến cho khách hàng.


Hình 1.2: Mô hình nhà sản xuất dự trữ và giao hàng trực tiếp4

Ưu điểm lớn nhất của mô hình giao hàng trực tiếp này là khả năng tập trung hóa hàng tồn kho tại nhà máy. Một nhà sản xuất có thể tập hợp nhu cầu thông qua các nhà bán lẻ mà họ cung cấp. Vấn đề cốt lõi liên quan đến mô hình này là cấu trúc sở hữu hàng tồn kho tại nhà sản xuất. Việc tiến hành tập trung hóa hàng tồn kho sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho các sản phẩm có giá trị cao và nhu cầu thấp, khó dự đoán.

Mô hình giao hàng trực tiếp còn mang đến cho nhà sản xuất cơ hội trì hoãn sự sản xuất theo nhu cầu khách hàng cho đến lúc đơn hàng được đặt. Sự trì hoãn giúp giảm hơn nữa lượng tồn kho nhờ vào việc tập hợp nhu cầu ở mức độ linh kiện. Chi phí vận tải trong mô hình này thường cao do khoảng cách vận chuyển sản phẩm đến khách hàng là lớn. Trong trường hợp này, các hãng vận chuyển cung cấp dịch vụ trọn gói thường đảm nhận việc giao hàng.

Chuỗi cung ứng sẽ tiết kiệm được chi phí cố định về cơ sở vật chất bằng việc tiến hành giao hàng trực tiếp do tất cả hàng tồn kho được giữ tại nhà máy, loại trừ nhu cầu về không gian cho nhà kho. Thêm vào đó, chi phí khai thác cũng giảm đi đáng kể do không xuất hiện việc chuyển hàng từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ. Một cơ sở hạ tầng thông tin tốt giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất là cần

4 Sunil Chopra, Peter Meindl, Supply chain management, Pearson/Prentice Hall, 2007, pp.78

thiết trong mạng lưới phân phối trực tiếp nhằm mục đích nhà bán lẻ có thể cung cấp thông tin về tình trạng sẵn có của sản phẩm tới khách hàng cho dù hàng tồn kho được đặt tại nhà máy.

Thời gian thực hiện đơn hàng có xu hướng kéo dài khi sử dụng mô hình này bởi lẽ đơn hàng được chuyển từ nhà bán lẻ đến nhà sản xuất và khoảng cách vận chuyển từ địa điểm tập trung của nhà sản xuất thường là dài hơn. Một vấn đề khác là thời gian giao hàng thường không đồng nhất giữa các nhà sản xuất khi họ là một phần trong một đơn hàng duy nhất. Một đơn hàng bao gồm các sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau sẽ được giao hàng từng phần, điều này khiến cho việc giao nhận trở nên phức tạp.

Dự trữ tại nhà sản xuất cho phép xây dựng một danh mục hàng hóa đa dạng, tạo ra những trải nghiệm tốt cho khách hàng khi hàng được giao đến tận nhà. Tính minh bạch của đơn hàng khi tiến hành giao hàng trực tiếp thường khó đạt được do việc đặt hàng được tiến hành tại nhà bán lẻ nhưng nhà sản xuất lại là người giao hàng. Mạng lưới dự trữ tại nhà sản xuất thường gặp trở ngại trong việc tiếp nhận hàng trả lại. Chi phí cho việc tiếp nhận này thường rất cao do mỗi đơn hàng lại liên quan đến các chuyến hàng từ nhiều nhà sản xuất. Có hai cách để tiến hành việc tiếp nhận hàng trả lại, thứ nhất là khách hàng tự mình mang sản phẩm đến nhà sản xuất. Thứ hai là nhà bán lẻ xây dựng địa điểm riêng để nhận lại hàng trả lại. Cách thứ nhất làm tăng chi phí vận tải và chi phí cộng tác giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ, còn cách thứ hai thì yêu cầu phải đầu tư lớn vào cơ sở vật chất.

(ii) Nhà sản xuất dự trữ và giao hàng trực tiếp với vận chuyển nội bộ Không giống như mô hình giao hàng trực tiếp thuần túy, mô hình nhà sản

xuất dự trữ và giao hàng trực tiếp với vận chuyển nội bộ hay mô hình in-transit merge kết hợp những phần nhỏ của một đơn hàng đến từ các vị trí khác nhau để khách hàng chỉ nhận một đơn hàng duy nhất. Tuy vậy đặc điểm cơ bản của mô hình này vẫn là cấu trúc sở hữu hàng tồn kho tại nhà sản xuất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022