Kết Quả Khảo Nghiệm Về Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp



TT


Các biện pháp đề xuất

Tính khả thi

Rất khả

thi

Khả thi

Không

khả thi


1

Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ CBQL và giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học

sinh THCS

56/70 (80%)

14/70 (20%)

0/70 (0%)


2

Tổ chức đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ

giáo viên trường THCS

60/70 (85,7 %)

10/70 (14,3%)

0/70 (0%)


3

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên nhà trường

đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

65/70 (92,8%)

5/70 (7,2%)

0/70 (0%)

4

Đa dạng hóa hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức

hoạt động trải nghiệm cho GV trường THCS

64/70

(91,4%)

6/70

(8,6%)

0/70

(0%)


5

Xây dựng môi trường hỗ trợ, hợp tác giữa các giáo

viên và khuyến khích GV tự bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

63/70 (90%)

7/70 (10%)

0/70 (0%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 13

Như vậy, qua khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy, 70/70 (100%) cán bộ tham gia khảo sát đều khẳng định các biện pháp đề xuất đảm bảo tính cần thiết và tính khả thi. Tuy không có biện pháp nào được đánh giá ở mực độ tuyệt đối với 70/70 ý kiến xong kết quả khảo sát đạt được khá cao. Điều này chúng tỏ các biện pháp đề xuất có tính thuyết phục đối với CBQL và những GV tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Để khẳng định tính khách quan chúng tôi đã phỏng vấn một số CBQL và GV tham gia khảo sát với câu hỏi: Đồng chí đánh giá như thế nào nếu tiến hành các biện pháp quản lí trên tại nhà trường. Theo ý kiến của cô giáo L.T.T.H cho rằng các biện pháp này có thể thực hiện nay tại nhà trường vì khá phù hợp và nếu thực hiện thì cũng sẽ tạo ra sự thay đổi nhất định về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên của nhà trường.

Như vậy có thể khẳng định, các biện pháp quản lí được đề xuất trong đề tài là có tính khả thi và có khả năng áp dụng trong thực tế các THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Kết luận chương 3


Chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý mà cụ thể là các biện pháp quản lý của người Hiệu trưởng. Căn cứ vào các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới và đổi mới công tác quản lý giáo dục trong nhà trường. Xuất phát từ thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Thái nguyên có thể áp dụng các biện pháp quản lý như sau:

Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ CBQL và giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS.

Tổ chức đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên trường THCS.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên nhà trường đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay Đa dạng hóa hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho GV trường THCS.

Xây dựng môi trường hỗ trợ, hợp tác giữa các giáo viên và khuyến khích GV tự bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Qua khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp qua đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này, tác giả đề tài rút ra một số nhận xét như sau:

- Các biện pháp này phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế của các nhà trường trên địa bàn nghiên cứu nên được đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi cao.

- Do yêu cầu ngày nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường cũng như chất lượng tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THCS nên các biện pháp quản lý trên được đánh giá là rất cần thiết, Hiệu trưởng cần thực hiện một cách triệt để trong công tác quản lí hoạt động chủ nhiệm tại địa phương.

- Với sự đánh giá ở tính cần thiết và khả thi cao là cơ sở khẳng định rằng: các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm nếu được áp dụng đúng và nghiêm túc sẽ nâng cao được hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm được xác định là năng lực thành phần, là bộ phận cấu thành năng lực sư phạm của người giáo viên. Phát triển nghề nghiệp liên tục đòi hỏi giáo viên không ngừng rèn luyện và phát triển năng lực sư phạm, trong đó có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên là một nội dung trong quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS. Nội dung quản lý bao gồm: Khảo sát nhu cầu, đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THCS về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THCS về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THCS về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo mục tiêu phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho thấy:

- Nhận thức của một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở các nhà trường là chưa đầy đủ về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ở trường THCS; chưa thật sự chủ động, tích cực trong đổi mới phương pháp giáo dục học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm.

- Việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chưa thống nhất giữa các nhà trường.

- Cơ sở vật chất, công cụ thiết bị hỗ trợ cho quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên đã có nhưng chưa đồng bộ, chất lượng chưa tốt, đặc biệt là các thiết bị phục vụ cho công tác thực hành còn thiếu, kinh phí dành cho việc bồi dưỡng còn hạn chế.

Nguyên nhân hạn chế:

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tới các lực lượng giáo dục còn mang tính hình thức, chủ yếu dưới dạng triển khai công việc, chưa cụ thể hóa được tầm quan trọng của công tác hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các trường THCS hiện nay.

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ chưa chuyên sâu tới từng nhóm đối tượng nên chưa phát huy hết được năng lực của từng cá nhân. Hầu hết các đợt tập huấn bồi dưỡng mới chỉ dừng ở mức độ đại trà, đồng loạt.

- Việc xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm của các lực lượng giáo dục chưa có quy định trách nhiệm rõ người rõ việc cho từng cá nhân, bộ phận hoặc tổ chức. Các nhà trường chưa có biện pháp kích thích đội ngũ giáo viên nhiệt tình tham gia các hoạt động trải nghiệm, dẫn đến các hoạt động trải nghiệm chỉ làm cho đủ, chưa có tính hiệu quả. Hơn nữa, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS chưa phong phú, hấp dẫn.

Công tác kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế; Công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, lực lượng bên ngoài nhà trường thiếu tính chặt chẽ,...

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động bồi dưỡng GV, đề tài đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng GV các trường THCS thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm bao gồm:

Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ CBQL và giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS.

Tổ chức đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên trường THCS.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên nhà trường đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Đa dạng hóa hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trường THCS.

Xây dựng môi trường hỗ trợ, hợp tác giữa các giáo viên và khuyến khích GV tự bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng GD&ĐT thành phố Thái Nguyên

Tích cực tham mưu với UBND thành phố tạo cơ chế, chính sách về tài chính, hành chính... để các trường có thêm kinh phí tổ chức các hoạt động bồi dưỡng GV, đặc biệt bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm được thuận lợi.

Chủ động trong việc đổi mới quản lí các hoạt động bồi dưỡng GV, đặc biệt chú trọng đến bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đối với những hoạt động bồi dưỡng GV, cần ban hành một bộ tiêu chuẩn để đánh giá GV sau bồi dưỡng, đặc biệt là sau khi bồi dưỡng về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

2.2. Đối với các trường THCS thành phố Thái Nguyên

Với các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, Hiệu trưởng các trường có thể vận dụng ngay tại đơn vị nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV về trình độ, kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm. Để việc bồi dưỡng GV theo các biện pháp của tác giả đưa ra đạt hiệu quả cao, Hiệu trưởng các trường THCS cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

Bồi dưỡng nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về yêu cầu và tính cấp thiết của việc đổi mới hoạt động bồi dưỡng GV, đặc biệt là bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Hằng năm xây dựng kế hoạch và đặc biệt chú trọng việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để những GV đã được tuyển chọn vào đội ngũ GV cốt cán, phát huy tốt vai trò trong việc hướng dẫn và tư vấn phát triển nghề nghiệp cho đồng nghiệp.

Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội để GV của trường được tham gia các hoạt động bồi dưỡng, đặc biệt là bồi dưỡng về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển nghề nghiệp bản thân.

2.3. Đối với đội ngũ GV

Cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, từ đó nỗ lực học tập và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Phải xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc đào tạo ra thế hệ trẻ trong tương lai nhằm đáp ứng được nhu cầu của đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. A.S.Macarenco (1984), Giáo dục người công dân, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Đặng Quốc Bảo (1998), Một số suy nghĩ về chiến lược phát triển đội ngũ CBQLGD phục vụ công cuộc đổi mới sự nghiệp GD&ĐT. Kỷ yếu hội thảo khoa học CBQLGD trước yêu cầu CNH, HĐH Hà Nội.

Bộ GD - ĐT (2010), Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học phổ thông có nhiều cấp học (ban hành theo thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông, Hà Nội.

5. Căn cứ Luật giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12.

6. David A.Kolb (2015), “Lý thuyết học qua trải nghiệm”, Tạp chí khoa học,

ĐHSP Hà Nội.

7. Bùi Ngọc Diệp (2017), Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông, https://123doc.org/document/4464262- mot-so-van-de-chung-ve-hd-tnst.htm

8. Giáo trình QLGD&ĐT (2002), Trường CBQLGDTƯ2, Hà Nội.

Phạm Minh Hạc (1996), Mười năm đổi mới GD, NXB GD, Hà Nội.

10. Bùi Minh Hiền (chủ biên), 2006, Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP, Hà Nội.

11. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1988), Giáo dục học, Tập 2, NXB Giáo dục.

12. Trần Kiểm (1990): QLGD và QL trường học, Viện KHGD Hà Nội.

13. Khoa học tổ chức và QL - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (1999), NXB Thống kê Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Lê (1997), Quản lý trường học của người hiệu trưởng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Lê, Tạ Văn Doanh (1994), Khoa học QL, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Liên - ch.b (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

17. Manabu Sato & Masaaki Sato (2015), Cộng đồng học tập - Mô hình đổi mới toàn diện nhà trường, NXB ĐH Sư phạm.

18. Mishra & Koehler (2006), Technological pedagogical content knowledge: A framework for teacher knowledge.

19. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Sư phạm.

20. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

21. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII.

Đồng Thị Anh Ngọc (2018), Quản lí bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTNT tỉnh Yên Bái theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, Luận văn thạc sĩ QLGD, trường ĐHSP - ĐHTN.

23. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2005), Giáo dục học, Tập 2, NXB Đại học Sư phạm.

24. Prof. Bernd Meier (2007), Management and leadership education.

Bùi Văn Quân (2007), Quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Phạm Hồng Sơn (2017), Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, Luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Tính - chủ biên (2014), Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành GD&ĐT, NXB Đại học Thái Nguyên

28. Nguyễn Thị Tính (2015), Giáo trình Lý luận chung về quản lí và QLGD,

NXB Đại học Thái Nguyên.

29. Bùi Sỹ Tụng, Lê Văn Cầu, Lê Thanh Sử, Đỗ Tường Vi (2007), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Sách giáo viên lớp 11, NXB Giáo dục

30. Bùi Sỹ Tụng, Lê Văn Cầu, Nguyễn Dục Quang (2007), Tập sách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Sách giáo viên lớp 12, NXB Giáo dục.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí