Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam - 2

III. Giải pháp và đề xuất 101

1. Giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng cho các tập đoàn kinh tế Việt Nam 101

1.1. Với những tập đoàn mà mỗi doanh nghiệp đảm nhận được một mắt xích trong chuỗi cung ứng. 103

1.2. Với các tập đoàn mà các doanh nghiệp chưa đủ khả năng đảm nhận một mắt xích trong chuỗi cung ứng. 104

2. Đề xuất 105

2.1. Đề xuất với nhà nước 105

2.2. Đề xuất với các tập đoàn 107

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam - 2

Khái niệm chuỗi cung ứng ra đời cách đây vài thập niên và đã thực sự tạo ra cuộc cách mạng trong nền kinh tế thế giới. Nó phá vỡ thông lệ cũ là doanh nghiệp sản xuất chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà bỏ qua việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Nhờ vào sự phát triển của nền thương mại điện tử và quá trình toàn cầu hóa, doanh nghiệp đã nhận ra được giá trị và vai trò then chốt của chuỗi cung ứng. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững mà khó có đối thủ nào bắt chước được. Các chuỗi cung ứng lần lượt ra đời, không chỉ ở những tập đoàn, doanh nghiệp lớn mà cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng xúc tiến tạo dựng cho mình một chuỗi cung ứng riêng. Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của chuỗi cung ứng về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Ngoài những đặc tính, phương pháp xây dựng, quản lý chuỗi cung ứng được hoàn thiện nhờ nghiên cứu, nhiều khái niệm, giải pháp mới liên tục ra đời từ thực tiễn xây dựng và áp dụng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp trên thế giới. Đó là Walmart với mạng lưới phân phối “cross docking”, Dell với chuỗi cung ứng “build to order”… Sự phát triển của chuỗi cung ứng không bó hẹp trong phạm vi các nước phát triển mà nó đã lan sang các các quốc gia mới nổi, các nước đang phát triển, dẫn đến sự hình thành của một lớp các tập đoàn mới mà thành công gắn liền với chuỗi cung ứng như ITC của Ấn Độ, Cemex của Mehico, Esquel của Trung Quốc… Các chuyên gia trong lĩnh vực này nhận định rằng trong thế kỷ 21, cuộc cạnh tranh toàn cầu sẽ không còn là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà nó sẽ là cuộc cạnh tranh giữa những chuỗi cung ứng.

Sau khi mở cửa thị trường nội địa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Các doanh nghiệp trong nước đã tạo được chỗ đứng trên thị trường nội địa và đang dần dần thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Với việc chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập ngày càng sâu

rộng vào nền kinh tế thế giới. Nắm bắt cơ hội đó, từ năm 2005, chủ trương xây dựng tập đoàn kinh tế của nhà nước đã được triển khai với việc hình thành 8 tập đoàn kinh tế trong những lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước. Với sự đầu tư về vốn cùng những ưu đãi từ phía nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước đã không ngừng lớn mạnh và thực sự đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam dường như vẫn chưa bắt kịp được với xu thế phát triển chung của thế giới, khi mà có một thực tế là tại Việt Nam chưa có một doanh nghiệp hay tập đoàn kinh tế nào tiếp cận và xây dựng thành công một chuỗi cung ứng. Việc này có thể gây trở ngại cho sự phát triển bền vững trong tương lai của các doanh nghiệp và tập đoàn Việt Nam đặc biệt là khi gần 90% các doanh nghiệp nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính và năng lực quản lý còn hạn chế . Với vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước, là trụ cột của nền kinh tế vĩ mô, các tập đoàn kinh tế sẽ là nhân tố tiên phong trong việc tiếp cận chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là các tập đoàn có thể rút ra bài học gì từ những thành công của các chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn trên thế giới? giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng nào có thể được áp dụng cho các tập đoàn Việt Nam? Chính do những lý do đó đã thúc dục em lựa chọn đề tài khóa luận “ Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam”.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới.

Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt nội dung: khóa luận tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến xây dựng chuỗi cung ứng và nghiên cứu kinh nghiệm của các tập đoàn trên thế giới để đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn Việt Nam.

Về không gian: phạm vi tìm hiểu là một số tập đoàn tiêu biểu về chuỗi cung ứng trên thế giới và 8 tập đoàn kinh tế Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là đề xuất định hướng và giải pháp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng tại các tập đoàn kinh tế Việt Nam

Để đạt được mục đích trên, khóa luận xác định các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng và xây dựng chuỗi cung ứng

- Phân tích chuỗi cung ứng và quy trình xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới

- Phân tích tiềm năng xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn kinh tế Việt Nam

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng tại các tâp đoàn kinh tế Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sẽ đươc thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin; các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển tập đoàn kinh tế; các lý thuyết, quan điểm hiện đại về

chuỗi cung ứng. Khóa luận sẽ sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp trên tinh thần lý luận kết hợp thực tiễn.

5. Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận gồm trang, bảng, hình, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được chia làm ba chương:

Chương I: Lý luận chung về chuỗi cung ứng.

Chương II: Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với Việt Nam.

Chương III: Thực trạng và đề xuất xây dựng chuỗi cung ứng cho các tập đoàn kinh tế Việt Nam.

CHƯƠNG I‌‌

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Giới thiệu chuỗi cung ứng

1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng

Trong thời đại kinh doanh điện tử, việc doanh nghiệp chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường không đảm bảo chỗ đứng cho doanh nghiệp đó trên thị trường. Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh mới này, doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần quan tâm sâu sắc hơn đến dòng vận chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, cách thức đóng gói sản phẩm của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và những điều mà người tiêu dùng cuối cùng thực sự yêu cầu. Để thực hiện những hoạt động đó, doanh nghiệp không có cách nào khác là xây dựng chuỗi cung ứng của riêng nó, thiết lập mối quan hệ, trao đổi thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp- nhà cung cấp, doanh nghiệp- khách hàng và thậm chí là giữa doanh nghiệp với khách hàng của khách hàng. Những công ty đứng đầu thị trường như Wal-mart hay Dell hiểu rằng chuỗi cung ứng là tài sản giá trị, là chiến lược khác biệt hóa giúp họ duy trì vị trí dẫn đầu trong cạnh tranh. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư và tập trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng. Chưa bao giờ mà vai trò của chuỗi cung ứng lại được nâng lên tầm chiến lược như hiện nay. Trên thế giới chuỗi cung ứng không ngừng phát triển cả về thực tiễn lẫn trên phương diện lý thuyết

Xét về mặt cấu trúc, chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức tham gia vào các giai đoạn, các hoạt động khác nhau xuôi chiều chuỗi liên kết hoặc ngược chiều chuỗi liên kết đó, nhằm tạo ra giá trị cho sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu

khách hàng1. Nói cách khác chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các tổ chức tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Theo nghĩa rộng, chuỗi cung ứng bao gồm hai hay nhiều hơn các doanh nghiệp riêng biệt được thành lập một cách hợp pháp, được liên kết với nhau bỏ dòng nguyên liệu, dòng thông tin và dòng tài chính. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Trong mỗi tổ chức, như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng lại bao gồm tất cả những chức năng liên quan đến việc nhận và hoàn thành đơn hàng. Các chức năng này gồm, nhưng không bị hạn chế, phát triển sản phẩm mới, hoạt động marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng. Ví dụ một chuỗi cung ứng, khi một khách hàng đi vào cửa hàng bán lẻ G7 của Trung Nguyên để mua bột giặt. Chuỗi cung ứng bắt đầu với khách hàng và nhu cầu về bột giặt. Giai đoạn kế tiếp của chuỗicung ứng này là cửa hàng bán lẻ G7 mà khách hàng ghé đến. G7 lưu trữ tồn kho để phục vụ nhu cầu của khách hàng cho những sản phẩm G7 tự quản lý hoặc được cung cấp từ một nhà phân phối. Nhà phân phối nhận hàng từ các công ty sản xuất, chẳng hạn như Unilever. Nhà máy sản xuất của Unilever nhận nguyên vật liệu từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau mà chính những nhà cung cấp này lại nhận hàng từ các nhà cung cấp khác nữa. Ví dụ, nguyên liệu đóng gói bao bì đến từ công ty bao bì Thanh Tâm trong khi chính công ty này nhận nguyên vật liệu để sản xuất bao bì cho từ các nhà cung cấp khác. Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ chuỗi cung ứng áp dụng cho một tập đoàn với các công ty con đặt tại các quốc gia khác nhau. Việc kết hợp một cách hiệu quả các dòng nguyên liệu, thông tin và tài chính đối với các tập đoàn đa quốc gia là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng mặt khác quá trình ra quyết định tại các tập đoàn này lại dễ dàng hơn do các công ty con chịu sự quản lý của cùng một bộ máy quản lý cấp cao.

Nếu xem xét chuỗi cung ứng dưới hình thức là tập hợp của các dòng lưu chuyển thì chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức hợp tác chặt chẽ với nhau để nâng cao dòng thông tin và dòng nguyên liệu giữa nhà cung cấp và khách hàng


1 Hartmut Stadtler, Christoph Kilger, Supply chain management and advanced planning, Springerscience-business media, 2000, 9

tại mức chi phí thấp nhất với tốc độ nhanh nhất2. Mục tiêu then chốt của một chuỗi cung ứng là sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Khách hàng là thành tố tiên quyết của mỗi chuỗi cung ứng. Hoạt động của chuỗi cung bắt đầu với một yêu cầu của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất đến nhà phân phối đến nhà bán lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Điều quan trọng là phải mường tượng dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này. Việc sử dụng thuật ngữ “mạng lưới” cho thấy rằng các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung không chỉ là những doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tương hỗ mà còn là những doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong việc cung cấp cùng một sản phẩm, dịch vụ. Nhìn từ bên ngoài, chuỗi cung ứng là một thực thể thống nhất với một chiến lược phát triển riêng biệt.

Dù có nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng khác nhau nhưng nhìn nhận một cách tổng quát nhất thì chuỗi cung ứng là một nhóm gồm ba hoặc hơn các tổ chức kết nối trực tiếp bằng một hay nhiều dòng chảy xuôi hoặc ngược của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ một nhà cung ứng đến khách hàng.

1.2. Đặc điểm

Các chuỗi cung ứng trên thế giới có cấu trúc rất đa dạng, mỗi chuỗi cung lại hướng tới cung cấp cho khách hàng những giá trị khác nhau nhưng tựu chung lại chúng vẫn chia sẻ những đặc trưng của một chuỗi cung điển hình.

Nếu chúng ta tìm kiếm một đặc điểm cơ bản của một chuỗi cung thì đó là sự cân bằng giữa tính trách nhiệm và tính hiệu quả. Tính trách nhiệm là khả năng đáp ứng thực hiện các hoạt động như đảm bảo thời gian giao hàng ngắn, thiế kế sản phẩm có tính đổi mới cao, chất lượng dịch vụ cao… Tính trách nhiệm thường đi kèm với chi phí cao. Ví dụ, để đáp ứng được các đơn hàng với số lượng khác nhau, năng lực sản xuất phải được nâng cao, điều này đồng nghĩa với việc tăng chi phí. Việc tăng chi phí này dẫn đến khái niệm thứ hai về tính hiệu quả của chuỗi cung


2 Manish Govil, Jean Marie Proth, Supply chain design and management, Academic press, 2002, pp 7

ứng. Tính hiệu quả là chi phí của việc sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Việc tăng chi phí sẽ làm giảm tính hiệu quả hay nói cách khác, mọi lựa chọn mang tính chiến lược để tăng tính trách nhiệm sẽ dẫn đến làm giảm tính hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Một đặc điểm khác của chuỗi cung ứng hiện nay là thành viên quyền lực nhất sẽ áp đặt chiến lược lên toàn chuỗi cung. Ví dụ như trong ngành công nghiệp ô tô, các nhà sản xuất ô tô thường đặt điều kiện với các nhà cung cấp. Hay như IBM hay Dell lấn át các nhà cung cấp linh kiện cho họ. Ngoại trừ những thành viên có quyền lực trong chuỗi cung ứng, thật khó có thể chỉ ra một chuỗi cung ứng mà các thành viên của nó hợp tác với các điều khoản công bằng.

Trong chuỗi cung ứng, sự vận động của các dòng vật chất và dòng thông tin cũng là một đặc điểm khác biệt. Dòng thông tin di chuyển ngược chiều chuỗi cung ứng trong khi dòng vật chất thì di chuyển xuôi chiều chuỗi cung. Thông tin được truyền từ phía khách hàng đến nhà bán lẻ, nhà sản xuất , công ty cung cấp dịch vụ vận tải, nhà cung cấp nguyên vật liệu. Đó là cách thức mà một hệ thống sản xuất vẫn hoạt động trong nhiều thập niên. Điều khác biệt trong chuỗi cung là việc thông tin được truyền đến các thành viên một đồng thời và nó cần thiết cho quá trình ra quyết định riêng của họ.

1.3. Phân loại

Có rất nhiều tiêu chí để có thể phân loại chuỗi cung ứng nhưng có hai tiêu chí được coi là cơ bản và tiêu biểu nhất. Thứ nhất là dựa vào sự tính toán thời điểm thực hiện hoạt động có liên quan đến nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Thứ hai là dựa vào cấu trúc của chuỗi cung ứng.

1.3.1. Tiêu chí thứ nhất

Căn cứ vào sự tính toán thời điểm thực hiện hoạt động liên quan đến nhu cầu của khách hàng cuối cùng, chuỗi cung ứng được chia thành ba loại là chuỗi cung ứng đẩy, chuỗi cung ứng kéo, và chuỗi cung ứng đẩy- kéo.

a) Chuỗi cung ứng đẩy:

Trong loại chuỗi cung ứng này, các quyết định liên quan đến sản xuất và phân phối đều dựa trên những dự báo trong dài hạn. Điển hình là các nhà sản xuất đơn thuần

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí