ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 2
- Các Kiểu Nhân Vật Trung Tâm Trong Truyện Ngắn Hồ Thủy Giang
- Những Nhân Vật Có Tấm Lòng Nhân Hậu, Giàu Lòng Yêu Thương, Vị Tha
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Thái Nguyên - 2011
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đức Hạnh
Thái Nguyên – 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Đức Hạnh đã trực tiếp hướng dẫn, đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học - Trường ĐHSP Thái Nguyên đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Với trình độ và kiến thức hạn chế của người viết, luận văn chắn chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn đề được tìm hiểu trong luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái nguyên, tháng 08 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tuyết Mai
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Việt Bắc – Thái Nguyên thủ đô gió ngàn của cuộc kháng chiến chống Pháp đã trở thành những cái tên đầy tự hào của những người yêu nước Việt. Hình ảnh thiên nhiên và con người Thái Nguyên trở thành đề tài, nguồn cảm hứng của rất nhiều văn nghệ sĩ như Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Bùi Như Lan, Nguyễn Minh Sơn, Hồ Thủy Giang... Những nhà văn, nhà thơ thuộc nền văn học địa phương này có đóng góp lớn cho thành tựu chung của văn học nước nhà, nhưng không phải nhà văn nào cũng được nghiên cứu đánh giá xứng đáng với tài năng và đóng góp của mình. Bởi vậy, việc tìm hiểu những tác giả xuất sắc của văn học địa phương là việc làm cần thiết.
2. Hiện nay, theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục đào tạo, phần văn học địa phương giảng dạy tại các trường Trung học cơ sở bao gồm 24 tiết. Trong chương trình Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, hai học phần lí luận văn học và văn học Việt Nam hiện đại cũng yêu cầu tìm hiểu về văn học địa phương, nên việc thực hiện đề tài này góp thêm một tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy các phần học ấy.
3. Từ đổi mới năm 1986 trở lại đây, thể loại truyện ngắn ở Việt Nam có rất nhiều cách tân mạnh mẽ và việc tranh luận thế nào là truyền thống, thế nào là hiện đại vẫn đang diễn ra sôi nổi nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thật rõ ràng. Việc thực hiện đề tài về một tác giả với những truyện ngắn xuất sắc đã đoạt nhiều giải thưởng ở trung ương như Hồ Thủy Giang sẽ góp phần đánh giá toàn diện hơn về xu thế vận động và thành tựu của truyện ngắn nói riêng - văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung.
Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang”.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Hồ Thủy Giang viết nhiều thể loại như thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học, kịch bản phim truyện truyền hình. Nhưng thể loại truyện ngắn được nhà văn quan tâm hơn cả và mang lại cho nhà văn những thành công trong sự nghiệp văn chương của mình. Khi các tập truyện ngắn, Bông hoa cô đơn (năm 1990), Ảo ảnh (năm 1997), Lúc ấy biển hoàng hôn (năm 2000), Truyện ngắn chọn lọc (năm 2002) xuất hiện trên văn đàn, một số bài báo của nhà văn Vũ Nho, tác giả Đặng Quyết Tiến, tác giả Phạm Đức và một đề tài nghiên cứu khoa học năm 2005 của tác giả Phương Dung – Lệ Hằng có những đánh giá nhận xét về các tập truyện ngắn này.
Các bài viết đã đề cập đến một số phương diện nội dung trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang.
Nhà văn Vũ Nho khi đọc tập truyện ngắn Ảo ảnh của Hồ Thủy Giang nhận xét: “Với ngòi bút gần như chuyên chú, độc canh một thể loại, Hồ Thủy Giang là ngườicó duyên với giải thưởng. Viết một hồi nhận giải thưởng, lại viết, lại nhận giải, lại cặm cụi viết, lại nhận giải... mỗi lần như thế Hồ Thủy Giang phấn đấu, tự tin, nhưng cũng gặp khó khăn phải làm sao vượt lên chính mình, phải thay đổi, biến hóa để không rơi vào nhàm chán. Vốn là một giáo viên văn, những trang viết về đề tài nhà trường, về cuộc sống buồn vui của nhà giáo thường là những trang viết hay, sâu sắc nhất của một người trong cuộc, một người am tường”.
Truyện ngắn của Hồ Thủy Giang “mang nỗi cô đơn, bất an của tâm hồn con người, những rung động sâu xa, chân thành trước tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người. Điều này khiến chúng ta luôn phải ngạc nhiên ngỡ ngàng khi tự khám phá ra phần sâu kín trong tâm hồn mỗi con người qua từng trang văn”. (Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, Phương Dung - Lệ Hằng)
Cũng về nội dung này tác giả Đặng Quyết Tiến khi đọc tập truyện ngắn Bông hoa cô đơn nhận xét: “Cả tập truyện... là tấm lòng lo âu nghĩ ngợi đầy trách nhiệm của người viết trước cuộc đời. Đọc thấy buồn, nỗi buồn thấm thía... Bông hoa cô đơn là một tập sách hay. Khoan hãy nói đến những chuyện to tát về nghệ thuật. Theo tôi, giữa cái lúc mà trên các quầy sách thưa vắng đến những tác phẩm văn học đích thực thì nó đã từ tốn ra đời. Không ồn ào, không được vồ vập một cách giả dối, nhưng những ai còn có nỗi lo âu về cuộc đời chắc sẽ đọc Hồ Thủy Giang và chia sẻ cùng anh”.
Hồ Thủy Giang xông xáo, cập nhật vào tất cả những vấn đề bức xúc của đời sống. Trong truyện tác giả còn đưa ra “những chiêm nghiệm, những triết lý nhân sinh mang tầm tư tưởng sâu sắc vào những vấn đề có thể nói là nhỏ nhặt và bình thường của cuộc sống”. (Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, Phương Dung - Lệ Hằng).
Nhà văn Vũ Nho nhận xét Truyện ngắn chọn lọc Hồ Thủy Giang không chỉ là những trang viết đầy nỗi buồn và nước mắt, nhiều trang viết còn“đề cao lối sống có tình thần nghĩa hậu, sống đằm thắm có trước có sau...của con người Việt Nam”.
Như vậy có thể thấy, với hơn 200 truyện ngắn Hồ Thủy Giang hướng ngòi bút vào mọi vấn đề của đời sống, những câu chuyện về tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình, những mối quan hệ giữa cha con, mẹ con, bạn bè, đồng nghiệp, thầy trò... đã được Hồ Thủy Giang khai thác triệt để. Bên cạnh đó những vấn đề bức xúc của xã hội như: đề tài chống tham nhũng, về sự tha hóa đạo đức của một số cán bộ nhà nước... cũng được nhà văn quan tâm. Hồ Thủy Giang viết nhiều về nỗi buồn, nhất là số phận bất hạnh, kém may mắn trong cuộc sống. Nhà văn mong muốn những truyện ngắn của ông “không chỉ phản ảnh và tái hiện đời sống, mà chính là để bù đắp vào khoảng trống cuộc đời đã vĩnh viễn đánh mất”[19,tr183].
Các bài viết còn đề cập đến một số phương diện trong nghệ thuật của truyện ngắn Hồ Thủy Giang.
Vũ Nho khi đọc tập truyện ngắn Ảo ảnh cũng nhận xét. “Truyện nào cũng khá ngắn, cốt truyện đơn giản, mỗi truyện chỉ có từ hai đến bốn nhân vật bao giờ cũng gắn bó hay liên quan trực tiếp đến một vấn đề nào đó trong cuộc sống”.
Trong tập truyện Lúc ấy biển hoàng hôn, Vũ Nho nhận thấy “Hồ Thủy Giang không bình luận nhiều (tuy nhiên trong một vài truyện đã thấy anh thích đi ra, xưng danh hoặc cứ lừng lững xen vào câu chuyện). Tác giả chỉ đưa ra các tình huống, kể cả các mẩu chuyện, phác thảo đôi nét chân dung để bạn đọc suy ngẫm rồi phán xét”.
Tác giả Phương Dung - Lệ Hằng trong Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên nhận xét. Giọng điệu trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang khi thì “kín đáo, mỉa mai, lúc công khai thẳng thừng châm biếm, đả kích, lúc lại lạnh lùng dồn nén, khi lại ngậm ngùi, xót xa”. Ngôn ngữ của truyện “giản dị, dễ hiểu, đời thường, đậm tính khẩu ngữ”.
Qua các bài viết đó có thể thấy được phần nào nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang đó là: Tạo dựng cốt truyện đơn giản, không li kì, gay cấn. Nhân vật ít, thường là tầng lớp trí thức và gắn bó với một vấn đề nhân sinh của đời sống. Việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày đã tạo cho tác phẩm của Hồ Thủy Giang nhiều giọng điệu khác nhau vừa ngậm ngùi xót va vừa mỉa mai chua chát.
Như vậy, các bài viết có nhiều đánh giá nhận xét xác đáng, sắc sảo về một số phương diện nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của Hồ Thủy Giang, song chưa tác giả nào có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, tất cả chỉ là mang tính chất khái quát, sơ lược. Tuy nhiên đó cũng là những tư liệu quý gợi mở cho chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang”.
Chúng tôi mong muốn luận văn sẽ lý giải, phân tích sâu hơn một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật mà Hồ Thủy Giang thể hiện trong truyện ngắn của ông. Trên cơ sở đó thấy được vị trí, ý nghĩa và đóng góp những truyện ngắn của Hồ Thủy Giang đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại và khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang qua ba tập truyện.
1. Truyện ngắn chọn lọc – NXB Văn học. 2002
2. Mùa gió heo may – NXB Lao động. 2005
3. Người đẹp thường nhiều bí ẩn – NXB Văn học. 2010
Do khuân khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi không thể tìm hiểu tất cả các phương diện của đặc diểm truyện ngắn mà chỉ tập trung xoáy sâu vào một số phương diện sau đây:
- Các kiểu nhân vật trung tâm, nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Không gian và thời gian nghệ thuật
- Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong các tập truyện ngắn kể trên của Hồ Thủy Giang.
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ hơn những nét riêng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo và những đóng góp của ông vào nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
Nếu đề tài thành công, chúng tôi hy vọng đây sẽ là một tư liệu tham khảo bổ ích cho việc giảng dạy phần văn học địa phương trong các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Thái Nguyên. Đề tài này cũng góp thêm một tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy phần văn học địa phương trong chương