Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Và Chính Sách Phát Triển Du Lịch

Giao thông là nỗi lo ngại lớn nhất của khách du lịch khi đến Việt Nam, chất lượng quá kém của đường xá, sự tắc nghẽn ở các thành phố lớn, không khí ngột ngạt và bụi bặm...Giao thông không phát triển nên việc vận chuyển du khách còn chiếm tỷ lệ thời gian lớn, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ, tham quan và gây phiền toái đối với khách du lịch.

Khách sạn: Số khách sạn của Việt Nam tính đến thời điểm 5/2006 khoảng chỉ có khoảng 500 khách sạn từ 1 sao đến 5 sao, trong khi đó con số này của Thái Lan là 3481 [13]. Số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế ít nên không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, cả nước chỉ có khoảng 18 khách sạn 5 sao, 4 khách sạn 4 sao nhưng lại chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Các khách sạn ở những điểm du lịch chưa đáp ứng nhu cầu của khách cả về tiện nghi, về vệ sinh, về phong cách phục vụ.

Thông tin liên lạc: Giá cước viễn thông cao, mạng lưới liên lạc không sẵn và bao phủ đồng đều, thường chỉ tập trung tại các thành phố lớn, rất nhiều khu du lịch điện thoại du lịch không phủ sóng, nếu có chỉ ở các thành phố lớn và cước phí rất đắt.

Khu vui chơi giải trí: Cơ sở hạ tầng, khu vui chơi giải trí tại các điểm du lịch còn nghèo nàn, chưa thu hút đựơc khách du lịch. Có một nhận xét của khách nước ngoài đối với du lịch Việt Nam là đến Việt Nam du khách không có chỗ tiêu tiền. Năm 2005 Việt Nam đón 3 triệu khách du lịch nhưng doanh thu của ngành lại rất khiêm tốn. Câu trả lời cho vấn đề này là ngành du lịch Việt Nam thiếu hệ thống giải trí để thu hút, giữ chân du khách. Một du khách người Mỹ đến Mũi Né cho biết, mặc dù rất thích phong cảnh, không khí ở đây và có ý định ở lại xả hơi dài ngày nhưng ý định này không thực hiện được vì “ngoài tắm biển ra không biết làm gì cho hết thời gian”. Đây cũng là tâm trạng của hầu hết các du khách trong và ngoài nước đến Mũi Né. Cách thành phố Hồ Chí Minh chưa đầy 200Km với bãi biển đẹp, sạch, không khí trong lành, các khu resort vừa hiện đại vừa dân dã, rất thích hợp cho các kỳ nghỉ dài ngày nhưng công suất phòng ở các khu resort này trung bình chỉ đạt 30%. Nguyên nhân của tình trạng “ế” này là thiếu các khu giải trí để giữ chân du khách. Khác hẳn với Thái Lan, họ có hẳn chính sách “móc túi tiền” của khách du

lịch bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều loại dịch vụ khác nhau, phục vụ tối đa nhu cầu của khách. Thái Lan có những khu vui chơi, giải trí, những khu mua sắm nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch. Đây là một điểm mạnh của Thái Lan, khi đầu tư vào những khu giải trí nhân tạo...nhưng lại là mặt hạn chế của du lịch Việt Nam [31].

2.2.6. Chất lượng nguồn nhân lực

Nước ta có nguồn lao động dồi dào có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nhưng thực tế cho thấy đội ngũ nhân lực làm trong ngành du lịch vừa thiếu số lượng vừa yếu chuyên môn.

Hiện nay cả nứơc có trên 400 công ty lữ hành quốc tế, khoảng hơn 10.000 công ty lữ hành nội địa, tuy nhiên, chỉ có khoảng gần 6.000 hướng dẫn viên được cấp thẻ hành nghề. Đây chính là nghịch lý phát triển của du lịch Việt Nam khi mà lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Theo tổng cục du lịch, mỗi tháng, Việt Nam đón khoảng trên dưới 40 vạn lượng khách Trung Quốc. Thế nhưng các công ty lữ hành Việt Nam chỉ có thể đáp ứng khoảng 17% yêu cầu về hướng dẫn viên biết tiếng Trung. Sự thiếu hụt trầm trọng còn thể hiện ở con số: Mỗi tháng có khoảng hơn 20 vạn lượt khách Nhật Bản và Hàn Quốc đến Việt Nam, song toàn Việt Nam cũng chỉ có số lượng vài chục hướng dẫn viên ở mỗi thị trường để đáp ứng yêu cầu này. Trên thực tế, hầu hết các công ty đều phải tự đi thuê cộng tác viên, thậm chí huy động cả người bản xứ để làm hướng dẫn viên du lịch. Hơn nữa, hướng dẫn viên du lịch Việt Nam không được đánh giá cao, vì rất ít người được đào tạo một cách bài bản, trình độ ngoại ngữ cũng không đáp ứng được nhu cầu. Với lực lượng thiếu chuyên nghiệp này, đôi lúc chất lượng hướng dẫn viên cũng như sản phẩm du lịch do hướng dẫn viên tạo ra đã không đảm bảo. Vì thế đã có những hiện tượng nhiều đoàn khách nước ngoài đến Việt Nam đã thuê hướng dẫn viên đi cùng chỉ để xách đồ, còn việc hướng dẫn được những sinh viên nước đó đang học tập tại Việt Nam thực hiện [8]. Và một nghịch lý nữa là dù khan hiếm và cần thiết, song nghề hướng dẫn viên lại không hút được nhân lực tham gia. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực du lịch làm việc trong các đơn vị lưu trú và lữ hành cũng không được đánh giá cao vì sự hạn chế của năng lực. Điều này trái ngược với Thái Lan, đội ngũ làm

du lịch của Thái Lan hừng hậu với phong cách làm việc chuyên nghiệp, giỏi ngoại ngữ, thông thạo văn hoá và cách ứng xử của khách du lịch theo từng nước. Bản thân nghề này của Thái Lan cũng rất phát triển và phổ biến, vì thế chất lượng sản phẩm du lịch mà hướng dẫn viên du lịch Thái Lan đem lại thực sự có hiệu quả và làm hài lòng du khách. Chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch yếu kém là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng yếu kém chung của toàn ngành du lịch Việt Nam.

2.2.7. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Sản phẩm du lịch là một dạng hàng hoá đặc thù, mang nặng tính trừu tượng, đó là “Không gian, địa điểm du khách sẽ đến”, nó khác biệt so với hàng hoá sản phẩm thương mại thông thường. Có lẽ vì thế, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch luôn đòi hỏi phải đi trước một bước để cung cấp thông tin tới khách hàng tiềm năng, để mời chào họ đến du lịch nước mình. Công tác này giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong ngành du lịch nói chung đặc biệt đối với Việt Nam, khi mà nứơc ta còn quá nhỏ bé trên bản đồ du lịch của khu vực và thế giới. Ý nghĩa quan trọng như thế nhưng gần mười năm qua, công tác quảng bá xúc tiến du lịch của nước ta luôn chậm chạp và tụt hậu khá xa với các nước xung quanh, đặc biệt là Thái Lan.

Tại hội nghị tổng kết của ngành du lịch Việt Nam, phó thủ tướng Vũ Khoan, trưởng ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch cho rằng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của nước ta hội tụ ở vấn đề “Ba thiếu” cơ bản của ngành du lịch: Thiếu tri thức, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu văn hoá ứng xử của ngừơi làm du lịch. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch của ta luôn chậm chạp, ví dụ như đề án lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài đã rập rịch từ mấy năm nay nhưng hiện nay vẫn dậm chân tại chỗ. Trong khi đó Thái Lan đã có tới 17 văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài [39]. Ngoài ra, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của Việt Nam thời gian qua còn mang nặng tính hành chính. Chi phí hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch từ nguồn ngân sách nhà nước với hàng loạt thủ tục làm lỡ nhiều cơ hội quảng bá thương hiệu du lịch Việt nam với cộng đồng quốc tế. Ví dụ như kế hoạch quảng cáo hình ảnh du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN đề ra hơn một năm vẫn chưa thực hiện được, vẫn đang tiếp tục đựơc bàn bạc để tìm hướng triển khai. Thêm một ví dụ điển

Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam - 11

hình hơn nữa là cơ hội quảng bá nhân dịp năm APEC Việt Nam 2006 diễn ra trong tháng 11/ 2006. 8 trong top 10 thị trường khách quốc tế hàng đầu đến Việt Nam là từ khu vực APEC, vì vậy đây sẽ là một cơ hội lớn để có thể quảng bá du lịch Việt Nam đến với thị trường tiềm năng này. Thế nhưng, chúng ta lại tiếp tục bỏ lỡ cơ hội, khi chỉ còn 1 tuần nữa diễn ra phiên họp “Nhóm công tác du lịch APEC” lần thứ 29 thì bản đề án mang tên “Đề án quảng bá du lịch nhân dịp Năm APEC Việt Nam 2006” mới được tổng cục du lịch Việt Nam chính thức đưa ra vào buổi họp báo ngày 29/9 [6]. Trong khi đó Thái Lan luôn có chính sách xúc tiến thương mại năng động linh hoạt, Thái Lan tận dụng mọi cơ hội để có thể quảng bá du lịch nước mình, ví dụ như: Sinh nhật nhà vua Thái cũng được quảng cáo một cách rầm rộ... Còn có thể thấy chính sách năng động của Thái Lan thông qua các biện pháp vượt qua sự sụt giảm khách du lịch trong nạn sóng thần năm 2005, chỉ sau 2 tuần sau khi nạn sóng thần xảy ra, Thái Lan đã có những thước phim quảng cáo du lịch Thái Lan đã hồi phục ở khắp các thị trường du lịch mục tiêu của nước này. Khi đặt bút so sánh như vậy, ta mới thấy hết được công tác xúc tiến quảng bá du lịch của Việt Nam thật sự chậm chạp và kém hiệu quả.

Công tác nghiên cứu thị trường, xác định các chiến lược, chiến thuật thâm nhập và khai thác thị trường còn hạn chế. Sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa cơ quan nhà nước và hiệp hội nghề nghiệp, giữa trung ương và địa phương, giữa ngành du lịch và các ngành hữu quan chưa chặt chẽ. Cơ chế chính sách cho hoạt động xúc tiến du lịch chưa phù hợp, chưa có văn bản hướng dẫn dứơi luật về xúc tiến du lịch. Kinh phí dành cho xúc tiến quảng bá còn quá nhỏ bé, lại sử dụng phân tán, thiếu cộng hưởng giữa nguồn ngân sách và nguồn lực của doanh nghiệp, cộng đồng. Theo thống kê của sở du lịch Hà Nội, chi ngân sách cho xúc tiến du lịch giai đoạn 2001-2005 là 1.250 đồng trên một khách du lịch, tại thành phố Hồ Chí Minh con số đó cũng xấp xỉ 2.000 đồng. Kinh phí từ ngân sách trung ương chi cho xúc tiến du lịch trong mỗi năm khoảng 1,2 triệu USD trong khi đó Thái Lan là hơn 60 triệu USD. [40]

Công tác xúc tiến du lịch chưa có sự đầu tư thích đáng, chưa có kế hoạch và chưa có sự phối hợp liên ngành trong hoạt động xúc tiến du lịch. Du lịch là một

ngành kinh tế có tính mùa vụ, phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, địa lý, lịch sử, phong tục tập quán. Việc đi du lịch theo đúng nghĩa đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn nên khách thường có dự tính trước cho các chuyến đi. Do vậy, để tác động thu hút thị trường khách tiềm năng, đơn vị làm du lịch phải có kế hoạch trung và dài hạn vào một thị trường cụ thể. Tuỳ thep từng khu vực, lãnh thổ cụ thể mà đơn vị xúc tiến du lịch nghiên cứu về tập quán, truyền thống cũng như nhu cầu thực tế...để xây dựng kế hoạch, chiến lược marketing thu hút khách. Mỗi thị trường sẽ có cách tiếp cận khác nhau trong khi đó, hiện nay chúng ta vẫn làm theo tư duy cũ bằng cách giới thiệu chung chung về các điểm du lịch theo một mẫu thống nhất,đơn điệu rồi phát chung cho tất cả các thị trường nên hiệu quả không cao. Đồng thời sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với các doanh nghiệp cũng như giữa ngành du lịch với địa phương và các ngành hữu quan chưa thống nhất nên kinh phí dành cho quảng bá xúc tiến du lịch đã nhỏ bé lại bị phân tán, tản mạn.

Cách quảng cáo du lịch Việt Nam ra thế giới cũng chưa được đầu tư đúng mức. Du lịch Việt Nam chưa được quảng bá trên những tạp chí lớn, thậm chí thông tin trên internet còn không nhiều và không đầy đủ trong khi đó hình ảnh “smooth as silk” của những cô tiếp viên hàng không Thái, hình ảnh “ Land of smiles” của đất nước Thái đã xuất hiện ở rất nhiều các tạp chí lớn, ở các kênh CNN hay BBC, ở trên các biển áp phích quảng cáo tại các thị trường tiềm năng của du lịch Thái Lan

.Với Thái Lan, họ thường hoạch định chiến lược từng năm thu hút khách du lịch từ thị trường nước nào đó, sau đó công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tập trung qua các hội chợ quốc tế, phối hợp với các hãng truyền hình, báo chí nước ngoài để giới thiệu hình ảnh của Thái Lan hướng vào thị trường nước đó. Ngoài ra Thái Lan còn thực hiện phương pháp quảng cáo bằng cách thuê các hãng tư vấn chuyên nghiệp nước ngoài quảng bá hình ảnh theo phương châm để “người nước ngoài giới thiệu hơn là tự ta khen lấy mình”. Đây là một cách xúc tiến quảng bá du lịch khôn ngoan mà Việt Nam chưa có và đang cố gắng học tập.

Khẩu hiệu du lịch Việt Nam còn mờ nhạt và không có nhiều hấp dẫn với khách du lịch ví dụ như “Việt Nam, điểm đến của thiên niên kỷ mới” không toát lên được sức hấp dẫn muốn lôi cuốn khách du lịch. Khác với Thái Lan, họ không ngừng

đưa ra những slogan rất hay, rất ấn tượng ví dụ như: “Land of smiles”- Đất nước của những nụ cười, “Amazing Thailand-unseen treasure”- Ngạc nhiên Thái Lan- Kho báu còn ẩn dấu” hay slogan năm 2007 của Thái Lan “Unforgetable Thailand”- Thái Lan không thể nào quên.‌

Nhìn chung, những bất cập, hạn chế, thiếu sót của du lịch Việt Nam còn có rất nhiều, nhiệm vụ của chúng ta là phải nhìn ra và rút kinh nghiệm dần dần để không ngừng phát triển ngành du lịch.

Từ mặt hạn chế trong qúa trình phát triển du lịch Việt Nam ở trên, cùng với kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan đã được nghiên cứu ở chương 2, tác giả xin đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển du lịch Việt Nam, sẽ được trình bày ở phần dưới đây.

II - CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM

1. Các giải pháp đối với nhà nước

1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách phát triển du lịch

Pháp luật liên quan đến du lịch của chúng ta còn nhiều bất cập cần giải quyết, vì vậy chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến du lịch nhằm phát triển du lịch.

1.1.1. Hoàn thiện một số khâu quan trọng liên quan đến thủ tục của khách du lịch

Thủ tục liên quan đến khách du lịch như: thủ tục hải quan, visa...Chúng ta ngày càng có những bước tiến bộ trong việc cải cách những thủ tục này nhưng so với Thái Lan và những nước có nền công nghiệp du lịch phát triển thì thủ tục của chúng ta vẫn còn quá rườm rà, phức tạp. Vấn đề này cần nhanh chóng được giải quyết để đáp ứng được yêu cầu của ngành. Các ngành liên quan đến thủ tục làm Visa cho khách chỉ nên thu lệ phí theo quy định của chính phủ, giảm và bỏ các phụ thu, cấp visa nhanh, giảm phiền hà, nghiên cứu để miễn visa cho khách du lịch ở những thị trường trọng điểm khác cần xúc tiến.

1.1.2. Hoàn thiện các chính sách bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch

Thực tế cho thấy môi trường và cảnh quan ở những khu du lịch của chúng ta đang dần dần bị ô nhiễm do sự quá lạm dụng trong quá trình phát triển. Nếu một địa điểm du lịch bị ô nhiễm, nó sẽ không còn là điểm du lịch nữa vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý khách du lịch, họ sẽ không còn muốn đến đó thưởng thức và tham quan nữa. Chính vì vậy mà chính sách bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch cần phải được quan tâm song song với những chính sách phát triển du lịch nói chung. Nhà nước cần phải có những quy chế, những quy định chặt chẽ hơn về việc bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch tại khu du lịch, đặc biệt là công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường.

1.1.3. Hoàn thiện việc phân cấp quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương

Việc quản lý của nhà nước của Trung ương và địa phương cần phải được phân định rõ ràng. Quản lý nhà nước ở cấp Trung ương trước hết tập trung quản lý vào các vấn đề có liên quan đến toàn bộ việc phát triển du lịch của cả nước trên mọi lĩnh vực của ngành du lịch như: Lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, ban hành các chính sách chung cho toàn ngành du lịch. Đồng thời nhà nước cần ban hành luật một cách nhất quán để có thể thống nhất phối hợp giữa các bộ ngành có liên quan đến phát triển du lịch như: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hàng không, hải quan, nội vụ, thương mại, giáo dục- đào tạo, văn hoá....Quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương: Quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương (ở các tỉnh, thành phố trực thuộc) thực hiện ở các mặt chính sau:

Xây dựng các đề án về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.

Nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các chính sách, bổ sung và cụ thể hoá các chính sách chung, phù hợp với tình hình hoạt động du lịch của địa phương.

Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách theo quy định và nghiệp vụ chuyên môn.

Giúp đỡ tổ chức đào tạo cán bộ nghiệp vụ, chuyên môn cho các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, dịch vụ....

Để có thể thực hiện tốt các quản lý về du lịch của nhà nước, thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.

1.2. Nâng cao hơn nữa vai trò của tổng cục du lịch Việt Nam

Với tổng cục du lịch Thái Lan, họ có vai trò then chốt và được quyết định mọi chính sách phát triển một cách linh hoạt, không cứng nhắc phụ thuộc vào chính phủ, thế nên các chính sách phát triển du lịch của Thái Lan luôn có tính khả thi cao vì tổng cục du lịch luôn nắm chắc tình hình cụ thể của ngành (Ví dụ như trong nạn sóng thần, TAT chủ động bỏ tiền ra để tiến hành xúc tiến quảng bá du lịch mà không thụ động chờ đợi vào ngân sách nhà nước, có lẽ vì thế mà ngành du lịch Thái Lan phục hồi nhanh chóng trong nạn sóng thần vừa qua). Thế nhưng tổng cục du lịch Việt Nam vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình như một nhạc trưởng trong dàn nhạc. Vì thế giải pháp đưa ra là phải tích cực nâng cao hơn nữa vai trò của tổng cục du lịch Việt Nam trong việc chỉ huy “ dàn nhạc” của mình. Một mặt vẫn tiến hành theo sự chỉ đạo của nhà nước, mặt khác cần phải linh hoạt thích ứng với tình hình cụ thể.

1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng

Phát triển cơ sở hạ tầng là một đòi hỏi cấp thiết trong ngành du lịch. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển du lịch của nước ta. Vì vậy, ngành du lịch nước ta muốn phát triển thì phải cải thiện vấn đề này.

Hệ thống giao thông, vận tải, hệ thống giao thông (đường bộ, đường thủy, đường không) phải được nâng cấp và đổi mới. Những con đường đến các khu du lịch phải không ngừng được cải thiện để thuận tiện cho việc đi lại và tạo tâm lý yên tâm cho khách du lịch. Khách du lịch quốc tế chủ yếu đến Việt Nam bằng đường hàng không.Về đường hàng không, nước ta hiện nay có 90 vị trí sân bay lớn nhỏ nhưng chỉ có 3 sân bay quốc tế được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Còn lại các sân bay còn lại hầu như xuống cấp. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tiếp tục nâng cấp những sân bay còn lại để thuận tiện cho việc đi lại của khách quốc tế, đặc biệt tại một số khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc...Ngoài ra, chúng ta còn cần nâng tần suất, mở rộng mạng lưới đường bay

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí