Kinh Nghiệm Trong Quản Lý Nhà Nước Với Hoạt Động Khai Thác Khoáng Sản Của Một Số Địa Phương Và Bài Học Rút Ra Cho Tỉnh Quảng Ninh



động khai khoáng, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên, bảo vệ được nguồn chưa khai thác và bảo vệ môi trường.

Đồng thời trong công tác quản lý, tiêu chí cơ bản là phải lựa chọn được doanh nghiệp khai thác khoáng sản có đầy đủ nguồn lực phục vụ hoạt động khai thác. Tiêu chí thứ nhất những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, có khả năng đảm bảo hiệu quả KT-XH của dự án do có máy móc hiện đại, công nghệ khai thác tiên tiến, hạn chế tối đa tổn thất do hoạt động khai thác gây ra. Thứ hai, doanh nghiệp có chất lượng nguồn nhân lực tốt sẽ đảm bảo khai thác đúng thiết kế, đảm bảo an toàn lao động…Thứ ba, lựa chọn doanh nghiệp có năng lực quản lý, kinh nghiệm khai thác khoáng sản sẽ xóa bỏ tình trạng khai thác trái phép, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước.

c. Cộng đồng dân cư trong tỉnh

Trên một phương diện nào đó, cộng đồng dân cư khu vực diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản là trợ thủ đắc lực của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu cộng đồng dân cư khu vực khai khoáng tích cực tham gia giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, phát hiện và thông báo sớm các hành vi vi phạm sẽ góp phần hạn chế tình trạng vi phạm trong khai thác, giúp các cơ quan chức năng xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Do vậy, cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản.

1.4. KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH QUẢNG NINH

1.4.1. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước với hoạt động khai thác khoáng sản của một số địa phương

a. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Quảng Bình

- Tiềm năng khoáng sản của địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Theo Báo cáo công tác địa chất của Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ năm 2016, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có 19 loại khoáng sản rắn như kim loại (sắt, mangan, titan - zircon, chì - kẽm, wofram, vàng), khoáng chất công nghiệp (than bùn, phosphorit, kaolin, cát thủy tinh,…) và vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, sét xi măng, gạch ngói, cát cuội sỏi,…). Các khoáng sản tiềm năng, quy mô


Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 7


lớn gồm cát thủy tinh, đá vôi xi măng, sét xi măng, đá ốp lát, đá xây dựng. Cùng với đó, quặng vàng có 10 mỏ đang trong công tác đánh giá thăm dò.

- Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản

+ Trong công tác ban hành chính sách pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản:

Ngày 04/5/2012 Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Bình ban hành Chương trình hành động số 11-CTr/TU về việc “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản theo từng thời kỳ”, định hướng chiến lược đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó thực hiện theo lộ trình phát triển, địa phương định hướng đến năm 2020 xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công trên địa bàn tỉnh. Với lộ trình đã đặt ra, UBND tỉnh Quảng Bình đã sớm chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo Chương trình hành động số 11-CTr/TU, đến năm 2020 tỉnh đã xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công theo đúng mục tiêu của chiến lược.

+ Trong công tác thực thi chính sách pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản:

Năm 2020 tiếp nhận, thẩm định 77 hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, đến nay đã giải quyết 68/77 hồ sơ, còn 9 hồ sơ đang giải quyết trong thời hạn quy định. Phê duyệt 23 quyết định thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tổng tiền cấp quyền thu được trong năm 2020 thuộc thẩm quyền UBND tỉnh cấp phép là 18.638.997.905 đồng.

Để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Quảng Bình đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản công khai, minh bạch, xây dựng chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, đổi mới thiết bị, công nghệ để thực hiện có hiệu quả quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản. Quá trình cấp phép đã chủ động trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, sử dụng triệt để và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

+ Trong công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản: Theo Báo cáo của Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ năm 2019, toàn bộ diện tích tỉnh Quảng Bình đã được điều tra, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/200.000. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 toàn tỉnh có 167 khu vực mỏ, khoanh định 1.787 khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản và 171 khu vực tạm thời cấm hoạt



động. Do đó, cơ bản đến nay, Quảng Bình đã hạn chế tình trạng đầu tư, khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trường.

+ Trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước:

UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, trong đó đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm của UBND cấp huyện, xã. Mặt khác, việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản từng bước được điều chỉnh theo hướng công khai, chặt chẽ và đúng pháp luật, thủ tục giải quyết đơn giản.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã thực sự tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên môi trường nói riêng, nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung. Những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đối với sự phát triển nền KT-XH của tỉnh đã được nhận thức cơ bản đầy đủ, ngày càng sâu sắc, từng bước tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức tự giác chấp hành pháp luật, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên, cùng chung tay bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

+ Trong công tác thanh tra, kiểm tra:

Tỉnh đã phát hiện vi phạm như khai thác cát lòng sông, cát san lấp không có giấy phép; mua bán, vận chuyển, tiêu thụ và tàng trữ cát không có nguồn gốc hợp pháp; khai thác khoáng sản vượt mức công suất cho phép… và đã lập biên bản xử lý, truy thu số tiền trên 8,9 tỷ đồng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung về cơ chế, chính sách pháp luật phù hợp với thực tiễn. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh được chú trọng và tăng cường đã góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản đi vào nề nếp.

+ Trong công tác bảo vệ môi trường:

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành, từ năm 2012 đến nay, tỉnh đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường cho 70 dự án theo đúng quy định trước khi cấp phép khai thác khoáng sản.

Bên cạnh đó, tỉnh đã cụ thể hóa công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác thông qua việc phê duyệt các phương án bảo vệ môi trường, tổ chức thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường và định kỳ có báo cáo đánh giá tác động môi



trường từ hoạt động khai thác khoáng sản. Đa số các đơn vị đã thực hiện chương trình quan trắc giám sát chất lượng môi trường định kỳ hàng năm theo đúng quy định.

- Những vấn đề cần tháo gỡ:

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với các dự án khai thác khoáng sản còn có những vấn đề cần được tháo gỡ. Luật đất đai năm 2013 quy định việc giao đất cho hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh, tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng do doanh nghiệp tự thỏa thuận với người sử dụng đất trong khu vực được cấp phép. Quy định này đang tạo ra mâu thuẫn khiến nhiều doanh nghiệp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được cấp phép khai thác khoáng sản nhưng không thỏa thuận được bồi thường giải phóng mặt bằng nên không triển khai đi vào hoạt động được, gây khó khăn, lãng phí cho doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước.

Ngoài ra, hiện nay, các doanh nghiệp được cấp phép khai thác trước ngày 20/01/2014 (ngày Nghị định 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực) đang được tính thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng địa chất, không tính theo trữ lượng được cấp phép khai thác, tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được cấp phép trước ngày Nghị định 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực, vì cách tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thiếu thống nhất. Doanh nghiệp được cấp phép trước ngày Nghị định 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực muốn xác định lại tiền cấp quyền phải thực hiện thăm dò đánh giá lại trữ lượng để xác định lại trữ lượng được cấp phép khai thác; Quy định này càng gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp khi phải thực hiện lại thủ tục này.

Đối với khoáng sản là cát, sỏi lòng sông khi phê duyệt trữ lượng chưa có hướng dẫn phương pháp tính khối lượng bồi lắng hằng năm. Do vậy, dễ làm thất thu ngân sách trong xác định chính xác trữ lượng cấp phép khai thác.

b. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên

- Tiềm năng khoáng sản của địa phương

Theo khảo sát địa chất của Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có tổng trữ lượng quặng sắt khoảng 49 triệu tấn tại 42 điểm mỏ. Ngoài ra, Thái Nguyên còn là địa phương có trữ lượng than lớn thứ hai cả nước (sau tỉnh Quảng Ninh) với khoảng 15 triệu tấn than mỡ, 90 triệu tấn than đá. Tỉnh cũng có nhiều loại kim loại màu và quặng đa kim (chì, kẽm, thiếc, confarm, vàng,



tian…), các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn và phân bố rộng rãi.

- Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản

+ Trong công tác ban hành, thực thi chính sách pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản:

UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 14/1/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay trên địa bản tỉnh Thái Nguyên có 135 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, trong đó các bộ, ngành, trung ương cấp 23 giấy phép; UBND tỉnh cấp 112 giấy phép. Nhờ công tác quản lý khai thác khoáng sản được siết chặt hơn nữa, trong năm 2018 tiền thu ngân sách từ các đơn vị khai thác khoáng sản là trên

1.000 tỷ đồng.

+ Trong công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản: Sở TM&MT tỉnh phối hợp với Sở Xây dựng chủ trì hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã lập quy hoạch, thăm dò và cấp phép khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường và đất san lấp theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tổng hợp nhu cầu đất san lấp của địa phương mình, đề xuất các giải pháp quản lý theo quy định, báo cáo UBND tỉnh các trường hợp vi phạm về khai thác đất san lấp…

+ Trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và công tác thanh tra, kiểm tra:

Giai đoạn 2011-2017, UBND tỉnh Thái Nguyên đã kiện toàn Ban Chỉ đạo quản lý khoáng sản và Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm phụ trách địa bàn xã. Việc thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng góp phần đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoặc phối hợp xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện.

Tỉnh cũng tăng cường thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, yêu cầu cấp huyện tổ chức ký cam kết với Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn về trách nhiệm quản lý khai thác đất san lấp, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn ký cam kết với Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng xóm về quản lý khai thác đất san lấp.



Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động khoáng sản, đảm bảo các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh, công khai và minh bạch.

+ Trong công tác bảo vệ môi trường: Tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản, xử lý nghiêm các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản không chấp hành đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

- Những vấn đề cần tháo gỡ:

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay công tác QLNN về tài nguyên khoáng sản vẫn còn những vướng mắc, khó khăn như: Tình trạng khai thác khoáng sản (cát, sỏi, đất san lấp,...) trái phép với quy mô nhỏ lẻ, manh mún ở một số nơi vẫn còn xảy ra, chưa được xử lý triệt để; một số dự án chậm triển khai thực hiện thuê đất, xây dựng cơ bản mỏ, đưa mỏ vào khai thác; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của một số mỏ được cấp giấy phép khai thác khoáng sản còn chậm và chưa đầy đủ. Tỉnh Thái Nguyên cần đề ra các giải pháp giải quyết dứt điểm các điểm còn tồn tại trong hoạt động khai thác khoáng sản.

1.4.2. Bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh

Từ thực tiễn QLNN về khai thác khoáng sản của tỉnh Quảng Bình và Thái Nguyên cho thấy một số thành công và tồn tại. Đây có thể được xem là những bài học cho tỉnh Quảng Ninh trong công tác QLNN về khai thác khoáng sản. Các bài học cụ thể là:

- Trong công tác xây dựng, ban hành chính sách pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản: Hiện nay trong hệ thống chính sách pháp luật đối với hoạt động khai khoáng vẫn còn sự chồng chéo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện. Cụ thể ở tỉnh Quảng Bình, cách tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đang có sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp cấp phép khai thác trước và sau ngày 20/01/2014 (ngày Nghị định 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực). Như vậy có thể thấy, quyền đấu giá khai thác và cách tính tiền cấp quyền cần được công khai, minh bạch và bình đẳng để khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Đồng thời tại địa phương cấp tỉnh, việc thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản là rất cần thiết để kịp thời rà soát, nghiên cứu, ban hành và tổ



chức thực hiện các văn bản quản lý hoạt động khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, đảm bảo mục tiêu trong phát triển KT-XH của địa phương.

- Trong công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản: Tại các địa phương, quá trình thực hiện quy hoạch khai thác khoáng sản còn gặp nhiều vướng mắc, cụ thể như tại tỉnh Quảng Bình, nhiều doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác khoáng sản nhưng không thỏa thuận được bồi thường giải phóng mặt bằng nên không triển khai đi vào hoạt động được; tại tỉnh Thái Nguyên một số dự án chậm triển khai thực hiện thuê đất, xây dựng cơ bản mỏ, đưa mỏ vào khai thác,… Để khai thác tài nguyên khoáng sản bền vững và đúng kế hoạch, tỉnh Quảng Ninh cần hoàn thành quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố và khoanh định trong những năm tiếp theo, đưa ra chính sách bồi thường mặt bằng và thuê đất phù hợp với từng địa phương. Đồng thời, căn cứ lộ trình phát triển KT-XH, địa phương cần xây dựng lộ trình khai thác tài nguyên khoáng sản để đảm bảo mục tiêu chung.

- Trong tổ chức bộ máy quản lý: Tại Thái Nguyên, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của một số mỏ được cấp giấy phép khai thác khoáng sản còn chậm và chưa đầy đủ. Để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, UBND tỉnh cần kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý nhà nước trong khai thác khoáng sản các cấp, tránh tình trạng chồng chéo gây thất thoát nguồn thu. Đồng thời tỉnh cũng cần tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, yêu cầu cấp huyện tổ chức ký cam kết với Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn về trách nhiệm quản lý khai thác, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn ký cam kết với Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng xóm. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần được đẩy mạng để tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên môi trường nói riêng, nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung.

- Trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản: Hiện nay, không chỉ ở Thái Nguyên mà các địa phương khác vẫn còn tình trạng khai thác khoáng sản (cát, sỏi, đất san lấp,...) trái phép với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa được xử lý triệt để. Vì vậy tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân được cấp phép và công tác quản lý nhà nước cấp huyện, xã. Thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng góp phần đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoặc phối hợp xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.



Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

QUẢNG NINH

2.1. KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

a. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh

- Vị trí địa lý: Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn.

Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, Thị xã Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, Thành phố Móng Cái.

Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và Thành phố Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km.

- Địa hình: Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải, với 80% đất đai là đồi

núi.

+ Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền đông từ Tiên Yên qua Bình

Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều.

+ Vùng trung du và đồng bằng ven biển: Vùng trung du bao gồm Đông Triều, Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái; đây là nơi tập trung trữ lượng khoáng sản lớn và đa dạng. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp, gồm nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí