Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 14

Một là, doanh nghiệp phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu. Các doanh nghiệp cần trao việc hoạch định chiến lược và sáng tạo nhãn hiệu cho các chuyên gia nhằm mục đích là biến mình thành người thẩm định, sử dụng các dịch vụ tư vấn như: tư vấn sáng tạo phát triển nhãn hiệu, tư vấn về pháp lý, tư vấn kinh doanh và hoạch định chiến lược, tư vấn về quảng cáo và truyền thông, giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn. Việc sử dụng dịch vụ này sẽ đưa lại những điều tốt hơn cho doanh nghiệp.

Hai là, xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ người hách hàng của mình hơn ai hết,và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.

Ba là, doanh nghiệp phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Để làm được điều này, trước tiên phải mở rộng thương hiệu bằng cách sử dụng thương hiệu đã thành danh của sản phẩm này cho một loại sản phẩm khác có chung kỹ năng, hoặc tạo ra một sản phẩm mới bổ sung cho sản phẩm đã có để làm tăng sự hài lòng và mức độ cảm nhận của khách hàng mục tiêu với sản phẩm đó.

Bốn là, nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Các doanh nghiệp cũng cần nhận thức rằng mình là chủ thể trong các quan hệ về sở hữu trí tuệ. Các nhãn hiệu, kiểu đáng hàng hóa xuất khẩu là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu tại các thị trường mà doanh nghiệp có chiến lược đầu tư kinh doanh là rất cần thiết.

2.8 Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các SMEs với nhau và giữa SMEs với doanh nghiệp lớn

Kinh nghiệm phát triển SMEs ở nhiều quốc gia mà đặc biệt là ở Hàn Quốc, nơi mà các tập đoàn kinh tế lớn (Chaebols) đóng vai trò “đầu tầu” trong nền kinh tế cho thấy với xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh không cao, các SMEs chắc chắn sẽ không đủ khả năng chống chọi lại với những doanh nghiệp lớn, những công ty xuyên quốc gia (TNC). Vì vậy muốn tồn tại thì phải tăng cường các mối liên kết kinh tế. Phải chọn cách chạy tiếp sức chứ không nên mạnh ai nấy chạy.

Việc các doanh nghiệp cùng hạng bắt tay với nhau, tạo thành một mạng lưới liên kết kinh tế chặt chẽ sẽ cho phép các doanh nghiệp có thể chia sẻ với nhau các yếu tố đầu vào như lao động, máy móc, nhà xưởng, nguyên liệu, linh phụ kiện... Nhờ đó chi phí sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thành viên sẽ được cắt giảm, năng lực sản xuất nhờ đó cũng tăng lên, cho phép đáp ứng được các đơn hàng giá trị lớn.

Từ phía khách hàng, các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn tìm đặt các đơn hàng tại Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có một mạng lưới liên kết thông tin (information cluster). Cụ thể, khi các xí nghiệp được liên kết chặt chẽ với nhau sẽ tạo thành một đầu mối cung cấp thông tin chung nhất giúp khách hàng, các bên trung gian thương mại trong và nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận với những doanh nghiệp sản xuất... Ngoài ra, xét dưới góc độ tổng thể nền kinh tế, liên kết kinh doanh cả đầu vào, đầu ra cũng như liên kết ngành sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh cho nhóm hàng hoá đó của địa phương.

Để liên kết tốt cần phải tập hợp lại vào trong một tổ chức kinh doanh, chẳng hạn như các hiệp hội ngành hàng hay các hiệp hội theo vùng lãnh thổ để phối hợp hoạt động. Và để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt độn của các hiệp hội, đòi hỏi các doanh nghiệp thành viên phải nâng cao nhận thức, tích cực tham gia xây dựng và điều hành các hiệp hội mà mình tham gia..

Ngoài ra để mở rộng các mối liên kết kinh tế, các SMEs trên địa bàn từng tỉnh, thành phố nên chủ động tham gia hợp tác với các doanh nghiệp lớn thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cho thấy giữa doanh nghiệp lớn và các SMEs có thể có mối quan hệ cộng sinh chứ không phải cạnh tranh để tiêu diệt lẫn nhau. Daonh nghiệp nhỏ có thể làm thầu phụ cho doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp lớn có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ trong hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm, đào tạo nhân sự, công nghệ... Việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ làm tăng sức cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp và cũng làm tăng có hội tồn tại và thành công của mỗi doanh nghiệp.

KẾT LUẬN


Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia từ các nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, Đức, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đến các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và một số quốc gia Châu Phí khác đều đồng ý với quan điểm cho rằng SMEs đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vai trò này không chỉ thể hiện ở đóng góp của khu vực SMEs vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động mà còn được khẳng định thông qua vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là lực lượng bổ sung quan trọng cho các lỗ hổng kinh tế, với vai trò là các doanh nghiệp vệ tinh góp phần cùng các doanh nghiệp lớn đưa nền kinh tế quốc dân ngày một lớn mạnh hơn trên trường quốc tế.

Ở Hàn Quốc, loại hình SMEs bắt đầu được quan tâm phát triển từ giữa những năm 1970 của thế kỷ XX. Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng quá trình hình thành và phát triển SMEs ở Hàn Quốc đã thu được nhiều thành công lớn, đóng góp đáng kể cho sự nghiệp công nghiệp hóa của quốc gia này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ở các SMEs Hàn Quốc vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm chưa thể khắc phục được.

Đối với Việt Nam, năm 2008 là năm thứ hai kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ đây, nền kinh tế nước ta đã thực sự bắt đầu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia nhằm tìm ra phương hướng phát triển đúng đắn và phù hợp cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, trong đó có SMEs đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Song sự khác biệt nhất định về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế- xã hội khiến chúng ta không thể rập khuôn mô hình phát triển doanh nghiệp của các nước nói chung và của Hàn Quốc nói riêng, mà phải nghiên cứu, cân nhắc đánh giá những kinh nghiệm của họ để từ đó tìm ra hướng đi của mình, xây dựng một mô hình phát triển SMEs mang màu sắc riêng của đất nước mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Ban nghiên cứu Hàn Quốc học (2002), Sách dịch Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy, Nhà xuất bản Thống kê.

2. . Lê xuân Bá, Nguyễn Hữu Thắng, Trần Kim Hào (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

3. Phạm Văn Hồng (2007), Luận án tiến sỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

4. Phan Trọng Phức (2007), Sách chuyên khảo Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

5. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) (2008), Dự thảo báo cáo Doanh nghiệp Việt Nam 2007, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

6. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) (2007), Báo cáo Doanh nghiệp Việt Nam 2006, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

7. Trần Lan Hương, Viện Kinh tế Thế giới (2002), Xí nghiệp vừa và nhỏ trong khủng hoảng kinh tế ở Hàn Quốc, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới Số 4 (78)2002.

8. Trịnh Trọng Nghĩa (2008), Kinh tế Hàn Quốc dưới thời tổng thống Rô Mu Hiên, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 3(85)- Tháng 3/2008

9. Viện Konard Adenauer (2005), Vai trò của SMEs trong nền kinh tế, kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Nhà xuất bản Thế Giới.

10. Vũ Phương Thảo, Nguyễn Chí Long (2005), Hiệu quả của chính sách tín dụng của Chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Số 322- Tháng 3/2005.

Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Anh

1. APEC SME Innovation Center (2006), Member Economy’s Profile of SME Innovation Policies in APEC.

2. Chris Hall, Charles Harvie (2003), A comparison of the performance of SMEs in Korea and Taiwan; policy implications for turbulent times, Hosted by University of Ballarat, Ballarat, Australia.

3. Gary Gregory, Charles Harvie, and Hyun-Hoon Lee, University of Wollongong (2002), Korean SMEs in the Wake of the Financial Crisis: Strategies, Constraints, and Performance in a Global Economy.

4. Jeffrey B. Nugent and Seung-Jae Yhee (2001), Small and Medium Enterprises in Korea: Achievements, Constraints and Policy Issues, World Bank Institute.

5. Linsu Kim, Jeffrey B. Nugent, The World Bank, Policy Research Department, Finance and Private SeCtor Development Divison (1994), The Republic of Korea’s Small and Medium-Size Enterprises and Their Support Systems.

6. Park Yong-pyung, Chin Yong-ju (2006), The Services of Korea Credit Guarantee Fund.

7. Sunyang Chung, Industrial Bank of Korea (IBK) (2005), Korean innovation policies for small and medium-sized enterprises.

8. Sunyang Chung (1999), Korean innovation policies for small and medium-sized enterprise.

Danh mục các websites tham khảo

1. Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc- Website: http://www.smba.go.kr/main/english/index.jsp

2. Liên đoàn doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc- Website: http://www.kfsb.or.kr/english/

3. Tổng cục thống kê Hàn Quốc- Website: http://www.nso.go.kr/eng2006/emain/index.html

4. Đài KBS- Website: http://world.kbs.co.kr/vietnamese/

5. Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam- Website: http://www.hanquocngaynay.com/

6. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam- Website: www.business.gov.vn/

PHỤ LỤC

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn xác định SMEs ở Đài Loan qua các thời kỳ

Tổng vốn, Tổng giá trị tài sản, Doanh thu ( triệu NT$) Số lao động thường xuyên (triệu người)

Ngành


Thời kỳ

Sản xuất công nghiệp và xây dựng

Khai khoáng

Thương mại, vận tải, dịch vụ các ngành

nghề khác

Tháng 9/ 1967

- Tổng vốn: < 5

- Số lao động thường xuyên: <100

- Doanh thu: < 5

- Số lao động thường xuyên: <50

Tháng 3/1973

- Vốn đăng ký: <5 và tổng giá trị tài sản: =< 20

hoặc

- Tổng vốn đăng ký: <5 và số lao động thường xuyên trong + ngành dệt may và điện tử: <300;

+ ngành chế biến lương thực, thực

phẩm: <200

+ các ngành khác: <100


-

Tháng 8/ 1977

- Vốn góp: <20

- Tổng giá trị tài sản: <60

- Số lao động thường xuyên: =<300

- Vốn góp: <20

- Số lao động thường xuyên:

=<500

- Doanh thu: <20

- Số lao động thường xuyên: <50

Tháng

2/ 1979

-

- Vốn góp: <40

-

Tháng 7/1982

- Vốn góp: <40

- Tổng giá trị tài sản:

=<120

-

- Doanh thu: < 40

Tháng 12/

1995

- Tổng vốn góp: =<60 hoặc

- Số lao động thường xuyên: =< 200

- Doanh thu: =< 80

hoặc

- Số lao động thường xuyên: =< 50

Tháng 5/2000

- Tổng vốn góp: < 80 hoặc

- Số lao động thường xuyên: =<200

- Doanh thu: =<100

hoặc

- Số lao động thường xuyên: =< 50

Tháng

7/ 2005

- Tổng vốn góp: =< 80 hoặc

- Số lao động thường xuyên: =< 200

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 14

Nguồn: Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Đài Loan

Bảng 2.4 Số lượng SMEs phân loại theo ngành nghề



Số lượng thành lập

Số lượng lao động

2005

2006

2005

2006

Tổng

2.99.3421

3.009.112

10.722.218

10.828.658

Nông, lâm nghiệp

438

479

4.445

4.886

Ngư nghiệp

126

134

3.377

3.438

Khai mỏ

1.847

1,830

15.205

14.379

Sản xuất

338.002

338,496

2.737.299

2.724.791

Cung cấp điện, ga, nước

327

351

8.096

8.358

Xây dựng

88.600

89.697

696.013

736.919

Bán buôn và bán lẻ

859.222

859.667

2.295.002

2.320.502

Kinh doanh nhà hàng, khách sạn

620.244

617.210

1.641.498

1.610.526

Bảo hiểm, tài chính

335.945

340.950

753.166

771.014

Truyền thông

5.893

5.970

50.099

49.226

Bán và cho thuê bất động sản

100.541

103.863

240.412

246.935

Dịch vụ thương mại

82.967

85.602

701.143

740,280

Dịch vụ giáo dục

103.790

108.704

395.988

407.684

Dịch vụ y tế và xã hội

60.853

63.714

322.067

347.498

Giải trí, văn hóa, thể thao

125.223

119.796

301.812

275.771

Các dịch vụ cộng đồng khác

269.403

272.649

557.218

566.658

Nguồn: Niên giám thống kê 2007, Tổng cục thống kê Hàn Quốc (KNSO)

Bảng 2.6. Số lượng và tỷ trọng lao động trong các SMEs



SMEs

Doanh nghiệp lớn

Tổng số

Số lượng

Tỷ

trọng

Số lượng

Tỷ

trọng

Số lượng

Tỷ trọng

Năm 1998

7.659.010

75,3

2.518.787

24,7

10.177.797

100

Năm 1999

8.866.001

81,9

1.963.960

18,1

10.829.961

100

Năm 2000

9.677.648

83,9

1.853.260

16,1

11.530.908

100

Năm 2001

9.969.797

85,6

1.680.237

14,4

11.650.034

100

Năm 2002

10.385.020

86,7

1.590.652

13,3

11.975.672

100

Năm 2003

10.474.630

87,0

1.566.757

13,0

12.041.387

100

Năm 2004

10.415.383

86,5

1.620.947

13,5

12.036.330

100

Năm 2005

10.771.623

88,1

1.450.538

11,9

12.222.161

100

Năm 2006

10.884.650

87,5

1.560.438

12,5

12.445.088

100

Nguồn: Báo cáo thống kê và điều tra về ngành công nghiệp sản xuất và khai mỏ, Tổng cục thông kê quốc gia; Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, SMBA


Bảng 2.7. Số lượng và tỷ lệ lao động làm việc tại các loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp

2005

2006

Tỷ lệ tăng (giảm) %

Số lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Số lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Doanh nghiệp siêu nhỏ

5.121.769

(41,9)

5.159.639

(41,5)

0,7

Doanh nghiệp nhỏ

2.586.416

(21,2)

2.578.265

(20,7)

0,32

Doanh nghiệp vừa

3.063.438

(25,1)

3.146.746

(25,3)

2,7

Doanh nghiệp lớn

1.450.538

(11,8)

1.560.438

(12,5)

1,03

Tổng số

12.222.161

(100)

12.445.088

(100)

1,8

Nguồn: Liên đoàn doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, 2007

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí