Vai Trò Của Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Đối Với Nền Kinh Tế


sản xuất tinh gọn đề cập đến sự tập trung vào việc loại bỏ càng nhiều lãng phí càng tốt. Những di chuyển không cần thiết, các bước xử lý dư thừa, và tồn kho quá mức trong chuỗi cung ứng là mục tiêu cho sự cải biến trong quá trình nghiên cứu. Sản xuất tinh gọn có thể là một trong những công cụ tốt nhất có thể thực hiện các chiến lược xanh trong quy trình sản xuất và dịch vụ.

Xây dựng một chuỗi ung ứng tinh gọn sử dụng phương pháp tiếp cận theo hệ thống để tích hợp các đối tác. Việc cung ứng phải phối hợp với nhu cầu của các phân xưởng sản xuất, và sản xuất phải gắn trực tiếp với nhu cầu về sản phẩm của khách hàng. Tầm quan trọng của tốc độ và sự ổn định nhất quán để đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng không thể được nhấn mạnh quá mức.

Nói đến mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn, ta không thể nào không nhắc tới những thành phần cơ bản không thể thiếu trong chuỗi. Đó là:

Thứ nhất là các nhà máy chuyên môn hóa, các nhà máy chuyên môn hóa nhỏ thay vì các xưởng sản xuất lớn kết hợp theo chiều dọc là quan trọng. Triết lí tinh gọn không thể gắn với việc vận hành cồng kềnh và sự quan liêu vốn có của mô hình quá lớn bởi nó rất khó trong việc quản lý tối ưu. Các nhà máy cần được thiết kế cho một mục đích có thể được xây dựng và vận hành kinh tế hơn. Các nhà máy cần được liên kết với nhau để có thể đồng bộ hóa với một hay nhiều nhà máy khác và phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tốc độ và yếu tố đáp ứng nhanh với sự thay đổi là chìa khóa cho sự thành công của chuỗi cung ứng tinh gọn.

Thứ hai, hợp tác với các nhà cung ứng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc quản lý và phát triển chuỗi cung ứng. Nếu nhà sản xuất chia sẻ kế hoạch về nhu cầu sử dụng dự kiến với các nhà cung cấp, họ sẽ có được một cái nhìn toàn diện hơn về nhu cầu dài hạn trong cả hệ thống, từ đó có thể chủ động trong kế hoạch sản xuất và phân phối nguyên vật liệu đến nhà sản xuất. Bên cạnh đó, tận dụng những lợi thế về công nghệ thông tin, nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể chia sẻ thông tin cho nhau dễ dàng


hơn. Có thể nói, sự tín nhiệm trong cam kết giao hàng của nhà cung cấp cho phép giảm tối đa tồn kho, duy trì tồn kho ở mức độ tinh gọn.

Thứ ba là xây dựng chuỗi cung ứng tinh gọn. Một chuỗi cung ứng là tổng thể sự kết hợp của các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đó, bao gồm từ nhà cung cấp các nguyên vật liệu thô cho đến hoạt động sản xuất và cuối cùng là hướng tới việc phân phối hoàn hảo, giao sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng. Trong chuỗi hội thảo “Suy nghĩ tinh gọn”, Womack và Jones (Lean Thinking (New York: Simon & Schuster, 1996), p.277) đã đưa ra những hướng dẫn để có thể sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng tinh gọn:

- Giá trị phải được đinh nghĩa chung cho mỗi họ sản phẩm cùng với chỉ tiêu chi phí dựa trên quan điểm của khách hàng về giá trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

- Tất cả các công ty trên dòng giá trị phải có tần suất sinh lợi trên vốn đầu tư tương xứng có liên quan với dòng giá trị.

- Các công ty phải làm việc cùng nhau để xác định và loại bỏ lãng phí.

Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân - 5

- Khi các chỉ tiêu chi phí đã đạt được, các công ty theo dòng giá trị sẽ ngay lập tức thực hiện các phân tích mới để xác định các lãng phí còn lại và đưa ra chỉ tiêu mới.

- Mỗi công ty tham gia có quyền kiểm tra mọi hoạt động ở mọi công ty liên quan trong dòng giá trị như là một phần của nghiên cứu chung về lãng phí.

1.1.4. Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động


1.1.4.1. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế


Theo Hamed Shakeriana, Hasan Dehghan Dehnavia và Fatemeh Shateri (2016), chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng trong nền công nghiệp và cạnh tranh trên toàn cầu và có khả năng sẽ là một yếu tố chính trong cạnh tranh toàn thế giới. Khủng hoảng kinh tế thế giới với một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì tối ưu hóa chuỗi cung ứng lại cho thấy rõ vai trò của nó. Khi lợi nhuận giảm, chi


phí tăng, các yếu tố mới diễn ra, các mô hình trong chuỗi cung ứng được yêu cầu phát triển tạo điều kiện cho việc ra quyết định và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Theo Ignas Masteika và Jonas Cepinskis (2015), hiện nay, các doanh nghiệp không còn cạnh tranh trên các thực thể, mắc xích riêng biệt mà là cạnh tranh trên chuỗi cung ứng và áp dụng phân tích các quyết định kiểm soát chuỗi cung ứng. Một công ty không còn kiểm soát tất cả các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm hợp lý hóa các hoạt động kinh doanh phải đồng bộ hóa với các nhà cung cấp và khách hàng, và làm việc hướng tới mức độ linh hoạt cao hơn so với một công ty và đạt được lợi thế cạnh tranh.

Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và nền kinh tế thế giới. Có thể nói, chuỗi cung ứng là linh hồn cho mọi hoạt động, là điều kiện để tối ưu hóa, tận dụng lợi thế của từng quốc gia, từng khu vực, giúp cho nền kinh tế hoạt động liên tục và tạo ra giá trị thặng dư nhiều nhất có thể. Trong đó, có thể kể đến:

Thứ nhất, chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng hỗ trợ các luồng giao dịch trong nền kinh tế khi cho ra những khái niệm, lý thuyết cụ thể về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển hiện tại, tính phổ biến hơn của chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh tế thế giới thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp, quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng thế giới, làm cho thế giới trở nên phẳng hơn và phát triển mạnh mẽ hơn. Có thể nói, chuỗi cung ứng thế giới phát triển là công cụ, là chất xúc tác tuyệt vời để liên kết và hình thành chuỗi cung ứng đầu tư và kinh doanh, hợp tác và cùng chia sẻ đơn hàng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhau phát triển, tối ưu hóa hoạt động và tối thiểu hóa các rủi ro trong kinh doanh.

Thứ hai, chuỗi cung ứng giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung.


Thứ ba, chuỗi cung ứng là công cụ giúp các doanh nghiệp, quốc gia tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế.

Thứ tư, chuỗi cung ứng giúp cho nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của mình. Đây là hoạt động giúp tận dụng lợi thế của từng vùng, từng khu vực. Chuỗi cung ứng có thể tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ của quốc gia này, nguồn nhân công dồi dào, có trình độ phù hợp của quốc gia khác hay lợi thế về phân phối của một khu vực để tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng.

Thứ năm, chuỗi cung ứng góp phần hình thành một văn hoá hợp tác toàn diện trong kinh doanh. Chuỗi cung ứng là nhân tố giúp dần xóa bỏ biên giới của các quốc gia, giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu tận dụng được các lợi thế của nhau, tạo nên một chuỗi tối ưu và phát triển văn hóa hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển.

Thứ sáu, chuỗi cung ứng góp phần nâng cao dịch vụ khách hàng, đưa người tiêu dùng nói chung thành trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh… Chính sự tối ưu hóa trong từng mắc xích của chuỗi cung ứng, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ sẽ dần ổn định. Các hoạt động thu thập thông tin khách hàng về nhu cầu của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp, chuỗi cung ứng thay đổi theo hướng tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.

Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, quản lý chuỗi cung ứng mang đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, với triết lý hai bên cùng có lợi, sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên… do vậy hiệu quả của nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên.

1.1.4.2. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp


Quản lý chuỗi cung ứng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong họat động của doanh nghiệp, bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc mua nguyên vật liệu nào? từ ai? sản xuất như thế nào? sản xuất ở đâu? phân phối ra sao? … Tối ưu hoá


từng quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, một yêu cầu sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, trong quản lý chuỗi cung ứng, việc quản lý nhà cung cấp, quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng đầu ra tốt hơn, hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quản lý sản phẩm theo từng lô hàng, cho phép doanh nghiệp có khả năng xử lý kịp thời trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi phát sinh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì … để có thể đề ra những phương án khắc phục, điều chỉnh kịp thời.

Phát triển bền vững phụ thuộc vào sự cải thiện đáng kể trong việc sử dụng tài nguyên chuỗi cung ứng và hiệu quả. Nó đòi hỏi một cách toàn diện quan điểm vòng đời toàn cầu từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối, đặc biệt là theo kiểu vòng kín (Ghadimi et al. 2019). Một xu hướng lớn mới xuất hiện trong các ngành dịch vụ và sản xuất là việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin và truyền thông trong chuỗi cung ứng. Các chức năng chuỗi cung ứng bao gồm mua sắm, sản xuất và phân phối đã ngày càng trở nên tự động, dẫn đến một sự thay đổi mô hình khác được gọi là Công nghiệp 4.0.

Môi trường Công nghiệp 4.0 bao gồm số hóa và các máy được điều khiển bằng máy tính được kết nối qua Internet. Thông tin thời gian thực hỗ trợ quản lý chính xác và chính xác các hoạt động và quy trình sản xuất cũng là cốt lõi. Những tiến bộ này mang đến cơ hội to lớn cho trí tuệ chuỗi cung ứng và tự chủ thiết lập bước đệm cho chuỗi cung ứng Công nghiệp 4.0 (Kamble et al., 2018).

1.1.5. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của chuỗi cung ứng


Chuỗi cung ứng là một chuỗi bao gồm nhiều mắc xích nhỏ kết hợp lại với nhau, cùng phối hợp để tối ưu hóa các hoạt động sản xuất, phân phối dựa trên điểm mạnh của từng mắc xích để mang lại hiệu quả cao nhất có thể.


Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hóa, thông tin, tài chính một cách hiệu quả. Đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, tính thích nghi cao và sáng tạo để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã và đang thực hiện theo các cam kết của WTO và hội nhập ngày một sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải những vấn đề và thách thức làm giảm hiệu quả vận hành chuỗi. Chính vì vậy, để giúp doanh nghiệp phát huy hết tiềm năng, biến tiềm năng thành lợi thế cạnh tranh, dễ dàng vượt qua đối thủ, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.

1.1.5.1. Sản xuất


Nói đến vấn đề sản xuất là nói tới năng lực sản xuất của chuỗi cung ứng bao gồm nhà máy, kho và các máy móc hỗ trợ cho hoạt động này. Việc đầu tư xây dựng nhà máy và kho phải phù hợp với nhu cầu thực tế tại chuỗi cung ứng cũng như nhu cầu thị trường trong tương lai để tối ưu hóa nguồn lực và phù hợp với nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng dư thừa quá nhiều, làm cho hoạt động sản xuất trở nên kém hiệu quả.

Sản xuất là một mắc xích quan trọng trong mọi chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp, bởi lẽ đây là hoạt động quyết định, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các mắc xích còn lại. Trong chuỗi cung ứng lớn, hoạt động sản xuất gần như được xem là hoạt động trung tâm nên mắc xích này là sự kết hợp của quá trình liên kết giữa việc nhập nguyên vật liệu, sản xuất chế biến, bao bì và đóng gói thành thành phẩm hoàn chỉnh cuối cùng.


1.1.5.2. Hàng tồn kho


Hàng tồn kho là một vấn đề quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm từ nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm và lưu kho của nhà sản xuất, nhà phân phối trong chuỗi cung ứng. Tồn kho một lượng hàng trong giới hạn cho phép của doanh nghiệp và của toàn chuỗi cung ứng sẽ giúp đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu của thị trường. Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, chi phí cho việc tồn kho hàng hóa phải càng thấp càng tốt.

Với mặt hàng cá tra, cá basa đông lạnh thì việc tồn kho hàng hóa là điều không thể nào tránh khỏi, thậm chí lượng hàng tồn kho còn khá lớn do đặc thù về thu hoạch cá nguyên liệu và mùa xuất hàng trọng điểm. Chính vì lý do này, việc tồn kho như một yếu tố tất yếu trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa. Các bộ phận phối hợp trong công tác điều tiết lượng hàng tồn kho cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như đạt được sự tối ưu về giá xuất khi yếu tố giá thất thường tại mặt hàng này khá cao, phụ thuộc vào “mùa nhu cầu” trên từng thị trường. Bởi thế, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần có kế hoạch sắp xếp tồn kho tối ưu với chi phí thấp nhất có thể.

1.1.5.3. Vận chuyển


Vận chuyển là trung gian giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng, giúp di chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy sản xuất hay bán thành phẩm đến khâu chế biến thành thành phẩm, từ thành phẩm đến nhà phân phối rồi cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Trong vận chuyển, cần phải cân nhắc giữa yếu tố đáp ứng nhanh nhu cầu với tính hiệu quả trong việc chọn phương thức vận chuyển trong từng mắc xích cho phù hợp nhất.

Trong vận chuyển thường xảy ra trường hợp phương thức vận chuyển nhanh như chi phí lại rất cao, khi chi phí phù hợp thì lại không đáp ứng được yếu tố kịp lúc trong chuỗi. Chính vì thế, chọn phương thức vận chuyển cần phải cân bằng được yếu tố chi phí và yếu tố hiệu quả, cân đối và sắp xếp phương thức sao cho phù hợp nhất với từng chuỗi cung ứng cụ thể.


Trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa, việc vận chuyển cá nguyên liệu đến các nhà máy sản xuất được sử dụng chủ yếu là loại ghe chuyên dụng, tránh thấp nhất tỉ lệ cá chết, cá ngộp trong khâu vận chuyển. Bên cạnh đó, với cá thành phẩm xuất đi các nước, phương thức vận tải đường biển được xem như một phương thức tối ưu bởi cá tra đông lạnh là mặt hàng khá cồng kềnh, nặng, khó bảo quản nếu nhiệt độ bảo quản không đạt. Tuy nhiên, đặc biệt với các thị trường có biên giới giáp với Việt Nam như Trung Quốc, Campuchia, Lào, các doanh nghiệp có thể sử dụng container lạnh đường bộ như một biện pháp tối ưu.

1.1.5.4. Thông tin


Thông tin là yếu tố kết nối các mắc xích trong chuỗi cung ứng lại với nhau, là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Tùy theo hoạt động của từng công ty mà có cách chọn phương thức quản lý, truyền thông tin một cách phù hợp, sẽ chọn lựa giữa tính đáp ứng nhanh nhu cầu hay tính hiệu quả trong chuỗi. Thông tin chính xác, đầy đủ và đúng lúc sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc hoạch định chiến lược ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể quản lý lượng thông tin có thể chia sẻ và lượng thông tin không thể chia sẻ với các doanh nghiệp khác. Trên thực tế, các thông tin về nguồn cung nguyên liệu, dự đoán về nhu cầu thị trường, yêu cầu cho từng thị trường, các doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin với nhau để có thể đáp ứng nhanh với nhu cầu thị trường và chuẩn bị kế hoạch chiến lược tối ưu. Việc trao đổi thông tin, mức độ chia sẻ nên được cân nhắc trước khi thực hiện để tránh việc các đối thủ cạnh tranh tận dụng những thông tin này, làm ảnh hưởng xấu đến kế hoạch chiến lược cũng như tính hiệu quả của chuỗi cung ứng doanh nghiệp.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí