* Tính mật độ:
Công thức xác định mật độ như sau:
N/ha =
N .10000
S
(cây/ha) (2.7)
Trong đó: N:Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn OTC. S: Diện tích OTC (S = 500m2) .
2.5.2. Phân tích ma trận SWOT trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 -2011
Việc lập một ma trận SWOT bao gồm các bước như sau:
1) Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong.
2) Liệt kê các điểm yếu bên trong.
3) Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài.
4) Liệt kê các thách thức (các đe dọa) quan trọng bên ngoài.
5) Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến lược SO vào ma trận.
6) Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO vào ma trận.
7) Kết hợp điểm mạnh bên trong với thách thức (mối đe dọa) bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST.
8) Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ma trận.
Mục đích kết hợp trong 4 bước cuối cùng là để đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn để thực hiện.
- Chiến lược SO: Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội từ bên ngoài.
- Chiến lược WO: Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.
- Chiến lược ST: Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh bên trong để tránh khỏi hay giảm nhẹ những mối đe dọa (thách thức) từ bên ngoài.
- Chiến lược WT: Là chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những thách thức (mối đe dọa) từ bên ngoài.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Trị thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý 16018'13'' đến 17010' vĩ độ Bắc và 106030'51'' đến 107023'48'' kinh độ Đông.
. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình
. Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế
. Phía Đông giáp với biển Đông
. Phía Tây giáp các tỉnh Savanakhet, Salavan của CHDCND Lào.
Trên biển tỉnh Quảng Trị có huyện đảo Cồn Cỏ, cách đất liền khoảng 30 km về phía Đông, với diện tích tự nhiên 2,2 km2.
Diện tích tự nhiên của Quảng Trị tuy không lớn so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhưng Quảng Trị có nhiều lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế, thể hiện qua những yếu tố sau:
. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á (Quốc lộ 9) được coi là hành lang kinh tế Đông Tây nối Việt Nam - Lào - Thái Lan - Mianma và các nước khác trong khu vực, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường vận tải biển. Đây là những yếu tố thuận lợi để Quảng Trị mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá với các vùng kinh tế trong nước và khu vực các nước ASEAN.
. Quảng Trị có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc tế La Lay, cảng biển Cửa Việt, ga đường sắt Đông Hà, Quảng Trị là một trong những đầu mối lưu thông kinh tế - đời sống trong nước và Quốc tế.
. Quảng Trị có địa hình đa dạng (cả vùng đồi núi, đồng bằng và ven biển), tài nguyên xã hội - nhân văn (cả vật thể và phi vật thể) khá phong phú (do đây là vùng đất giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hoá, chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước).
Có thể nói những lợi thế về vị trí địa lý của Quảng Trị sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, và gắn với an ninh quốc phòng.
3.2. Khí hậu
Khí hậu Quảng Trị mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các đặc điểm về địa hình, khí hậu Quảng Trị có diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.
Biểu 3.1. Tổng hợp tình hình khí tượng thủy văn từ 2006 - 2011
Nhiệt độ trung bình (0C) | Tổng lượng mưa (mm) | Số giờ nắng (giờ) | Độ ẩm tương đối trung bình (%) | |
Tháng 1 | 20,0 | 52,5 | 101,9 | 89,1 |
Tháng 2 | 20,5 | 48,1 | 85,3 | 90,3 |
Tháng 3 | 22,8 | 44,5 | 116,3 | 88,7 |
Tháng 4 | 26,2 | 60,1 | 174,6 | 85,1 |
Tháng 5 | 28,2 | 141,4 | 213,7 | 79,8 |
Tháng 6 | 30,0 | 62,3 | 226,0 | 71,8 |
Tháng 7 | 29,6 | 68,2 | 211,9 | 71,3 |
Tháng 8 | 28,8 | 173,9 | 195,7 | 76,4 |
Tháng 9 | 26,9 | 392,9 | 135,6 | 85,5 |
Tháng 10 | 25,5 | 574,0 | 128,7 | 88,8 |
Tháng 11 | 23,1 | 491,4 | 101,0 | 87,8 |
Tháng 12 | 20,3 | 261,8 | 54,9 | 87,9 |
Cả năm | 25,2 | 2371,0 | 1745,4 | 83,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 2
- Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 3
- Đánh Giá Thực Trạng Tổ Chức Triển Khai Xây Dựng Các Mô Hình Khuyến Lâm Ở Tỉnh Quảng Trị, Giai Đoạn 2006 – 2011.
- Cơ Chế Tổ Chức Xây Dựng Mô Hình Khuyến Lâm Giai Đoạn 2006-2011
- Các Biện Pháp Kỹ Thuật Đã Áp Dụng Trong Xây Dựng Các Mô Hình Khuyến Lâm
- Tập Huấn Kỹ Thuật Tại Hiện Trường Cho Các Hộ Dân Tại Xã Triệu Vân
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu Trạm khí tượng Đông Hà)
* Nhiệt độ
Lượng nhiệt tương đối cao, tổng tích nhiệt trung bình năm bình quân 9.0000C, miền núi Khe Sanh thấp nhất nhưng cũng đạt tới 8.0000C. Nhiệt độ trung bình năm 25,20C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 6 đến tháng 7) trung bình khoảng 300C, có ngày
nhiệt độ lên trên 400C, tháng thấp nhất (tháng 1, 2 và tháng 12) khoảng 200C có khi xuống tới 8 - 90C.
* Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình năm 83,5%, phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 71 - 80% và đạt cực tiểu vào tháng 7 xuống 71,3%. Độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 - 90%.
* Chế độ mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước kéo dài đến tháng 2 năm sau, đạt cực đại vào tháng 10, 11, chiếm 70% lượng mưa năm. Từ tháng 3 đến tháng 7 lượng mưa ít nhất, tổng lượng mưa trong thời kỳ này chỉ chiếm dưới 30% lượng mưa năm. Tổng lượng mưa bình quân năm từ 2.300 - 2.700 mm ở vùng núi và 1.800-2.000 mm ở vùng đồng bằng. Tháng 10 có lượng mưa cao nhất thường đạt trên 600 mm/tháng. Mưa tiểu mãn thường xảy ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 5, lũ sớm xảy ra cuối tháng 8 đầu tháng 9.
* Chế độ gió
Quảng Trị là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: Gió mùa Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 với tần suất xuất hiện từ 50 đến 60% và gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%.
* Bão
Hàng năm mùa bão thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11. Do vị trí địa lý tiếp giáp với biển, bão thường xuất hiện với cường độ lớn, kèm theo triều cường nên khả năng gây thiệt hại do bão đối với sự phát triển nông lâm nghiệp và đời sống nhân dân thường rất lớn.
3.3. Tài nguyên đất đai
* Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện trạng sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng được thể hiện ở biểu 3.2.
Biểu 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2003
Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
Tổng diện tích tự nhiên | 474.573,57 | 100,00 |
1. Đất nông nghiệp | 73.848,60 | 15,56 |
2. Đất lâm nghiệp (có rừng) | 178.876,00 | 37,69 |
3. Đất chuyên dùng | 18.348,30 | 3,87 |
4. Đất ở | 3.591,76 | 0,76 |
5. Đất chưa sử dụng | 199.908,91 | 42,12 |
(Nguồn: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Q.Trị 2005 - 2010)
. Đất nông nghiệp: Toàn tỉnh có 73.848,6 ha đất sử dụng vào nông nghiệp, chiếm 15,56% diện tích đất tự nhiên, bình quân hơn 1.200m2/người, xấp xỉ bằng bình quân chung của cả nước cao hơn mức bình quân của vùng Bắc Trung Bộ (360m2/người).
. Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh là 178.876 ha chiếm 37,69% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 110.365 ha và rừng trồng là 68.511 ha.
. Đất chuyên dùng: Diện tích 18.348,3 ha chiếm 3,87% tổng diện tích đất tự nhiên.
. Đất ở: Đất ở của Quảng Trị có khoảng 3.591,76 ha bình quân mỗi hộ là 280m2. Trong đất ở, đất đô thị chiếm 35,98% còn lại là đất ở nông thôn.
. Đất chưa sử dụng: Theo thống kê đất chưa sử dụng, sông suối núi đá toàn tỉnh có hơn 199.909 ha, chiếm 42,12% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong tổng số đất chưa sử dụng thì quỹ đất vùng cát ven biển và đồi núi chưa sử dụng còn khoảng
170.000 ha.
3.4. Dân số, dân tộc và sự phân bố theo địa bàn
Dân số toàn Tỉnh năm 2003: 612.948 người; Trong đó dân cư sống ở vùng nông thôn: 467.027 người (chiếm tỷ lệ 76,19% ), dân cư sống ở vùng thị tứ 145.921 người (chiếm tỷ lệ 23,81%). Cơ cấu dân số nông thôn/ thành thị thay đổi nhanh theo hướng giảm dân số sống tại vùng nông thôn. Năm 1990: Dân số nông thôn
chiếm 84,47%, thành thị: 15,53%: Năm 1995: Dân số nông thôn chiếm 79,28%, thành thị: 20,72%; Năm 2000: Dân số nông thôn chiếm 76,49%, thành thị: 23,51%).
Cơ cấu dân số: Nữ: 309.798 người (chiếm tỷ lệ 50,54%), Nam: 303.150 người (chiếm tỷ lệ 49,46%).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,404%.
Dân cư Quảng Trị bao gồm cộng đồng các dân tộc: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô... Dân tộc Kinh chiếm 91,4%, Vân Kiều 6,7%, Pa Kô 1,8%, các dân tộc khác 0,1%. Trong đó đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi (H- ướng Hoá, Đakrông) và một số xã thuộc miền núi của huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ.
3.5. Phân bố lực lượng lao động
Tổng số lao động hiện có trong toàn Tỉnh là 309.131 người, trong đó lao động nữ 154.868 người chiếm tỷ lệ 55.09% lực lượng lao động. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm gần 80% lực lượng lao động hiện nay. Lực lượng lao động trong khu vực Nhà nước trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp là
1.524 người.
Lực lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân phân bố không đều giữa các vùng, vùng đồng bằng chiếm khoảng 60%, vùng trung du - miền núi chiếm 31% và vùng ven biển chiếm 9%. Giữa các vùng có sự chênh lệch về qui mô và chất lượng lao động, vùng đồng bằng là địa bàn có lực lượng lao động tập trung đông nhất và số lao động có trình độ thâm canh sản xuất chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, chất lượng lao động nhìn chung đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong cơ cấu và chất lượng lao động còn bộc lộ rõ sự mất cân đối giữa các ngành như lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp, lực lượng lao động thiếu việc làm còn chiếm tới gần 5% tổng số lao động trong độ tuổi (đặc biệt đối với lao động vùng đồng bằng). Đây là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế - xã hội của Tỉnh phát triển chậm.
3.6. Tình hình thu nhập của dân cư
. Căn cứ vào số liệu thống kê và kết quả điều tra mẫu từ các huyện, thị tại Quảng Trị cho thấy, thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị đạt khoảng
750.000 đồng/tháng, khu vực nông thôn khoảng 420.000 đồng/tháng. Năm 2010 so với năm 2006 thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị tăng 34,6%, khu vực nông thôn tăng 40,9%. Trong cơ cấu thu nhập của khu vực nông thôn: thu từ các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 75,9%, từ ngành nghề và xây dựng 8,6% và thu từ các ngành dịch vụ 15,5%.
. Mức thu nhập của dân cư nông thôn giữa các vùng trong tỉnh còn có sự chênh lệch: Bình quân thu nhập đầu người của vùng đồng bằng đạt khoảng 400.000 đồng/tháng, vùng ven biển đạt khoảng 350.000 đồng/tháng, vùng núi mới chỉ ở mức
290.000 đồng/tháng, đặc biệt những khu vực vùng sâu, vùng xa chỉ đạt từ 120.000
- 140.000 đồng/tháng.
. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh còn khoảng 15,7% (theo tiêu chí mới), riêng đối với các huyện miền núi tỷ lệ này còn tới 29,3% (trong đó số hộ đói chiếm gần 2%).
Nhìn chung thu nhập - đời sống của dân cư trong tỉnh đã có những cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ đói nghèo có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa (các xã đặc biệt khó khăn) thì cuộc sống của nhiều người dân còn rất khó khăn.
3.7. Tập quán sản xuất, canh tác
. Vùng núi và gò đồi: Sản xuất nông nghiệp phần lớn còn theo phương thức quảng canh, trình độ canh tác lạc hậu, chủ yếu dựa vào tự nhiên nên hiện đang ở trong tình trạng không an toàn về lương thực, số hộ nghèo đói chiếm tỷ lệ lớn.
. Vùng đồng bằng, ven biển: Nhờ có những chính sách mới trong công tác quản lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp nên điều kiện kinh tế của các hộ nông dân có chuyển biến tích cực, nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả cao đã xuất hiện trong thời gian qua.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá thực trạng triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011
4.1.1. Đơn vị tham gia xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011
Qua điều tra, khảo sát cho thấy trong thời gian 6 năm từ 2006- 2011 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có duy nhất Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị thực hiện xây dựng các loại mô hình trình diễn về ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản phù hợp với từng vùng sinh thái, từng địa phương theo chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
4.1.2. Kinh phí xây dựng mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011
Kinh phí triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 được đầu tư từ nguồn kinh phí khuyến lâm Trung ương và kinh phí khuyến lâm cấp tỉnh, với tổng kinh phí là 3.250 triệu đồng, kết quả được trình bày theo bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kinh phí xây dựng các mô hình khuyến lâm tại Quảng Trị giai đoạn 2006-2011
Đơn vị | Kinh phí (triệu đồng) | |||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | | ||
01 | Kinh phí tỉnh | 300 | 250 | 300 | 200 | 400 | 1.450 | |
22 | Kinh phí Trung ương | 300 | 300 | 400 | 450 | 350 | 1.800 | |
Tổng cộng | 300 | 600 | 650 | 750 | 550 | 400 | 3.250 |
Kinh phí triển khai mô hình chủ yếu được cấp cho chi phí về phân bón, cây giống, tập huấn, thông tin tuyên truyền và công cán bộ chỉ đạo của mô hình trong năm thứ nhất, riêng năm 2011 còn có phần kinh phí đào tạo nhân rộng (những hộ dân chưa được tham gia xây dựng mô hình từ nguồn kinh phí khuyến nông, chiếm khoảng 20%