dựa vào đơn đặt hàng của các nhà bán lẻ để dự báo về nhu cầu của khách hàng. Do đó chuỗi cung ứng đẩy phải mất một khoảng thời gian dài để có thể phản ứng trước sự thay đổi của thị trường. Hiệu ứng Bullwhip là hiện tượng phổ biến trong chuỗi cung ứng đẩy. Đặc điểm của hiệu ứng này là sự biến động trong đơn hàng mà nhà sản xuất nhận được từ nhà bán lẻ và nhà kho thường lớn hơn so với biến động thực tế trong nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Điều này dẫn đến những dự báo sai lầm về nhu cầu thực tế về sản phẩm, kéo theo đó là kế hoạch sản xuất không chính xác, lượng hàng tồn kho sẽ tăng lên làm tăng chi phí và việc quản lý nguồn lực trở nên khó khăn.
b) Chuỗi cung ứng kéo:
Trong chuỗi cung ứng kéo, sản xuất và phân phối chịu sự chi phối của yếu tố cầu do đó chúng gắn liền với nhu cầu thực tế của khách hàng, ko phải là dựa vào dự báo như chuỗi cung ứng đẩy. Vì thế, trong chuỗi cung ứng kéo thuần túy, doanh nghiệp sẽ duy trì mức tồn kho là 0 và chỉ sản xuất khi có đơn hàng. Loại chuỗi cung này thực sự hấp dẫn các nhà sản xuất khi mà họ có thể giữ tồn kho ở mức 0, giảm chi phí tồn kho, giảm ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip, tạo điều kiện tăng mức độ dịch vụ. Nhưng trên thực tế việc xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng kéo là rất khó khăn do thời gian cần thiết để thực hiện đơn hàng quá dài khiến cho việc phản ứng với thông tin về nhu cầu của khách hàng bị cản trở. Lý do nằm ở chỗ chuỗi cung ứng kéo không tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô nên việc sản xuất theo từng đợt gồm nhiều mặt hàng và việc phân phối sử dụng phương tiện hiệu quả là khó đạt tới.
c) Chuỗi cung ứng kéo- đẩy:
Trong chuỗi cung ứng kéo- đẩy, một số giai đoạn xây dựng theo chiến lược đẩy, thường là những giai đoạn đầu của chuỗi cung, những giai đoạn còn lại được phát triển theo chiến lược kéo. Trong chuỗi cung ứng kéo- đẩy, nhà sản xuất tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng (build to order). Điều đó có nghĩa là các linh kiện tồn kho được quản lý dựa trên kết quả dự báo nhưng sản phẩm lắp ráp cuối cùng được thực hiện tương ứng với số lượng đơn đặt hàng. Quá trình đẩy trong chuỗi cung ứng là phần thuộc về hoạt động của những nhà sản xuất linh kiện cung cấp cho việc lắp
ráp; quá trình kéo bắt đầu từ hoạt động lắp ráp và dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng.
Trên thực tế, nhu cầu đối với một loại linh kiện là tập hợp nhu cầu của nhiều sản phẩm hoàn chỉnh có sử dụng đến nó. Căn cứ vào nguyên tắc tổng hợp nhiều dự đoán sẽ chính xác hơn, sự không chắc chắn của cầu đối với linh kiện sẽ nhỏ hơn sự không chắc chắn của cầu đối với sản phẩm cuối cùng. Điều này đảm bảo sự giảm số lượng tồn kho an toàn.
1.3.1) Tiêu chí thứ hai
Căn cứ theo cấu trúc, chuỗi cung cứng được chia ra làm bốn loại là chuỗi cung ứng sản xuất để dự trữ (Build-to-stock), chuỗi cung ứng định hình theo đơn hàng (Configure-to-order), chuỗi cung ứng sản xuất theo đơn hàng (Build-to-order), chuỗi cung ứng thiết kế theo đơn hàng (Engineer-to-order).
a) Chuỗi cung ứng sản xuất để dự trữ ( BTS):
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam - 1
- Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam - 2
- Ý Nghĩa Của Việc Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng
- Đặc Điểm Của Mạng Lưới Nhà Sản Xuất/nhà Phân Phối Dự Trữ Và Khách Hàng Đến Nhận Hàng
- Hiệu Quả So Sánh Giữa Các Mạng Lưới Phân Phối 9
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Sản phẩm được sản xuất với lượng nguyên vật liệu tiêu chuẩn trước khi có đơn hàng của khách hàng. Chuỗi cung ứng BTS có thời gian đáp ứng yêu cầu khách hàng ngắn nhất. Khách hàng đặt hàng và được đáp ứng gần như ngay lập tức từ các giá hàng hay nhà kho thành phẩm của các cửa hàng bán lẻ. Bởi khách hàng đánh giá cao khả năng đáp ứng nhanh chóng nên các sản phẩm được khách hàng mua theo cảm hứng thường được cung cấp thông qua chuỗi cung ứng BTS. Nhưng đổi lại sự đáp ứng nhanh chóng, chuỗi cung ứng BTS mất tính chọn lọc. Khách hàng chỉ chọn được những gì có sẵn trên kệ hàng do nhà sản xuất cung cấp. Các phụ tùng, linh kiện quan trọng như linh kiện máy bay thường được cung cấp dưới chuỗi cung ứng loại này. Nhược điểm nữa của chuỗi cung ứng BTS là do sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu dựa vào dự đoán nên mọi sai sót trong dự đoán ở bất kỳ một khâu nào cũng ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Nếu như sản phẩm lâm vào tình trạng lỗi thời, hay bị lỗi, thì việc thu hồi lại với chi phí rất cao là điều bắt buộc. Khi đó nếu lượng tồn kho sản phẩm quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tất cả các thành viên, hơn nữa còn gây tốn kém chi phí tái sản xuất. Còn với trường hợp lượng dự trữ linh kiện quá thấp, thời gian thực hiện đơn hàng của toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ bị kéo dài.
b) Chuỗi cung ứng định hình theo đơn hàng:
Chuỗi cung ứng CTO sản xuất linh kiện trước theo quy trình đẩy nhưng thực hiện đơn hàng theo cách lắp ráp theo yêu cầu khách hàng. Như vậy lợi ích mang lại sẽ là nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nhưng đổi lại họ sẽ phải hy sinh khả năng thực hiện đơn hàng ngay lập tức. Ví dụ như trong ngành sản xuất ô tô, nhà sản xuất và nhà phân phối đang trong giai đoạn hoàn thiện chuỗi cung ứng CTO. Mục tiêu là cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn về màu sắc cũng như sự kết hợp linh kiện. Nhưng khách hàng sẽ không thể lái xe về ngay sau khi đặt hàng, họ sẽ phải chờ để sản phẩm được sản xuất theo ý họ. Vấn đề mấu chốt trong chuỗi cung ứng CTO là thời gian chuỗi cung ứng đáp ứng đơn hàng, khả năng của nhà sản xuất giảm thời gian từ khâu lắp ráp đến khi giao sản phẩm cuối cùng. So với chuỗi cung ứng trước BTS, chuỗi cung ứng CTO xuất hiện sự trì hoãn, nhà sản xuất không bị ràng buộc bởi thành phẩm cho đến họ nhận được đơn hàng. Tổng lượng tồn kho sẽ giảm đáng kể do mức độ phong phú của linh kiện hay module thấp hơn so với sản phẩm hoàn chỉnh. Nhà sản xuất sẽ chỉ cần dự đoán nhu cầu và lập kế hoạch ở mức độ linh kiện, giảm thiểu tính không chắc chắn so với dự đoán nhu cầu sản phẩm.
c) Chuỗi cung ứng sản xuất theo đơn hàng ( Build-to-order):
Trong chuỗi cung ứng BTO, yêu cầu của khách hàng được được quan tâm đến từ giai đoạn bắt đầu của quá trình sản xuất. Sản phẩm trong chuỗi cung ứng này được cá nhân hóa đến mức cao nhất. Yêu cầu lập kế hoạch trong BTO được thực hiện bởi cấu trúc hoạch định yêu cầu nguyên vật liệu điển hình MRP. BTO cam kết cung cấp linh kiện riêng biệt đến từng đơn hàng, đôi khi ngược dòng rất xa dọc theo chuỗi cung ứng. Khi những yêu cầu được thiết lập, chuỗi cung ứng mới xác định số lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. Khách hàng trong chuỗi BTO phải đợi toàn bộ thời gian để có thể nhận được sản phẩm từ khâu sản xuất linh kiện cho đến lắp ráp thành phẩm. Vì vậy, sản phẩm trong chuỗi BTO thường được sản xuất sau khi đã nhận được nhiều đơn đặt hàng để tránh sự biến động của tỷ lệ sản xuất và nhu cầu. Chuỗi cung ứng BTO mang lại lợi ích cho nhà sản xuất và nhà phân phối nhờ vào lượng tồn kho thấp, giảm thiểu rủi ro.
d) Chuỗi cung ứng thiết kế theo đơn hàng (ETO):
Sản phẩm được sản xuất, lắp ráp với những linh kiện và thiết kế riêng biệt. Sản phẩm trong chuỗi cung ứng loại này mang tính cá biệt hóa cao và thường được dùng cho những nhu cầu cụ thể. Thời gian để thực hiện đơn hàng là tương đối lâu. Bên cạnh đó, hoạt động logistics và lập kế hoạch ngược dòng chuỗi cung ứng thường phức tạp do chúng chỉ gắn với một đơn hàng duy nhất.
1.4. Mục tiêu và tầm quan trọng
Mục tiêu của chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa. Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng. Ví dụ, khách hàng khi mua máy tính từ công ty Dell phải trả
2.000 USD, đại diện cho doanh thu mà chuỗi cung ứng nhận được. Dell và các giai đoạn khác của chuỗi cung ứng phát sinh chi phí để thu thập thông tin, sản xuất bộ phận và sản phẩm, lưu trữ chúng, vận tải, dịch chuyển tài chính…Sự khác biệt giữa
2.000 USD mà khách hàng trả và tổng chi phí phát sinh trong chuỗi cung ứng trong việc sản xuất và phân phối máy vi tính đến khách hàng đại diện cho lợi nhuận của chuỗi cung ứng. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt chuỗi. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung cấp càng lớn. Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ.
Một chuỗi cung ứng hiệu quả thực sự là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh. Chất lượng của chuỗi cung ứng ảnh hưởng lớn đến kết quả tài chính cũng như đến các lợi thế cạnh tranh khác của doanh nghiệp như chi phí, chất lượng, thời gian thực hiện đơn hàng, tính linh hoạt. Nhờ
chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu được nhập về đúng thời điểm, đúng số lượng, giảm đáng kể lượng tồn kho; sản phẩm hoàn chỉnh được tính toán để đưa đến người tiêu dùng trong thời gian hợp lý, với chi phí thấp nhất. Nhờ vào dòng thông tin trong chuỗi cung ứng theo cả hai chiều, nhà sản xuất có được thông tin phản hồi từ phía khách hàng, giúp công tác dự báo chính xác hơn, xây dựng kế hoạch sản xuất hiệu quả, cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện tại cũng như thiết kế sản phẩm mới. Sự chia sẻ thông tin trong hệ thống, sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên giúp nâng cao giá trị tạo ra của toàn chuỗi cung ứng và lợi nhuận riêng của từng doanh nghiệp.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng
2.1. Nhu cầu khách hàng
Mục tiêu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng là thỏa mãn nhu cầu khách hàng do đó có thể coi nhu cầu khách hàng là yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của chuỗi cung ứng. Khách hàng là nguồn gốc lợi nhuận, là động lực cho mọi sự đổi mới, cải tiến trong chuỗi cung ứng. Hiện nay, khách hàng ngày càng có những đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như khả năng giao hàng đúng hẹn và giảm chí phí giao hàng. Ngoài những yêu cầu đó, khách hàng còn mong mức giá họ phải trả không thay đổi so với thời gian trước. Sự gia tăng nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng đồng nghĩa với việc chuỗi cung ứng sẽ phải hoạt động hiệu quả hơn để duy trì vị thế cạnh tranh và thị phần của doanh nghiệp.
2.2. Quá trình toàn cầu hóa
Trong hai thập niên vừa qua, một môi trường kinh doanh toàn cầu mới đã xuất hiện. Nó mang lại cho doanh nghiệp trên toàn thế giới cơ hội phát triển chưa từng có với quy mô thị trường rộng lớn, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, lao động dồi dào… Từ sự xuất hiện của khái niệm thị trường toàn cầu, các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, các liên minh chiến lược bắt đầu được thành lập và ngày càng trở nên phổ biến.
Sự phát triển của thị trường toàn cầu có hai tác động chính đến chuỗi cung ứng. Thứ nhất là chuỗi cung ứng cũng mang tính toàn cầu. Điều này mang lại nhiều lợi ích như khả năng cung cấp nguyên vật liệu đa dạng với mức giá hợp lý từ các nhà cung
cấp nước ngoài. Tuy nhiên, toàn cầu hóa lại tạo ra sức ép cho chuỗi cung ứng bởi khi đó các cơ sở vật chất sẽ bị phân tán, việc phối hợp hoạt động gặp nhiều khó khăn. Tác động thứ hai là sự gia tăng cạnh tranh, trước kia doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh độc quyền trong sự bảo hộ của nhà nước thì nay họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt các doanh nghiệp nước khác. Điều đó vừa là động lực để tăng lợi nhuận của toàn chuỗi cung ứng vừa là áp lực buộc các thành viên trong chuỗi phải hợp tác tốt hơn để đạt được sự cân bằng cần thiết.
2.2. Vòng đời sản phẩm
Ngày nay, có nhiều sản phẩm mà vòng đời của chúng chỉ được đo bằng tháng chứ không phải bằng năm như theo tiêu chuẩn cũ. Điều này không chỉ xảy ra với các sản phẩm khác biệt hóa, như máy tính bây giờ vòng đời sản phẩm rút ngắn xuống còn vài tháng, thậm chí nhiều nhà sản xuất ô tô đã giảm vòng đời sản phẩm của chúng từ 5 năm xuống 3 năm. Điều này khiến cho việc xây dựng, quản trị chuỗi cung ứng gặp rất nhiều khó khăn vì chuỗi cung ứng vừa phải thích nghi với việc sản xuất và phân phối sản phẩm mới vừa phải giải quyết được sự không chắc chắn của nhu cầu sản phẩm. Vòng đời sản phẩm bị rút ngắn làm gia tăng tính không chắc chắn trong khi đó lại làm giảm cơ hội xây dựng được chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh.
3. Phân biệt chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp theo phát biểu của Micheal Porter bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấu hình một cách thích hợp. Một chuỗi giá trị hiệu quả sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận.Qua định nghĩa về chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, chúng ta cũng đã phần nào thấy được sự liên hệ giữa chúng. Nhìn chung, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị đều là sự kết hợp của nhiều tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chúng là mô hình doanh nghiệp mở rộng với quy trình kinh doanh thống nhất để thúc đẩy dòng sản phẩm, dòng tài chính theo một hướng nhất định.
Nhưng giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị vẫn tồn tại những điểm khác biệt căn bản. Thứ nhất, xem xét dưới giác độ khái niệm, trong khi chuỗi giá trị bao gồm hoạt động chính và hoạt động bổ trợ thì chuỗi cung ứng chỉ bao gồm các hoạt động
chủ chốt hoặc những mảng vận hành của chuỗi giá trị. Do đó, chuỗi cung ứng có thể được hiểu như là một thành phần của chuỗi giá trị. Nói cách khác, trong khi mọi thành viên trong cùng một tổ chức làm việc trên nền tảng chuỗi giá trị, thì những người ngoài tổ chức lại làm việc trong chuỗi cung ứng.
Thứ hai, khi nhìn nhận chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng như là tập hợp của các dòng vật chất và dòng thông tin thì chuỗi giá trị chỉ nằm trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp hay rộng hơn là bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ… nhưng không bao gồm khách hàng. Ngược lại, chuỗi cung ứng lại tập trung vào cả nội bộ và bên ngoài hay nói cách khác là nó bao gồm cả khách hàng như là một thành tố tiên quyết.
Thứ ba, trong khi chuỗi giá trị hướng đến tạo lợi nhuận, tăng giá trị gia tăng của toàn bộ chuỗi thì chuỗi cung ứng lại hướng tới việc giảm chi phí.
II. XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG
1. Khái quát về xây dựng chuỗi cung ứng
1.1. Định nghĩa
Một điều được hầu hết mọi người công nhận là thiết kế sản phẩm là giai đoạn chiếm đến 80% chi phí trong toàn bộ chi phí vòng đời sản phẩm. Theo cách tương tự , mẫu thiết kế của một chuỗi cung ứng có ảnh hưởng quan trọng đến chi phí cũng như giá trị chuỗi cung ứng tạo ra trong thời gian tồn tại của nó. Cùng với sự phát triển của kinh tế toàn cầu, ngày nay chuỗi cung ứng đã trở thành nguồn then chốt của lợi thế cạnh tranh. Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng chứ không còn đơn thuần là giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, giai đoạn thiết kế, xây dựng chuỗi cung ứng mang tính chất quyết định đến sự thành công sau này của chuỗi cung ứng.
Thiết kế chuỗi cung ứng là quá trình xác định cơ sở hạ tầng của một chuỗi cung ứng- nhà máy, trung tâm phân phối, loại hình vận tải, quá trình sản xuất… sẽ được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đây là quá trình thuộc phạm vi chiến lược trong dài hạn (Theo cuốn The Practice Of Supply Chain Management- Hau Lee, Terry Harrison, John Neale- xuất bản 2003 của Springer science- business media, trang 4).
1.2. Đặc tính nổi bật của xây dựng chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu
Các quyết định về xây dựng chuỗi cung ứng thường được đưa ra trong môi trường chứa đầy tính bất ổn, tính không hoàn hảo của thông tin và những mục tiêu trái ngược đan xen lẫn nhau. Những khía cạnh dưới đây là một phần trong môi trường đó:
Tái thiết chuỗi cung ứng: Trên thực tế, các quyết định xây dựng hay thiết kế chuỗi cung ứng hiếm khi được áp dụng cho trường hợp xây dựng một chuỗi hoàn toàn mới. Phần lớn vấn đề về thiết kế, xây dựng là kết quả của các cuộc mua lại, sáp nhập, giảm quy mô hay chuyển đổi lớn trong chiến lược tập đoàn. Trong những trường hợp đó, câu hỏi đặt ra tập trung vào việc hợp lý hóa chuỗi cung ứng để ứng phó với thay đổi lớn về cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng.
Một quá trình mới: Nhiều tập đoàn không có kinh nghiệm trong việc đáng giá sự thay đổi đối với chuỗi cung ứng khi các thước đo được áp dụng cho toàn bộ chuỗi.
Tác động ảnh hưởng đến nhiều tổ chức trong chuỗi cung ứng: Thay đổi trong thiết kế chuỗi cung ứng thường dẫn đến tác động lan rộng ra toàn bộ chuỗi. Thông thường thì không có một cá nhân hay tổ chức nào có kinh nghiệm trong việc đo lường hay đánh giá những tác động này. Bên cạnh đó, tác động tích cực nhất của việc xây dựng chuỗi cung ứng thường xuất hiện tại ranh giới của các đơn vị thành viên.
Động cơ của từng tổ chức thành viên có thể cản trở sự thay đổi: Kết quả của việc xây dựng chuỗi cung ứng yêu cầu phải có sự thay đổi mà đôi khi sự thay đổi đó khiến một tổ chức thành viên phải hy sinh kết quả kinh doanh hiện tại đổi lại là sự nâng cao về vị thế của tổ chức đó.
Sự hợp tác vượt qua ranh giới chức năng: Lợi ích quan trọng của việc xây dựng chuỗi cung ứng là việc các tổ chức hợp tác với nhau, tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giúp vượt qua giới hạn chức năng vốn có.
Dự liệu cần thiết thường khó thu thập: Vì việc xây dựng chuỗi tiến hành trên mọi mặt của tổ chức nên thông tin cũng cần được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, đôi khi cả những thông tin mang tính bảo mật của một tổ chức.
Những vấn đề trên là chung cho thiết kế chuỗi cung ứng trong phạm vi một quốc gia và toàn cầu. Nhưng bên cạnh đó, thiết kế chuỗi cung ứng toàn cầu còn đòi