Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Logistics Tại Malaysia


cho chương trình này là 40 tỷ SGD (khoảng 28 tỷ USD). Tuy nhiên, với diện tích đất nước rất nhỏ, vận tải đường bộ trong nội địa Singapore thường ngắn và không phức tạp, do đó cũng không đóng vai trò quan trọng như các phương thức vận chuyển khác.

Về vận chuyển đường sắt. Đất nước Singapore có diện tích nhỏ hẹp nên không có điều kiện xây dựng mạng lưới đường sắt quốc gia. Một tuyến đường xe hoả chạy qua eo biển Johor nối liền Singapore với hệ thống đường xe hoả Malaysia.

Mạng lưới cổng thông tin (Portnet)

Một trong những chiến lược được chính phủ Singapore quan tâm là đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics nhằm đưa Singapore trở thành một trục E-logistics hàng đầu thế giới. Singapore đã đưa vào áp dụng mạng lưới cổng thông tin trong ngành logistics (Portnet). Mạng lưới này giúp các hãng tàu, các nhà vận tải, các nhà giao nhận hàng đến các cơ quan chính phủ quản lý thông tin tốt hơn. Portnet sử dụng công nghệ thông tin để đơn giản, đồng bộ hóa và thực hiện tương tác giữa các quy trình phức tạp như vận chuyển và theo dõi hàng. Portnet cũng khiến cho việc chuyển giao thông tin hiệu quả hơn. Các đối tác nước ngoài có thể lên kế hoạch cho hàng hoá ở Singapore và thông tin sau đó được chuyển đến tất cả các bên liên quan. Ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics tại Singapore liên quan tới 3 lĩnh vực:

- Công nghệ thông tin mạng dùng cho dòng thông tin và dòng tiền, bao gồm các ứng dụng: Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử - EDI cho phép trao đổi dòng thông tin kinh doanh, Hệ thống định vị toàn cầu – GPS là công nghệ lưu lại hành trình của xe tải và hàng hoá, Mạng LAN - Mạng nội bộ hữu tuyến và vô tuyến,...

- Công nghệ AIDC (công nghệ thu thập dữ liệu và xác minh tự động) và công nghệ mạng để thực hiện việc chứng nhận và xử lý dòng sản phẩm. Công nghệ


AIDC tại Singapore cụ thể là ứng dụng công nghệ RFID - phương thức đọc và viết thông tin vô tuyến từ một nhãn hàng hoá, là một phương thức xác minh hàng hoá phổ biến và hữu hiệu

- Công nghệ hỗ trợ lập kế hoạch, thực hiện và quản trị logistics


2. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Malaysia

2.1 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội

Nằm ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, lãnh thổ gồm 2 phần cách nhau 531km, liên bang Malaysia có rất nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý để phát triển dịch vụ logistics.

Malaysia vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng nhờ thực hiện chính sách kinh tế mới với mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế. Hiện nay, Malaysia đang chuyển dần sang nền kinh tế mà khu vực tư nhân nắm vai trò chủ đạo. Malaysia cũng là một nền kinh tế mở nhưng khác với Singapore, Malaysia có sản lượng tài nguyên dồi dào, điệu kiện tự nhiên cho phép phát triển nền kinh tế với cơ cầu có đủ 3 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.2. Các chỉ số kinh tế của Malaysia giai đoạn 2003 - 2007


Năm

GDP

Thu nhập BQ/người/ tháng

Tốc độ tăng trưởng

Tỷ lệ lạm phát

Kim ngạch Xuất khẩu

Kim ngạch Nhập khẩu

Thị trường XNK chính

2003

108,2 tỷ USD

3.450 USD

5,2%

1,2%

113,8 tỷ USD

95,6 tỷ USD

Singapore Nhật Bản Trung Quốc Hoa Kỳ Thái Lan Hàn Quốc Hồng Kông

2004

115,9 tỷ USD

3.740 USD

7,1%

1,4%

126,3 tỷ USD

105,2 tỷ USD

2005

122 tỷ USD

3.880 USD

5,3%

1,3%

141,1 tỷ USD

118,7 tỷ USD

2006

129,2 tỷ USD

4.010 USD

5,9%

1,3%

158 tỷ USD

131,8 tỷ USD

2007

136,7 tỷ USD

4.120 USD

5,8%

1,2%

173,8 tỷ USD

147,6 tỷ USD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam - 7

Nguồn: Asian Development Bank (2004, 2005, 2006, 2007, 2008), Asian Development Outlook


Kinh tế Malaysia hiện nay đang ngày càng hội nhập sâu vào thị trường thế giới. Malaysia đang phát triển dựa trên các nền tảng vững chắc như hệ thống ngân hàng tài chính mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dự trữ ngoại tệ cao, cán cân thanh toán hợp lý và thặng dư thương mại cao luôn được duy trì.


2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Malaysia

2.2.1 Thực tiễn thị trường

Vai trò quan trọng của ngành dịch vụ logistics đang ngày càng được công nhận ở Malaysia. Hiện nay ngành dịch vụ logistics được coi như một ngành độc lập giữ vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế hơn là một ngành có tính chất phụ trợ như quan điểm nhìn nhận trước đây.

Năm 2005, doanh thu của ngành dịch vụ logistics đóng góp đạt 23,2 tỷ ringgit tương đương với 8,8% GDP của Malaysia. Với chính sách khuyến khích đầu tư mạnh mẽ, trong năm 2006 ngành dịch vụ này thu hút nguồn vốn đầu tư lên tới 46 tỷ ringgit tài trợ cho 1007 dự án.

Malaysia đang vươn lên cạnh tranh với Singapore để trở thành một trung tâm vận tải biển và logistics trong khu vực. Nhiều công ty vận tải biển đã chuyển trụ sở làm việc tại Singapore sang Malaysia như tập đoàn vận tải biển China Shipping Group (CSG) của Trung Quốc chuyển trụ sở sang cảng Westport ở Port K’lang (Malaysia), công ty vận tải biển Maersk Sealand của Đan Mạch và Công ty Evergreen của Đài Loan chuyển trụ sở đến cảng Tanjung Pelepas của Malaysia. CSG dự báo khối lượng vận chuyển hàng hoá của công ty này qua cảng Westport của Malaysia sẽ tăng từ 300.000 TEU năm 2004 lên 350.000 TEU năm 2005 và phấn đấu đến năm 2010, CSG sẽ trở thành một trong 3 tập đoàn vận chuyển container hàng đầu thế giới. Ngày nay, ở Malaysia, các nhà cung cấp dịch vụ logistics tồn tại chủ yếu dưới dạng các công ty cung cấp dịch vụ đơn lẻ ví dụ như


các công ty giao nhận kho vận, các công ty vận tải và các công ty làm dịch vụ lưu kho hàng hóa. Có khoảng 22,000 công ty hoạt động trong lĩnh vưc logistics tại Malaysia dưới rất nhiều loại hình hoạt động.

2.2.2 Chương trình phát triển dịch vụ logistics tại Malaysia

Nhận định được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ logistics đối với nền kinh tế quốc dân, chính phủ Malaysia đã xây dựng chương trình phát triển dài hạn ngành dịch vụ logistics đến năm 2020. Chương trình này nằm trong Tổng kế hoạch phát triển công nghiệp đợt 3 (Third Industrial Master Plan – IMP3) giai đoạn 2006 – 2020 của chính phủ Malaysia với các mục tiêu cụ thể như sau:

Tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 8,6% trong cả giai đoạn kế hoạch;

Ước tính đóng góp của ngành logistics vào GDP năm 2020 là 12,1%;

Tăng khối lượng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển lên gấp hơn 3 lần, từ 252,6 triệu tấn năm 2005 lên tới 751 triệu tấn vào năm 2020;

Tăng khối lượng chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không lên gấp 2 lần, từ 1 triệu tấn năm 2005 lên 2,4 triệu tấn năm 2020;

Tăng khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt và đường bộ lên gấp 4 lần, từ 4 triệu tấn năm 2005 lên tới 18,6 triệu tấn năm 2020.

Kế hoạch IMP3 đã đề ra định hướng mang tính chiến lược đối với phát triển dịch vụ logistics với với nội dun chủ yếu như sau:

Tạo ra tính hiệu quả và cạnh tranh trong nội bộ ngành dịch vụ logistics tạo đà thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá tại Malaysia

Phát triển ngành dịch vụ logistics, đặc biệt là đa dạng hoá các loại hình phương tiện vận tải để hoạt động trong môi trường quốc tế cạnh tranh

Nâng cao sức chứa và khả năng phục vụ của ngành để thúc đẩy sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu


Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại

Đảm bảo nguồn cung nhân lực tương xứng và có trình độ

Tăng cường sức mạnh cho chương trình này thông qua hợp tác hoạt động của các cơ quan liên bộ. Lên kế hoạch, hoạt động và quản lý chính sách và đánh giá ảnh hưởng của ngành dịch vụ logistics.

Để thúc đẩy phát triển đầu tư sang lĩnh vực dịch vụ logistics tổng hợp, chính phủ Malaysia đang tiến hành các biện pháp ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư vào khu vực này. Tính đến thời điểm hiện nay, chính phủ Malaysia đã đầu tư

744.7 triệu ringgit cho 12 công ty trong nước chuyển mô hình hoạt động cung cấp các loại hình dịch vụ logistics tích hợp. Bên cạnh đó, từ năm 2002 chính phủ Malaysia chủ trương khuyến khích các công ty giao nhận, công ty vận tải hợp nhất với nhau để trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba.

Chính phủ Malaysia cũng khuyến khích các công ty địa phương đầu tư ra nước ngoài tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm 2005, công ty logistics IDS của Malaysia đã tiến hành các hoạt động logistic tổng hợp quốc tế với số vốn đầu tư 44.5 triệu ringgit để mở rộng hoạt động ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Cung cấp các dịch vụ bao gồm quản lý hàng tồn kho, quản trị logistic, vận tải và phân phối.

2.2.4 Cơ sở hạ tầng logistics tại Malaysia

Hệ thống hạ tầng vận tải được đầu tư đồng bộ và toàn diện

Với đặc trưng riêng về địa hình bị chia cắt thành 2 khu vực, việc đảm bảo cho hoạt động vận tải thông suốt trong nội địa Malaysia gặp không ít khó khăn. Để khắc phục khó khăn này, Malaysia đặc biệt chú trọng vào hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt.


Malaysia sở hữu một hệ thống giao thông đường bộ rộng với tổng chiều dài 79,000 km và có chất lượng tốt vào loại số một châu Á. Tuyến đường cao tốc Bắc- Nam nằm trên bán đảo Peninsular phía tây của Malaysia là tuyến đường có cơ sở hạ tầng vận tải lớn nhất cả nước, liên kết các khu công nghiệp chính với thành phố trung tâm Peninsular. Hàng loạt các đường cao tốc cũng liên kết với các trung tâm phát triển với cảng biển, sân bay và ga xe lửa xuyên suốt bán đảo Peninsular, cung cấp các phương thức vận tải hiệu quả trong chuyên chở hàng hoá. Tuyến đường cao tốc Đông-Tây là một phần của hệ thống đường cao tốc ASEAN kết nối Thái Lan với Malaysia. Tuy nhiên tắc nghẽn giao thông vẫn xảy ra ở Malaysia khi tốc độ xây dựng đường bộ không theo kịp với tốc độ gia tăng các phương tiện vận tải. Để hạn chế số lượng xe tham gia giao thông, chính phủ Malaysia đã đưa vào hệ thống giao thông công cộng (xe buýt, taxi, tàu điện). Bên cạnh đó, Malaysia thực hiện hợp lý hoá các tuyến đường và cung cấp các thiết bị phụ trợ như hệ thống các ga, trạm, tín hiệu giao thông và hệ thống thông tin trên các tuyến đường.

Hệ thống đường sắt được trang bị hiện đại đóng vai trò huyết mạch trong hệ thống giao thông vận tải nội địa của Malaysia. Từ một đường ray đầu tiên được xây dựng vào năm 1885 nối thị trấn Taiping tới cảng Weld, ngày nay hệ thống đường sắt của Malaysia đã phát triển thành một mạng lưới với 2.262 km chiều dài phát triển song song với nhịp độ tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của Malaysia. Hơn nữa, chính phủ Malaysia lên kế hoạch tiếp tục chi 6,8 tỷ ringgit để mở rộng mạng lưới đường sắt và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải trong ngành đường sắt giai đoạn 2006 – 2010.

Dịch vụ vận tải đường sắt ở Malaysia bao gồm hệ thống chuyển tải hạng nhẹ liên kết 5 thành phố, hệ thống đường ray được điện khí hoá qua các bang, các dự án đường ray được mở rộng nối với cảng biển. Để hoàn thiện hệ thống đường cao tốc của Malaysia, dịch vụ vận chuyển container Kuala Lumpur – Bangkok – Kuala


Lumpur được biết đến như là một bước đi đầu tiên cho tuyến vận chuyển hàng nhanh bằng đường sắt của khu vực ASEAN với mục tiêu mở rộng tuyến đường này trở thành tuyến đường sắt liên kết chuyển tải Châu Á đi qua địa phận Singapore, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và kết thúc tại Côn Minh, Trung Quốc.

Bố trí các cảng container nội địa (ICD) như là các điểm liên kết các loại hình vận tải

Các trạm container là nơi giao nhận và bảo quản hàng hoá bằng container. Ở đây có thể tiến hành cả việc sửa chữa vỏ container, tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu. Các trạm container này được bố trí ở điểm nằm sâu trong nội địa, người ta gọi là cảng cạn (Inland Clearance Depot – ICD) hay cảng thông quan nội địa. Việc phát triển các ICD đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cấp và liên kết các phương tiện vận tải mang lại hiệu quả trong phân phối hàng hoá. Điều này đặc biệt đúng với một quốc gia có nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong container gia tăng nhanh chóng và có nhiều loại địa hình chuyên chở như Malaysia. Trước đây, ở Malaysia các khu chứa container chủ yếu được bố trí trong các cảng lớn. Tuy nhiên, hiện nay với chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nội địa đã thúc đẩy xây dựng các trạm container nằm bên ngoài các cảng lớn không những đảm bảo phân phối hàng hoá trong nội địa mà còn có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ các cảng chính.

Hiện nay, bán đảo Peninsular của Malaysia được bao phủ bởi mạng lưới đường cao tốc hiện đại liên thông các tỉnh thành trên cả nước, đây cũng là nhân tố thúc đẩy phát triển các trạm container. 5 trạm container và cảng nội địa chính được bố trí như sau:


Trạm container Ipoh phục vụ khu kinh tế Kinta Valley của tỉnh Perak;

Trạm container Padang Besar nằm sát biên giới Malaysia – Thái Lan kết hợp với tuyến đường sắt liên kết giữa hai quốc gia tạo ra mối thông thương giữa hai nước;

Cảng nội địa Nilai, đặt tại khu vực phía bắc cảng K’lang chủ yếu là để phục vụ các chủ hàng ở khu vực phía bắc K’lang Valley, các khu công nghiệp quanh Senawang và sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

Cảng nội địa Segamat có tầm ảnh hưởng chiến lược đối với tuyết đường sắt huyết mạch liên kết bờ biển phía đông và phía tây của bán đảo Peninsular, có thể hỗ trợ cảng Johor và cảng Tanjung Pelepas ở khu vực phía nam.

Tất cả các trạm container và các cảng nội địa này đều được liên kết với các tuyến đường sắt, đường bộ, các cảng ở từng khu vực riêng đảm bảo việc luân chuyển vào và ra một cách thông suốt. Các trạm container và cảng nội địa này đều được cung cấp các dịch vụ hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho qua trình thông quan hàng hoá trước khi chúng được chuyên chở tới các cảng để làm thủ tục xuất hay nhập khẩu, tránh gây ùn tắc tại cảng.

Từ khi các công ty vận tải đường bộ và các công ty giao nhận được phép tham gia sở hữu các khu chứa container ở Malaysia, họ bắt đầu có cơ hội mở rộng chức năng hoạt động của mình bằng cách cung cấp rất nhiều các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng bên cạnh các dịch vụ truyền thống.

Xây dựng các khu thương mại tự do (Free Commercial Zone – FCZ) với vai trò hỗ trợ các cảng chính để trở thành trung tâm chuyển tải trong khu vực

Mục đích của chính phủ Malaysia trong việc xây dựng các khu thương mại tự do, nhằm tạo ra một “cú huých” cho các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch và dịch vụ tại các địa điểm có vị trí thuận lợi về địa lý với các quốc gia khác tại

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí