Chính Sách Xúc Tiến Quảng Bá Du Lịch Hiệu Quả Của Thái Lan

trong khi đó vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh của các công ty lữ hành thông thường. Một số bệnh viện, điển hình là bệnh viện đa khoa Bangkok, đã nhanh chóng lập ra một bộ phận riêng chuyên lo loại hình dịch vụ này. Cho đến nay, theo số liệu thống kê của Thái Lan, đã có hơn 300.000 người từ 145 nước khác nhau tới Thái Lan để du lịch y tế [24]. Tiềm năng du lịch này đối với Thái Lan còn rất lớn

Du lịch mua sắm

Mua sắm là một nhu cầu không thể thiếu được với con người nói và đặc biệt là đối với những khách du lịch. Nắm bắt được xu hướng này, hình thức du lịch mua sắm rất phát triển ở Thái Lan. Theo đó, tiêu chí phát triển công nghiệp Thái đã thay đổi, từ 3s (sun, sea, sex) được thay bằng “mua sắm vui vẻ”(shopping enjoy), “du lịch sức khoẻ” (health) và “khám phá nền văn hoá ẩm thực độc đáo”(cuisine culture).Theo tiêu chí này, một thiên đường mua sắm đã hình thành ở Bangkok. Muốn mua thời trang hàng hiệu quốc tế có thể tìm đến Robinson, Trade Center, Tokyu...túi tiền ít có thể tìm mua hàng hiệu của Thái lan tại Lotus, Big C...còn muốn mua sắm giày dép, túi xách thì tìm đến MBK. Có thể kể đến những trung tâm mua sắm lớn nhất của Thái Lan là: Maboonklong, Siam Paragon luôn thu hút một lượng khách du lịch rất lớn. Với chi phí đầu tư xây dựng 350 triệu USD, Siam Paragon- niềm tự hào Bangkok- là khu mua sắm có diện tích lớn nhất (80.000 m2), khu mua sắm này hội tụ vô số các thương hiệu cao cấp nhất như Giorgio Armani, Emporio Armani, Chanel, Dolce & Gabbana, Escada, Gucci, Salvatore...Phong cách bán hàng chuyên nghiệp, nhân viên bán hàng lịch thiệp, hướng dẫn khách hàng một cách tận tình, nhiều hình thức khuyến mãi đối với khách hàng mua sắm nên nơi đây đã thu hút được rất nhiều khách du lịch. Từ ngày khai trương vào cuối năm 2005, Siam Paragon thu hút khoảng 100.000 du khách mỗi ngày. Khách hàng quốc tế chiếm 40% tổng số khách đến mua sắm tại Siam Paragon, chủ yếu là khách Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông... [25]. Hình thức du lịch này không ngừng phát triển ở Thái Lan, thu hút số lượng lớn du khách đồng thời tăng doanh thu cho ngành du lịch một cách đáng kể.

Du lịch tín ngưỡng

Có thể nói Thái Lan là một “đất nước của mùa xuân Phật Giáo”, với 95% dân số theo đạo Phật, từ xưa đến nay, Phật giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cũng như tín ngưỡng của người Thái. Khắp xứ sở này, đâu đâu cũng có thể bắt gặp những tượng Phật đẹp đẽ trong nhiều đền Chùa. Chỉ tính riêng Bangkok cũng đã có hơn 400 ngôi đền chùa. Vì thế, du lịch tín ngưỡng cũng là một sản phẩm được phát huy một cách hiệu quả tại đất nước phật giáo này. Rất đông khách du lịch tìm đến Thái Lan hằng năm chỉ để thắp hương tại đền thờ Thần Bốn mặt (thuộc khu vực trung tâm Bangkok) - nơi nổi tiếng linh ứng. Có ba bức tượng Phật nổi tiếng của Thái Lan mà khách du lịch nào cũng phải trầm trồ, đó là: Tượng Phật ngọc lục bảo (Pho tượng phật được sùng kính nhất Thái Lan- tại chùa Wat Pra Kaeo ở cung điện lớn tại Bangkok), Tượng phật vàng (ở trung tâm khu phố Chinatown của Bangkok) và tượng phật Ngọc Bích (là pho tượng điêu khắc tuyệt mỹ bằng ngọc bích lớn nhất thế giới).

Nhờ nền tín ngưỡng phật giáo và những đền chùa, tượng Phật nổi tiếng mà Thái Lan đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch đến nơi đây với mục đích “Du lịch tín ngưỡng”.

Du lịch sex (Du lịch tình dục)

Điểm hấp dẫn của Thái Lan đối với du khách quốc tế đã có lúc được đặt trong mô hình “3S”- sea, sun, sex. Xuất phát từ nhu cầu lớn của khách du lịch, đặc biệt đối với du khách châu Âu, coi Sex là một nhu cầu cơ bản không thể thiếu trong đời sống, Thái Lan- một cường quốc du lịch đã biến nhu cầu sex của khách du lịch trở thành một ngành “Công nghiệp sex”. Ngành công nghiệp này được coi là một ngành hợp pháp ở Thái Lan. Khi công nghiệp sex này được kết hợp với công nghiệp du lịch thì được gọi là hình thức du lịch “sex”. Có rất nhiều khách du lịch, đặc biệt là các quý ông tìm đến Thái Lan như một “thiên đường sex” vì ở Thái Lan, hình thức du lịch này được công khai, được thừa nhận trước pháp luật. Nền công nghiệp sex được nhà nước quản lý, có những khu riêng giành cho những nhu cầu “sex” của khách du lịch, những câu lạc bộ đêm với những show diễn sex, show diễn của những người chuyển đổi giới tính...luôn thu hút rất lớn số lượng khách du lịch. Như vậy, số lượng khách và doanh thu của ngành du lịch không ngừng gia tăng nhờ một

phần không nhỏ ở hình thức du lịch này. Dù hình thức này không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến xã hội và văn hoá Thái Lan, nhưng không thể phủ nhận được vai trò của nó trong ngành công nghiệp du lịch Thái bởi rõ ràng nó là một điểm hấp dẫn đối với khách quốc tế.

Du lịch MICE

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

MICE là loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác (tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event). Thị trường khách MICE là một thị trường khách hấp dẫn trong kinh doanh du lịch. Tại sao vậy? Khi giá tour do cạnh tranh ngày càng giảm, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tour lữ hành không còn là lợi thế thì thị trường khách MICE, với các hội nghị quốc tế, du lịch khen thưởng...với dịch vụ cao cấp và mức chi tiêu lớn trở thành khâu kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn. Thông thường, mỗi ngày du khách MICE chi tiêu khoảng 10.000 Baht, gấp 3 lần du khách bình thường Nắm bắt được xu thế này, ngành du lịch Thái Lan đã bắt tay vào vận hành loại hình du lịch này từ rất sớm. Một mặt Thái Lan có những tiền để để phát triển loại hình du lịch này như cơ sở hạ tầng hiện đại, có những trung tâm hội nghị, hội chợ triển lãm lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thêm vào đó là thủ tục xuất nhập cảnh của Thái Lan nhanh chóng và thuận tiện và đội ngũ nguồn nhân lực hùng hậu chuyên phục vụ du lịch MICE…Tổng giám đốc TCEB- Cục hội chợ Khánh tiết Thái Lan, Kajit Habanananda cho biết Thái Lan đã thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển (R & D) MICE đầu tiên để nâng tính hiệu quả của ngành du lịch này. Tại cuộc họp chuẩn bị triển lãm MICE của ASEAN năm 2007, ông cho biết TCEB đưa ra kế hoạch thu hút 600.000 du khách MICE trong năm nay. TCEB đưa ra kế hoạch doanh thu từ loại hình du lịch kết hợp làm việc MICE này trong ba năm tới đạt 100 tỷ Baht, hay 10% tổng doanh thu của ngành du lịch.Phó chủ tịch hiệp hội kinh doanh hội nghị và xúc tiến thương mại (TICA), Opas Netrampai nói rằng tiềm năng kinh doanh MICE còn rất lớn, hứa hẹn nhiều niềm năng phát triển [26]

3.3. Chính sách giá rẻ trong du lịch Thái Lan

Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam - 8

Giá du lịch Thái Lan có thể nói là một trong những giá du lịch thấp nhất thế giới. Giái tour năm ngày dành cho khách Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc chỉ từ 70-85 USD/ khách. Cộng thêm lợi thế là cửa ngõ- điểm trung chuyển hàng không trong khu vực Đông Nam Á và cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng hàng không, đã đẩy giá vé máy bay dành cho du khách đi tour đến Thái Lan rẻ chưa từng thấy. Giá vé máy bay khứ hồi thành phố Hồ Chí Minh- Bangkok được chào bán cho các công ty du lịch dao động từ 150-160 USD/ khách, cộng thêm giá tour thì giá một chuyến du lịch đến Thái Lan 5 ngày chưa đến 4 triệu đồng/ khách, thấp hơn cả giá tour du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Đây cũng là lý do vì sao người Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc ồ ạt đổ vào du lịch Thái Lan. Sức hút giá rẻ lấn át nỗi lo sợ và giúp ngành công nghiệp du lịch Thái Lan hồi phục nhanh chóng trong thời kỳ hậu Sars [37].

Câu hỏi đặt ra là tại sao giá du lịch Thái Lan lại rẻ như vậy, câu trả lời là: cùng xuất phát điểm như du lịch Việt Nam nhưng chính phủ Thái Lan đã bắt tay vào làm du lịch từ nhiều năm trước. Ngành du lịch luôn nhận được sự trợ giúp của chính phủ từ xây dựng hệ thống khách sạn, trung tâm giải trí...đến việc điều tiết, khống chế giá. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Thái cũng luôn nhận được sự trợ giúp của các công ty lưu trú hoặc dịch vụ ăn uống và có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành các chuỗi, các tập đoàn du lịch. Bởi vậy, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, ở Thái Lan không có hiện tượng các khách sạn hoặc doanh nghiệp tự ý nâng giá tour, giá phòng như ở Việt Nam. Các giám đốc công ty du lịch cũng không phải đau đầu tìm cách đối phó mỗi khi có thông tin xăng dầu lên giá như các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Hệ thống khách sạn nước này không bị gánh nặng bởi chi phí vì được đầu tư lâu năm và hầu hết đang trong thời kỳ khai thác. Chính vì vậy, các khách sạn không chịu mức khấu hao nhiều như những khách sạn ở Việt Nam mà hầu hết đều mới được đầu tư xây dựng. Khi không chịu chi phí khấu hao hoặc khấu hao ít, các khách sạn dễ dàng đưa ra giá lưu trú thấp, điều này góp phần làm giá tour chung thấp hơn giá tour của Việt Nam. Như vậy, nếu như liên kết giữa các ngành hàng không, khách sạn, nhà hàng và các công tu hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì việc tạo ra lợi thế về giá cả cũng như dịch vụ sẽ không khó thực hiện, đó là

kinh nghiệm về chính sách giá của Thái Lan. Thế nhưng, hiện nay ở Việt Nam ngành phục vụ du lịch dường như vẫn chưa nhận thức được điều này.

3.4. Chính sách xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả của Thái Lan

Theo tổng cục du lịch Thái Lan, tỷ lệ du khách quay trở lại nước này khoảng 40-50%. Điều này cũng dễ hiểu bởi công nghiệp du lịch Thái năng động và luôn bắt kịp thị hiếu của du khách. Đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công đó chính là chính sách xúc tiến quảng bá du lịch. Với 17 trụ sở đặt ở các nước trọng điểm, Thái Lan đang có kế hoạch mở rộng thêm vào một số thị trường mục tiêu để kịp thời có những chính sách xúc tiến quảng bá du lịch. Slogan “Đất nước của những nụ cười” (Land of smiles) hầu như được cả thế giới biết đến- hình ảnh đất nước Thái Lan xinh đẹp, gắn liền với những nụ cười của các cô gái Thái. Thái Lan luôn có những chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả và kịp thời, như: Chiến dịch như “Amazing Thailand- Unseen Treasure- 1998-1999”, chiến dịch nhằm hồi phục nền du lịch Thái Lan sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, hay những chiến dịch sau nạn dịch SARS và nạn sóng thần mà đã được nghiên cứu ở trên, nhờ đó mà ngành du lịch Thái Lan được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Thành tích này là một minh chứng rất rõ ràng về sự thành công trong chính sách quảng bá du lịch Thái Lan. Hiện nay, tổng cục du lịch Thái La (TAT) đang khởi động chương trình “Thailand Uforgetable” vào năm 2007 (chiến dịch này dự kiến sẽ được tiến hành trong 4-5 năm) với mục tiêu quảng bá Thái Lan như một vương quốc đáng nhớ về văn hoá, sự phiêu lưu và xa hoa. Bà Juthamas Siriwan- Người đứng đầu trong tổng cục du lịch của Thái Lan (TAT) đã phát biểu: “Đây không phải là một thương hiệu mới mà là một chiến dịch quảng bá du lịch. Thái Lan chính là một thương hiệu”. Chiến dịch này nhằm nêu bật những kỷ niệm đáng nhớ của du khách đến với Thái Lan và TAT sẽ giới thiệu lần lượt 80 tuyến đường bay du lịch nổi bật nhất trong chiến dịch. Con số 80 cũng là sinh nhật lần thứ 80 của Vương quốc Thái Lan trong năm tới. Bên cạnh đó, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày lên ngôi vua của Đức vua, tổng cục du lịch Thái Lan cũng tổ chức quảng bá một chương trình du lịch lớn mang tên “Grand Invitation to Thailand 2006” nhằm thu hút khách du lịch. Ngày 9.5 vừa qua, TAT đã họp giới thiệu về chương trình này tại thành phố Hồ Chí

Minh. Hàng loạt sự kiện được tổ chức suốt năm 2006, nhưng sôi động nhất là những hoạt động như: 2 tháng bán hàng giảm giá (1.6-31.7.06), lễ hội Phi Ta Khon, giải Marathon quốc tế Pattaya, cuộc thi quốc tế khắc trên nến, đua thuyền quốc tế…Mọi hoạt động đều xoay quang chữ “Grand” (vĩ đại, trang trọng) nhằm làm hài lòng du khách khi đến đây [23]. Như vậy, ta thấy lúc nào Thái Lan cũng ưu tiên chính sách xúc tiến và quảng bá du lịch, họ tận dụng mọi cơ hội để có thể quảng cáo về đất nước của mình, liên tục đưa ra những chiến dịch, những chương trình hấp dẫn, mới mẻ. Thêm vào đó, mỗi năm hai lần, các hội chợ triển lãm thương mại và du lịch Thái Lan mở đều đặn ở các quốc gia mà người Thái đang xem là thị trường quan trọng. Việt Nam cũng là trong những thị trường mục tiêu mà Thái Lan nhằm vào trong năm nay. Lần đầu tiên, giải thưởng “những người bạn của Thái Lan” (The Friends of Thailand awards) lần thứ năm được trao cho một công ty du lịch Việt Nam. Đây là giải thưởng về chất lượng dịch vụ và sự đóng góp cho ngành du lịch Thái. Giải thưởng này mỗi năm thường được trao cho các công ty du lịch nước ngoài [].

Chính phủ nước này bỏ ra 66 triệu USD để thuê hẳn một công ty quảng cáo chuyên nghiệp suốt mấy năm trời nghiên cứu, lên chương trình tiếp thị Thái Lan ra thế giới. Sau nạn sóng thần, hãng hàng không Thái Lan (THAI) hợp tác với tổng cục du lịch Thái Lan (TAT) mở chiến dịch thu hút khách từ Nhật, Đức và Hàn Quốc- 3 thị trường du lịch lớn giảm nhiều trong đợt sóng thần, quay trở lại. Chiến dịch đặc biệt này chi tiêu 15 triệu Baht (1USD= 39,15 Baht) quảng cáo cho các khách sạn ở Phuket và Krabi. Sau sóng thần và vài tai nạn khác, các điểm du lịch ở phía Nam Thái Lan không thu hút nhiều khách, THAI và TAI đã làm việc với khách sạn, đại lý và hiệp hội du lịch quảng cáo cho mùa giảm giá. Ông Somchainuk cho biết ngoài việc được hưởng giá mùa thấp điểm, du khách còn được tặng một vé máy bay du lịch trên đất Thái trị giá 149 USD. THAI cũng quảng bá “ngày trở lại quê hương” cho kiều bào của mình ở mọi miền trên thế giới. Những chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch này của Thái Lan là một kinh nghiệm quý giá, đặc biệt đối với một quốc gia có ngành du lịch với công tác này còn nghèo nàn, chưa phát huy được hiệu quả như nước ta [32].

3.5. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch của Thái Lan

Ngay từ rất sớm, Thái Lan đã quan tâm và có những chính sách đầu tư phát triển cho ngành du lịch. Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng như: Giao thông, đường xá, xây dựng khách sạn, những khu vui chơi giải trí, đầu tư đào tạo đội ngũ nhân lực, đầu tư vào chính sách xúc tiến quảng bá du lịch….

Để có thể vượt qua nạn dịch SARS năm 2003, nạn sóng thần năm 2005, chính phủ Thái Lan cũng đã đầu tư rất nhiều để nhằm phục hồi lại cơ sở vật chất, phục hồi lại lòng tin của khách du lịch. Hơn nữa, còn không ngừng đầu tư để phát triển du lịch, ví dụ như ngày 28/4/2006 vừa qua, thứ trưởng thường trực Bộ du lịch và Thể thao Thái Lan, Sakthip Krairiksh đã dự kiến ngân sách đầu tư 63 tỷ baht (gần 2 tỷ USD) để phát triển các dự án du lịch từ năm 2007 đến năm 2010. Dự án lớn nhất, 20 tỷ bath là dự án Riviera Thái Lan dành cho các tỉnh giáp với vịnh Thái Lan. Phần còn lại là ngân sách chi cho các dự án khả thi ở các tỉnh có tiềm năng cao, như sẽ xây dựng viện du lịch, xây dựng tiêu chuẩn chính thức cho khách sạn, thiết kế các hoạt động du lịch sinh thái đặc trưng bao gồm nhà nghỉ, quảng bá mùa cao điểm và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch. Một số dự án đã sẵn sàng bắt đầu, như phát triển đảo Chang ở bờ biển phía đông và đảo Lanta ở Ấn Độ Dương [37].

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trong nước, Thái Lan cũng đã thu hút được rất nhiều nguồn vốn gián tiếp và trực tiếp của nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực du lịch, khi các doanh nghiệp nứơc ngoài hoạt động trong lĩnh vực du lịch sẽ cạnh tranh với các du lịch trong nước để ngành du lịch cùng phát triển Đó cũng là một bài học quý giá đối với chúng ta, vì chỉ có cạnh tranh mới tạo được tính năng động trong bất kỳ ngành kinh tế nào.

4. Kinh nghiệm từ mặt hạn chế trong quá trình phát triển du lịch Thái Lan

Kinh nghiệm từ mặt hạn chế trong quá trình phát triển du lịch Thái Lan hội tụ ở những điểm sau: Du lịch sex và những tác động tiêu cực của nó, vấn đề ô nhiễm môi trường và đạo đức xã hội

4.1. Du lịch sex và những tác động tiêu cực của nó

Thái Lan nổi tiếng bởi ngành công nghiệp du lịch phát triển với thiên nhiên đẹp đẽ và dịch vụ hoàn hảo. Bên cạnh đó, cũng được biết đến như một “vương quốc” của ngành “công nghiệp sex”. Thái Lan coi “sex” là một trong những chiến

lược để phát triển du lịch, một điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là đối với các quý ông. Đối với Thái Lan, nghề này được coi là một nghề hợp pháp (sự khác biệt đối với Việt Nam). Có thể nói, hình thức du lịch đặc biệt này đã góp một phần không nhỏ để Thái Lan khẳng định đựơc vị trí thương hiệu du lịch của mình trên thế giới, góp một phần không nhỏ trong doanh thu du lịch của quốc gia. Nhưng bên cạnh đó, là mặt tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Đó là nạn mãi dâm lan tràn trong xã hội, bệnh AIDS và khai thác tình dục trẻ em. Từ những mặt trái của quá trình phát triển du lịch này, chúng ta sẽ rút ra được những bài học cho mình

Tình trạng lạm dụng quá mức hình thức “du lịch sex” đã dẫn tới hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng của căn bệnh thế kỷ. Thái Lan là quốc gia bị ảnh hưởng bởi bệnh AIDS nhiều nhất tại Châu Á. Tổ chức sức khỏe thế giới tường trình rằng mỗi năm tại Thái Lan có khoảng 60.000 người chết vì bệnh AIDS và khiến cho khoảng

300.000 trẻ mồ côi. Theo những con số được bộ Y tế Thái Lan cung cấp, tính cho đến tháng 5 năm 2003, Thái Lan có khoảng 217.000 người bị nhiễm virut HIV [46]. Con số này là con số đáng báo động, hiện nay Thái Lan đang tiến hành một số hoạt động nhằm kiểm soát và cản trở sự phát triển của căn bệnh thế kỷ này.

Vấn đề thứ hai của “du lịch sex” là tình trạng lạm dụng khai thác tình dục trẻ em. Thái Lan nổi tiếng là một trong những nước có trẻ vị thành niên hành nghề mãi dâm lớn nhất thế giới. Theo thống kê của Unicef, số trẻ em tham gia hành nghề mãi dâm ở Thái Lan vào khoảng 60.000 đến 200.000 em, đây là một con số khủng khiếp và đáng báo động. FACE- một tổ chức chống xâm phạm trẻ em thống kê, mỗi năm có khoảng 5000 du khách đến Thái Lan có quan hệ tình dục với trẻ em. Họ đa phần là những người châu Âu và Bắc Mỹ, vào các trang web và tìm kiếm những “món hàng” và đặt trước qua mạng. Thậm chí có một trang web của Thái Lan còn quảng cáo như sau “Một đêm với hai cô gái trẻ Thái Lan chỉ với giá bằng một thùng khí đốt”. Chính phủ Thái Lan gần như “làm ngơ” với loại hình du lịch tình dục trẻ vị thành niên, đôi khi cảnh sát cũng tham gia vào những vụ “mua bán”. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, làm suy đồi giá trị đạo đức, bào mòn dần nền văn hoá truyền thống của Thái Lan nói riêng và của cả nhân loại nói chung.

4.2. Vấn đề vệ sinh môi trường trong quá trình phát triển du lịch Thái Lan

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí