II. TÁC ĐỘNG TỚI DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM DO VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
1. Tác động tích cực
1.1. Đối với nền kinh tế - xã hội của Việt Nam
1.1.1. Tạo nguồn thu cho Ngân sách
Khách du lịch cũng phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế, có thể là thuế trực tiếp như thuế khởi hành (Departure tax) phải trả ở các sân bay, hoặc thuế phòng (bed tax) cộng thêm vào các hoá đơn thanh toán lưu trú tại khách sạn, cũng có thể là thuế gián tiếp như thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá dịch vụ; hay các loại phí như phí phục vụ trong nhà hàng, khách sạn. Vì du khách là “người mới” đối với cộng đồng nên những khoản thuế họ đóng là nguồn thu thêm cho Nhà nước (vì chúng không từ các công dân của địa phương).
Ngoài ra, du lịch còn cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thường phải chi trả các dịch vụ và hàng hoá bằng ngoại tệ khác nhau. Điều này mang lại hiệu quả giống như một ngành xuất khẩu do đó làm cải thiện cán cân thanh toán thương mại của quốc gia. Du lịch được coi như một loại hàng hoá xuất khẩu (có thể có giá trị hơn vì nó không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của đất nước như ngành khai khoáng). Nếu du lịch được duy trì thường xuyên và phù hợp thì có thể coi như là một nhân tố giữ ổn định một khoản thu ngoại tệ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước có các mặt hàng xuất khẩu chính có thể có sự nhạy cảm về giá cả hoặc thị trường của các mặt hàng này có thể bị thu hẹp. Đặc biệt càng có nghĩa đối với các nước bị lệ thuộc vào sản xuất nông nghiệp như Việt Nam sẽ gặp khó khăn về kinh tế nếu mùa màng thất bát do thời tiết không thuận lợi.
Du lịch quốc tế góp phần tăng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam. Việc thiếu ngoại tệ thường gây ra sự hạn chế về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế. Bất kì một quốc gia nào đều mong muốn cải thiện nền công nghiệp, hệ thống giao thông, nguồn năng lượng...của mình nhưng phải đối mặt với nhu cầu ngoại tệ khổng lồ để chi trả cho việc nhập khẩu công nghệ. Du khách quốc tế có thể giúp cung cấp
khoản ngoại tệ cần thiết đó. Môĩ năm thu nhập từ du lịch đạt 56.000 tỉ đồng, trong đó từ ngoại tệ đạt 3 tỉ USD8. Như vậy, du lịch có tác dụng điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự phát triển kinh tế của vùng sâu, vùng xa.
1.1.2. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động
Du lịch là ngành dịch vụ có nhu cầu lớn về lao động, do vậy xu hướng chung thừa nhận khi du lịch càng phát triển sẽ thu hút số lượng lao động càng lớn vào làm việc trong các lĩnh vực hoạt động của ngành. Luật Du lịch Việt Nam 2005 cũng đã xác định rõ phát triển du lịch có nhiệm vụ giải quyết lao động, việc làm cho nhân dân.
Thực tế phát triển ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua cho thấy lao động sử dụng trong lĩnh vực du lịch đang có xu hướng tăng khá nhanh. Năm 2000 tổng số lao động trong ngành du lịch là 450.000 người, đến năm 2005 tổng số lao động trong ngành đã tăng lên 1.224.096 người9. Hiện nay cả nước có 1.035.000 người làm việc trong ngành du lịch. Theo ước tính của ngành du lịch, từ nay đến năm 2010, dưới sự tác động của các cam kết về mở cửa ngành dịch vụ du lịch, Việt Nam sẽ có cơ hội đón tiếp và phục vụ hơn 5,5 đến 6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 đến 26 triệu lượt khách nội địa. Với lượng khách như vậy phải cần khoảng 1,4 triệu lao động, trong đó, lao động trực tiếp khoảng 350 nghìn người; tỉ lệ tăng bình quân mỗi năm là 8,5%, con số tương ứng năm 2015 sẽ là 503.200 người. Riêng lao động nghiệp vụ lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ khách sạn chiếm trên 308.000 người vào năm 2010 và hơn 567 nghìn người vào năm 2015. Trong đó, số lượng lao động qua đào tạo cần tăng thêm khoảng 19.000 người/năm10. Đây là cơ hội cho lao động phổ thông tìm kiếm việc làm, đặc biệt là du lịch thu hút nhiều lao động địa phương. Sự phát triển của ngành du lịch giúp chúng ta bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề truyền thống. Qua đó du lịch
8 Hoàng Anh Tuấn (2007), “Những thuận lợi và khó khăn của du lịch Việt Nam khi gia nhập WTO”, ITDR News, số 11/2007, tr.31
9 Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành, tr.9, tr.10
10 Quang Ngọc, “Năm 2010: Ngành du lịch cần khoảng 1,4 triệu lao động”, 11:49 AM 16/03/2007 http://vietbao.vn/Viec-lam/Nam-2010-Nganh-du-lich-can-khoang-1-4-trieu-lao-dong/40191382/267/
tạo cơ hội giúp người dân địa phương xoá đói giảm nghèo, làm giàu trên chính quê hương của mình và phần nào hạn chế luồng lao động di cư từ nông thôn lên thành thị.
Mặt khác, do đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc, du lịch là một trong những ngành có nhu cầu và điều kiện sử dụng lao động nữ nhiều nhất so với các ngành khác. Như vậy, không những du lịch có khả năng giải quyết khó khăn về việc làm cho xã hội mà còn là ngành tạo nên sự cân đối trong việc sử dụng lao động nữ, góp phần tích cực cho sự nghiệp bình đẳng giới.
1.1.3. Thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch
- Nhờ tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước:
Trên cơ sở xác định vị trí “mũi nhọn” của ngành du lịch trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế; thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch, Nhà nước ta đã liên tục tăng cường đầu tư nhằm phát triển hạ tầng du lịch.
Bảng 3: Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Lượng vốn (tỷ đồng) | 266 | 380 | 450 | 500 | 550 | 620 | 750 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Ngành Nghề Kinh Doanh Chính Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Du Lịch
- Yêu Cầu Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đối Với Ngành Dịch Vụ Du Lịch Việt Nam
- Vị Trí, Vai Trò Của Ngành Dịch Vụ Du Lịch Ngày Càng Quan Trọng Trong Sự Phát Triển Kinh Tế Của Việt Nam
- Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Toàn Ngành Du Lịch Ngày Càng Được Cải Thiện
- Lượng Khách Du Lịch Nội Địa Của Việt Nam Từ 2000 - 2007
- Môi Trường Pháp Lí Cho Hoạt Động Du Lịch Còn Yếu Kém
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Nguồn vốn Ngân sách để tập trung cho sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tại
các tỉnh - thành phố, đại bộ phận đều đúng mục đích và hiệu quả. Từ năm 2001, thực hiện chđ trương tập trung cho phát triển du lịch cđa Chính phđ, ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cho các địa phương. Nếu năm 2001, Nhà nước trích ngân sách 266 tỷ đồng cấp cho 23 khu du lịch cđa cả nước thì đến năm 2005, Nhà nước tiếp tục trích 550 tỷ đồng từ ngân sách hỗ trợ hạ tầng cho các khu du lịch trọng điểm, gồm 58 tỉnh, thành phố với khoảng 200 dự án khác nhau. Tổng số vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong 8 năm qua (2000-2007) cho du lịch đã đạt 3516 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng lên 150 tỷ đồng so với năm trước. Ngân sách Nhà nước còn hỗ trợ 2300 tỷ đồng phát triển khu du lịch quốc gia tại các
tỉnh, thành phố như Ninh Bình, Hải Phòng, Huế, Hà Tây, Quảng Nam, Quảng Ninh, Lâm Đồng.
Nhà nước hỗ trợ các địa phương có khu du lịch xây dựng cơ sở hạ tầng như
đường giao thông nối từ đường trục chính đến các địa điểm, khu du lịch, cầu cảng, bến thuyền, bãi đỗ xe nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận các điểm du lịch, các khu du lịch. Khẳng định giao thông là huyết mạch cđa sự phát triển du lịch, với tổng vốn đầu tư 2.146 tỉ đồng cho cơ sở hạ tầng, đường vào các khu du lịch và đường trong khu du lịch đã được đầu tư 1.933,3 tỉ đồng, chiếm 80% tổng vốn. Còn lại là hỗ trợ phát triển hệ thống cấp điện nước cho các khu du lịch, hỗ trợ phát triển hệ thống xử lí chất thải và các công tác bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển hệ thống lưu trú chiếm 20%.
Nguồn vốn ngân sách dành cho phát triển cơ sở hạ tầng trong du lịch được xem như là bàn đạp cho sự phát triển du lịch, là cơ sở để thu hút các nguồn lực khác tham gia đầu tư các cơ sở kinh doanh du lịch, thúc đẩy việc xã hội hoá đầu tư. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ hơn 487 tỷ đồng cho vùng sâu, vùng xa nhằm gắn phát triển du lịch với giảm nghèo đói tại hơn 20 tỉnh.
Như vậy, ta có thể khẳng định quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch không chỉ diễn ra ở cả cấp quốc gia mà còn ở cấp địa phương. Quá trình
đó tác động khiến bộ mặt nông thôn được chỉnh trang, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông thôn, cải thiện mức sống cđa người dân.
- Thu hút từ vốn đầu tư nước ngoài cho ngành du lịch :
Bên cạnh đó, ngành du lịch nước ta còn thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Việc huy động vốn đầu tư bên ngoài là một nhu cầu tất yếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch, trong đó FDI đóng vai trò chđ
đạo. Do vậy, hạ tầng du lịch nước ta có sự chuyển biến rõ rệt.
Bảng 4: FDI vào du lịch Việt Nam thời kỳ 2000 - 4/2008
(Đv: triệu USD)
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 4/2008 | |
Tổng vốn | 22,8 | 10,3 | 239 | 127,3 | 250 | 4460 | 600 | 1800 | 1080 |
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Năm 2003, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào ngành du lịch nói riêng có xu hướng chững lại, thậm chí suy giảm. Nguyên nhân của sự suy giảm này không chỉ bởi các yếu tố bên ngoài mà còn phải kể đến các yếu tố bên trong của nền kinh tế mặc dù một trong những lợi thế của đầu tư vào ngành du lịch là vòng quay vốn ngắn, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng sinh lãi cao và ít rủi ro. Theo một số nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực cho biết, thị trường đầu tư vào du lịch Việt Nam còn kém hấp dẫn là do một số yếu tố như chi phí điện nước, chi phí cho thuê văn phòng quá cao so với nhiều nước trong khu vực, giải phóng mặt bằng chậm và tốn kém.
Nhưng đến năm 2007, Việt Nam đã bùng nổ các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch nhất là xây dựng các khách sạn cao sao. Chính bởi sự hấp dẫn của du lịch Việt Nam, cộng với cơ chế cởi mở nên đã tăng sức hút vào du lịch đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu như năm 2006 chỉ có 17 dự án đầu tư vào du lịch, với số vốn chưa đầy 600 triệu USD thì năm 2007, số dự án đầu tư đã tăng lên 47 dự án, tăng gần 2,5 lần và số vốn đăng kí đầu tư cũng đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2006, bằng 1/3 tổng số vốn FDI cả nước11. Các địa phương thu hút được nhiều dự án và vốn FDI nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hoà, Đà Nẵng. Các nước dẫn đầu
về số vốn FDI đầu tư vào các dự án du lịch là Singapore với 2 dự án và tổng số vốn đăng kí gần 1,3 tỷ USD, Đài Loan có 15 dự án với 784 triệu USD, Hồng Kông có 41 dự án với 642 triệu USD, tiếp đến là các nước Trung Quốc, Malaysia, Pháp, Nhật Bản12.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 4/2008, đã có 8.737 dự án với tổng số vốn 104 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam. Riêng đầu tư vào ngành du lịch đạt 10,8 tỷ USD chiếm hơn 10% tổng số vốn đăng kí13.
11 Hà Phương - Nguyễn Vũ (2008), “WTO tạo sức hút mới đầu tư nước ngoài vào du lịch Việt Nam ”, Du lịch Việt Nam, số 01/2008, Hà Nội
12 Hà Phương - Nguyễn Vũ (2008), “WTO tạo sức hút mới đầu tư nước ngoài vào du lịch Việt Nam”, Du lịch Việt Nam,
số 01/2008, Hà Nội, tr.31
13 Đinh Ngọc Đức (2008), “Du lịch Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới”, Du lịch Việt Nam, số 05/2008, Hà Nội, tr.46,47
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, nhiều tập đoàn kinh doanh khách sạn nước ngoài coi Việt Nam là địa bàn hấp dẫn để triển khai các dự án xây dựng khách sạn cao cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu của dòng khách du lịch đang đổ vào Việt Nam ngày càng đông.
Một số tập đoàn lớn đã lên những kế hoạch cụ thể để chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam. Trước hết phải kể đến Tập đoàn Starwood đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 2003 và đang điều hành hai khách sạn Sheraton tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã lên kế hoạch để chuẩn bị đầu tư tiếp; Tập đoàn Hyatt đã khai trương khách sạn đầu tiên tạo thành phố Hồ Chí Minh vào năm ngoái và hiện đang lên kế hoạch chuẩn bị đầu tư xây dựng các khách sạn tiếp theo. Tập đoàn quản lí khách sạn lớn nhất thế giới Inter Continential Hotels Groups đã công bố sẽ xây dựng khách sạn đầu tiên này tại Việt Nam đầu năm 2009; Tập đoàn quốc tế Millenium (Millenium International Group) phát triển dự án khu du lịch 5 sao tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư dự kiến là 80 triệu USD; Công ty MH Golden Sands (Hoa Kì) đầu tư khu du lịch phức hợp tiêu chuẩn 6 sao tại huyện Côn Đảo...
1.2. Đối với ngành du lịch Việt Nam
1.2.1. Số khách du lịch đến Việt Nam ngày càng gia tăng
Với việc cam kết không hạn chế trong phương thức (2) - phương thức cung cấp dịch vụ tiêu dùng ngoài lãnh thổ, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc thu hút và đón nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.
Trong những năm qua, lượng khách du lịch nước ngoài đến nước ta tăng nhanh qua các năm, du lịch Việt Nam được đánh giá là đạt mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực. Từ năm 2000 cho đến nay, năm nào nước ta cũng đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Năm 2001, tốc độ thu hút khách du lịch nước ngoài đạt 8,9%, Việt Nam đã được PATA xếp thứ 2 về tốc độ tăng trưởng du lịch trong khối ASEAN, và được WTO trao danh hiệu “Điểm du lịch thân thiện nhất”. Riêng năm 2003, do chiến tranh Iraq và đại dịch SARS xảy ra, lượng khách quốc tế đến nước ta đã giảm 7,6% so với năm 2002. Song từ năm 2004, ngành du lịch đã lấy lại đà tăng trưởng. Năm 2005 là năm cuối của Chương trình hành động quốc gia về du lịch, cả nước đã đón được 3,47 triệu lượt khách nước ngoài. So với
mục tiêu của chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010: năm 2005 đã đạt 3,2 - 3,5 triệu lượt khách số lượng quốc tế thì mục tiêu này gần như đạt được14.
Biểu đồ 1: Lượng khách đến Việt Nam từ năm 2000-2007
Đơn vị tính: 1000 lượt khách
4190
3467
3560
2927
2627
2428
2140 2330
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 2007 là một năm thành công của ngành Du lịch Việt Nam bởi nhiều
điểm nổi bật, trong đó ấn tượng nhất là lượng khách quốc tế tới Việt Nam đã vượt con số 4 triệu lượt và tăng 18% so với năm 2006. Đây là lần đầu tiên du lịch Việt Nam đạt kỉ lục tăng trưởng về lượng khách quốc tế: một năm tăng được 600.000 khách đến. Hàng chục năm trước trước đây, con số này đều ổn định ở mức 300.000 lượt khách. Năm cao nhất cũng không quá 500.000 lượt khách (xem biểu đồ 1).
Khách du lịch đến Việt Nam thời gian qua đã thể hiện sự chuyển đổi một cơ cấu khác. Nếu trước đây lượng khách đường bộ và lượng khách chi trả thấp rất cao (có những năm lượng khách đường bộ và chi trả thấp chiếm đến hơn 30%), thì từ năm 2007, tỉ lệ nhóm khách này đã giảm đáng kể trong tổng số khách đến. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với những người có khả năng chi trả cao và đi dài ngày hơn. Một trong những tín hiệu tốt đối với ngành du lịch là khách đến với mục đích du lịch thuần tuý đã tăng lên 26%, khách thương mại tăng 16%, khách thăm thân nhân tăng 9%, khách đến với mục đích giảm xuống
14 Đỗ Hoàng Giang, “Ngành du lịch Việt Nam định hướng phát triển trong thời gian “, 4:23PM 2/03/2006, http://vnexpress.net/vietnam/kinhdoanh/duongvaoWTO/2006/033b7d9d79
10%15. Trong năm 2007, tỉ lệ tăng trưởng khách đến cao nhất từ các nước khối ASEAN đã chứng minh cho sự thành công của chiến lược chuyển hướng thị trường lấy ASEAN là trọng tâm. Hàng loạt các ưu đãi trong chính sách xuất nhập cảnh của Việt Nam dành cho các nước ASEAN, việc thực hiện các cam kết về mở cửa du lịch đã tạo điều kiện thu hút du khách trong khu vực.
1.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
Đáp ứng yêu cầu của hội nhập, ngành du lịch Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Từ năm 2000, triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, Tổng Cục Du lịch đã tổ chức hàng chục đoàn khảo sát các tuyến điểm du lịch trong và nước ngoài. Được sự phối hợp của các bộ ngành liên quan và các địa phương, ngành du lịch đã lựa chọn, hỗ trợ khôi phục và tổ chức 20 lễ hội tiêu biểu mỗi năm, gắn với việc tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức du lịch trong nhân dân với việc hình thành các tours du lịch văn hoá phục vụ khách trong và ngoài nước. Các lễ hội truyền thống được ngành du lịch hỗ trợ khôi phục, tổ chức được duy trì hàng năm gắn với việc tuyên truyền thu hút khách, tạo điều kiện cho các hãng lữ hành xây dựng thành tour bán cho khách như: Chử Đồng Tử - Hưng Yên, Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hải Phòng, Cồng chiêng - Hoà Bình và Tây nguyên, Lồng Tồng - Thái Nguyên, đền Hùng - Phú Thọ, Ponaga - Khánh Hoà, Ooc Om Booc - Sóc Trăng, làng Sen - Nghệ An, cầu Ngư - Huế, phủ Dầy - Nam Định...
Ngành du lịch đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 34 tour ở các địa phương trong cả nước, từ văn hoá - lịch sử, sinh thái, làng nghề, thể thao - mạo hiểm. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, từ các tours cơ bản này đã vận dụng xây dựng thành các chương trình đa dạng, phù hợp thị hiếu khách, tổ chức xúc tiến, quảng cáo rộng rãi trên thị trường ngoài nước và đưa vào khai thác. Bên cạnh việc hỗ trợ các chuyến khảo sát xây dựng sản phẩm mới, trong 3 năm qua, Tổng Cục Du lịch đã hỗ
15 Mai Châu, “Du lịch Việt Nam, một năm nhìn lại”, 6:15AM, 03/02/2008, http://www.laodong.com.vn/Home/xuan2008_kinhte/2008/1/75414.laodong