Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Smes Việt Nam

Xét theo quy mô vốn, ba ngành có số lượng SMEs nhiều nhất (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số SMEs của cả nước) là thương nghiệp (chiếm 42%), công nghiệp chế biến (19,7%) và xây dựng (13%). Ba ngành có tỷ trọng SMEs trong tổng số doanh nghiệp của ngành lớn nhất là thủy sản (96,8%), điện (93,9%) và thương nghiệp (92,6%).

Như vậy có thể nói, hiện nay SMEs chiếm đa số trong tổng số các doanh nghiệp ở Việt Nam, phân bổ ở mọi miền đất nước và hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế. Với số lượng đông đảo và phân bố rộng khắp như vậy, đóng góp của SMEs vào tăng trưởng kinh tế là khá ấn tượng. Đây được xem là một trong những nhân tố tích cực giúp cho nền kinh tế của nước ta duy trì tốc độ phát triển cao trong những năm vừa qua (năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,17%; năm 2007 là 8,48%). Năm 2006, SMEs đóng góp khoảng 26% vào GDP, 31% vào giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn và khoảng 25- 26% lực lượng lao động cả nước. Xuất đầu tư cho một chỗ làm việc ở SMEs thấp, chỉ bằng 3-10% so với các doanh nghiệp lớn, do vậy, đây là nơi có khả năng tiếp nhận phần lớn số lao động mới hàng năm và số lao động dư thừa do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước hay cải cách hành chính, góp phần ổn định xã hội và tăng thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, SMEs còn đóng vai trò khá quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn xuất khẩu. Nhiều mặt hàng do các SMEs sản xuất đã tạo được những uy tín nhất định trên thị trường quốc tế và có đặc trưng truyền thống như: hạt tiêu, hạt điều xuất khẩu, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản,...

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các SMEs Việt Nam

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành bởi nhiều yếu tố như năng lực quản lý và trình độ của đội ngũ lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật (máy móc, nhà xưởng...), khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường hay hiệu quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được...

2.1 Năng lực quản lý và trình độ của đội ngũ lao động trong các SMEs Việt Nam

Về lao động, thống kê doanh nghiệp của Tổng cục thống kê 1995 cho thấy, trình độ học vấn và trình độ đào tạo nghề của lao động trong các doanh nghiệp khá thấp. Trong toàn bộ các doanh nghiệp có tới 59,7% là lao động phổ thông, có trình

độ phổ thông trung học và thấp hơn, chỉ có 9,5% tốt nghiệp cao đẳng và đại học, có 9,1% tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và 21,7% công nhân kỹ thuật. Trình độ học vấn và đào tạo của người lao động cũng rất khác nhau trong các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân có tỷ trọng lao động phổ thông cao nhất (87,2%) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lao động với trình độ cao đẳng, đại học cao nhất (13,5%). Theo nguồn thông tin chính thức, đến nay trình độ học vấn và đào tạo của người lao động trong các doanh nghiệp chưa được cải thiện đáng kể.

Về giám đốc doanh nghiệp, chủ yếu các chủ SMEs là những người trẻ tuổi, khoảng 45 tuổi trở xuống và phần lớn trong số họ đã học qua các trường đại học hoặc cao đẳng. Cụ thể:

- Về độ tuổi: phần lớn các chủ SMEs (62,15%) còn trẻ (có độ tuổi từ 45 tuổi trở xuống). Sự có mặt đông đảo của lớp trẻ trong đội ngũ doanh nhân Việt Nam cho thấy hoạt động kinh doanh đang được lớp trẻ quan tâm mạnh mẽ và đang được xã hội nhìn nhận một cách tích cực hơn. Điều đó cũng cho thấy môi trường kinh doanh đã có chuyển biến tích cực, khuyến khích mọi người dân kinh doanh, làm giàu.

Hình 3.1 Độ tuổi của chủ doanh nghiệp (tính theo %)


56.41

34.02

0.14

9.43

70

60

50

40

30

20

10

0

15-24 tuổi 25-39 tuổi 40-55 tuổi > 55 tuổi


- Về cơ cấu giới tính của chủ doanh nghiệp thì số lượng chủ doanh nghiệp là nam giới vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo, khoảng 79,8% và nữ giới chiếm khoảng 20,2%

- Về trình độ học vấn: một điều đáng mừng là đa số các chủ SME có trình độ tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học (59,8%). Số chủ doanh nghiệp đã tốt nghiệp hệ cao đẳng/trung cấp cũng chiếm 20,5%. Tuy nhiên trình độ học vấn cao của các chủ

doanh nghiệp không có nghĩa rằng khả năng kinh doanh của họ đã được hoàn thiện. Nhiều chủ doanh nghiệp cho biết họ tốt nghiệp các chuyên ngành kỹ thuật, nay chuyển sang kinh doanh nên họ còn thiếu nhiều kiến thức về kinh doanh, thương trường. Một kết quả khác cũng cho kết quả tương tự. Độ tuổi trung bình của các chủ SMEs là 43 tuổi và chỉ có 5% chủ SMEs có độ tuổi trên 60. Về trình độ học vấn, trong nhóm chủ SMEs được phỏng vấn, 17% không có bằng PTTH, nhưng có tới 43% có trình độ cao đẳng và đại học. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp có bằng đại học ở nam là khoảng 55% cao hơn so với các đồng nghiệp là nữ. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ thấp hơn PTTH cao gần gấp đôi, nhóm này thường có xu hướng khởi nghiệp từ hộ kinh doanh cá thể hơn là công ty. Hầu hết các chủ SMEs có trình độ đại học (59%) đều ở vào 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó càng chứng minh thêm một điều nữa là những năm gần đây, số lượng các SMEs và trình độ của chủ doanh nghiệp đã tăng lên và thế hệ trẻ đã quan tâm nhiều hơn đến kinh doanh. Việc thành lập các SMEs để tham gia vào thị trường đã trở thành

một nhu cầu gần gũi của giới trẻ 19.

2.2 Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ sản xuất của các SMEs

Số liệu thống kê toàn diện về các doanh nghiệp cho thấy, mức trang bị vốn của các SMEs hiện nay vẫn còn thấp. Mức trang bị vốn chung của các SMEs cả nước là 7,9 tỷ đồng/ doanh nghiệp, trong đó mức trang bị vốn của các doanh nghiệp Nhà nước quy mô nhỏ và vừa (theo tiêu chí lao động) là 52,6 tỷ đồng, của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 4,1 tỷ đồng và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 84,6 tỷ đồng.

Trong toàn bộ SMEs cả nước, hệ số trang bị tài sản cố định cho một lao động là 109,2 triệu đồng. Hệ số trang bị vốn cố định của doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa khu vự Nhà nước là 139,6 triệu đồng; khu vực ngoài quốc doanh là 59,9 triệu đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 532,9 triệu đồng. Như vậy, mức trang bị tài sản cố định cho một lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khá thấp. Điều đó cho thấy, các SMEs ngoài quốc doanh vẫn chủ yếu dựa trên lao động, trang bị vốn thấp, năng lực thiết bị hạn chế. Tình trạng này có được cải thiện hơn trong các doanh nghiệp Nhà nước, nhưng mức chênh lệch cũng không lớn lắm. Nếu

19 VCCI (2006), Báo cáo thực trạng năng lực cạnh tranh của SMEs.

so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn nước ta thì các doanh nghiệp trong nước có hệ số trang bị vốn quá thấp (chỉ bằng 11,2% đến 21,2%). Ngoài ra, tỷ lệ tài sản lệ tài sản cố định trên tổng vốn của các doanh nghiệp trong nước cũng là quá thấp (chỉ có 29,6%-29,7%). Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước chủ yếu kinh doanh bằng vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn, vay vốn ngắn hạn (lãi suất thấp hơn) để đầu tư dài hạn. Số liệu về nguồn vốn cho thấy, vốn vay của các doanh nghiệp Nhà nước gấp 3,4 lần vốn chủ sở hữu, và hệ số này của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,5 lần.

Về trình độ công nghệ, theo đánh giá của WEF thì chỉ số xếp hạng về trình độ công nghệ của Việt Nam là rất thấp, xếp thứ 92/125 nền kinh tế trên thế giới và đang có chiều hướng đi xuống. Đáng chú ý là các chỉ tiêu về mức độ sử dụng bằng sáng chế công nghệ; thuê bao Internet, chất lượng cạnh tranh trong dịch vụ cung cấp Internet và luật pháp liên quan đến công nghệ thông tin vẫn còn tương đối thấp (Bảng 3.2, xem phụ lục). Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh của các SME và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thực tế, ở nước ta hiện nay, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nói chung còn thấp, kể cả các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Theo báo cáo của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2005), hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp Nhà nước có trình độ công nghệ dưới mức trung bình của khu vực và thế giới, máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất lạc hậu từ 3 đến 4 thế hệ so với các nước trong khu vực. Có tới 38% tài sản cố định trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước chờ thanh lý. Tốc độ đổi mới rất chậm. Rất nhiều sản phẩm có chi phí tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cao, làm cho giá thành sản phẩm cao. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ khá hơn, nhưng cũng chỉ đạt mức trung bình của khu vực. Khu vực ngoài quốc doanh có trình độ lạc hậu hơn nữa, nhất là các dây chuyền về dệt, da giày, thép... Chỉ có một số dây chuyền thiết bị về công nghiệp chế biến thực phẩm, nhựa và một số khác đạt mức công nghệ tiên tiến trung bình của khu vực.

Theo báo cáo của Bộ Công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm. Tình trạng này khá nghiêm trọng trong một số ngành như dệt may

có đến 45% thiết bị máy móc của doanh nghiệp cần phải đầu tư nâng cấp và 30%- 40% cần thay thế; ngành mũi nhọn công nghiệp cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất. Địa phương đầu tàu kinh tế của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ có 25% doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, 32% ở mức trung bình, còn lại là dưới trung bình và lạc hậu chiếm 20%.

Nghiên cứu và phát triển (R&D) là một nguồn quan trọng cho việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Nếu không thực hiện các hoạt động R&D, doanh nghiệp chỉ có thể đổi mới công nghệ của mình thông qua việc chuyển giao công nghệ (thiết bị máy móc và bí quyết công nghệ), thường là do nhập khẩu hay chuyển giao từ các đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp sẽ khó có thể làm chủ hoàn toàn ngay được công nghệ của mình do thiếu tri thức cần thiết vốn chỉ có được thông qua các hoạt động R&D. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, trong hầu hết các ngành, việc thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) là rất hiếm hoi. Tỷ lệ SMEs thực hiện nghiên cứu và phát triển chưa đạt đến 5%. Thậm chí trong các ngành dệt may, bảo hiểm, viễn thông, không một SMEs nào thực hiện R&D. (Bảng 3.3, xem phụ lục)

Chi phí dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của các doanh nghiệp cũng rất hạn chế. Các mức chi phí cho hoạt động R&D ở tất cả các ngành đều không đến 1% của doanh thu, trong khi đổi mới công nghệ không tới 0,2% của doanh thu. Hay nói cách khác các doanh nghiệp không hề có chiến lược và ngân sách cho các hoạt động này. (Bảng 3.4, 3.5, xem phụ lục)

2.3 Hiệu quả kinh doanh của các SMEs

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các SMEs thể hiện trên nhiều mặt và được đo bằng các chỉ tiêu như: lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên doanh thu. Tuy nhiên, ngoài các chỉ tiêu truyền thống này, cần tính đến các chỉ tiêu hiệu quả của các SMEs trong việc làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn.

Nhìn vào số liệu thống kê dưới đây có thể thấy, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các SMEs nói riêng tuy chưa cao nhưng đã có cải thiện so với trước đây. Tuy nhiên so với mức chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, các chỉ tiêu hiệu quả của SMEs còn khá thấp: lợi nhuận bình quân một SME là 240

triệu đồng, thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của một doanh nghiệp trong nền kinh tế (đạt 1,14 tỷ đồng/doanh nghiệp). Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu của SMEs đều thấp hơn. Điều này có thể lý giải dựa vào tính hiệu quả trên quy mô, khi quy mô quá nhỏ thì hiệu quả không cao. Số liệu bảng 3.6 chỉ rõ rằng: các doanh nghiệp có quy mô vừa có hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp nhỏ lại có hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ.

Bảng 3.6 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của SMEs năm 2006


Chỉ tiêu

Tổng

SMEs

Theo quy mô lao động

Dưới 5

5-200

200-300

Số doanh nghiệp

91.775

88.201

17.977

68.710

1.535

Tổng vốn (tỷ đồng)

2.161.504

701.169

18.374

581.658

101.136

Doanh thu

1.750.046

820.642

28.356

691.373

100.136

Lợi nhuận trước thuế

104.914

21.051

44

17.791

3.216

Lợi nhuận/doanh nghiệp

1,14

0,24

0,00

0,26

2,10

Tỷ suất lợi nhuận/vốn

4,85

3,00

3,00

3,06

3,18

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu

5,99

2,57

0,16

2,57

3,19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 11

Nguồn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê

2.4 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm do các SMEs sản xuất

Sản phẩm do các SMEs Việt Nam sản xuất có giá thành cao hơn các sản phẩm tương tự trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã gây cản trở đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, không chỉ gây trở ngại đối với các doanh nghiệp hiện đang xuất khẩu mà còn làm nản lỏng các doanh nghiệp đang có ý định xuất khẩu. Lý do là chi phí đầu vào cho sản xuất hiện nay của Việt Nam có sự chênh lệch lớn. Việc giảm thuế theo lộ trình sẽ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước đối với hàng ngoại nhập. Cụ thể trong nông nghiệp, chi phí sản xuất chiếm đến 40% giá trị sản xuất (do các phương thức canh tác lạc hậu, năng suất thấp, thiết bị chế biến lạc hậu...). Trong công nghiệp, giá thành sản xuất một số sản phẩm như xi măng, thép, giấy, vải, phân bón, hóa chất,... đều cao hơn so với giá thành sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực từ 20% đến 30%. Từ năm

1996 đến nay, bình quân chi phí đầu vào tăng 32,43% trong đó phải kể đến xăng dầu tăng 42%, nước tăng 130%, thuế sử dụng đất tăng 90%, điện tăng 37%... Ngoài ra hiện nay còn nhiều loại phí và mức phí đè nặng lên doanh nghiệp, làm tăng chi phí sản xuất và xuất khẩu, giảm hiệu quả cạnh tranh.

Chất lượng sản phẩm hạn chế và mẫu mã lạc hậu: Các mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn thấp, không ổn định nên khó thâm nhập thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, khi so sánh lợi thế về gạo Thái Lan và Việt Nam, tuy chi phí sản xuất trong nước thấp hơn gạo Thái Lan từ 15% đến 30% vì có lợi thế về giá đối với gạo cấp thấp và trung bình, nhưng với gạo chất lượng cao thì gạo Thái Lan có ưu thế hơn ta và vì vậy thường chiếm được hầu hết các thị trường khó tính và giá bán cũng cao hơn. Đối với mặt thàng như cao su, chè chất lượng và kỹ thuật còn nhiều hạn chế khó thâm nhập thị trường quốc tế vì vậy phải chấp nhận mức giá thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, trung bình từ 600 USD đến 800 USD/tấn so với chè thế giới. Một số sản phẩm khác có chất lượng không cao bằng hàng ngoại nhưng giá lại cao hơn như vải, đường, xe gắn máy... so với hàng hóa cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan.20

III. Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc và một vài đề xuất nhằm phát triển hơn nữa các SMEs ở Việt Nam

Khác với nền kinh tế Đài Loan luôn lấy SMEs làm đầu, cũng không giống mô hình kinh tế “nhị nguyên” phát triển đồng thời cả SMEs và khối doanh nghiệp lớn của Nhật Bản, nền kinh tế Hàn Quốc chủ yếu phát triển dựa trên cơ sở “đại quy mô”, tức là chỉ chú trọng phát triển các tập đoàn kinh tế lớn (Chaebols). Chỉ đến khi tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế- xã hội trở nên nghiêm trọng vào những năm đầu thập niên 70, Chính phủ Hàn Quốc mới nhận thấy yêu cầu cấp thiết phải thúc đẩy SMEs phát triển. Nói cách khác, Hàn Quốc là nước đi sau trong việc hỗ trợ và thúc đẩy SMEs. Tuy nhiên, sau khi xác định được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế, SMEs Hàn

20 Lê xuân Bá, Nguyễn Hữu Thắng, Trần Kim Hào (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 95.

Quốc đã nhanh chóng phát triển không thua kém bất cứ SMEs ở quốc gia nào, thậm chí còn có nhiều ưu điểm vượt trội so với SMEs của nhiều nước phát triển khác.

Với nhiều nét tương đồng cả về điều kiện tự nhiên, văn hóa và kinh tế, Việt Nam có thể học hỏi nhiều bài học bổ ích từ kinh nghiệm phát triển SMEs của quốc gia này. Theo đó phát huy những thành quả tốt đẹp đồng thời khắc phục những hạn chế, bất lợi mà quá trình hình thành và phát triển SMEs của Hàn Quốc gặp phải.

Trên thực tế, nhiều bài học quý báu đã được rút ra cho định hướng phát triển của SMEs Việt Nam, trong đó tập trung vào hai vấn đề lớn là khuyến khích gia tăng số lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho SMEs.

1. Khuyến khích gia tăng số lượng SMEs

Ở Hàn Quốc, số lượng SMEs trong nền kinh tế gia tăng rất nhanh. Nguyên nhân là do hoạt động khởi sự của các doanh nghiệp rất được Chính phủ khuyến khích. Nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ khởi nghiệp đã được đưa ra, từ khâu khơi dậy tinh thần kinh doanh trong người dân Hàn Quốc, đến việc linh hoạt, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, rồi tiến đến hỗ trợ toàn diện đối với các SMEs sau khởi sự. Sự ủng hộ nhiệt tình từ phía chính phủ đã khích lệ các SMEs Hàn Quốc khởi nghiệp mạnh mẽ, số lượng xin đăng ký thành lập mỗi năm đều tăng cao, khiến SMEs trở thành lực lượng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo (96%) trong nền kinh tế.

Học hỏi kinh nghiệm này từ nước bạn Hàn Quốc, nhằm gia tăng hơn nữa số lượng các SMEs ở Việt Nam, cần thực hiện đồng bộ và nhất quán các giải pháp như:

1.1 Khơi dậy tinh thần kinh doanh của người Việt, đặc biệt là của giới trẻ Việt Nam

Có một thực tế là khi nói đến truyền thống của người Việt, không mấy ai nói đến truyền thống kinh doanh. Trước đây vài năm, đông đảo người dân thường chỉ có thói quen cất tiền và vàng để phòng thân mà ít người chịu bỏ vốn ra đầu tư, kinh doanh sản xuất. Thậm chí, phần lớn sinh viên ra trường cũng chỉ mong có được một chỗ làm trong cơ quan Nhà nước để có công việc ổn định mà làm việc đến hết đời. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là tinh thần kinh doanh của người Việt Nam là thiếu, ngay cả trong cơ chế cũ, ít người sống được mà không có “nghề tay trái” nào đó, chỉ có điều nó chưa được khơi dậy và phát huy một cách đúng mức và hiệu quả mà thôi. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần có những biện pháp nhằm “giải phóng” tinh thần kinh doanh đó,

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí