Khác với NITI và RITIs hoạt động dưới sự chỉ đạo của IAA, Liên đoàn thúc đẩy SMEs (SMIPC), thành lập năm 1979, không chỉ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về kỹ thuật cho SMEs mà còn cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ về tài chính, thông tin, quản lý và đào tạo. Ngoài ra, SMIPC còn đóng vai trò như một trung gian giúp SMEs Hàn Quốc có thể dễ dàng tiếp cận với công nghệ và các chuyên gia nước ngoài.
Cùng với việc thành lập các tổ chức công về hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật, Chính phủ Hàn Quốc còn tạo điều kiện thuận lợi cả về thủ tục hành chính và tài chính để các SMEs có thể thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển tư nhân. Những SMEs không có khả năng thành lập các trung tâm R&D của riêng mình sẽ được khuyến khích thành lập liên hiệp R&D với các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp nhỏ khác. Kết quả là, số lượng các viện và hiệp hội nghiên cứu, phát triển đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong những năm 1980-1990.
* Bên cạnh việc thành lập nhiều trung tâm hỗ trợ, Chính phủ Hàn Quốc còn đưa ra nhiều chương trình ưu đãi tài chính đối với các dự án phát triển công nghệ của SMEs.
Lấy ví dụ, 75% chi phí thực hiện các dự án phát triển sản phẩm mới hoặc nâng cao, cải tiến sản phẩm hiện có của SMEs sẽ được Chính phủ tài trợ, với mức hỗ trợ tài chính cao nhất có thể lên tới 150 triệu Won/doanh nghiệp.
Các tổ chức công cũng hưởng ứng chính sách ưu đãi này bằng cách trích ra hơn 5% ngân sách hàng năm của mình để trợ giúp cho hoạt động R&D của SMEs.
Ngoài ra, chính phủ còn áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế. Theo Luật Thúc đẩy Phát triển Công nghệ Công nghiệp và một số luật khác, các SMEs tư nhân sẽ được giảm thuế trong vòng 3 năm (mức tối đa là 5% của tổng doanh thu) nếu doanh nghiệp trích khoản tiền thành lập quỹ cho phát triển công nghệ, thông tin kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và thiết bị phục vụ R&D. Đồng thời các doanh nghiệp sẽ được giảm thuế đến 15% tổng chi phí sử dụng cho đào tạo cán bộ kỹ thuật; 10% khoản kinh phí đầu tư vào trang thiết bị phục vụ R&D và thực hiện khấu hao nhanh đối với các trang thiết bị này ở tỉ lệ 90%/năm.
Đặc biệt, đứng trước thực tế: do thiếu nguồn lực, SMEs không chỉ gặp khó khăn trong việc phát triển công nghệ mà còn gặp khó khăn trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu mà mình tạo ra, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp để duy trì một cơ chế thị trường lành mạnh. Trong đó, tiêu biểu nhất là việc
hình thành sàn giao dịch công nghệ KOSDAQ (tương tự như thị trường chứng khoán) vào tháng 7/1996. Sự kiện này thực sự đã gúp hoạt động phân bố nguồn vốn cũng như thương mại hóa các sản phẩm công nghiệp mới của SMEs trở nên hiệu quả và linh hoạt hơn rất nhiều.
Ngoài ra, một chương trình đảm bảo thu mua công nghệ mới của SMEs cũng được Chính phủ thực hiện. Theo đó, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức công bao gồm Bộ quốc phòng, tập đoàn điện lực Hàn Quốc (Kepco), Tập đoàn gas Hàn Quốc (Kogas), Tập đoàn đường sắt Hàn Quốc và nhiều nhóm kinh doanh tư nhân cam kết sẽ mua các sản phẩm áp dụng công nghệ mới của SMEs trong một giai đoạn xác định. Kết quả là, riêng trong năm 2005, 80 dự án phát triển công nghệ đã được tiến hành theo hệ thống này.
Như vậy, có thể thấy, rõ ràng các chính sách ưu đãi về công nghệ mà Chính phủ Hàn Quốc dành cho các SMEs là không hề nhỏ. Đây thực sự đã những trợ giúp đặc lực cho quá trình đổi mới và phát triển công nghệ của các SMEs.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Khởi Nghiệp Và Đóng Cửa Của Smes Hàn Quốc
- Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài Của Smes
- Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 8
- Những Nét Tương Đồng Và Khác Biệt Giữa Hàn Quốc Và Việt Nam
- Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Smes Việt Nam
- Đổi Mới Thể Chế Về Đất Đai Và Hỗ Trợ Mặt Bằng Sản Xuất, Kinh Doanh
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
1.3.5 Chính sách hỗ trợ về nguồn nhân lực
Chính phủ Hàn Quốc luôn coi nguồn nhân lực, nhân tài là yếu tố quyết định phát triển đất nước, chứ không phải yếu tố tài nguyên. Thêm vào đó, thực trạng thiếu lao động, đặc biệt là những lao động có tay nghề luôn là khó khăn gây trở ngại lớn đối với quá trình hoạt động và phát triển của các SMEs. Do vậy, nhiều chính sách, chương trình về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đã được chính phủ Hàn Quốc đưa ra và thực hiện một cách rất rõ ràng và có hiệu quả.
Đặc trưng nhất trong các chính sách hỗ trợ về nguồn nhân lực cho các SMEs của Hàn Quốc là việc chính phủ Hàn Quốc đã ban hành một đạo luật đặc biệt cho phép “Miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với một số trường hợp đặc biệt” (EEAS). Theo đó, những người có bằng thạc sỹ trở lên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu họ tham gia làm việc tại các trung tâm nghiên cứu của SMEs trong vòng ít nhất 5 năm. Một số kỹ sư và kỹ thuật viên cũng sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu có thời gian làm việc tại các SMEs từ 3 năm trở lên. Kết quả là, hàng năm khoảng 4.500 lao động là đối tượng áp dụng của đạo luật này đã vào làm việc cho các SMEs trong cả nước. (13)
13 Theo Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc (SMBA)
Một giải pháp khác nhằm bù đắp khoảng trống về lao động trong các SMEs, đó là chính phủ Hàn Quốc cho phép và tạo điều kiện để SMEs thuê mướn lao động từ nước ngoài, đặc biệt là từ những quốc gia kém phát triển. Bởi lẽ, có một thực tế là thiếu hụt lao động dài hạn thường xảy ra ở các khu vực doanh nghiệp có điều kiện lao động 3 “D” (difficult, dirty, dangerous - khó khăn, độc hại, nguy hiểm), do vậy, “nhập khẩu” lao động tỏ ra là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Cụ thể, nhiều chương trình tu nghiệp đã được đưa ra như:
*Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp (TTS)
Để đáp ứng một phần lao động phổ thông cho khoảng 2,5 triệu SMEs, chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh của Hàn Quốc được thực hiện từ những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, thế kỷ XX, tiếp nhận lao động từ 15 quốc gia châu Á: Nêpan, Mongol, Myanmar, Bangladesh, Vietnam, Sri Lanca, Uzbekistan, Iran, Indonesia, China, Kazakhstan, Thailand, Pakistan, Philippine, Cambodia đến tu nghiệp tại Hàn Quốc. Thực tế là làm việc và qua đó có thể học nghề, nâng cao tay nghề theo chế độ quy định riêng trong thời hạn là 3 năm (1 năm tu nghiệp và 2 năm lao động). Mức trợ cấp tu nghiệp trung bình từ 650 - 700 USD/tháng; tu nghiệp sinh và lao động được làm thêm giờ nâng thu nhập lên tới 850 - 950 USD/tháng. Chương trình sẽ được giao cho 4 hiệp hội của Hàn Quốc là các tổ chức phi chính phủ quản lý thực hiện bao gồm Liên đoàn SMEs Hàn Quốc (KFSB); Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc (CAK); Hiệp hội các tổ hợp nông nghiệp Hàn Quốc; Hiệp hội các tổ hợp ngư nghiệp Hàn Quốc. Tổng số tu nghiệp sinh, khoảng 150 nghìn lao động nước ngoài, được tiếp nhận thông qua 4 hiệp hội trên, được phân bố trên cơ sở “chỉ tiêu trần” cho các công ty được uỷ nhiệm của từng nước. Số lượng tu nghiệp sinh được bổ sung nhập cảnh Hàn Quốc chủ yếu để thay thế số lao động đã hoàn thành hợp đồng tu nghiệp về nước. Mỗi năm hai lần đều có đánh giá, xếp hạng chất lượng lao động của từng nước. Những công ty có nhiều người làm việc tốt sẽ được Chính phủ Hàn Quốc nhận tăng thêm số lượng chỉ tiêu lao động
đến Hàn Quốc làm việc. Đây là chính sách của Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích và thu hút những lao động giỏi đến làm việc cho các SMEs.14
14 Đức Vượng (2006), Đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu chính sách kinh tế - xã hội của Hàn Quốc.
*Chương trình thu hút lao động lành nghề và chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Hàn Quốc (PWPS)
Nhiều nhà nghiên cứu của các nước đều có chung một nhận định về nguyên nhân làm cho Hàn Quốc phát triển kinh tế rất nhanh, không thua kém mấy so với Nhật Bản là vì Chính phủ Hàn Quốc biết trọng dụng những người thực sự có tài. Tất cả những giáo sư nước ngoài đến làm việc tại Hàn Quốc, đặc biệt là các chuyên gia đến vì mục đích hỗ trợ cho các SMEs đều được Chính phủ Hàn Quốc tiếp nhận và rất coi trọng. Sự trọng dụng này không chỉ trên lời nói, mà thể hiện ở việc làm đích thực. Chính sách của Chính phủ là trả lương cao cho giáo sư; đồng thời, cho cả gia đình giáo sư sang ở cùng giáo sư và có phụ cấp cho những người trong gia đình giáo sư đó. “Thẻ vàng” (một loại thẻ nhập cảnh đặc biệt) đã được Chính phủ Hàn Quốc ban hành từ tháng 11 - 2000 đến nay, cho phép nới lỏng các hình thức thị thực, cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần cho các chuyên gia không kể bất kỳ quốc tịch nào, tăng thời hạn cư trú cao nhất (theo ý muốn) kèm theo các mức ưu đãi về cuộc sống và sinh hoạt. Chính sách này đã thu hút khá nhiều nhân tài các nước trên thế giới đến Hàn Quốc. Nhiều người coi Hàn Quốc là đất nước của niềm hy vọng và tin yêu. 15
Đặc biệt, kể từ tháng 1/2008, không chỉ có các giáo sư và các chuyên gia nước ngoài mà ngay cả các công nhân ngoại quốc lành nghề cũng có thể được nhập hộ khẩu thường trú tại Hàn Quốc. Đây là một trong những chính sách ưu đãi đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc dành cho lao động nước ngoài nhằm khắc phục tình trạng thiếu lao động thường xuyên trong các SMEs đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp từ đó đem lại nguồn thuế cho Nhà nước. Theo đó, để có thể lấy hộ khẩu thường trú Hàn Quốc, người lao động nước ngoài phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm, phải có các chứng chỉ và văn bằng do Nhà nước cấp. Thêm vào đó, họ cũng cần phải có một số tài sản nhất định, biết sử dụng tiếng Hàn, có vốn hiểu biết nhất định về văn hóa Hàn Quốc. Đặc biệt hồ sơ, lý lịch phải rõ ràng, không liên quan đến tội phạm và các hành vi phạm tội. Các quan chức Hàn Quốc mong muốn chính sách nhập cư mới này sẽ thu hút được 2.500 - 4.000 lao động nước ngoài cho Hàn Quốc vào năm 2009. Theo con số thống kê của Bộ Tư pháp Hàn
15 Đức Vượng (2006), Đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu chính sách kinh tế - xã hội của Hàn Quốc.
Quốc, hiện nay có khoảng 500.000 lao động nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc trong đó bao gồm cả những người nhập cư bất hợp pháp. 16
Song song với các chính sách thu hút lao động mới, chính phủ Hàn Quốc còn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và điều kiện làm việc ở các SMEs để khuyến khích lao động cũ ở lại làm việc lâu dài cho các doanh nghiệp này. Nhiều dự án nâng cấp trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới nhằm hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, bụi, bẩn, ẩm, nóng đã được chính phủ mà cụ thể là Cục quản lý SMEs (SMBA) khuyến khích và hỗ trợ thực hiện. Nhiều conxoocxium liên kết giữa doanh nghiệp, các trường đại học và các viện nghiên cứu cũng đã được thiết lập để trợ giúp cho SMEs về vấn đề này.
Cuối cùng và cũng là giải pháp dài hạn nhằm giải quyết triệt để vấn đề thiếu hụt lao động có chuyên môn, thông qua các tổ chức quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, chính phủ Hàn Quốc đã đứng ra tổ chức nhiều chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân công của các SMEs. Một trung tâm đào tạo dành riêng cho SMEs đã được thiết lập. Đây là một tổ chức đào tạo công, chuyên cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn chi phí thấp cho các lao động của SMEs. Theo đó, nhiều chương trình đào tạo đa dạng về công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin, tự động hóa, số hóa đã được trung tâm liên tục thực hiện. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc còn hợp tác với nhiều trường đại học và học viện của nước ngoài nhằm tạo điều kiện để các SME có thể gửi các kỹ sư hoặc những lao động chủ chốt của mình đi tu nghiệp ở những nước có trình độ khoa học và công nghệ phát triển.
III. MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SMEs CỦA HÀN QUỐC
Qua những trình bày về thực trạng và chính sách phát triển SMEs của Hàn Quốc ở những phần nội dung trên, có thể nhận thấy quá trình hình thành và phát triển SMEs ở Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, tuy nhiên, bên cạnh đó, quá trình này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
1. Những thành quả đạt được trong quá trình phát triển SMEs ở Hàn Quốc
Như đã đề cập ở các phần trên, từ những năm đầu của thập niên 70, chính sách phát triển công nghiệp nặng và hóa chất (HCI) đã được Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt
16 Theo www.lanhdao.net(25/04/2007), Hàn Quốc chào đón lao động lành nghề nước ngoà.i
quan tâm, chú trọng. Các chính sách tài khóa và tài chính trong thời kỳ này đều được định hướng nhằm trực tiếp hỗ trợ hai ngành công nghiệp này. Nhiều điều khoản ưu đãi về vay nợ tài chính, các khoản trợ cấp giảm giá đặc biệt, mức thuế thấp, các hỗ trợ hành chính đối với HCI liên tiếp được đưa ra. Hệ quả là không ai khác ngoài các tập đoàn và các doanh nghiệp lớn, những “người chơi” chính trong hai khu vực công nghiệp này có điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong khi đó, các SMEs, do không đủ sức tham gia vào “sân chơi” nên không những không được hưởng ưu đãi mà còn tất yếu gặp nhiều bất lợi nếu phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thị trường.
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ, HCI của Hàn Quốc đã có những bước phát triển rất dài và rất nhanh, kết quả là nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng đăng kể. Tuy nhiên quá tập trung vào công nghiệp nặng và hóa chất mà hệ quả là quá chú trọng phát triển doanh nghiệp lớn khiến tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế bắt đầu nảy sinh và nổi lên như một vấn đề kinh tế, chính trị nóng hổi. Khoảng cách giữa HCI và các khu vực nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, nghĩa là giữa thành thị và nông thôn và đặc biệt là giữa SMEs và các doanh nghiệp lớn ngày càng trở nên trầm trọng. Những vấn đề xã hội như bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, phân hóa giàu nghèo, tình trạng “quá tập trung dân số” ở các đô thị lớn, đặc biệt là ở Seoul vì thế cũng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Đứng trước bối cảnh này, từ năm 1976, Chính phủ Hàn Quốc đã phải có những điều chỉnh về đường lối chính sách phát triển của mình. Trong đó, đáng chú ý là việc chính phủ bắt đầu quan tâm hơn đến việc bảo vệ, thúc đẩy và phát triển đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ. Nhiều chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển đã được đưa ra. Nhờ đó mà SMEs bắt đầu có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Cũng giống như SMEs ở nhiều quốc gia khác, SMEs Hàn Quốc là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, linh hoạt và năng động. Phát huy tốt những đặc điểm mang tính bản chất này, các SMEs Hàn Quốc đã phát triển rất nhanh, chiếm tỷ trọng cao và ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế.
- Sự có mặt của các SMEs khiến số lượng doanh nghiệp ở Hàn Quốc tăng lên đáng kể. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế từ đó không còn chỉ tập trung trong tay một số ít các tập đoàn kinh tế lớn mà đã được chia sẻ với ngày càng nhiều các SMEs. Cạnh tranh trên thị trường vì thế gia tăng mạnh mẽ. Các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng đổi mới, hợp lý hóa sản xuất và tìm ra những phương thức hoạt động kinh doanh tối ưu. Đồng thời, quá trình liên kết hợp tác giữa các SMEs cũng như giữa SMEs và các doanh nghiệp lớn cũng được thúc đẩy, giúp quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động trong sản xuất ở Hàn Quốc được nâng cao. Hệ quả là cả số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đều tăng lên một cách tích cực. Người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng có nhiều lựa chọn và nhu cầu ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn.
- Ngoài ra, với số lượng lớn, chính SMEs đã tạo ra một lượng công ăn việc làm không nhỏ cho người dân Hàn, giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp vốn luôn duy trì ở mức cao trong xã hội. Bên cạnh đó, với khả năng phân bố rộng khắp, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, SMEs còn góp phần tạo nên sự cân đối cần thiết về lao động và thu nhập trong cả nước. Thu nhập của người lao động Hàn Quốc ở mỗi địa phương nói riêng và toàn lãnh thổ nói chung được nâng lên. Chênh lệch giàu nghèo vì thế được thu hẹp đáng kể.
Đặc biệt, với lợi thế quy mô nhỏ, dễ khởi nghiệp, SMEs còn tạo được sức hấp dẫn lớn đối với giới trẻ Hàn Quốc, thu hút ngày càng nhiều những người trẻ tuổi ở nước này tham gia vào hoạt động khởi nghiệp kinh doanh. Tinh thần doanh nhân ở Hàn Quốc nhờ đó ngày càng được củng cố và nâng cao mạnh mẽ.
- Sự tồn tại của SMEs, đặc biệt là sự xuất hiện của các SMEs đổi mới (innovative SMEs) đã trở thành động lực lớn thúc đẩy công nghệ- kỹ thuật ở Hàn Quốc phát triển. Với sự linh hoạt của mình, SMEs chính là người đi tiên phong trong việc áp dụng các phát minh mới về khoa học và công nghệ. Ngoài ra, do áp lực cạnh tranh, nhu cầu về cải tiến và áp dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến trở nên cấp thiết, trong khi khả năng tài chính lại hạn hẹp đã thúc đẩy nhiều SMEs Hàn Quốc tự mình tạo ra những phát minh, sáng kiến kỹ thuật mới có giá trị thực tiễn cao. Mặc dù chưa mang tính đột phá nhưng chúng thực sự là tiền đề hữu ích cho quá trình đổi mới công nghệ ở Hàn Quốc.
- Vốn là một nước nghèo tài nguyên, sự có mặt của SMEs đã giúp Hàn Quốc phát huy tối đa mọi tiềm năng nguồn lực của đất nước. Quy mô nhỏ và vừa đã cho phép SMEs có thể tận dụng hiệu quả những nguồn nguyên liệu sẵn có ở các địa phương, điều mà các Chaebols thường không làm được. Ngoài ra, với khả năng phân
bố rộng khắp trong cả nước, SMEs còn góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng kinh tế của Hàn Quốc, một trong những vấn đề được xem là bức xúc nhất ở quốc gia này, đặc biệt trong thời kỳ nửa đầu thập niên 70.
Như vậy, có thể thấy, ở Hàn Quốc, mặc dù SMEs chưa được Chính phủ quan tâm ngay từ thời gian đầu nhưng kể từ giữa những năm 70, cùng với sự ra đời của nhiều chính sách và biện pháp thúc đẩy từ phía chính phủ, loại hình doanh nghiệp này đã có những bước trưởng thành nhanh chóng. Trong điều kiện kinh tế lấy công nghiệp đại quy mô với các tập đoàn kinh tế lớn làm đầu, suốt gần 4 thập niên, SMEs Hàn Quốc đã vươn lên một cách đầy nỗ lực trong môi trường vừa phải tránh sự cạnh tranh từ các Chaebols, vừa phải tự tạo năng lực để tiếp nhận sự giúp đỡ từ phía Chính phủ.
2. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển SMEs ở Hàn Quốc
Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ mà SMEs Hàn Quốc đã đạt được trong gần 4 thập niên qua, quá trình phát triển loại hình doanh nghiệp này ở Hàn Quốc vẫn còn có những tồn tại nhất định. Trong đó, trước hết phải kể đến thực trạng:
- Nhiều SMEs mới chỉ nghĩ đến lợi ích ngắn hạn mà thiếu đi sự tính toán đầu tư lâu dài. Các chủ doanh nghiệp hầu như chưa mấy quan tâm đến các kế hoạch phát triển dài hạn. Mối quan tâm chính của họ thường mang tính "thời vụ" hơn như tiêu thụ được sản phẩm, từ đó quay vòng sản xuất, tránh tình trạng tồn kho, tránh nợ đọng và cố gắng cải thiện từng bước sự phát triển của mình... Thêm vào đó, các SMEs ra đời chủ yếu dựa trên các hình thức như cổ phần, TNHH, tư nhân,... nên nếu sản xuất không có lãi, sau thời gian ngắn sẽ bị giải thể. Yếu tố này cũng khiến cho các doanh nghiệp không mấy quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống chiến lược “dài hơi”, thay vào đó là những vấn đề sống còn của họ như bằng cách nào ký được nhiều hợp đồng với đối tác để sản xuất không bị ngừng trệ, đứt quãng, duy trì sự phát triển.... Chính điều này đã trở thành trở ngại lớn khiến các SMEs khó tiếp cận với các nguồn vốn vay của ngân hàng. Bởi lẽ, thông thường, trước khi cho vay, các ngân hàng thương mại thường yêu cầu doanh nghiệp giải trình một cách rõ ràng và thuyết phục về kế hoạch phát triển lâu dài của mình, tuy nhiên đây lại là điều mà các SMEs thường không thực hiện được.
- Đầu tư cho R&D của SMEs còn nhiều hạn chế: Mặc dù, so với SMEs ở nhiều quốc gia đang phát triển khác, SMEs Hàn Quốc được đánh giá là đã có nhận