Khuyến Khích Các Thành Phần Kinh Tế Tham Gia Hoạt Động Cung Ứng Dvptkd

Một số doanh nghiệp cho rằng các thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng hiện nay đã được cải thiện song các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp như điều kiện vay, lĩnh vực cho vay, thời hạn vay,… khá phức tạp nên cũng là trở ngại cho sự tiếp cận kênh vốn này. Vì vậy một số kiến nghị được đưa ra là:

- Nhà nước cần đào tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn, cải cách hơn nữa thủ tục hành chính để các doanh nghiệp ở mọi thành phần có thể tiếp cận với kênh vốn từ các tổ chức tín dụng một cách dễ dàng hơn, bình đẳng hơn. Đồng thời, tăng mức đầu tư của Nhà nước cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ về chi phí đào tạo nguồn nhân lực.

- Trong điều kiện hỗ trợ vốn từ Nhà nước còn hạn chế nên cho phép các địa phương có điều kiện thành lập quỹ đầu tư phát triển các ngành DVPTKD.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kho bãi, vận tải quảng cáo trong việc tiếp cận vay vốn và mở rộng quy mô kinh doanh nhằm trước hết giảm chi phí, giảm giá thành hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.

- Tham vấn ý kiến chuyên gia của các bộ, ngành liên quan như bộ Thương mại, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giao thông vận tải,… dưới hình thức các lớp bổ túc về thông tin và kiến thức chuyên ngành trong các lĩnh vực dịch vụ [10, trang 104].

3.1.5. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động cung ứng DVPTKD

Cùng với việc khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia thị trường DVPTKD, đồng thời củng cố các doanh nghiệp nhà nước cung cấp các dịch vụ này. Nhà nước cũng cần xây dựng một hệ thống các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đủ mạnh để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh DVPTKD. Một số biện pháp sau cần được áp dụng:

- Cải thiện môi trường pháp lý, xây dựng cơ sở đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường này. Các biện pháp nhằm xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng sẽ khuyến khích đầu tư tư nhân vào kinh doanh các loại DVPTKD.

- Xóa bỏ những hạn chế về mặt chính sách đối với việc cung cấp DVPTKD là cơ sở quan trọng để khuyến khích đầu tư. Bên cạnh đó, cho phép đầu tư tư nhân vào những lĩnh vực hiện còn do nhà nước quản lý sẽ làm tăng chất lượng của các dịch vụ, tăng sự lựa chọn của khách hàng và có thể làm giảm chi phí.

- Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động cung ứng các DVPTKD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

- Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, các thành phần kinh tế tập thể, chuyển đổi và tiếp tục đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp này.

Trong thời gian tới, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi cụ thể, thích hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp các DVPTKD, ưu đãi về điều kiện đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật,…để từ đó nâng cao vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước, làm tiền đề và lôi kéo các doanh nghiệp khác tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ có hiệu quả.‌

Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam - 9

3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

3.2.1. Tìm hiểu thông tin về các dịch vụ phát triển kinh doanh

Để sử dụng các DVPTKD có hiệu quả thì chính bản thân các doanh nghiệp cần phải tự điều tra, tìm hiểu thị trường cũng như các thông tin về các dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cần đến. Doanh nghiệp có thể phân công cho những nhân viên, hoặc phòng ban nhất định làm công tác tìm hiểu thị trường DVPTKD. Tại các công ty lớn thường thì nhân viên phòng PR hoặc cán bộ phòng xuất nhập sẽ là những người tìm hiểu về các dịch vụ này, còn đối với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ thì những người chủ doanh

nghiệp chính là những người cần phải nhận thức được và là người ra quyết định sử dụng các dịch vụ này.

Doanh nghiệp không chỉ cần tìm hiểu thông tin về các loại hình DVPTKD, các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường mà còn phải nhận thấy được tầm quan trọng của từng loại hình dịch vụ cũng như những hiệu quả mà dịch vụ có thể đem lại về lâu dài cho doanh nghiệp sau khi sử dụng.

3.2.2. Lựa chọn nhà cung cấp dựa trên các nguồn thông tin tin cậy

Doanh nghiệp có thể có rất nhiều cách để tìm hiểu về nhà cung cấp dịch vụ như qua quảng cáo trên truyền hình, báo đài, mạng internet,… Tuy nhiên theo kết quả điều tra của người viết khóa luận, hiện nay doanh nghiệp chủ yếu biết đến các DVPTKD thông qua quảng cáo (55%) và tự tìm hiểu (46,7%) còn số lượng doanh nghiệp biết đến nhà cung cấp dịch vụ thông qua bạn bè giới thiệu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (23,3%). Vì vậy khi tiến hành sử dụng dịch vụ từ một nhà cung cấp mới doanh nghiệp có thể tìm hiểu từ các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ từ nhà cung cấp đó hoặc thông qua các mối quan hệ để biết được nhà cung cấp nào cung cấp dịch vụ có chất lượng. Như vậy doanh nghiệp vừa giảm được những khoản chi phí vô ích cũng như tránh xảy ra tình trạng doanh nghiệp cho rằng các dịch vụ của nhà cung cấp không có chất lượng, chỉ sử dụng dịch vụ một lần rồi muốn tự làm lấy và chỉ sử dụng dịch vụ từ bên ngoài khi doanh nghiệp không thể tự tiến hành.

3.2.3. Hợp tác với các nhà cung cấp để nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ

Đối với một số dịch vụ như dịch vụ tư vấn hay dịch vụ kế toán, kiểm toán, một khi chính các doanh nghiệp sử dụng không tin tưởng hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà cung cấp thì chắc chắn hiệu quả sử dụng dịch vụ sẽ không cao. Do đó nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng dịch vụ, các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Khi sử dụng DVPTKD, các doanh nghiệp cần nghiên cứu lựa chọn nguồn cung dịch vụ để đảm bảo được chất lượng dịch vụ được cung ứng. Có

thể thông qua bạn bè hoặc các nguồn thông tin đáng tin cậy để tìm được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có chất lượng với mức giá phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ cho doanh nghiệp cung ứng và cùng với doanh nghiệp cung ứng tổ chức thực hiện ý kiến tư vấn, cùng tham gia vào quá trình tư vấn và thực hiện theo các hướng dẫn của doanh nghiệp cung ứng.

- Nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán vẫn còn tâm lý e dè, ngại cung cấp thông tin nội bộ, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng dịch vụ của chính các doanh nghiệp.

3.2.4. Lập ngân sách cho việc sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh

Doanh nghiệp cần đầu tư một khoản ngân sách cho việc sử dụng dịch vụ tư vấn đào tạo, tư vấn nguồn nhân lực vì muốn phát triển được hoạt động kinh doanh thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Không có một tài sản nào quý giá được bằng nguồn nhân lực, doanh nghiệp nhận thức được vai trò của nhân lực và đào tạo nhân lực, họ sẽ có được nguồn tài sản vô giá và đó sẽ là một lợi thế của doanh nghiệp.

Đồng thời, doanh nghiệp cần dành một khoản ngân sách thích hợp cho việc sử dụng DVPTKD, các khoản chi cho DVPTKD cần được đưa vào một khoản mục trong khi tính toán chi phí dự kiến cho năm tiếp theo. Trong tổng ngân sách nên phân bổ theo thứ tự ưu tiên cho mỗi loại dịch vụ tư vấn. Trường hợp doanh nghiệp còn hạn chế về ngân sách thì doanh nghiệp cần tìm cách tiếp cận sử dụng các dịch vụ này từ các tổ chức hiệp hội, các nhà tài trợ và chính phủ.

Các doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho một thời kỳ dài, trên cơ sở đó hoạch định kế hoạch chi tiêu cho các hoạt động tư vấn kinh doanh để sử dụng dịch vụ này mang tính thường xuyên hơn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được hiệu quả hoạt động. Doanh nghiệp có thể

thấy chi phí cho dịch vụ là lớn và chưa mang lại hiệu quả ngay lập tức, tuy nhiên chi tiêu cho DVPTKD chính là một khoản đầu tư mang lại lợi ích về lâu dài cho doanh nghiệp.‌

3.3. Giải pháp từ phía nhà cung cấp

3.3.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ

Nâng cao hiệu quả sử dụng DVPTKD cần phải bắt nguồn từ cả phía nhà cung cấp dịch vụ trong đó chất lượng dịch vụ là một nhân tố vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng DVPTKD cần phải hiểu rõ vai trò của các DVPTKD, từng bước trong quy trình cung ứng dịch vụ, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

- Mỗi doanh nghiệp cũng cần tạo ra tính khác biệt cho sản phẩm cung ứng của mình, tạo ấn tượng tốt của khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Các nhà cung cấp có thể xem xét áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9000 giúp doanh nghiệp quản lý chất lượng dịch vụ dễ dàng hơn.

- Trang bị các phương tiện, máy móc chuyên nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, mặt bằng kinh doanh phù hợp nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng dịch vụ, đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình cung cấp, trên cơ sở đó tăng cường tính cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

- Thay đổi cách tiếp cận đến doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, hoạch định chương trình tiếp thị đến các DNVVN, dành ra một khoản ngân sách cần thiết để thực hiện chương trình tiếp thị đó.

- Hình thành cơ sở dữ liệu về thị trường, về khách hàng, về hệ thống pháp luật,… Đây là yếu tố vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ nhất là các doanh nghiệp tư vấn và sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp của nhà cung cấp.

- Thực hiện liên doanh với các tổ chức cung ứng DVPTKD nước ngoài, thông qua liên doanh để học tập kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn dịch vụ.

- Từng doanh nghiệp cung ứng DVPTKD có chính sách thu hút chuyên gia giỏi đến làm việc, hoặc cử nhân viên đi nghiên cứu, thực tập ở nước ngoài. Đây là con đường cơ bản để nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng và tính chuyên nghiệp của dịch vụ cung ứng.

3.3.2. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực

Trong lĩnh vực dịch vụ, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất, họ sẽ những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, đại diện cho trình độ, uy tín của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần đặc biệt chú ý tới việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cho các nhân viên.

Bên cạnh đó, yêu cầu của các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ngày càng cao nên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần xây dựng một lực lượng lao động có trình độ và kinh nghiệm để thiết kế và tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ mới có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Do vậy, những biện pháp đề ra bao gồm:

- Thường xuyên tổ chức học tập và đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, nâng cao chất lượng DVPTKD và uy tín của nhà cung cấp.

- Bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn, còn phải huấn luyện và nâng cao đạo đức nghề nghiệp và các tiêu chuẩn nghề nghiệp của chuyên gia hoặc nhân viên cung ứng dịch vụ.

- Đặc biệt doanh nghiệp nên theo dõi và tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ cho các doanh nghiệp cung ứng, chương trình hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, chương trình hỗ trợ tài chính.

- Mời các chuyên gia nước ngoài tập huấn và phổ biến kinh nghiệm của họ về phát triển DVPTKD cho các nhà quản trị, các cán bộ nghiệp vụ của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao như quảng cáo, thiết kế bao bì, giám định hàng hóa, nghiên cứu thị trường,…

- Bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn, cần phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực đối với các chuyên gia cung cấp dịch vụ.

Không chỉ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngoài quốc doanh mà các bộ, ngành quản lý chuyên ngành về dịch vụ, trong phạm vi nhiệm vụ của mình, cần đúc rút kinh nghiệm, bổ túc kiến thức lý luận và thực tiễn về thương mại, dịch vụ do bộ, ngành của mình quản lý cho các cán bộ, làm cơ sở để hình thành một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực này, cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có chất lượng cho các doanh nghiệp.

3.3.3. Tăng cường mối quan hệ với khách hàng

Ngoài việc tăng cường tính chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, doanh nghiệp cung ứng DVPTKD cũng cần tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Một số biện pháp đưa ra nhằm giúp doanh nghiệp cung cấp tăng cường mối quan hệ với khách hàng:

- Đưa ra các cam kết với khách hàng và quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ sẽ góp phần tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp không những giúp cho khách hàng thấy doanh nghiệp làm việc chuyên nghiệp mà còn có cơ hội xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài khi khách hàng đã tin tưởng doanh nghiệp.

- Đảm bảo tính an toàn cho các thông tin mà khách hàng cung cấp. Điều này cũng đã nằm trong quy định của pháp luật để tránh những rắc rối cho cả doanh nghiệp cung ứng cũng như khách hàng sử dụng. Khách hàng sẽ cảm thấy an toàn và tin tưởng doanh nghiệp hơn trong quá trình sử dụng dịch

vụ. Đồng thời nhà cung cấp cũng tạo được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cùng ngành mà không có các thông tin do khách hàng cung cấp.

- Doanh nghiệp có thể tăng cường mối quan hệ với khách hàng bằng cách bổ sung dịch vụ sau cung ứng. Khi doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm tới khách hàng chắc chắn sẽ được khách hàng ghi nhận và đánh giá cao. Bên cạnh đó, sự khác biệt thông qua tính chuyên nghiệp trong quá trình cung ứng dịch vụ, hoặc thông qua tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình của nhân viên trong đơn vị cung ứng trong quá trình tiếp cận và làm việc với khách hàng cũng là một trong những yếu tố được khách hàng ghi nhận và sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng hơn.

3.3.4. Tăng cường quảng bá về các loại hình dịch vụ đến với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cần chủ động quảng bá hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp mình, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khách hàng tiếp cận dịch vụ một cách thuận tiện nhất. Đặc biệt, ở một số dịch vụ khó tiếp cận như giám định hàng hóa, tư vấn kinh doanh, bảo hiểm hàng hóa, các doanh nghiệp cung ứng cần tìm nguyên nhân để tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp sử dụng. Dịch vụ tư vấn kinh doanh, giám định hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa cũng được coi là những dịch vụ mà có tỷ lệ khá cao các doanh nghiệp cho rằng không quen sử dụng. Từ đó, có thể nhận thấy, để phá vỡ sự bảo thủ của các doanh nghiệp với tư tưởng tự tổ chức dịch vụ để đỡ tốn kém chi phí mua dịch vụ thì ngoài việc các doanh nghiệp cung cấp phải nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành còn cần phải tạo điều kiện để doanh nghiệp sử dụng biết đến những địa chỉ tin cậy, có khả năng cung cấp dịch vụ một cách dễ dàng nhất, thuận tiện nhất và nhiều lựa chọn nhất. Một số biện pháp cụ thể đề ra như sau:

- Tăng cường quảng bá hình ảnh của mình trên nhiều kênh thông tin khác nhau như báo chí, đài, tivi hay Internet,… Tuy nhiên việc tiếp cận cần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022