Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 3

1.1.2.2. Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là người có đầy đủ năng lực chịu TNHS và đạt độ tuổi do luật định.

BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có nhiều quy định sửa đổi quan trọng về chủ thể tội phạm, trong đó có quy định về TNHS theo độ tuổi và TNHS của pháp nhân thương mại. Những sửa đổi này liên quan trực tiếp đến việc xác định TNHS của người thực hiện hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171,

173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304

của Bộ luật này. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Điều luật cũng đã cụ thể các tội phạm mà người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, chủ thể của tội này là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015 về phạm vi chịu trách nhiệm của pháp nhân thương mại thì pháp nhân thương mại chỉ chịu TNHS với 32 tội danh. Cũng theo quy định này, pháp nhân thương mại không phải là chủ thể của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

1.1.2.3. Mặt khách quan của tội phạm:

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là những hành vi do người phạm tội thực hiện thông qua việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử là dấu hiệu của tội phạm và là cơ sở để phân biệt tội phạm này với các tội xâm phạm sở hữu khác.

So với Điều 226b BLHS năm 1999 quy định “người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong các hành vi sau đây” thì Điều 290 BLHS năm 2015 nhà làm luật đã có cách quy định mới mang tính chất loại trừ về hành vi khách quan của tội phạm này, cụ thể: “người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này”. Như vậy, quy định này giúp cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất, tránh trường hợp định sai tội danh giữa Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174).

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 3

Các hành vi khách quan của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 290 BLHS năm 2015, bao gồm:

- Thứ nhất, Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

Trong thực tiễn, các đối tượng phạm tội bằng nhiều cách có được thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân rồi từ đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, bằng các phương thức thực hiện như sau:

+ Dùng máy cà thẻ ghi trộm dãy số trên thẻ (Skimming);

+ Sử dụng phần mềm gián điệp để lấy thông tin gò từ bàn phím;

+ Truy cập bất hợp pháp vào website, cơ sở dữ liệu để lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng;

+ Tạo ra một trang web ngân hàng hoặc trang web bán hàng giả rồi yêu cầu người dùng nhập user name, password trên trang web đó. Cách phổ biến nhất là lập ra các trang web ngân hàng giả, hoặc trang web bán hàng giả ở nước ngoài, sau đó

gửi e-mail nặc danh với nội dung: Để đảm bảo an ninh, yêu cầu khách hàng đổi password hay khai lại những thông tin liên quan tài khoản ngay trên trang web, rồi từ đó lấy cắp được thông tin tài khoản;

+ Thu thập, mua bán thông tin thẻ tín dụng trên một số diễn đàn của hacker;

+ Lợi dụng vị trí công việc của mình (như: Nhân viên bảo trì hệ thống, an ninh mạng...) để truy cập trái phép và lấy cắp những thông tin đó;

+ Lợi dụng sự sơ hở của nhân viên ngân hàng và những thông tin của cá nhân, tổ chức rồi thực hiện việc rút tiền tại các ngân hàng một cách công khai mà ngân hàng không hề hay biết. Ví dụ: lấy chứng minh nhân dân của người khác rồi làm giả chữ ký của cá nhân và lấy các thông tin của cá nhân, tổ chức để hợp thức hóa rút tiền tại ngân hàng một cách bất hợp pháp.

Vụ án điển hình: Nguyễn Anh Tuấn - nhân viên ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, lợi dụng sự hiểu biết nghiệp vụ ngân hàng và vị trí công tác của mình lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng để chiếm đoạt tài sản của các chi nhánh thuộc Vietcombank. Cụ thể, Tuấn đã dùng mã truy cập cá nhân được ngân hàng cấp cho mỗi nhân viên đột nhập vào nhiều tài khoản, trong đó có tài khoản Công ty TNHH Tiger Gold Co. Ltd (có trụ sở hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam). Công ty này mở tài khoản giao dịch tại Sở Giao dịch Vietcombank do ông Đỗ Công Minh - Giám đốc Công ty làm chủ tài khoản, bà Nguyễn Hồng Xuân là người được ủy quyền chủ tài khoản. Sau khi vào mạng nội bộ của ngân hàng truy cập vào tài khoản này, Tuấn copy chữ ký của chủ tài khoản. Lúc này Công ty TNHH Tiger Gold Co.Ltd chưa đăng ký mẫu dấu và chữ ký kế toán công ty. Tuấn đã dùng giấy rút tiền theo mẫu in sẵn của Vietcombank, giả chữ ký của ông Đỗ Công Minh (chủ tài khoản) ký vào giấy rút tiền với nội dung “’Rút 15.000 USD, bán ngoại tệ cho ngân hàng lấy đồng Việt Nam”. Sau đó, Tuấn dùng chứng minh nhân dân mang tên Lê Khả Tuyên đến cửa giao dịch số 6 của Vietcombank Hải Dương để rút 240.105.000 đồng (tương đương 15.000 USD). Với thủ đoạn tương tự, Nguyễn Anh Tuấn tiếp tục giả chữ ký của ông Đỗ Công Minh ký vào giấy rút tiền với nội dung “Rút 50.113 USD, để thanh toán cho Công ty TNHH Flemig Co. Ltd”, rồi dùng chứng minh nhân dân

mang tên Lê Khả Tuyên đến Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh để rút 805.566.475 đồng (tương đương 50.113 USD). Trong khoản thời gian từ tháng 5/2015 đến tháng 8/2015, Nguyễn An Tuấn đã rút được tổng cộng hơn 1,6 tỷ đồng từ các máy ATM của Vietcombank.

- Thứ hai, Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

Thực tiễn cho thấy, hành vi này có những đặc trưng cụ thể sau:

+ Một là, hành vi làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi sử dụng thiết bị chuyên dụng, phần mềm và thông tin tài khoản, thông tin thẻ ngân hàng phát hành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân (gồm: số tài khoản, họ tên chủ thẻ, logo ngân hàng phát hành thẻ, số thẻ, thời gian phát hành, thời gian hết hạn, mã số bảo mật của thẻ như CVV2, CVVC, CSC...) để làm ra thẻ có chứa đựng những thông tin, dữ liệu cần thiết theo quy định của ngân hàng phát hành rồi sử dụng chiếm đoạt tài sản. Thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng ở đây thường là của người nước ngoài mở tại các ngân hàng ở nước ngoài.

Vụ án điển hình: Năm 2017, Looi HawShyan và A Phong người Malaysia nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch dài hạn. Sau khi đến Việt Nam, Looi HawShyan được A Phong hướng dẫn qua điện thoại cách sử dụng thiết bị làm thẻ ngân hàng giả. A Phong cho người có tên là NUN giao phôi thẻ đến cho Looi HawShyan. Sau 05 lần nhận tổng cộng gần 200 phôi thẻ từ NUN giao. Cách thức giao phôi thẻ được thực hiện như sau: NUN bỏ phôi thẻ vào bao thuốc lá, đặt trong nhà vệ sinh của khách sạn rồi điện báo cho Looi HawShyan đến lấy. Sau khi nhận phôi thẻ, Looi HawShyan dùng thiết bị in dữ liệu vào thẻ (Dữ liệu do A Phong gửi vào email của Looi HawShyan). Kết quả, Looi HawShyan đã làm đươc khoảng 175 thẻ ngân hàng giả, trong đó có 60 loại thẻ giả ATM, 115 thẻ giả loại Visa và Master. A Phong thỏa thuận chia cho Looi HawShyan hưởng 5% số tiền chiếm đoạt được và Looi HawShyan giao thẻ cho các đối tượng của A Phong để thực hiện các giao dịch rút tiền và thanh toán hàng hóa, dịch vụ với số lượng hàng trăm triệu đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu ý: Quá trình đấu tranh với tội phạm này thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy đối tượng phạm tội thường thực hiện những thủ đoạn sau để đánh cắp thông tin về thẻ, tài khoản ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân như: Cài chíp vào máy đọc thẻ thanh toán tại ngân hàng, cơ sở tài chính, nhà hàng, siêu thị hoặc máy ATM... để đọc dữ liệu của thẻ, sau đó dùng phần mềm và thiết bị chuyên dụng sao chép mã thẻ lấy cắp được vào một thẻ trắng khác (thẻ chưa ghi mã) để làm ra những thẻ giả giống như thẻ thật để sử dụng làm công cụ ăn cắp tiền. Sau khi làm được thẻ giả, đối tượng phạm tội sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại máy rút tiền tự động (máy ATM) của các ngân hàng trong nước; thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ tại điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Với máy Pos, người sử dụng có thể di chuyển đến nơi khác ngoài vị trí đăng ký đặt máy để thanh toán miễn kết nối với line điện thoại cố định có tín hiệu) với yêu cầu bắt buộc phải xuất trình thẻ vật lý để nhân viên thanh toán quẹt thẻ vào bộ đầu đọc kết nối với cơ sở dữ liệu của ngân hàng để thanh toán. Hành vi chiếm đoạt tài sản này xảy ra ở máy rút tiền tự động hoặc điểm chấp nhận thanh toán thẻ như siêu thị, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, sân bay... Tinh vi hơn, đối tượng phạm tội ở Việt Nam móc nối với các đường dây rút tiền tại nước ngoài và cung cấp thẻ tín dụng cho những đối tượng sống ở đó. Các đối tượng này sẽ thực hiện rút tiền tại các hệ thống ATM ở nước ngoài. Số tiền rút được chúng ăn chia với nhau, thường với tỷ lệ 50/50 (người cung cấp thẻ/người rút tiền). Tiền ăn chia đó được chuyển về Việt Nam và đối tượng cung cấp thẻ trong nước chỉ việc mang chứng minh nhân dân đến ngân hàng hoặc bưu điện để nhận tiền.

+ Hai là, hành vi sử dụng thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Đây là hành vi sử dụng trái phép thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không yêu cầu xuất trình thẻ, kiểm tra thẻ (không yêu cầu xuất trình thẻ vật lý) mà chỉ cần kết nối mạng để khai báo số thẻ, thời gian hết hạn, mã bảo mật khi thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Để thực hiện được giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ, chủ thẻ/chủ tài khoản phải đăng ký trước dịch vụ thanh toán trực tuyến (internet - banking) với

ngân hàng phát hành thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua các cổng thanh toán trực tuyến hoặc thông qua cổng thanh toán trung gian như là ví điện tử.

Vụ án điển hình: Nguyễn Thái Thông là sinh viên Học viện Công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài mua 150 vé máy bay điện tử trên www.vietnamair.com.vn của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) để bán lại cho người có nhu cầu. Là sinh viên CNTT, Nguyễn Thái Thông thường lên mạng nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và học hỏi các hacker khác về việc hack các trang web trên mạng và biết được cách có thể sử dụng “Credit card (thẻ tín dụng) chùa” đặt mua vé máy bay và hàng hóa tại các trang web cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng để sử dụng, hoặc bán lấy tiền tiêu xài. Thấy dễ kiếm tiền, Thông nhờ người có tên Huỳnh Thị Ngọc Trâm mở đại lý bán vé máy bay để bán vé do Thông cung cấp. Theo thỏa thuận, Thông sẽ trích hoa hồng cho đại lý này 200.000 đồng/01 vé. Từ tháng 2/2016, khi khách hàng đến đặt mua vé, Trâm liên lạc với Thông qua Zalo hoặc điện thoại di động, sau đó Thông gửi vé điện tử cho Trâm (vé được Thông đặt mua trực tuyến bằng các thông tin thẻ tín dụng mà Thông lấy được). Trâm nhận vé điện tử từ email, sửa chữa lại thông tin trên vé cho phù hợp với mẫu mã của công ty, rồi in vé ra bán trực tiếp cho khách hàng, thu tiền mặt với đúng giá thị trường. Cho đến ngày bị bắt, tổng cộng Thông còn sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài mua được 150 vé máy bay và đồ đạc các loại, gây thiệt hại hơn 286.000.000 đồng và hơn 1.000 USD.

+ Ba là, hành vi làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản. Còn được hiểu là hành vi dùng tên, giấy tờ cá nhân để làm thẻ, mở tài khoản ngân hàng, sau đó có thể là tàng trữ, bán, sử dụng, lưu hành nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Người bán sau khi nhận tiền của người mua thì cho rằng bản thân không còn liên quan hay có bất kỳ rắc rối nào đến tài khoản ngân hàng đó nữa. Song trên thực tế chứng minh, tài khoản ngân hàng này thường được người mua sử dụng vào mục đích lừa đảo. Khi đó, người mở tài khoản ngân hàng đã vô tình tiếp tay cho đối tượng lừa đảo.

Vụ án điển hình: Khoảng tháng 10/2013, Hồ Hồng Hoàng Thủy vào làm việc tại Cửa hàng Home Fresh Mart của chị Hà. Do muốn có được công thức pha chế cà phê, sinh tố tại Cửa hàng nên Thủy có lên mạng tìm hiểu để tạo phần mềm gián điệp cài vào máy tính laptop tại Cửa hàng. Thủy đã vào các diễn đàn online, làm theo hướng dẫn để tạo ra phần mềm Andamax Keylogger. Chức năng của phần mềm này là ghi lại thao tác bàn phím, chụp ảnh màn hình máy tính, người sử dụng. Khi máy tính kết nối Internet, các thông tin này tự động gửi về email mà Thủy thiết lập: darkcomet1986@gmail.com, Thủy tạo file thực thi sao chép vào USB cá nhân. Đến đầu tháng 12/2013, nhân lúc không có ai để ý, Thủy đã cấm USB vào máy tính hiệu Acer Aspire S3 của cửa hàng và kích hoạt phần mềm gián điệp Ardamax Keylogger để lấy thông tin. Trong quá trình làm việc tại cửa hàng, Thủy cũng để ý thấy chị Hà, chủ Cửa hàng hay sử dụng ví điện tử để thanh toán tiền mua thẻ điện thoại, tiền điện, tiền nước... sau khi bị đuổi việc tại Cửa hàng, Thủy đã sử dụng thông tin về ví điện tử homefreshmart và email cá nhân của chị Hà (homefreshmart@gmail.com) gồm: tên đăng nhập và mật khẩu gửi về Email darkcomet1986@gmail.com của Thủy và tìm cách chiếm đoạt tiền trong ví. Cuối tháng 12/2013, Hồ Hồng Hoàng Thủy đã đăng nhập vào ví homefreshmart để chuyển tiền đến 03 tài khoản ví khác cùng do Thủy tạo ra là: peterpen, lethanhhai1986, darkcomet1986. Sau đó, Thủy đặt lệnh chuyển tiền từ ví lethanhhai1986 đến tài khoản cá nhân mang tên Lê Thanh Hải, số tài khoản: 0108688832 mở tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, sử dụng thẻ ATM rút 100.000 đồng (thẻ này anh trai của Hồ Hồng Hoàng Thủy là Hồ Hoàng Thủy sử dụng Chứng minh nhân dân của Lê Thanh Hải do Hồ Hồng Hoàng Thủy nhặt được để đi mở thẻ).

Đến ngày 06/01/2014, Hồ Hồng Hoàng Thủy tiếp tục sử dụng tiền trong ví homefreshmart để mua 60 thẻ cào điện thoại trả trước của Viettel và 10 thẻ Gate do công ty FPT Online phát hành với tổng số tiền là 16.970.000 đồng. Sau khi mua, Thủy đã nạp 04 thẻ cào vào số điện thoại của Thủy: 0984664767 (mỗi thẻ có mệnh giá 10.000 đồng/thẻ); 04 thẻ cào vào số điện thoại của anh trai là Hồ Hoàng Thủy:0976894874 (mỗi thẻ có mệnh giá 10.000 đồng/thẻ). Số còn lại, Thủy đã nạp vào tài khoản Ngân lượng (hohoangthuy@gmail.com), do Thủy sử dụng giấy

Chứng minh nhân dân của anh trai tạo và chuyển số tiền 13.300.000 đồng từ tài khoản Ngân lượng đến tài khoản cá nhân của anh trai là Hồ Hoàng Thủy, số tài khoản: 0103976486 mở tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á. Sau đó, Thủy nhờ anh trai sử dụng giấy Chứng minh nhân dân của mình đến Ngân hàng để rút toàn bộ số tiền nêu trên. Hồ Hồng Hoàng Thủy đã sử dụng số tiền nêu trên vào mục đích sau: Nộp tiền học phí tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh:

6.500.000 đồng; trả tiền nhà trọ: 1.200.000 đồng; mua 01 điện thoại hiệu Samsung:

3.900.000 đồng; còn lại, tiêu xài cá nhân. Hồ Hồng Hoàng Thủy thừa nhận chính là người đã sử dụng Email cá nhân của chị Hà: homefreshmart@gmail.com trao đổi với Công ty Payoo đề nghị hoàn lại tiền vào ví homefreshmart. Ngoài việc cài phần mềm gián điệp Ardamax Keylogger vào máy tính Cửa hàng tiện lợi gia đình, Thủy không sử dụng để làm gì khác, hiện nay phần mềm này trên USB đã xóa. Hồ Hồng Hoàng Thủy đã thực hiện lại thao tác tải về và cài đặt trên máy tính đối với phần mềm Andamax Keylogger. Trong quá trình thực hiện, Thủy có nhờ anh ruột là Hồ Hoàng Thủy sử dụng giấy Chứng minh nhân dân mang tên Lê Thanh Hải nhặt được trên đường Gò Ô Môi, phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh để mở tài khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á và sử dụng giấy Chứng minh nhân dân mang tên Hồ Hoàng Thủy để tạo tài khoản Ngân hàng chiếm đoạt tiền.

- Thứ ba, Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản: tức là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập hoặc sử dụng mã truy cập của người nào đó mà không được sự cho phép của họ để truy cập nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản;

- Thứ tư, Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng: tức là dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật về một sản phẩm, một vấn đề, một lĩnh vực trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm tạo niềm tin cho người có tài sản, người quản lý tài sản làm cho họ tưởng là thật mà mua, bán, trao đổi hoặc đầu tư vào đó để chiếm đoạt;

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí