Xu Hướng Hợp Tác Phát Triển Dịch Vụ Logistics Khu Vực Asean


Môi trường pháp lý tại các quốc gia trong khu vực

Nhìn chung, khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics vẫn chưa được các nước trong khu vực định nghĩa, ngoại trừ Luật thương mại 2005 của Việt Nam, nhưng bản thân văn bản luật này cũng còn thể hiện nhiều bất cập. Trong tương lai nhiều quốc gia trong khu vực có xu hướng hợp nhất khái niệm nhà cung cấp logistics và nhà cung cấp vận tải đa phương thức sao cho phù hợp với Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài, nhìn chung các quốc gia đều công nhận loại hình này trong ngành dịch vụ của mình mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, điển hình như trong việc nắm giữ tỷ lệ vốn góp thành lập doanh nghiệp so với công ty trong nước. Riêng Singapore có một môi trường đầu tư rộng mở thì đã xoá bỏ hoàn toàn các hạn chế này. Đa số các quốc gia trong khu vực đều có những hạn chế trong lĩnh vưc vận tải, đây cũng là lý do chính dẫn đến việc Hiệp định khung về tạo thuận lợi cho vận tải liên khu vực vẫn còn bỏ ngỏ. Hiện nay, vấn đề hợp tác trong một số lĩnh vực vận tải mới chỉ đạt được ở cấp độ các Hiệp định đa phương giữa Malaysia và Brunei, Malaysia và Indonesia.

2.3 Xu hướng hợp tác phát triển dịch vụ logistics khu vực ASEAN

Trong tương lai, các ngành vận tải và logistics hạng nặng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các kế hoạch đưa Đông Nam Á trở thành một thị trường chung. Năm 2007, các nền kinh tế ASEAN đã cùng nhau đi đến xây dựng một lộ trình hợp nhất các dịch vụ vận tải và logistics trong khu vực, đảm bảo mục tiêu hình thành thị trường chung về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của khu vực. Các biện pháp để đảm bảo thực thi lộ trình này gồm: một hành làng logistics vận tải khu vực với nhiều cổng quốc gia khác nhau, tự do hoá vận chuyển hàng không trong khu vực vào năm 2008 và tự do hoá các dịch vụ vận tải vào năm 2013. Các xu hướng chính trị và kinh tế vĩ mô khác để thúc đẩy ngành dịch vụ logistics là bãi bỏ thuế quan


từng bước, thực hiện các thoả thuận tự do hoá thương mại theo kế hoạch giữa Đông Nam Á và các đối tác thương mại quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU, và các thoả thuận song phương về vận tải hàng hoá xuyên biên giới. Tất cả những xu hướng này sẽ dẫn tới đẩy nhanh và thông suốt các thủ tục hải quan, kiểm soát biên giới đối với hàng hoá được vận tải bằng đường không và đường bộ.‌


II. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại một số nước ASEAN

1. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Singapore.

1.1 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội

Nền kinh tế Singapore phát triển theo đường lối kinh tế tư bản, sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa. Singapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định, dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua các hàng hóa chưa gia công và chế biến để xuất khẩu.

Bảng 2.1. Các chỉ số kinh tế của Singapore giai đoạn 2003 – 2007


Năm

GDP

Thu nhập BQ/người/

tháng

Tốc độ tăng

trưởng

Tỷ lệ lạm

phát

Kim ngạch

Xuất khẩu

Kim ngạch

Nhập khẩu

Thị trường

XNK chính

2003

108,6 tỷUSD

25.380 USD

5,2%

0,7%

156,8 tỷ USD

145,1 tỷ USD

Malaysia Hoa Kỳ Nhật Bản Trung Quốc Đài Loan Hàn Quốc Thái Lan

Hồng Kông

2004

116,3 tỷ USD

27.180 USD

7,1%

1,7%

179,8 tỷ USD

164 tỷ USD

2005

124,3 tỷ USD

28.100 USD

6,9%

1%

204,8 tỷ USD

188,3 tỷ USD

2006

131,2 tỷ USD

29.270 USD

5,5%

1%

269,7 tỷ USD

236,8 tỷ USD

2007

137,5 tỷ USD

30.530 USD

4,8%

1,1%

342,5 tỷ USD

288,9 tỷ USD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam - 6

Nguồn: Asian Development Bank (2004, 2005, 2006, 2007, 2008), Asian Development Outlook


Để đối phó với thách thức của áp lực cạnh tranh toàn cầu do những tiến bộ kỹ thuật và toàn cầu hóa mang lại, Singapore đang tiến hành cải cách cơ cấu để đa dạng hóa, toàn cầu hóa và doanh nghiệp hóa nền kinh tế hơn nữa. Mở rộng quan hệ quốc tế sẽ kết nối Singapore với thị trường thế giới và các cơ hội đầu tư. Chính phủ Singapore thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của các doanh nghiệp, và hướng đến một nền kinh tế tri thức tăng trưởng nhờ đổi mới. Ngày nay, Singapore còn được biết đến như một trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á và trên thế giới, là nền kinh tế chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ, là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.

1.2 Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Singapore

1.2.1 Thực tiễn thị trường

Biết tận dụng lợi thế phát triển của các công ty đa quốc gia (MNCs) để thu hút đầu tư xây dựng thành trung tâm logistics, Singapore nổi lên như là một đất nước đi đầu trong ngành dịch vụ này ở Châu Á, giữ vị trí tương tự như vị trí của Hà Lan ở Châu Âu. Hiện nay ngành logistics đóng góp 7% vào GDP của Singapore, tạo ra hơn 92.000 việc làm và giá trị gia tăng của mỗi nhân viên đóng góp trong ngành này vào khoảng 116.000 SDG hàng năm. Dịch vụ logistics tại Singapore được đánh giá là phát triển nhất khu vực với hàm lượng công nghệ cao và hiện đại được ứng dụng ở hầu hết các khâu trong hệ thống logistics.

Những năm 80 của thế kỷ trước, quá trình sản xuất bắt đầu được chuyển dịch từ những nước có chi phí cao như Nhật Bản sang nơi có chi phí thấp hơn như các nước trong khu vực ASEAN. Tại thời điểm đó, chính phủ Singapore đã bắt tay vào xây dựng và phát triển đất nước trở thành trung tâm trung chuyển các loại hàng hoá có xuất xứ từ Singapore sang một số nước láng giềng trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và ngược lại. Singapore chủ động khuyến khích các công ty đa quốc gia và các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở hoạt


động và thiết lập hệ thống phân phối toàn cầu tại Singapore thông qua hàng loạt các chính sách ưu đãi ví dụ như miễn thuế cho các công ty mới thành lập.

Hiện nay, Singapore quy tụ đầy đủ hạ tầng cơ sở để phát triển ngành dịch vụ logistics. Singapore sở hữu cảng biển và sân bay tầm cỡ thế giới, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, mạng lưới viễn thông hiệu quả, môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, mức độ sử dụng công nghệ thông tin trên phạm vi rộng, năng lực phục vụ của ngành dịch vụ logistics tương đối lớn, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp và có kỹ năng. Sự phối kết hợp những yếu tố này đã giúp Singapore trở thành một trung tâm thương mại quốc tế hiện đại, làm nền tảng hoạt động cho một lượng lớn các công ty đa quốc gia và các công ty trong khu vực. Hơn 5000 công ty đa quốc gia đã chọn Singapore như là trung tâm phân phối và trung tâm logistics của họ ở Đông Nam Á, trong khi có 6000 công ty logistics đang hoạt động ở Singapore cung cấp dịch vụ vận tải, giao nhận, kho hàng và phân phối cho các công ty đa quốc gia này. Hầu hết các công ty logistics hàng đầu thế giới đều đặt văn phòng tại Singapore như Schenker, Keppel Logistics, APL Logistics, Maersk Logistics, Excel Logistics, UPS Logistics,…

Singapore là một đất nước rất nhỏ bé ở Châu Á song đây lại là nước tiên phong của Châu Á trong lĩnh vực logistics. Tuy nhiên không phải không còn tồn tại những nhược điểm trong ngành dịch vụ logistics. Singapore có diện tích tự nhiên và thị trường nội địa nhỏ hẹp dẫn tới giá cả dịch vụ cao so với mặt bằng thế giới và cũng phần nào hạn chế quy mô của các công ty cung cấp dịch vụ logistics trong nước. Theo số liệu thống kê năm 2004, 65% các công ty hoạt động trong ngành tại Singapore có doanh thu dưới 1 triệu SDG. Các công ty doanh thu trên 5 triệu SDG chỉ chiếm 8% số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhưng đóng góp 75% giá trị gia tăng của ngành dịch vụ này.


Theo đánh giá của các nhà phân tích, dịch vụ logistics tại Singapore còn đứt đoạn trong đó dịch vụ khách hàng chưa hiệu quả so với một số trung tâm phát triển khác trên thế giới như Hà Lan, Hồng Kông, và Mỹ. Tuy chính phủ Singapore rất chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực nhưng đa phần đội ngũ này còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, hoạt động marketing quảng bá Singapore như một trung tâm giao thông lớn của thế giới còn hạn chế.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, Singapore đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các quốc gia láng giềng và trong khu vực. Hồng Kông vốn là trạm trung chuyển hàng hoá truyền thống của Châu Á hiện cũng đang đầu tư phát triển dịch vụ logistics và đã hình thành Uỷ ban phát triển logistics chuyên trách về lĩnh vực này. Đài Loan đang phác thảo kế hoạch phát triển một trung tâm logistics trọng điểm của thế giới qua hàng loạt các giải pháp đẩy mạnh thương mại điện tử, cải cách hải quan và cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội. Malaysia, Thái Lan, Phillipines cũng đang huy động hết các nguồn lực trong và ngoài nước để nâng cấp cơ sở hạ tầng logistics, tăng cường năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư của thế giới.

1.2.2 Chương trình phát triển dịch vụ logistics tại Singapore

Hiện nay, chính phủ Singapore xác định logistics là một trong bốn ngành chính tạo nên sự tăng trưởng trong thiên niên kỷ mới. Năm 1997 chính phủ Singapore đã đưa ra chương trình ứng dụng và nâng cao lĩnh vực dịch vụ logistics (Logistics Enhancement and Application Program – LEAP) với bốn đặc điểm sau:

Phát triển những bí quyết mang tính kỹ thuật;

Phát triển nguồn nhân lực;

Phát triển cơ sở hạ tầng;

Cải tiến quy trình kinh doanh;


Môi trường kinh doanh hiện nay tại Singapore đạt mức độ tự do hoá rất cao và ngày càng rộng mở. Hiện nay Singapore hầu như không áp dụng bất cứ hạn chế hay phân biệt đối xử nào trong việc cấp phép thành lập các công ty vận tải đa phương thức hay công ty logistics trong nước lẫn nước ngoài. Singapore cũng thực hiện việc đối xử bình đẳng đối với các doanh nghiệp nước ngoài thể hiện ở việc không duy trì nhiều hạn chế đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài như ở nhiều quốc gia khác trong khu vực đang áp dụng.

Một trong những trọng tâm của chương trình phát triển dịch vụ logistics tại Singapore đó là chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics và có sứ mạng đưa Singapore trở thành trung tâm logistics tầm cỡ thế giới chính là Hiệp hội Logistics Singapore (SLA – Singapore Logistocs Association). Song song với nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển hoạt động logistics, SLA cũng đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm phát triển theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ lao động trong ngành logistics, coi đây là một trong những mục tiêu chính có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics ở Singapore.

1.2.3 Cơ sở hạ tầng logistics hiện đại

Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng cảng biển và sân bay trở thành đầu mối phân phối quan trọng là tâm điểm trong kế hoạch phát triển Singapore thành trung tâm logistics của thế giới.

Trung tâm phân phối đường biển (Shipping Hub)

Hệ thống cảng biển của Singapore được đánh giá là thu hút nhiều tàu thuyền qua lại nhất khu vực Châu Á, là nơi trung chuyển của hơn 400 hãng tàu lớn trên thế giới và liên kết hơn 700 cảng của trên 130 quốc gia. Bên cạnh đó, Singapore có một hệ thống kho bãi được đầu tư và trang bị rất hiện đại, phần lớn đã được tin học hoá. Thiết bị xếp dỡ hàng và thiết bị cầu cảng đều hiện đại và hoạt động rất


hiệu quả nhờ sự điều khiển của hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange). Cảng Singapore còn thiết lập hệ thống phân loại hàng hoá có tốc độ xử lý nhanh, gắn với các trung tâm logistics và kết nối với 6 trạm phân phối chính đặt tại Tanjong Pagar, Keppel, Brani, Pasir Panjang, Sembawang và Jurong. Các trạm phân phối này đều có thể phục vụ cho các loại phương tiện vận tải biển từ tàu chở hàng nhỏ, tàu container cho đến các tàu có trọng tải lớn. Dịch vụ chính được cung cấp tại cảng Singapore bao gồm: dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ lưu kho hàng, phân phối và cung cấp tàu chở hàng.

Cảng Singapore cũng là một trong những cảng nhộn nhịp nhất thế giới về container, có mức tăng trưởng hàng năm từ 4,2% đến 6,6%. Năm 2007, số lượng container được vận chuyển qua cảng Singapore 27,9 triệu chiếc tăng 12,7% so với 24,8 triệu container năm 2006. Tổng số tàu đến cảng năm 2007 là 182.745 tàu với tổng trọng tải là 1.242 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2006, doanh số bán nhiên liệu tăng 11,2%. Theo tạp chí Maritime and Port Authority of Singapore, 2003, đội tàu của Singapore gồm 3000 chiếc với tổng trọng tải là 23 triệu tấn, có độ tuổi trung bình là 11, đứng thứ 7 thế giới và thứ nhất châu Á. Năm 2007, chính phủ Singapore đã chi 1,4 tỷ USD mở rộng sức chứa cảng lên 40% trong 5 năm nhằm theo kịp với lượng hàng cao hơn từ thương mại toàn cầu.

Trung tâm phân phối đường hàng không (Aviation Hub)

Sân bay quốc gia Singapore – Changi Airport – có diện tích 1300 ha, cách trung tâm thương mại của Singapore 20 km về phía đông bắc. Sân bay nối với hơn 150 thành phố thuộc 50 quốc gia trên thế giới, sử dụng 13000 nhân công và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của đảo quốc. Về cơ sở hạ tầng, Changi có 2 đường băng song song, cả hai đường băng này đều được trang bị Hệ thống hạ cánh có điều khiển (Instrument Landing Systems) hướng dẫn máy bay trong mọi điều kiện thời tiết. Singapore Changi Airport có 2 nhà ga kết nối bằng hệ thống


di chuyển bằng băng chuyền. Một nhà ga thứ 3 đã được xây dựng và đã hoàn thành vào tháng 2 năm 2008. Một nhà ga cho các hãng hàng không giá rẻ đã được xây và mở cửa tháng 3/2005. Đây là một trong những sân bay vận chuyển hàng hóa hàng đầu thế giới - 1.854.610 tấn hàng năm 2005 tăng 3,3% so với năm trước, là trung tâm trung chuyển hàng hoá bằng đường hàng không đứng thứ 10 trên thế giới và thứ 5 của Châu Á.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một đặc điểm nổi bật của Changi Airpport. Để phục vụ chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không, Changi Airport có trang bị các thiết bị hiện đại như Hệ thống truyền dữ liệu điện tử hàng không (ACES – Air Cargo EDI System), Hệ thống thông quan trước cho hàng hoá và vận chuyển hàng nhanh (ACCESS – The Advance Clearance for Courier and Express Shipment System), Hệ thống thanh toán và hoá đơn điện tử (EPIC – The Electronic Payment and Invoicing for Cargo), v.v...

Hệ thống vận tải đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ tại Singapore khá tốt. Để đảm bảo các phương tiện lưu thông liên tục, chính phủ Singapore đã áp dụng đồng thời nhiều biện pháp như giới hạn nghiêm ngặt số lượng xe ô tô lưu hành trên đường, đánh thuế vào giá thành xe ô tô, tính phí điện tử khi tham gia giao thông và đầu tư vào hệ thống giao thông công cộng. Trong đó hệ thống tính phí điện tử được Chính phủ Singapore đưa vào sử dụng từ năm 1998 tỏ ra có hiệu quả hơn cả. Theo các nhà quản lý, khi việc tính phí này được áp dụng, lượng xe lưu hành trong thời gian tính phí đã giảm tới 50%.

Hệ thống tàu điện cao tốc (MRT) với tổng chiều dài 138km phủ dày trung tâm phía đông nam và một phần tây bắc đảo quốc góp phần phục vụ nhu cầu đi lại của phần lớn dân cư. Cuối năm 2006, chính phủ Singapore lên kế hoạch mở rộng hệ thống tàu điện cao tốc hiện có đến năm 2020, ước tính đầu tư của chính phủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022