tình trạng đặt giá tuỳ tiện làm ảnh hưởng đến uy tín chung của các đơn vị lưu trú của Việt Nam. Việc thành lập Hiệp hội khách sạn còn có tác dụng điều hoà lượng khách giữa các khách sạn trong trường hợp có hiện tượng thừa hoặc thiếu phòng giữa các khách sạn.
2.2. Đối với các cơ sở kinh doanh lữ hành
Các giải pháp đối với các đơn vị kinh doanh lữ hành như sau:
2.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Chất lượng sản phẩm du lịch của Việt Nam được đánh giá là kém so với các nước khác, đó là lý do chúng ta không thu hút được lượng khách quốc tế lớn đến với mình. Vì vậy giải pháp đối với các đơn vị kinh doanh lữ hành trước hết là phải nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nhiệm vụ đó bao gồm: Nâng cao chất lượng các chương trình du lịch đồng thời phải không ngừng xây dựng các chương trình mới
Nâng cao chất lượng các chương trình du lịch:
Chúng ta vừa mới bước chân vào cánh cửa WTO, có một câu hỏi đặt ra đối với ngành doanh nghiệp Việt Nam nói chung và với các công ty lữ hành nói riêng là điều gì sẽ diễn ra khi nước ta mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động kinh doanh lữ hành. Khi đó, các tập đoàn lớn, các công ty lớn sẽ “đổ bộ” vào và trực tiếp đưa, đón khách vào Việt Nam. Với nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, có mạng lưới đại lý toàn cầu…các hãng nước ngoài sẽ làm chủ thị trường khách quốc tế. Như vậy những doanh nghiệp lữ hành trong nước sẽ có nguy cơ “sập tiệm”. Vì vậy, để giảm bớt nguy cơ đó, vấn đề đặt ra đối với các đơn vị lữ hành của Việt Nam trước hết phải nâng cao chất lượng các chương trình du lịch.
Muốn nâng cao chất lượng các chương trình du lịch thì trước hết các công ty lữ hành phải tiến hành nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của từng phân đoạn thị trường nhằm tạo ra chất lượng phù hợp với khách du lịch vì khách du lịch không chỉ là người mua mà họ còn tham gia vào quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm du lịch. Nâng cao chất lượng các chương trình du lịch bằng cách bắt kịp nhu cầu của khách, phục vụ tối đa yêu cầu của khách hàng trong mỗi tua du lịch. Các hãng lữ hành cần
có sự phối hợp nhịp nhàng với các ngành khác như: Vận tải, khách sạn, nhà hàng…để cung cấp chuyến du lịch tốt nhất cho du khách. Ngoài ra, yếu tố con người cũng là một phần của sản phẩm du lịch. Chất lượng phục vụ của nhân viên có tính chất quyết định đến chất lượng của các dịch vụ, chất lượng đó thể hiện ở trình độ và sự hiểu biết của hướng dẫn viên du lịch, của nhân viên phục vụ khách sạn, nhà hàng…Các công ty lữ hành nên có những chính sách đào tạo nguồn lực cho riêng mình để phù hợp với cơ sở.
Chất lượng các chương trình du lịch trọn gói còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các dịch vụ của nhà cung cấp. Chính vì vậy trước khi mua các dịch vụ của nhà cung cấp, công ty lữ hành cần phải có sự thẩm định, kiểm tra các loại dịch vụ đó. Cách giải quyết vấn đề này là công ty lữ hành nên tìm cho mình những nhà cung cấp uy tín và có quan hệ tốt với mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Khách Quốc Tế Đến Việt Nam 7 Tháng Đầu Năm 2006
- Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Và Chính Sách Phát Triển Du Lịch
- Hình Thành Và Tăng Cường Vai Trò Của Các Hiệp Hội, Tăng Cường Hợp Tác Liên Ngành Trong Du Lịch
- Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam - 14
- Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Xây dựng các chương trình du lịch mới: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lữ hành sẽ dẫn đến yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành cần thiết phải chủ động xây dựng các chương trình du lịch mới nhằm giữ chân du khách đồng thời có thêm những du khách tiềm năng mới. Đây là giải pháp đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu lớn, tuy nhiên nếu các công ty lữ hành thực sự quan tâm, chương trình không chỉ đem lại uy tín và hình ảnh cho công ty mà còn có khả năng đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho các doanh nghiệp lữ hành. Để tạo ra được chương trình du lịch mới, cán bộ công ty phải trực tiếp đến các điểm du lịch, tìm hiểu những nét văn hoá truyền thống, thống nhất với cư dân địa phương việc tổ chức những lễ hội cho du khách thưởng thức. Dựa trên xu thế đi du lịch ngày nay, các công ty lữ hành nên xây dựng các chương trình du lịch với chủ đề như: Du lịch sông nước, du lịch làng nghề, du lịch về cội nguồn, du lịch phong cảnh kết hợp với lễ hội…bằng nhiều loại hình thưởng thức như: Đi thuyền, cưỡi voi, đi bộ trên các vùng thiên nhiên hoang dã…Đây là nhữnh hình thức rất lôi cuốn khách du lịch quốc tế.
2.2.2. Chủ động tiến hành công tác xúc tiến và quảng bá du lịch.
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch là một công tác vô cùng quan trọng của ngành du lịch Việt Nam nói chung và của các đơn vị lữ hành nói riêng. Đó là biện pháp nhằm tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam, đặc biệt đối với du
khách quốc tế. Các đơn vị lữ hành cần phải chủ động thực hiện công tác này, không chỉ đợi các chính sách xúc tiến quảng bá du lịch của quốc gia. Công tác này phải được thực hiện càng nhanh càng tốt, vì đây là khâu rất quan trọng trong việc cung cấp những tín hiệu cần thiết nhằm khích lệ khách hàng nhận thức và quyết định tiêu dùng sản phẩm của công ty. Những biện pháp xúc tiến quảng bá du lịch của các đơn vị kinh doanh lữ hành có thể được thực hiện bằng các biện pháp dưới đây:
Cần tích cực quảng cáo chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty mình, bằng các hình thức như:
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như quảng cáo trên truyền hình, báo chí trong và ngoài nước( đặc biệt là báo du lịch), quảng cáo trên Internet… bằng nhiều thứ tiếng khác nhau nhằm cung cấp lượng thông tin đầy đủ cho khách du lịch ở các nước có ngôn ngữ khác nhau.
Phân phát tài liệu, tờ rơi của công ty, nêu bật những điểm hấp dẫn và những lợi thế so sánh của công ty mình thông qua các hãng lữ hành quốc tế mà các công ty có quan hệ, những du khách đã tới Việt Nam hoặc những cơ quan nước ngoài làm việc.
Làm nhiều áp phích, poster quảng cáo cho doanh nghiệp mình ở trong nước và tại một số thị trường du lịch chính và mục tiêu.
Thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nước.
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tốt nhằm tạo ấn tượng tốt đối với khách quốc tế, chính những vị khách này sẽ là một nguồn quảng cáo đắc lực và hiệu quả cho công ty.
Sử dụng nhiều hình thức chăm sóc khách hàng, như:
Khuyến mãi giảm giá theo từng thị trường khách, theo số lượng của đoàn du lịch hay theo từng thời điểm, cập nhật nhiều thông tin hữu ích và đáp ứng yêu cầu của khách du lịch như xây dựng tốt hệ thống đặt tour trực tuyến.
Có nhiều hình thức như miễn phí hay giảm giá vé các dịch vụ, tặng quà đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty lần thứ 2 trở lên, khách càng sử dụng nhiều lần thì giá tour càng rẻ.
Có hình thức tặng quà lưu niệm mang hình ảnh của công ty cho mỗi du khách mỗi khi kết thúc tour du lịch
Quan hệ tốt với các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí trong và ngoài nước, tạo mối quan hệ lâu dài nhằm có điều kiện thuận lợi để quảng bá thường xuyên hình ảnh của công ty đến với khách du lịch.
2.2.3. Tích cực tham gia hoạt động của Hiệp hội Lữ hành Việt Nam
Hiệp hội Lữ hành của Việt Nam đã đi vào hoạt động nhưng chưa phát huy được hiệu quả. Các cơ sở kinh doanh lữ hành cần phải chủ động tích cực tham gia vào hoạt động của Hiệp hội lữ hành Việt Nam để đạt được sự phát triển chung của ngành.
Trên đây là toàn bộ những đề xuất của tác giả trên cơ sở tham khảo nhiều ý kiến của các cá nhân và tổ chức khác, nhằm tìm cho du lịch Việt Nam những hướng phát triển đúng đắn và từng bước có thể sánh kịp được với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài, câu hỏi đã được nêu ra ở phần "Lời nói đầu" đã được giải đáp, câu hỏi đó xoay quanh lý do vì sao Việt Nam có những tiềm năng du lịch ngang bằng Thái Lan nhưng ngành du lịch của họ phát triển còn du lịch Việt Nam thì mãi không "cất cánh".
Lời giải đáp đó quy tụ lại ở một điều: Ngành du lịch Thái Lan thực sự là một "ngành công nghiệp không khói" theo đúng nghĩa và hoạt động một cách linh hoạt, hiệu quả. Các lĩnh vực trong du lịch như những mắt xích trong vòng quay chung của sự phát triển, dưới sự điều hành tài tình của chính phủ và tổng cục du lịch Thái Lan trong khi du lịch Việt Nam nhìn chung còn hoạt động một cách tự phát, phần lớn được "núp" trong "tấm chăn" bảo hộ của nhà nước. Thông qua việc nghiên cứu về du lịch của Thái Lan, có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho một nền du lịch trẻ tuổi của Việt Nam. Tựu chung lại, những bài học đó sẽ được chắt lọc ra từ những thành công của du lịch Thái Lan, những thành công về dịch vụ du lịch hoàn hảo, về các loại hình du lịch đa dạng, về chính sách xúc tiến và quảng bá du lịch, về chính sách đầu tư và thu hút đầu tư cho du lịch, về chính sách đào tạo nguồn nhân lực... Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn ra được một số điểm hạn chế về mặt văn hoá, đạo đức, xã hội và môi trường... trong quá trình phát triển du lịch ở Thái Lan để coi đó là những bài học cần tránh.
Qua việc tiếp thu những thành tựu của ngành du lịch nước bạn, đồng thời trên cơ sở những đặc điểm điều kiện riêng của đất nước, có thể rút ra được một số giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh du lịch như đầu tư về cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực...đồng thời không ngừng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực này. Tạo ra tính cạnh tranh trong ngành bằng cách khuyến khích hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để vận hành một cơ chế năng động trong kinh doanh du lịch. Đồng thời thực hiện liên kết theo chiều ngang và chiều dọc các lĩnh vực hoạt động trong du lịch như giữa các cơ sở kinh doanh lưu trú, các cơ sở kinh doanh lữ hành...để hoạt
động một các nhất thống và hiệu quả, giảm chi phí du lịch. Thêm vào đó, cần tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới.
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng giống như "đi thuyền ra biển lớn" đối với ngành kinh tế quốc dân nói chung và đặc biệt là với một ngành du lịch non trẻ như nước ta. Để con thuyền du lịch của Việt Nam rẽ sóng ra khơi thuận gió, những chuẩn bị tích cực là một việc làm cần thiết, sự chuẩn bị đó phải được tiến hành từ chính phủ, ngành du lịch nói chung và cả của những người dân Việt Nam. Vấn đề lớn đặt ra là phải biến ngành du lịch Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp thực sự để đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế quốc dân. Và du lịch Việt Nam phải khẳng định được thương hiệu của mình trên trường quốc tế, để cả thế giới phải công nhận: “Việt Nam là một ngôi sao rực sáng trong bầu trời các điểm đến du lịch trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” – như lời của ông Taleb Rifai, Phó tổng thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới (World Travel Organization) đã nhận định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. DANH SÁCH TÀI LIỆU GỒM CÁC SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ, BÀI VIẾT NGHIÊN CỨU
1. Nguyễn Văn Đính- Trần Thị Minh Hoà (2004), giáo trình kinh tế du lịch, nhà xuất bản thống kê
2. Phạm Trung Lương- Đặng Duy Lợi (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục
3. Báo Công nghiệp Việt Nam (số ra ngày 14/09/2006)
4. Báo Lao động (2006), nguồn hướng dẫn viên cho ngành du lịch, Số ra ngày 24/04/2006
5. Báo nhân dân (2006), du lịch Việt Nam tìm giải pháp thu hút khác quốc tế,
Số ra ngày 18/10/2006, trang 5
6. Báo Quốc tế (2006), quảng bá du lịch nhân dịp năm APEC Việt Nam năm 2006 : "Nước đến chân mới nhảy", số 40 từ ngày 5/10 đến ngày 11/10, trang 9
7. Báo bảo vệ pháp luật (2006), vì sao du lịch Việt Nam kém cạnh tranh, số ra ngày 24/10/2006, trang 13
8. Báo Pháp luật Việt Nam (2006), thiếu hướng dẫn viên du lịch-lỗ hổng lớn trong chiến lược phát triển, số 245, ngày 12/10/2006, trang 11.
9. Báo Thể thao và văn hoá (2006), bảo tàng và du lịch thành phố Hồ Chí Minh "thiếu cái bắt tay", số 123, ngày 14-10-2006, trang 43
10. Tạp chí kinh tế Việt Nam (2006), nhiều thách thức cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, số 39 ngày 26-09-2006, trang 13.
11. Tạp chí kinh tế đô thị (2006), quảng bá hình ảnh của quá khứ, số ra thứ 6, 13-10-2006, trang 8
12. Tạp chí Tiếng nói Việt Nam (2006), du lịch Việt Nam : "Đừng đánh mất lợi thế và cơ hội", số ra ngày 12/10/2006, trang 15
13. Tạp chí kinh tế và đô thị (2006), du lịch văn hoá "bao giờ để trứng vàng", thứ 2, ngày 16-10-2006, trang 12
14. Tạp chí du lịch Việt Nam (2002), Việt Nam là thiên đường mới của du lịch,
số 51, ngày 20/12/2002, trang 10
15. Tạp chí du lịch Việt Nam (2006), phát huy truyền thống 46 năm quyết tâm đẩy mạnh phát triển du lịch nhanh và bền vững trong giai đoạn cách mạng mới- Võ Thị Thắng, số 7/2006, trang 2
16. Tạp chí du lịch Việt Nam (2006), xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, số 8/2006, trang 52
17. Thời báo tài chính (2006), ngành du lịch sẽ "bơi trong biển cả", số ra thứ 4 ngày 4-10-2006, trang 8.
B. DANH SÁCH TÀI LIỆU LÀ CÁC LUẬN ÁN, LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP, ĐỀ TÀI CẤP BỘ
18. Nguyễn Ngọc Tú (2002), du lịch Việt Nam- cơ hội, thách thức và các giải pháp đẩy mạnh sự phát triển, bộ giáo dục và đào tạo, trường đại học Ngoại Thương.
19. Vũ Hoài Châu (2001), một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại chỗ của ngành du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập, bộ giáo dục và đào tạo, trường đại học Ngoại Thương.
20. Dương Vân Loan (2004), triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch Việt Nam 2001-2005, bộ giáo dục và đào tạo, trường đại học Ngoại Thương
21. Nguyễn Thị Dung, Võ Thanh Thu, Trần Nguyễn Tuyên, Đinh Sơn Hùng (2004), Đổi mới cơ chế chính sách của nhà nước Việt Nam về quản lý hoạt động du lịch quốc tế trong giai đoạn mới, nhà xuất bản giáo dục, trường đại học Ngoại Thương
C. DANH SÁCH TÀI LIỆU LÀ CÁC TRANG WEB, BÁO ĐIỆN TỬ
22. http://www.quangnamtourism.com.vn/vn/thongke_vietnam.asp/Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 7 tháng đầu năm, truy cập 9h7’, ngày 15/08/2006
23. http://www.galileo.com.vn/Bantin/index.asp?Id=383/Tổng cục du lịch Thái Lan khởi động chương trình " Thailand Unforgetable", truy cập 9h50’, ngày 16/08/2006
24. http://www.dantri.com.vn/kinhdoanh/2005/6/61359.vip/ViệtNam Net/Du lịch y tế của Thái Lan thu hút khách, truy cập 8h30’, ngày 16/08/2006