Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 23

3. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với NNL quản lý TNMT biển, gắn thu nhập với chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc.

4. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu giữa giảng viên các trường đại học và doanh nghiệp.

Mặt khác để vận dụng kinh nghiệm phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển của Hàn Quốc vào phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển Việt Nam có hiệu quả NCS đã đưa ra những điều kiện và khuyến nghị với Nhà nước, với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

KẾT LUẬN

Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng 4.0, NNL chất lượng cao là nhân tố hàng đầu quyết định đến phát triển kinh tế, xã hội, giữ vữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Không có NNL chất lượng cao thì kinh tế, xã hội không thể phát triển được, thậm chí còn rơi vào tình trạng bế tắc. Do vậy, phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao luôn được các quốc gia quan tâm, xác định đó là quốc sách hàng đầu. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, để tồn tại, phát triển trong cạnh tranh đòi hỏi khách quan, cấp bách phải tiến hành bằng tổng hợp các giải pháp, trong đó giải pháp phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao là giải pháp quan trọng nhất, quyết định nhất.

Bằng những nỗ lực học tập, nghiên cứu trong hơn ba năm qua, Luận án đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra là: Trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển NNL quản lý TNMT biển, rút ra những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những khoảng trống của các công trình, để lựa chọn nội dung nghiên cứu của luận án; Hệ thống hóa và phát triển lý luận phát triển NNL nói chung, phát triển NNL quản lý TNMT biển nói riêng, xây dựng khung lý luận làm cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc, rút ra bài học kinh nghiệm thành công và chưa thành công về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc. Phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc và Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, điều kiện và kiến nghị với Nhà nước, bộ Tài nguyên và Môi trường để vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường vào Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 tầm nhìn 2045 góp phần đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Với những kết quả đạt được của luận án “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam” NCS hy vọng sẽ đóng góp phần làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn về phát triển NNL quản lý TNMT biển. Đây không chỉ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất giải pháp vận dụng kinh nghiệm vào phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam. Mà còn là tài liệu tham khảo để đào tạo bồi dưỡng, phát triển NNL.

Mặc dầu đã có nhiều nỗ lực trong quá trình nghiên cứu viết luận án, xong trong khuôn khổ của một đề tài luận án tiến sĩ triển khai nghiên cứu trong 3 năm cùng với những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu kinh nghiệm của một quốc gia trong điều kiện không có nhiều thời gian trực tiếp, tiếp xúc học hỏi, trao đổi. Đặc biệt là trong điều kiện Hàn Quốc có cơ chế quản lý các thông tin, số liệu rất chặt. Nên luận án không tránh khỏi những hạn chế về các tư liệu, số liệu để phân tích,

đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm đắt giá. Với những hạn chế nêu trên, luận án đã xác định chỉ tập trung nghiên cứu kỹ thực trạng hoạt động phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc và Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm mà không thể đi quá sâu nghiên cứu và phân tích các mô hình phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc và Việt Nam. Những vấn đề kỹ thuật này cũng như kinh nghiệm triển khai các kỹ thuật này ở các quốc gia khác nhau rất cần được quan tâm nghiên cứu và tìm tòi giải pháp áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Do các phân tích, so sánh chủ yếu thực hiện trong phạm vi quản lý nhà nước thống nhất về biển và hải đảo, dựa trên cách tiếp cận quản lý tổng hợp TNMT biển, không tiếp cận theo quản lý đơn ngành, được quy định thành một nguyên tắc trong Luật Biển Việt Nam năm 2012. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 tác động và ảnh hưởng mạnh tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề, làm thay đổi sâu sắc thế giới, NNL là đối tượng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất trong mối quan hệ giữa cung và cầu lao động, cũng như cơ cấu NNL. Đòi hỏi cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu thấu đáo.

Với những hạn chế trên, trong thời gian tới, rất mong nhận được sự giúp đỡ của các nhà khoa học để NCS tiếp tục đầu tư thời gian, nghiên cứu và làm sâu sắc thêm những nội dung chủ yếu sau : (1) khảo sát, đánh giá sự vận động và phát triển của NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc trong điều kiện đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0; (2) học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc về khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển NNL quản lý TNMT chất lượng cao, giúp cho vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhằm tận dụng thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc CMCN 4.0; (3) Nghiên cứu những kinh nghiệm thành công và chưa thành công về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 23

1. Adam Smith (1997). Của cải của dân tộc. Nxb Giáo dục Hà Nội.

2. Ngô Quỳnh An (2013). Cách tiếp cận nguồn nhân lực trong tổ chức. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 193 tháng 7 năm 2013, 66–72.

3. Bách khoa toàn thư mở (https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế Hàn Quốc).

4. Trần Bình (2010). Phát triển chuyên ngành khoa học biển. Tạp chí biển Việt Nam, số 11.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Đề án Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch đào tạo NNL phục vụ công tác nghiên cứu, điều tra và quản lý tài nguyên môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016

– 2020.

7. Byung - Nak Song (2002), Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy. Nxb Thống kê, Hà Nội.

8. Vũ Thanh Ca (2016). Bảo vệ môi trường biển trong luật pháp quốc tế và một số quốc gia trên thế giới. Tạp chí Môi trường số 4/2016.

9. Vũ Thanh Ca, Nguyễn Văn Cư, và Hứa Chiến Thắng (2015), Phương hướng và giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật và quản lý về biển và hải đảo Việt Nam. Hội thảo khoa học do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức, Hà Nội.

10. Chu Văn Cấp và Trần Ngọc Tình (2014). Giáo dục - đào tạo với Phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc và những gợi mở cho VN. Tạp chí Phát triển và Hội nhập.

11. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008). Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Chính phủ Việt Nam (2009). Nghị định số 25/2009/NĐ-CP của Chính phủ Về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Hà Nội

13. Chính phủ Việt Nam (2000). Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Hà Nội

14. Chương trình phát triển liên hiệp quốc (2001), Báo cáo phát triển con người 2001 - Công nghệ mới vì sự phát triển con người. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn. Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.

16. Triệu Văn Cường (2016). Đào tạo, bồi dưỡng NNL quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp. Hội thảo quốc tế “Quản lý nhà nước về biển và hải đảo: vấn đề và cách tiếp cận. Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam. Nxb Lao động Xã hội.

18. Trần Kim Dung (2006). Quản trị nguồn nhân lực. Nxb Thống Kê, Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Đạo (2012). Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Học Viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

20. Đinh Văn Ưu (2010). Đánh giá hiện trạng năng lực và khả năng đáp ứng của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực khoa học, kỹ thuật về biển và hải đảo Việt Nam. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

21. Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2019). Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất giải pháp tăng cường năng lực cho đội ngũ làm công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo tại địa phương”. Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học công nghệ, TCBHĐVN.

22. Phạm Văn Hà (2016). Phát triển lực lượng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Lao động.

23. Hạc Phạm Minh Hạc (2001). Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị quốc gia.

24. Cảnh Chí Hoàng và Trần Vĩnh Hoàng Trường (2013). Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 12.

25. Nguyễn Chu Hồi (2011). Báo cáo kết quả công tác của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tại Hàn Quốc, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm phục vụ xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ biển ở Việt Nam đến năm 2020. Tổng cục Biển và Hải đảo VN.

26. Nguyễn Chu Hồi (2019). Quản lý bền vững biển, đảo Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, tr183.

27. Jung Gun Joung (2016), Quản lý nhà nước về môi trường ở Hàn Quốc - Những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam.

28. Vũ Thị Mai Lan (2017). Kinh nghiệm quản lý tổng hợp môi trường biển tại Hàn Quốc. Tạp chí Môi trường. Tạp chí Môi trường, số 3/2017.

29. Phạm Quý Long (2008). Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản và Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Hoàng Minh Lợi (2018). Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nhật Bản và Hàn Quốc, bài học kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam. Nxb Xã hội.

31. Ngô Thắng Lợi (2013). Giáo trình Kinh tế phát triển. Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân.

32. Vò Đại Lược (2013). Phát triển nguồn nhân lực hướng tới tăng trưởng bển vững. Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.

33. Bùi Văn Nhơn (2006). Giáo trình Quản lý và Phát triển nguồn nhân lực xã hội. Nxb Tư pháp, Hà Nội.

34. Phạm Thu Hằng (2019). Báo cáo Kết quả Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hàn Quốc tìm hiểu và học tập kinh nghiệm về xây dựng chế độ ưu đãi nghề, chế độ phụ cấp đặc thù ngành trong lĩnh vực biển đảo (theo Quyết định số 2506/QĐ-BTNMT ngày 02/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

35. Nguyễn Thế Phong (2010), Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông sản khu vực phía Nam. Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

36. Bùi Thị Diễm Phương (2012). Đào tạo nguồn nhân lực biển phục vụ quản lý tổng hợp về biển và hải đảo Việt Nam. Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam.

37. Đặng Xuân Phương và Nguyễn Lê Tuấn (2014). Quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Nxb Chính trị Quốc gia.

38. Nguyễn Nam Phương (2018). Quản lý nguồn nhân lực trong môi trường toàn cầu hóa. Nxb Đại học Công đoàn

39. Chu Tiến Quang (2005). Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn, thực trạng và giải pháp. Nxb Chính trị quốc gia.

40. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm (2015). Giáo trình quản trị nhân lực. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

41. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015). Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

42. Lê Thị Hiếu Thảo (2017). Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Công thương, số 4+5, tr67-73.

43. Trần Ngọc Thêm (2013). Sự tương đồng và khác biệt của văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam và tác động của nó đến hợp tác Hàn – Việt. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Sự tương đồng và khác biệt của văn hóa Hàn Quốc

– Việt Nam và tác động của nó đến hợp tác Hàn – Việt”. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. HCM.

44. Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân (2013). Quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức công. Nxb Đại học kinh tế Quốc Dân.

45. Nguyễn Tiệp (2008). Giáo trình quản trị nguồn nhân lực. Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

46. Tổ chức lao động quốc tế (2017), Chính sách phát triển kỹ năng và nguồn nhân lực tại Việt Nam. Báo cáo Hội thảo khoa học, Hà Nội.

47. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2019). Báo cáo tổng hợp, phân tích đánh giá các thông tin, dữ liệu thực trạng hoạt động các cơ quan nhà nước ở trung ương có liên quan đến việc phát triển bền vững kinh tế biển, hải đảo thuộc. Đề án kiện toàn cơ quan điều phối liên ngành thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

48. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2019). Báo cáo tổng hợp, phân tích đánh giá các thông tin, dữ liệu thực trạng hoạt động các cơ quan nhà nước ở địa phương có liên quan đến việc phát triển bền vững kinh tế biển, hải đảo thuộc. Đề án kiện toàn cơ quan điều phối liên ngành thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

49. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2019). Đề án tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030.

50. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2020), Báo cáo số liệu thống kê ngành tài nguyên và môi trường và ngành nội vụ.

51. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2019), Báo cáo, kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường về chế độ đối với người lao động điều tra tài nguyên môi trường biển.

52. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2019). Báo cáo tổng kết công tác đối ngoại năm 2019 và kế hoạch công tác năm 2020.

53. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Các địa phương ven biển (2015- 2019). Báo cáo tổng kết của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Các địa phương ven biển hàng năm.

54. Trần Đức Thạnh (2010). Một số vấn đề cơ bản về quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Số 1, Tr 81-96.

55. Trần Đức Thạnh (2010). Một số vấn đề cơ bản về quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Số 1, Tr 81-96.

56. Nguyễn Ngọc Trung (2013). Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài ở Hàn Quốc, kinh nghiệm cho các nước đang phát triển. Viện Nghiên cứu con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.


Tài liệu tiếng Anh

57. Ames Gross và Andrew Connor (2008). HR, Recruiting Trends in South Korea. Pacific Bridge, Inc.

58. Biliana Cicin-Sain, Robert W. Knecht, Adalberto Vallega và cộng sự (2000). Integrated Coastal Management: Lessons from the International arena. University of Delaware, Newark, USA.

59. Cohen, S. I (1994). Human Resource Development and Utilization.

Aldershot: Avebury.

60. Colclough, Ch (1982). The Impact of Primary Schooling on Economic Development. A Review of the Evidence World Development Vol. 10, No. 3, 167–185.

61. Daechang Lee (1997). Intergrated human resources development planning: The case of the Republic of Korea. Kia economic Research Institute, Seoul, Korea.

62. Glenn Miyataki và Art Whatley (1995). Human Resources Development in South Korea. Asia Pacific Human Resource Management.

63. Harbison, F. H (1973). Human Resources as the Wealth of Nations. N Y Lond Oxf Univ Press.

64. Haslinda, A (2009). Evolving terms of human resource management and development. J Int Soc Res, 2(9), 180–187.

65. Nicholas Henry (2001), Public Administration and Public afairss. Pearson Higher Education.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí