mô cho vận tải đầu vào tới một địa điểm gần điểm đến cuối cùng và vận tải đầu ra vì các trung tâm phục vụ cho các cửa hàng bán lẻ gần nhau.
Nếu số lượng hàng hóa chuyển tới các trung tâm phân phối lớn thì các trung tâm này sẽ tiến hành dự trữ hàng hóa và chỉ cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng ở lượng nhỏ. Còn nếu lượng hàng nhập về vừa đủ thì trung tâm phân phối sẽ tiến hành chuyển ngang hàng hóa vừa được chuyển đến bằng cách chia chuyến hàng đầu vào thành nhiều chuyến hàng nhỏ hơn rồi chất lên xe tải chuyển đến cửa hàng bán lẻ. Khi một trung tâm chuyển ngang hàng hóa, từ một nhà cung cấp, mỗi xe tải sẽ chuyển hàng đến trung tâm hàng hóa cho một vài cửa hàng bán lẻ. Trong khi đó mỗi xe tải rời trung tâm phân phối mang theo hàng hóa từ nhiều nhà cung cấp cho một cửa hàng bán lẻ. Lợi ích lớn nhất của việc chuyển ngang (cross- docking) là lượng tồn kho thấp và dòng sản phẩm trong chuỗi cung ứng được đẩy nhanh. Cross- docking cũng giúp tiết kiệm chi phí khai thác vì không xảy ra tình trạng quá nhiều hay thiếu hụt hàng tồn kho. Tuy nhiên, sự thành công của mô hình cross-docking phụ thuộc chủ yếu vào mức độ hợp tác và đồng bộ hóa giữa lượng hàng nhập và xuất. Cross-docking là mô hình phù hợp với sản phẩm có nhu cầu lớn và dễ dự đoán. Nó yêu cầu các trung tâm phân phối phải được xây dựng nhằm mục đích tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô cho cả vận tải đầu vào và vận tải đầu ra.
d) Vận chuyển thông qua trung tâm phân phối sử dụng tuyến đường gom hàng định trước
Các tuyến đường gom hàng định trước được sử dụng bắt đầu từ một trung tâm phân phối nếu lượng hàng cần phải giao đến mỗi cửa hàng bán lẻ là nhỏ. Các tuyến đường gom hàng này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí vận tải đầu ra với việc thực hiện gom các đơn hàng nhỏ thành một đơn hàng lớn hơn. Để có thế áp dụng mô hình này, việc hợp tác và xây dựng kế hoạch, lộ trình của các tuyến đường gom hàng là điều cần thiết.
3.2.2.3. Tính cân bằng trong thiết kế mạng lưới vận tải
Tất cả các quyết định liên quan đến yếu tố vận tải trong mạng lưới chuỗi cung ứng cần phải được đưa ra trong khi xem xét đến những tác động của chúng tới chi phí tồn kho cũng như mức độ trách nhiệm cung cấp tới khách hàng. Việc lựa
chọn phương thức vận tải có ảnh hưởng đến lượng tồn kho trong chuỗi cung ứng. Cụ thể là khi lựa chọn phương thức vận tải có chi phí thấp, thời gian thực hiện đơn hàng sẽ bị kéo dài làm cho lượng tồn kho dự trữ phải tăng lên để đảm bảo tính trách nhiệm của chuỗi cung ứng. Ngược lại, nếu lựa chọn phương thức vận tải cho phép vận chuyển số lượng nhỏ giúp giảm lượng tồn kho thì chi phí vận tải sẽ tăng cao.
Bên cạnh yếu tố tồn kho, tính trách nhiệm với khách hàng cũng là nhân tố cần được xem xét trong mối quan hệ cân bằng khi xây dựng mạng lưới vận tải. Nếu một công ty có tính trách nhiệm cao và giao hàng ngày trong ngày nhận đơn hàng thì nó sẽ có những chuyến hàng nhỏ với mức chi phí cao. Nếu công ty giảm tính trách nhiệm và tập trung đơn hàng trong một khoảng thời gian dài trước khi thực hiện thì công ty đó có thể khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô và giảm chi phí vận tải.
3.2.2.4. Mạng lưới vận tải thích hợp
Mạng lưới vận tải thích hợp là việc sử những mạng lưới và phương thức vận tải khác nhau dựa trên đặc điểm khách hàng và sản phẩm. Phần lớn các công ty đều cung cấp một danh mục hàng hóa đa dạng và phục vụ nhiều phân đoạn thị trường nên việc thiết lập một mạng lưới vận tải thích hợp là điều cần thiết
a) Biến đổi mạng lưới vận tải theo số lượng khách hàng và khoảng cách tới khách hàng
Công ty cần phải căn nhắc tới mức độ phân bố của khách hàng và khoảng cách từ nhà kho đến họ khi thiết kế mạng lưới vận tải.Qua đó, công ty có thể đưa ra những sự lựa chọn mạng lưới vận tải tối ưu cho từng trường hợp cụ thể như trong bảng 7. Ví dụ, khi công ty phục vụ một lượng khách hàng lớn phân bố gần với trung tâm phân phối, việc sở hữu một đội xe tải sử dụng chuyên chở theo những tuyến đường định trước bắt nguồn từ trung tâm đến khách hàng là sự lựa chọn tốt nhất vì mô hình này tạo điều kiện tận dụng tốt phương tiện.
Khoảng cách ngắn | Khoảng cách trung bình | Khoảng cách dài | |
Mật độ thấp | Đội xe riêng với tuyến đường gom hàng định trước | Cross dock và tuyến đường gom hàng định trước | Cross dock và tuyến đường gom hàng định trước |
Mật độ trung bình | Bên thứ ba với tuyến đường gom hàng định trước | Công ty chuyên chở hàng lẻ | Công ty chuyên chở hàng lẻ hay công ty chuyên chở trọn gói |
Mật độ thấp | Bên thứ ba với tuyến đường gom hàng định trước hay công ty chuyên chở hàng lẻ. | Công ty chuyên chở hàng lẻ hay công ty chuyên chở trọn gói | Công ty chuyên chở trọn gói |
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa Của Việc Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng
- Đặc Điểm Của Mạng Lưới Nhà Sản Xuất/nhà Phân Phối Dự Trữ Và Khách Hàng Đến Nhận Hàng
- Hiệu Quả So Sánh Giữa Các Mạng Lưới Phân Phối 9
- Quá Trình Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Của Hai Tập Đoàn Hàng Đầu Về Chuỗi Cung Ứng
- Giới Thiệu Về Tập Đoàn Dell Corp., Inc
- Tình Hình Kinh Doanh Của Dell 2004-2008
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Bảng 1.7: Lựa chọn mạng lưới vận tải theo số lượng khách hàng và khoảng cách tới khách hàng.
b) Biến đổi mạng lưới vận tải theo quy mô khách hàng
Công ty cần lưu tâm đến quy mô khách hàng và vị trí của họ trong khi thiết kế mạng lưới vận tải. Một khách hàng lớn sẽ được phụ vụ tốt hơn bằng việc sử dụng công ty chuyên chở nguyên tải, trong khi khách hàng nhỏ lại yêu cầu sử dụng công ty chuyên chở hàng lẻ hay các tuyến đường gom hàng định trước. Khi sử dụng tuyến đường định trước người gửi hàng sẽ phải chịu hai loại chi phí là chi phí vận tải tính trên tổng quãng đường đi chuyển và chi phí giao hàng tính trên số lượng hàng giao.
Chi phí vận tải là như nhau khi giao hàng cho lượng khách hàng nhỏ hay lớn như vậy việc giao hàng cho một lượng khách hàng lớn trên cùng một xe tải sẽ tiết kiệm được chi phí vận tải. Chi phí giao hàng tính trên một khách hàng khi giao hàng cho khách hàng nhỏ sẽ cao hơn so với cho khách hàng lớn. Do đó, sẽ là không tối ưu khi giao hàng cho khách hàng nhỏ và khách hàng lớn với cùng tần suất tại mức giá như nhau. Một sự lựa chọn là công ty sẽ tính chi phí giao hàng cao hơn cho khách hàng nhỏ. Một cách khác là công ty điều chỉnh tuyến đường định trước để có thể giao hàng cho khách hàng lớn với tần suất lớn hơn khách hàng nhỏ. Công ty có thể phân loại khách hàng làm khách hàng lớn, khách hàng trung bình, khách hàng nhỏ dựa trên yêu cầu của họ. Tần suất ghé qua các khách hàng được đánh giá dựa
trên chi phí vận tải và chi phí giao hàng. Nếu khách hàng lớn phải được ghé qua trên mọi tuyến đường, khách hàng trung bình được ghé qua trên một số tuyến đường và khách hàng nhỏ được ghé thằm trên ba tuyến đường, thì tuyến đường gom hàng định trước tối ưu là kết hợp cả ba loại khách hàng trên cùng một tuyến đường. Những khách hàng trung bình được chia ra làm hai tập con là ( M1, M2) và khách hàng nhỏ được chia ra làm ba tập con là ( S1, S2, S3). Công ty có thể áp dụng mô hình sáu tuyến đường sau để đảm bảo mọi khách hàng được ghé thăm với tần xuất hợp lý: ( L, M1, S1); (L, M2, S2); (L, M1, S3); ( L, M2, S1), ( L, M1, S2); ( L, M2,
S3). Chuỗi này cho phép công ty tận dụng lợi thế là mỗi xe tải mang một lượng hàng như nhau và khách hàng lớn được ghé thăm nhiều hơn so với khách hàng nhỏ.
c) Biến đổi chuỗi cung ứng dựa vào nhu cầu và giá trị sản phẩm Mức độ tập trung hàng tồn kho và phương thức vận chuyển được sử dụng
trong chuỗi cung ứng thường xuyên thay đổi theo giá trị và nhu cầu sản phẩm. Vì vậy, ứng với mỗi cặp đặc điểm của sản phẩm có một phương án lựa chọn mức độ tập trung hàng tồn kho và phương thức vận chuyển sao cho tối ưu riêng.
Giá trị cao | Giá trị thấp | |
Nhu cầu cao | Phân tán hàng tồn kho chu kỳ. Tập trung hàng tồn kho an toàn. Phương tiện vận tải giá rẻ được dùng để nhập hàng tồn kho chu kỳ và phương tiện tốc độ nhanh để nhập hàng tồn kho an toàn. | Phân tán hàng tồn kho và sử dụng phương tiện vận tải giá rẻ để nhập hàng |
Nhu cầu thấp | Tập trung tất cả hàng tồn kho. Nếu cần thiết sử dụng phương tiện vận tải tốc độ nhanh để giao hàng | Tâp trung chỉ hàng tồn kho an toàn và sử dụng phương tiện vận tải giá rẻ để nhập hàng tồn kho theo chu kỳ. |
Bảng 1.8: Biến đổi chuỗi cung ứng theo nhu cầu và giá trị sản phẩm
Hàng tồn kho chu kỳ cho sản phẩm giá trị cao và nhu cầu cao được phân tán để giảm chi phí vận tải bởi vì khi đó việc nhập hàng sẽ tốn ít chi phí vận tải hơn. Tồn kho an toàn có thể được tập hợp lại để đảm bảo vẫn giảm được lượng tồn kho
và phương thức vận chuyển tốc độ cao được sử dụng nếu phải tồn kho an toàn được dùng để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ví dụ, theo như bảng 8, với sản phẩm có nhu cầu cao và giá trị thấp, hàng tồn kho nên phân tán và được giữ tại vị trí gần khách hàng để giảm chi phí vận tải. Hay với hàng giá trị cao, nhu cầu thấp, tất cả hàng tồn kho nên được tập trung để giảm chi phí tồn kho.
Hình 1.7: Ba chính sách chuỗi cung ứng khả thi cho chuỗi cung ứng.11
Chính sách thứ nhất giữ hàng tồn kho tại mọi giai đoạn trong chuỗi cung ứng. Với việc nắm giữ tồn kho tại mọi giai đoạn khiến mỗi giai đoạn đều chịu ảnh hưởng và tác động đến các giai đoạn liền kề. Điều này có thể dẫn đến tình trạng các giai đoạn không đảm bảo mức tồn kho mục tiêu. Thêm vào đó là việc sự thay đổi nhu cầu lớn hơn trong khoảng thời gian ngắn.
Chính sách thứ hai là giữ tồn kho tại giai đoạn cuối và không có hàng tồn kho nào khác trong chuỗi. Điểm đáng lưu tâm trong chính sách này là chi phí tồn kho sẽ rất lớn.
Chính sách thứ ba là giữ tồn kho tại giai đoạn hai để làm bước đệm cho 2 giai đoạn đầu và tồn kho tại giai đoạn cuối. Với mô hình tồn kho này, chuỗi cung
11 Neale, Tomlin,Willems;The role of inventory in superior supply chain performance,2003, pp 24
ứng có thể cung cấp sản phẩm nhanh chóng với mức chi phí tồn kho an toàn thấp nhất có thể.
3.2.3. Ứng dựng công nghệ hỗ trợ thông tin trong chuỗi cung ứng
3.2.3.1. Khái quát về thông tin và công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng
Trong bốn yếu tố của cấu trúc chuỗi cung ứng thì ba yếu tố cơ sở vật chất, vận tải, tồn kho liên quan trực tiếp đến dòng vật chất trong chuỗi cung ứng còn thông tin thì không nhưng nó lại là yếu tố quan trọng đóng vai trò như nhân tố gắn kết các yếu tố còn lại phối hợp nhịp nhàng với nhau tạo ra một thực thể thống nhất.
Thông tin có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của chuỗi cung ứng do nó cung cấp nền tảng tạo điều kiện cho các quá trình thực hiện giao dịch và nhà quản trị đưa ra quyết định. Không có thông tin, nhà quản trị sẽ không biết được khách hàng muốn gì, lượng hàng tồn trong kho là bao nhiêu và khi nào nên sản xuất và vận chuyển thêm sản phẩm. Do đó, thông tin khiến cho chuỗi cung ứng trở nên rõ ràng với nhà quản trị. Xét trên một phương diện nào đó thì thông tin được coi là yếu tố quan trọng nhất trong bốn yếu tố của chuỗi cung ứng vì không có nó, các yếu tố khác không thể đạt hiệu quả cao.
Với vai trò quan trọng đó của thông tin với sự thành công của chuỗi cung ứng, các nhà quản lý cần phải hiểu được quá trình thông tin được tổng hợp và phân tích. Đó là lúc công nghệ thông tin phát huy tác dụng. Công nghệ thông tin bao gồm phần cứng và phần mềm xuyên suốt chuỗi cung ứng làm nhiệm vụ tổng hợp, phân tích và đưa ra phương án cho từng trường hợp. Công nghệ thông tin thu thập và phân tích thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định đúng đắn.
Thông tin là chìa khóa thành công của một chuỗi cung ứng. Nó tạo điều kiện cho quản lý thông qua việc hỗ trợ ra quyết định trên phạm vi rộng bao quát tất cả chức năng, tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng. Bằng việc nắm bắt được mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng, nhà quản trị có thể đưa ra một chiến lược bao quát được mọi vấn đề tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng.
Vậy làm cách nào nhà quản trị có được cái nhìn bao quát như vậy? Phạm vi của chuỗi cung ứng được hình thành nên từ toàn bộ thông tin và bề rộng của thông tin cho biết đó là phạm vi khu vực hay toàn cầu. Để đạt được phạm vi toàn cầu, nhà
quản trị cần có được những thông tin chính xác và kịp thời về mọi chức năng của công ty và mọi tổ chức trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
3.2.3.2. Cấu trúc công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng
Công nghệ thông tin bao gồm phần cứng và phần mềm xuyên suốt chuỗi cung ứng để tập hợp, phân tích và đưa ra phương án cho từng vấn đề. Hai yếu tố này kết hợp tạo nên tính hiệu quả của công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng. Tuy vậy, các nhà quản trị cũng cần phải chú ý rằng phần mềm doanh nghiệp là yếu tố ngày càng có tác động lớn đến hiệu quả của công nghệ thông tin, được phát triển để tạo điều kiện cho các quá trình bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trong phạm vi chuỗi cung ứng, những năng lực khác nhau do công nghệ thông tin phát triển đều bắt nguồn từ nền tảng do phần mềm doanh nghiệp cung cấp.
Các công nghệ được sử dụng trong chuỗi cung ứng nhằm hỗ trợ cho các quá trình vĩ mô trong chuỗi cung ứng và tạo ra sự thống nhất xuyên suốt các quá trình đó. Một hệ thống công nghệ thông tin tốt không chỉ cho phép thu thập thông tin mà còn phân tích các quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận của toàn bộ chuỗi cung ứng. Để tìm hiểu về cấu trúc của công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng, chúng ta sẽ dựa vào các quá trình vĩ mô trong chuỗi cung ứng.
Các quá trình vĩ mô trong chuỗi cung ứng bao gồm các quá trình tập trung vào ba quá trình sau:
- Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) là các quy trình tập trung vào sự tương tác xuôi dòng chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp và khách hàng của nó
- Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ (ISCM): là các quy trình tập trung vào các hoạt động bên trong doanh nghiệp
- Quản trị quan hệ nhà cung cấp (SRM) là các quy trình tập trung vào sự tương tác ngược dòng chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp của nó.
Chúng ta cũng cần lưu ý có một khuôn mẫu phần mềm thứ tư cung cấp nền tảng cho các quá trình khác phát triển là cơ sở quản lý giao dịch (TMF). Nó bao gồm hệ thống ERP- hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, phần mềm hạ tầng cơ sở và phần mềm hợp nhất. Phần mềm TMF cần thiết cho cả ba quy trình vĩ mô trên hoạt động và phối hợp với nhau.
a) Quản trị quan hệ khách hàng
Quy trình vĩ mô quản trị quan hệ khách hàng bao gồm các quá trình diến ra giữa doanh nghiệp và khách hàng của nó xuôi chiều chuỗi cung ứng. Mục tiêu của quy trình này là tập hợp nhu cầu khách hàng và tạo điều kiện cho sự chuyển giao và theo dõi đơn hàng. Các quy trình then chốt trong quản trị quan hệ khách hàng bao gồm:
- Marketing: quy trình marketing liên quan đến các quyết định chỉ ra khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai, làm cách nào để hướng đến họ và sản phẩm cung cấp là gì, làm cách nào để định giá chúng và làm sao để quản lý chiến dịch marketing liên quan đến khác hàng mục tiêu. Các nhà cung cấp phần mềm thành công trong lĩnh vực marketing sẽ cung cấp sự phân tích nhằm nâng cao tính hiệu quả của quyết định marketing về định giá, sản phẩm có khả năng tạo lợi nhuận và khách hàng tiềm năng..
- Bán hàng:Quy trình bán hàng tập trung vào việc bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Quá trình đó bao gồm việc cung cấp đội ngũ nhân viên bán hàng, thông tin để họ bán hàng và thực hiện bán hàng thực sự. Các nhà cung cấp phần mềm thành công sẽ hướng vào đội ngũ bán hàng tự động, cấu hình và sự cá biệt hóa để nâng cao hiệu quả. Các nhà cung cấp phần mềm thành công sẽ hướng vào đội ngũ bán hàng tự động, cấu hình và sự cá biệt hóa để nâng cao hiệu quả.
- Quản trị đơn hàng: Quy trình quản trị đơn hàng đặc biệt quan trọng với khách hàng để theo dõi tình trạng thực hiện đơn hàng và với doanh nghiệp để lập kế hoạch rồi thực hiện đơn hàng. Quy trình này gắn liền với nhu cầu từ phía khách hàng và nguồn cung từ phía nhà cung cấp. Phần mềm quản lý đơn hàng được thực hiện bởi những hệ thống kết quả hay một phần hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. - Trung tâm dịch vụ: Trung tâm dịch vụ là điểm ban đầu kết nối giữa công ty và khách hàng của nó. Trung tâm dịch vụ giúp khách hàng đặt hàng, gợi ý sản phẩm, giải quyết vấn đề phát sinh và cung cấp thông tin về tình trạng đơn hàng. Nhà cung cấp phần mềm thành công giúp nâng cấp hoạt động của trung tâm dịch vụ thông qua việc tạo điều kiện và giảm bớt khối lượng công việc cho người đại diện dịch vụ khách hàng bằng việc cho phép khách hàng tự thực hiện các công việc đó.