Quản Trị Chuỗi Cung Ứng - Bước Phát Triển Cao Hơn Của Logistics


4. Logistics toàn cầu (Global Logistics)

Kỷ nguyên toàn cầu hoá đã chính thức thay thế thời kỳ “chiến tranh lạnh” kéo dài từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 80 của thể kỷ XX, với dấu mốc là sự kiện bức tường Berlin sụp đổ năm 1988. Toàn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ, đem lại sự phát triển năng động và vững chức cho nền kinh tế thế giới.

Khi nền kinh tế thế giới ngày càng mở rộng, phạm vi giữa các quốc gia dần bị xoá nhoà, khối lượng thương mại phát triển nhanh chóng và đặc biệt mạng lưới thông tin toàn cầu ngày càng hoàn thiện, việc lưu thông các yếu tố sản xuất kinh doanh giữa các nước là một thực tế đương nhiên. Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của logistics – logistics toàn cầu (Global Logistics).

Toàn cầu hóa logistics là xu hướng xây dựng một mạng lưới toàn cầu để lưu chuyển vốn, hàng hoá, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia, các khu vực. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của dịch vụ logistics trước yêu cầu hợp tác đa dạng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu. Logistics toàn cầu phức tạp hơn logistics trong nội bộ một doanh nghiệp hay một quốc gia rất nhiều do vẫn còn tồn tại những rào cản về ngôn ngữ, văn hoá, thể chế chính trị, hệ thống luật lệ, những mâu thuẫn giữa tập quán kinh doanh của các nước, chênh lệch tiền tệ, sự khác biệt về thời gian… những vấn đề muôn thuở trong nền kinh tế thế giới.

Trong xu hướng chung hiện nay, các công ty đa quốc gia, những chủ thể chính của nền kinh tế mới, hướng tới xây dựng cơ sở sản xuất và hệ thống phân phối của mình ở nước ngoài, thiết lập mạng lưới thông tin toàn cầu, tận dụng tối đa các nguồn lực tại chỗ ở các địa phương và thực hiện quản lý xuyên lục địa. Tất cả những điều kiện và xu hướng mới đó đang đặt các doanh nghiệp xây dựng


một hệ thống logistics toàn cầu để chu chuyển hàng hoá tới khắp mọi nơi trên thế giới. Các hệ thống logistics ở các khu vực khác nhau, các quốc gia khác nhau có thể không hoàn toàn giống nhau. Nhưng tất cả các hệ thống logistics đều có điểm chung là sự kết hợp khéo léo, khoa học, chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như: marketing, sản xuất, tài chính, vận tải, thu mua, dự trữ, phân phối… để đạt được mục đích phục vụ khách hàng tối đa với chi phí tối thiểu. Trong những thập niên đầu thế kỷ 21 logistics sẽ phát triển theo 3 xu hướng chính như sau:

Xu hướng thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của logistics, như: hệ thống thông tin quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số radio (Radio Frequency Identification – RFID), hệ thống truyền dữ liệu (Electronic Data Interchange - EDI)… Thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống logistics càng hiệu quả.

Xu hướng thứ hai, phương pháp quản lý logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp logistics đẩy (Push) theo truyền thống. Phương pháp đẩy là phương pháp tổ chức sản xuất theo dự báo nhu cầu thị trường. Phương pháp này tạo ra hàng tồn kho và “đẩy” ra thị trường để đáp ứng nhu cầu thực tế. Phương pháp đẩy bộc lộ những nhược điểm lớn như tạo ra khối lượng hàng tồn kho lớn, chu kỳ sản xuất dài, chi phí dự trữ cao, nhiều trường hợp hàng dự trữ không bán được do dự báo nhu cầu không chính xác. Phương pháp này đòi hỏi lượng vốn lưu động lớn, vòng quay chậm… Trái với phương pháp Đẩy, phương pháp Kéo hoạch định sản xuất dựa trên nhu cầu sản xuất thực và đơn hàng thực tế của thị trường, có nghĩa là nhu cầu của khách hàng “kéo” hàng từ sản xuất về phía thị trường. Phương pháp Kéo có ưu điểm là giảm tối thiểu khối lượng và chi phí hàng tồn kho, rút ngắn chu trình sản xuất, nhờ đó giảm vốn lưu động, tăng vòng quay vốn, phản ứng nhanh và hiệu quả hơn với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


những thay đổi của thị trường. Nhưng thực hiện được phương pháp này đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu rất khắt khe như: phải có khả năng phản ứng nhanh trước những yêu cầu của thị trường, tổ chức linh hoạt (do phải đáp ứng nhiều đơn hàng có quy mô nhỏ), phải tổ chức và quản lý tốt hệ thống thông tin, chu trình sản xuất được quản lý chặt chẽ, khoa học, có khả năng đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt về tiến độ , thời gian giao hàng,…

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam - 3

Xu hướng thứ ba, thuê dịch vụ logistics từ các công ty logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến. Đối với các công ty đa quốc gia, quy mô công ty ngày càng lớn, phạm vi hoạt động ngày càng rộng, thì hoạt động logistics càng phức tạp, đòi hỏi chi phí đầu tư và tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Tự tổ chức hoạt động logistics theo kiểu khép kín trong nội bộ từng công ty đòi hỏi chi phí lớn, dẫn đến hiệu quả thấp, đặc biệt trong lĩnh vực cung ứng nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia chuyển từ tự tổ chức hoạt động logistics sang thuê dịch vụ logistics từ các công ty logistics. Còn đối với các công ty nhỏ và vừa thì việc sử dụng các công ty logistics chuyên nghiệp là nhu cầu tất yếu.

Ví dụ, theo thống kê của tổ chức Amstrong & Associates, thị trường logistics toàn cầu năm 2007 được dự đoán đạt 645 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng là 4.1%. Trong đó, khu vực 3PL toàn cầu ước tính đạt doanh thu khoảng 430 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng ước tính 10%, cao gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng logistics toàn cầu. Sự tăng trưởng này chủ yếu do xu hướng thuê ngoài các hoạt động logistics đang tăng nhanh.


5. Quản trị chuỗi cung ứng - bước phát triển cao hơn của logistics

Trên thực tế do tồn tại rất nhiều quan điểm và định nghĩa về thuật ngữ “chuỗi cung ứng” nên dễ dẫn đến sự khó hiểu và nhầm lẫn. Robert J. Trent đưa


ra định nghĩa về chuỗi cung ứng như sau: “Chuỗi cung ứng là một nhóm gồm ba hoặc nhiều hơn các tổ chức kết nối trực tiếp bằng một hay nhiều dòng chảy xuôi hay ngược của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ một nhà cung ứng đến khách hàng.” Quan điểm này nhìn nhận chuỗi cung ứng như là tập hợp các quy trình có quan hệ với nhau chứ không phải là tập hợp các hoạt động riêng lẻ phi tuyến. Những quy trình này được thiết kế để đạt tới những mục tiêu hay kết quả cụ thể như phát triển một sản phẩm mới, hoàn thành đơn hàng, hay đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng. Dựa vào mô hình dư ới đây ta có thể thấy các hoạt động quản lý cung ứng tập trung vào phần ngược của chuỗi cung ứng và chủ yếu liên quan đến nhà cung cấp nguyên vật liệu và logistics đầu vào. Trong khi đó, các hoạt động phân phối liên quan đến giai đoạn mà quy trình sản xuất đã hoàn thành trong chuỗi cung ứng và thành phẩm được chuyển đến tay khách hàng.

Hình 1.1. Chuỗi cung ứng trong bối cảnh với các thuật ngữ: quản lý cung ứng (supply management), phân phối hàng hóa (physical distribution), chuỗi giá trị (value chain)


w

Nguồn: Robert J.Trent (2004), What everyone need to know about supply chain managemen, Supply Chain Management Review


Trong khi đó, các hoạt động phân phối liên quan đến giai đoạn mà quy trình sản xuất đã hoàn thành trong chuỗi cung ứng và thành phẩm được chuyển đến tay khách hàng. Theo Michael Porter - người đầu tiên phát triển khái niệm chuỗi giá trị vào thập niên 80 của thế kỷ XX - chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chủ chốt và hỗ trợ như được minh hoạ trong mô hình trên. Trong khi đó, chuỗi cung ứng chỉ bao gồm các hoạt động chủ chốt hay là những mảng vận hành của chuỗi giá trị. Do đó, chuỗi cung ứng có thể được hiểu như là một thành phần của chuỗi giá trị.

Xét theo một khía cạnh khác, chuỗi cung ứng được xem như bắt nguồn từ hoạt động logistics. Theo đó so với khái niệm “logistics” thì khái niệm “chuỗi cung ứng” gần tương tự nhau. Theo từ điển vận tải và logistics của Kogan Page: “Chuỗi cung ứng là sự kết nối liên tục giữa khâu cung ứng nguyên liệu thô thành thành phẩm thông qua quá trình sản xuất và khâu giao thành phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng; đồng thời chuỗi cung ứng cũng là sự tiếp nối của quá trình kinh doanh trong môi trường đơn thức hoặc đa thức nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng” Do đó, điểm khác biệt giữa khái niệm “logistics” và khái niệm “chuỗi cung ứng” nằm ở chỗ: xét trong môi trường doanh nghiệp thì logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu đến khi trao hàng hoá tới tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Còn chuỗi cung ứng bao gồm cả quá trình logistics bên ngoài doanh nghiệp, trong môi trường này có cả sự hiện diện của khách hàng, các nhà cung ứng cấp 1, cấp 2, cấp 3...Như vậy, quản trị chuỗi cung ứng (supply chain management) cũng được nhìn nhận là khái niệm rộng hơn so với khái niệm logistics của một doanh nghiệp. Sau đây là một số quan điểm thường thấy về quản trị chuỗi cung ứng:


Theo Micheal Hugos, tác giả cuốn “Essentials of supply chain management”

Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động phối hợp sản xuất, lưu kho đóng gói, vận tải giữa các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng nhằm đạt tới hiệu quả tốt nhất cho thị trường.

Theo Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á – Thái Bình Dương - ESCAP

Quản trị chuỗi cung ứng là tổng hợp những hoạt động của nhiều tổ chức trong chuỗi cung ứng và phản hồi trở lại thông những thông tin cần thiết, kịp thời bằng cách sử dụng mạng lưới công nghệ thông tin và truyền thông kỹ thuật số.

Theo các tác giả cuốn “The management of business logistics”

Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết nối các dòng sản phẩm hay vật liệu, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung cấp đầu tiên thông qua nhiều tổ chức trung gian để tới tay người tiêu dùng cuối cùng hay quản lý chuỗi cung cấp được nhìn nhận là một hệ thống kết nối các mạng lưới logistics bao phủ từ người cung cấp đầu tiên cho đến người tiêu dùng cuối cùng.

Như vậy, quản trị chuỗi cung ứng có thể bao gồm các khâu: phát triển sản phẩm và thương mại hoá, thu mua nguyên vật liệu, quản lý luồng sản xuất, xử lý vật liệu phế thải, quản lý cung cấp, phân phối, lưu kho, điều hành dây chuyền vận tải, hoàn thiện đơn đặt hàng, quản lý nhu cầu, quản trị dịch vụ khách hàng.‌


II. Khái quát chung về dịch vụ logistics

1. Dịch vụ logistics

1.1 Khái niệm dịch vụ logistics

Trong thời gian đầu, logistics chỉ đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế.


Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” chưa được đề cập nhiều đến trong các tài liệu trên thế giới. Ngược lại, ở Việt Nam, khái niệm logistics lại không được bàn tới, Luật Thương mại 2005 (Điều 233) chỉ đưa ra định nghĩa về dịch vụ logistics: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Luật thương mại 2005 coi dịch vụ logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa, những người kinh doanh cung cấp một trong các dịch vụ như nhận hàng, vận chuyển, làm thủ tục hải quan,… thì đều được coi là nhà cung cấp dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics theo cách định nghĩa này có bản chất là một hoạt động tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO).

Nếu cho rằng một doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh bất kỳ một trong nhiều công việc trên thì đều được xem là đã kinh doanh dịch vụ logistics thì sẽ dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh bất kỳ dịch vụ vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan… trên nguyên tắc cũng bị xem là họ kinh doanh dịch vụ logistics và phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mà pháp luật đặt ra đối với việc kinh doanh dịch vụ logistics (mức vốn điều lệ 10 tỷ đồng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).

Dịch vụ logistics ở đây phải được hiểu là một dịch vụ liên hoàn của nhiều dịch vụ, các dịch vụ này thuộc các giai đoạn từ tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo đó, dịch vụ logistics gắn liền với cả giai


đoạn nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối.

Qua việc phân biệt dịch vụ logistics với các dịch vụ giao nhận, vận tải, v.v… ta cũng phân định được rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý… với một nhà cung cấp dịch vụ logisitcs chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

1.2 Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu

Theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS – The General Agreement on Trade in Services) của tổ chức thương mại thế giới WTO thì dịch vụ logistics được chia thành 3 nhóm như sau:

Các dịch vụ logistics chủ yếu (Core freight logistics services)

Dịch vụ logistics chủ yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và mang tính quyết định đối với các dịch vụ khác. Dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm:

- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;

- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá.

- Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022