Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Logistics Tại Thái Lan


Đông Nam Á, nhằm luân chuyển hàng hoá đến các nước trong khu vực. Với nỗ lực để đưa cảng Klang (Westport và Northport) thành trung tâm chuyển tải của khu vực, chính phủ Malaysia đã quyết định lập cảng K’lang thành khu thương mại Tự do. Những cảng khác được hưởng quy chế Khu thương mại tự do là cảng Penang và cảng Johor.

Trong các khu thương mại tự do, chính phủ Malaysia cho phép thực hiện các hoạt động như: chuyển tải, phân phối hàng hoá trong khu vực; các hoạt động thương mại; lưu kho hàng hoá; kiểm tra và lấy mẫu; và các dịch vụ giá trị gia tăng như đóng gói và tái đóng gói, dán nhãn, lắp đặt, sửa chữa hàng trong quá trình lưu kho hoặc chuyển tải, xếp hàng, phân loại và hợp nhất hàng hoá. Hàng hoá lưu chuyển trong khu thương mại tự do được miễn phí hải quan, miễn phí lưu kho, miễn thuế cho hàng hoá nước ngoài chuyển tải qua cảng.

Như vậy, hoạt động của khu tự do thương mại đem lại nhiều lợi ích như: tiết kiệm chi phí qua đó giảm được giá thành sản phẩm, giảm các rào cản trong qua trình chuyển tải và tái xuất khẩu, đơn giản hoá các thủ tục. Điều này phù hợp với mục tiêu của Malaysia là thúc đẩy thương mại phân phối và thúc đẩy việc thành lập các trung tâm thu mua hàng hoá quốc tế của các công ty đa quốc gia ở các cảng trong nước.


3. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Thái Lan

3.1 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội

Nằm ở giữa khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có chung đường biên giới với nhiều nước như Lào, Myanmar, Campuchia và Malaysia, đồng thời cũng tiếp giáp với Vịnh Thái Lan ở phía Đông và Ấn Độ Dương ở phía tây. Vị trí này cho phép Thái Lan có thể phát triển thành công dịch vụ logistics.


Trong những năm gần đây nền kinh tế Thái Lan có xu hướng tăng trưởng mạnh tuy vẫn hàm chứa nhiều rủi ro. Thương mại quốc tế đóng vai trò dặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Thái Lan trong 3 thập kỷ qua. Kim ngạch xuất nhập khẩu hiện nay chiếm hơn 80% giá trị tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan.

Bảng 2.3. Các chỉ số kinh tế Thái Lan giai đoạn 2003 - 2007


Năm

GDP

Thu nhập BQ/người/ tháng

Tốc độ tăng trưởng

Tỷ lệ lạm phát

Kim ngạch Xuất khẩu

Kim ngạch Nhập khẩu

Thị trường XNK chính

2003

168 tỷ USD

2499 USD

4,6%

3%

68,6 tỷ USD

64,3 tỷ USD

Nhật Bản Trung Quốc Hoa Kỳ Malaysia Ấn Độ Singapore Đài Loan

2004

176 tỷ USD

2615 USD

4,8%

2,1%

96,1 tỷ USD

94,4 tỷ USD

2005

183,9 tỷUSD

2736 USD

4,5%

1,4%

105,8 tỷ USD

107 tỷ USD

2006

193,3 tỷ USD

2817 USD

5,1%

1,2%

116,4 tỷ USD

118,8 tỷ USD

2007

202,1 tỷ USD

2998 USD

4,9%

1,5%

126,8 tỷ USD

130,6 tỷ USD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam - 8

Nguồn: Asian Development Bank (2004, 2005, 2006, 2007, 2008), Asian Development Outlook

Chính phủ hiện nay của Thái Lan đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh kinh tế nội lực đồng thời hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu. Mô hình phát triển song song hai chiều đầu tư tiêu dùng trong nước và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm tạo sức mạnh và nâng cao mối liên kết hiệu quả giữa nền kinh tế trong nước và thị trường toàn cầu.

3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Thái Lan

3.2.1 Thực tiễn thị trường

Theo nghiên cứu của Uỷ ban phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia – Thái Lan, trong 5 năm từ 2000 đến 2004, tổng chi phí logistics của Thái Lan đã giảm từ mức chiếm 21,8% GDP vào năm 2000 xuống còn 15,6% vào năm 2004. Có được kết quả khả quan này là do gia tăng nhận thức về vai trò của logistics và nỗ lực


của các doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí logistics. Chi phí logistics trong năm 2005 tăng nhẹ chiếm 16% GDP do các tác động khách quan mà đặc biệt là sự tăng mạnh của giá dầu thế giới. Tuy nhiên, chi phí logistics tại Thái Lan vẫn bị xem là khá cao nếu đem so sánh với chi phí logistics tại một số nước phát triển. Theo đó nếu giảm chi phí logistics sẽ tăng đáng kể tính cạnh tranh của các loại hàng hoá và dịch vụ của Thái Lan trên thị trường quốc tế.

Hình 2.1. Chi phí logistics tại Thái Lan trong tương quan so sánh với một số nước trên thế giới


21%

16%

13%

11%


11%

9%

China


Thailand


India


EU


Japan


USA


0% 5% 10% 15% 20% 25%


Nguồn: Kamonchanok Suthiwartnarueput – The University of Chulalongkorn, Bangkok, Thailand (2007), The current situation of Thailand’s logistics.

Ngành dịch vụ logistics của Thái Lan hiện nay mới chỉ dừng lại ở giai đoạn phát triển thấp nhất của logistics, giai đoạn “phân phối vật chất” (Physical Distribution). Hầu hết các công ty logistics trong nước chỉ tập trung vào khâu phân phối hàng hoá hoặc dịch vụ, thiếu các loại hình dịch vụ mang tính tích hợp. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin trong ngành còn hạn chế, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics còn ít, thiếu sự phối hợp giữa các phương thức vận tải, thiếu các quy định pháp lý điều chỉnh loại hình dịch vụ này.


Theo Uỷ ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia - Thái Lan, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển ngành dịch vụ logistics tại Thái Lan bao gồm:

Các nhân tố tác động bên ngoài như: sự xuất hiện xu hướng mới trong thương mại quốc tế với mức độ tham gia của các nước đang phát triển ngày càng sâu và rộng, xu hướng phát triển đi trước của công nghệ; sự leo thang của giá cả năng lượng; hội nhập kinh tế khu vực ngày càng trở nên phổ biến.

Các nhân tố tác động từ bên trong như: vấn đề tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường chính và sự liên kết trong nội địa chưa phù hợp; tồn tại quá nhiều các loại giấy tờ trong quá trình xuất khẩu; việc quản lý logistics kém hiệu quả trong khu vực sản xuất; các nhà cung cấp dịch vụ trong nước hầu hết chỉ cung cấp dịch vụ có giá trị gia tăng thấp và không mang tính cạnh tranh; thiếu đội ngũ các chuyên gia trong ngành dịch vụ logistics và nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.

3.2.2 Chương trình phát triển dịch vụ logistics tại Thái Lan

Trước nhận thức vai trò đặc biệt quan trọng của ngành dịch vụ logistics như là một ngành kinh tế độc lập ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc gia nói riêng và sự phát triển kinh tế bền vững của quốc gia nói chung, chính phủ Thái Lan thấy cần thết phải xây dựng chiến lược phát triển cho ngành dịch vụ này. Đây là một chiến lược ngắn hạn được triển khai thực hiện trong 5 năm từ 2006 đến 2010 với hai mục tiêu cơ bản là:

Thứ nhất, xây dựng ngành dịch vụ logistics có chất lượng dịch vụ cao với chi phí được giảm thiểu đáng kể. Dịch vụ phải bao phủ trên cả nước, đúng thời gian và thông suốt, đảm bảo an toàn cho hàng hoá tránh các tổn thất đồng thời tích hợp các dịch vụ giá trị gia tăng. Tiến hành cắt giảm chi phí ở mọi khâu vận chuyển và


lưu kho hàng hoá, điều hành quản lý, thông quan đồng thời tránh các chi phí bồi thường tổn thất, mất mát hàng hoá trong chuyên chở, v.v…

Thứ hai, xây dựng chiến lược cũng nhằm phối hợp hoạt động và quản lý một cách thống nhất, tránh chồng chéo của cơ quan quản lý nhà nước, điều chỉnh các loại hình hoạt động kinh tế tư nhân vốn tồn tại dưới nhiều loại hình, tránh xung đột về lợi ích kinh tế.

Do đó, phạm vi điều chỉnh của chiến lược tương đối rộng, bao gồm:

Các chính sách, nguyên tắc điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics;

Việc giám sát tính hiệu quả của ngành dịch vụ logistics;

Quá trình tham gia của các chủ thể trong ngành dịch vụ: người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, nhà cung cấp hạ tầng và dịch vụ công cộng (ví dụ như dịch vụ hải quan), chính quyền địa phương, các bộ phận hoạch định chính sách của chính phủ;

Hạ tầng tài chính, chính sách về giá và chi phí, các ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng của chính phủ, các kế hoạch sử dụng đất đai cho các hành lang vận tải, các trung tâm logistics;

Bộ máy quản lý và kiểm soát.

Chiến lược phát triển dịch vụ logistics tại Thái Lan giai đoạn 2006 - 2010 tập trung chủ yếu vào mục tiêu cắt giảm chi phí logistics và xây dựng một dự án triển khai áp dụng E-logistics hiệu quả.

Các biện pháp cắt giảm chi phí logistics

Thái Lan đã xây dựng kế hoạch cắt giảm chi phí chi tiết và cụ thể cho từng hoạt động logistics. Theo đó, đến cuối giai đoạn thực hiện kế hoạch vào năm 2010 chi phí logistics chỉ còn chiếm 13% GDP của Thái Lan. Chi phí logistics bao gồm 3 bộ phận cấu thành chính đó là: chi phí vận tải, chi phí lưu kho hàng hoá và chi


phí quản lý. Tiết kiệm từng loại chi phí bộ phận sẽ dẫn đến giảm thiểu được chi phí logistics tổng thể. Chính phủ đặt mục tiêu giảm chi phí vận tải, chi phí hàng tồn kho và lưu kho hàng hoá từ 7,3% và 7,2% xuống còn 6% cho mỗi loại chi phí, trong khi điều chỉnh chi phí quản lý từ 1,5% xuống 1,0% trong năm 2010.

Ta có thể quan sát rõ mức cắt giảm chi phí trong từng khâu của chuỗi dịch vụ logistics như trong hình dưới đây.

Hình 2.2. Các hoạt động giúp cắt giảm chi phí logistics tại Thái Lan


Nguồn: Kamonchanok Suthiwartnarueput – The University of Chulalongkorn, Bangkok, Thailand (2007), The current situation of Thailand’s logistics

Với mục tiêu cắt giảm chi phí logistics, Thái Lan đã tiến hành xây dựng hệ thống vận tải thống nhất và liên thông giữa các tỉnh, thành phố; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong nước hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của các công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài; đồng thời phát triển hệ thống E-logistics để giảm thiểu chi phí chứng từ trong thương mại.


Dự án E-logistics

E-logistics là một hạ tầng mở, độc lập, an toàn và đáng tin cậy. Hệ thống E- logistics là nền tảng liên kết khu vực nhà nước và tư nhân trên nền tảng thương mại điện tử. Các chủ thể tham gia hệ thống E-logistics là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các nhà cung cấp dịch vụ logistics; các công ty giao nhận vận tải; các trạm, ga, sân bảy, bến cảng; các ngân hàng và thể chế tài chính; các cơ quan trực thuộc chính phủ.

E-logistics sẽ không chỉ là việc cung cấp một mạng lưới toàn cầu trong thương mại mà còn là một yêu cầu mang tính cạnh tranh cho Thái Lan để tham gia vào Trục liên minh thương mại điện tử Châu Á (Pan-Asian e-Commerce Alliance)

- thiết lập bởi các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Malaysia từ năm 1999. Với nhu cầu này, mục tiêu đề ra khi xây dựng dự án E-logistics của Thái Lan là:

Đạt mức quy chuẩn quốc tế, tiến tới phát triển thành trung tâm thương mại điện tử tạo thuận lợi cho dòng thông tin di chuyển trong khu vực ASEAN và trên toàn cầu;

Áp dụng các giải pháp B2B và B2G cho mọi hoạt động thương mại và logistics, triển khai các giao dịch liên quan đến hải quan điện tử (e-custom), đăng ký cấp phép điện tử (e-license), cảng điện tử (e-port)…

Nâng cao trình độ ứng dụng thương mại điện tử trong khối doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua đó nâng cao tính cạnh tranh trong thương mại và trong logistics cho Thái Lan.

Dự án E-logistics tại Thái Lan cũng tập trung phát triển các dịch vụ như: dịch vụ cốt lõi về chứng từ điện tử (Electronic Message Routing Services); dịch vụ kế thừa dữ liệu (Data Inheritance Services); dịch vụ trao đổi chứng từ điện tử (Electronic Message Transformation Services) và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử


(Electronic Data Interchange); dịch vụ bảo mật thông tin (Information Security Services); dịch vụ phân tích và thống kê (Statistical and Analytical Services) và mạng lưới thương mại toàn cầu (Global Trade Network).

3.2.3 Chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ logistics tại Thái Lan

Hiện nay, chính phủ Thái Lan đang khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường này để thúc đẩy cạnh tranh. Trong đó đặc biệt khuyến khích đầu tư vào công nghệ thông tin để thực hiện quản lý và kiểm soát các hoạt động. Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các dịch vụ logistics tích hợp song song với quản lý có hiệu quả sản xuất và chuỗi cung ứng sản phẩm.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Với đặc điểm địa hình như ở Thái Lan, cần thiết phải xây dựng một hệ thống vận tải có thể phục vụ đồng thời nhiều loại hình phương tiện vận tải như đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Hơn nữa các tuyến đường cao tốc nối kết Thái Lan và các nước khác trong khu vực đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thương mại và đầu tư nội khối.

Chính phủ Thái Lan đang thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới và hệ thống logistics với sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành, từ khu vực tư nhân tới khu vực nhà nước đặc biệt là các cơ quan chính phủ như: Bộ truyền thông, Bộ Công nghiệp, Bộ thương mại, Viện thương mại, Liên đoàn công nghiệp Thái Lan, và nhiều chuyên gia trong ngành vận tải và logistics.

Bên cạnh đó, Thái Lan còn thực hiện cải cách kinh tế trong nước bao gồm cả tự do hoá thương mại nhằm mục tiêu tăng tính hiệu quả của nền kinh tế. Hiện nay, cải cách kinh tế và tự do hoá thương mại tại Thái Lan mang lại các kết quả:

Thúc đẩy khung pháp lý và thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Năm 1999, Thái Lan đã thông qua bộ luật kinh doanh nước ngoài (Foreign

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí