Kinh Nghiệm Phát Triển Dịch Vụ Logistics Tại Một Số Nước Asean


Business Act) thay thế cho bộ luật cũ (1972 Alien business law) cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu đến 75% hoặc 100% vốn đầu tư với phạm vi các hoạt động kinh doanh rộng hơn tuỳ thuộc vào điều kiện đặc biệt

Thúc đẩy chính sách mậu dịch dễ dàng (trade facilitation): Thái Lan coi việc đơn giản hoá các thủ tục hải quan như là một thành tố quan trọng cho chính sách mậu dịch dễ dàng. Từ năm 1999, cơ quan hải quan của Thái Lan đã đưa vào sử dụng phần mềm truyền dữ liệu điện tử (EDI) để giảm thiểu các loại giấy tờ và rút ngắn thời gian thông quan.

Ba nguyên tắc chủ đạo trong cải cách kinh tế của Thái Lan bao gồm: phát triển thịnh vượng, phát triển cân bằng và bền vững, thực hiện phân phối tốt hơn trong xã hội. Với 3 nguyên tắc chủ đạo như trên, logistics đóng một vai trò quan trọng như một phương tiện kỹ thuật chủ đạo để thúc đẩy cải cách kinh tế quốc gia phát triển song song hai chiều.


III. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics tại một số nước ASEAN

Hiện tại logistics đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mọi quốc gia, mọi công ty trên thế giới. Xây dựng đất nước trở thành trung tâm logistics của thế giới là tham vọng của nhiều quốc gia đã cho thấy logistics không những là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển mà đây cũng chính là một ngành kinh tế độc lập có triển vọng phát triển rất lớn trong đời sống kinh tế hiện đại.

Qua phân tích thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistics ở một số quốc gia Đông Nam Á, chúng ta có thể tổng kết một số bài học kinh nghiệm quý báu cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý của Việt Nam cũng như với nhiều nước đi sau trong việc ứng dụng và phát triển ngành dịch vụ logistics.


1. Định hướng phát triển dịch vụ logistics phụ thuộc vào trình độ phát triển hiện tại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thái Lan, Malaysia và Singapore là 3 quốc gia phát triển nhất trong khu vực ASEAN về dịch vụ logistics tuy nhiên với các trình độ khác nhau. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics ở các quốc gia này cũng không giống nhau, phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển ngành hiện tại của mỗi quốc gia.

Trong 3 quốc gia nghiên cứu, Thái Lan là nước đi sau cùng trong việc phát triển ngành dịch vụ logistics và cũng là quốc gia có trình độ phát triển dịch vụ logistics gần nhất với Việt Nam. Bản thân ngành dịch vụ này tại Thái Lan còn bộc lộ nhiều hạn chế như: chi phí logistics còn cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, các công ty logistics Thái Lan hiện nay mới chỉ tập trung hoạt động vào khâu phân phối, thiếu các hoạt động mang tính tích hợp. Vì vậy, mục tiêu trước nhất của Thái Lan là nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời giảm chi phí logistics. Theo đó các biện pháp áp dụng chủ đạo trong ngắn hạn của Thái Lan là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào kinh doanh dịch vụ nhằm tận dụng đặc điểm linh hoạt của khu vực kinh tế tư nhân và nâng cao tính cạnh tranh trong ngành.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam - 9

Malaysia đứng ở vị trí thứ hai. Hiện nay, đã có một số công ty logistics quốc tế kinh doanh dịch vụ trên lãnh thổ Malaysia, thậm chí có công ty chuyển trụ sở kinh doanh từ Singapore sang Malaysia hứa hẹn đây sẽ trở thành một trung tâm chuyển tải và logistics lớn trong khu vực cạnh tranh với Singapore. Với năng lực hiện tại của ngành dịch vụ logistics cho phép chính phủ Malaysia đề ra mục tiêu dài hạn hơn với các chiến lược nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng ngành từng bước hiện đại.


Singapore là một quốc gia có lịch sử phát triển ngành dịch vụ logistics lâu nhất trong khu vực Đông Nam Á và là quốc gia thành công nhất. Trình độ phát triển ngành dịch vụ này tại Singapore ngang tầm thế giới. Ngành dịch vụ logistics đã từ lâu được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Singapore. Vì vậy, Singapore đang thực hiện khai thác dịch vụ logistics theo chiều sâu, đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng ngành ngày càng hiện đại, chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn góp phần gia tăng đội ngũ các chuyên gia logistics cho khu vực và trên thế giới. Mục tiêu trong dài hạn của Singapore là duy trì vị trí là một trong những trung tâm logistics hàng đầu của Châu Á và thế giới.


2. Đầu tư toàn diện và đồng bộ vào kết cấu hạ tầng logistics

Vận tải là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong logistics. Kinh nghiệm của các nước ASEAN nói riêng và thế giới trong phát triển ngành dịch vụ logistics nói chung cho thấy đầu tư và từng bước hiện đại cơ sở hạ tầng vận tải sẽ tạo tiền đề vững chắc cho ngành dịch vụ logistics phát triển. Ba quốc gia Đông Nam Á là Singapore, Malaysia và Thái Lan tuy có điều kiện địa lý, đặc điểm kinh tế xã hội và ở các trình độ phát triển ngành dịch vụ logistics là khác nhau nhưng đều xác định được cho mình những định hướng phát triển cơ sở hạ tầng vận tải và xem đây là định hướng chiến lược cần thực hiện đầu tiên khi tham gia ngành dịch vụ logistics và vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Kinh nghiệm của các quốc gia này cho thấy cần phải có chiến lược đầu tư toàn diện và đồng bộ vào hệ thống cơ sở hạ tầng ngành bao gồm hệ thống đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không và hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin - một yếu tố đặc biệt quan trọng. Hơn nữa, các quốc gia cũng rất chú trọng đến việc liên kết các loại hình phương tiện vận tải để thiết lập một mạng lưới


vận tải thống nhất và xuyên suốt trên khắp lãnh thổ. Đó là giải pháp hình thành các trạm container hay các cảng thông quan nội địa để điều phối hàng hoá giữa các cảng, các sân bay chính với nhu cầu trong nội địa. Trong chiến lược phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ngành, các quốc gia trong khu vưc cũng đặc biệt chú trọng những trung tâm kinh tế trọng điểm để đầu tư xây dựng các cảng nước sâu, cảng hàng không, cảng cạn để hình thành các trung tâm phân phối và trung tâm logistics.

Ta cũng có thể thấy, một đặc điểm chung giữa các quốc gia nghiên cứu trong việc quy hoach, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng vận tải đó là vai trò chỉ đạo đặc biệt quan trọng của chính phủ. Chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích và tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ logistics trong đó việc đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân ngày càng đem lại hiệu quả. Đặc biệt, các quốc gia trong khu vực luôn có các chính sách khuyến khích khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng danh mục đầu tư, cho phép hình thành nhiều hình thức dự án đầu tư.

Điểm đáng chú ý trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hệ thống logistics là hệ thống cơ sở hạ tầng cần được phát triển tuỳ thuộc và tương thích với đặc điểm địa lý của mỗi quốc gia. Ví dụ minh hoạ điển hình đó là Singapore. Diện tích đất nước nhỏ hẹp không cho phép Singapore xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng vận tải với nhiều cảng biển, sân bay và thực tế hiện nay tại Singapore không có mạng lưới đường sắt riêng, mà chỉ có một tuyến đường sắt nằm trong mạng lưới đường sắt Malaysia. Đặc điểm về địa lý khiến Singapore hướng đến chiến lược xây dựng một sân bay, một cảng biển và hệ thống đường bộ, tất cả đều được tập trung đầu tư theo chiều sâu không bị dàn trải và đều rất hiện đại. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho chính phủ Singapore trong đầu tư và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng.


3. Các chính sách và biện pháp kích cung, cầu dịch vụ logistics

Thị trường dịch vụ logistics cũng như các ngành dịch vụ khác trong nền kinh tế đều bao gồm các yếu tố cung, cầu và các nhân tố môi trường có tầm ảnh hưởng vĩ mô đến yếu tố cung cầu thị trường. Vì vậy, muốn thúc đẩy ngành dịch vụ này chính phủ các quốc gia cần phải có những biện pháp điều tiết hợp lý đối với cả hai lực lượng chính trên thị trường đó là các nhà cung cấp dịch vụ và những người tiêu dùng dịch vụ.

Để kích cung ngành dịch vụ logistics, biện pháp đầu tiên mà 3 quốc gia Đông Nam Á áp dụng đó là khuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia vào loại hình dịch vụ này trong đó khu vực kinh tế tư nhân là khu vực được quan tâm hơn cả. Bên cạnh việc khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ logistics, chính phủ các nước còn chủ trương thu hút các công ty logistics quốc tế đến hoạt động tại thị trường trong nước qua đó tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ và giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong nước học hỏi kinh nghiệm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí logistics.

Với thực trạng nhiều công ty vận tải và công ty giao nhận tồn tại song song với các công ty logistics hiện có, các nước đã khuyến khích các công ty này cung cấp các dịch vụ logistics tích hợp hay sát nhập với các công ty khác để có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ hơn trong chuỗi cung ứng, tránh tình trạng chỉ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ kém hiệu quả.

Khi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước đã có kinh nghiệm hoạt động và có khả năng cạnh tranh, chính phủ khuyến khích các công ty này xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài hay tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành các công ty logistics quốc tế. Và thực tế cho thấy, khi các công ty trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, họ có thể thu được lợi nhuận khổng


lồ nhờ việc tìm ra các thị trường hoạt động tiềm năng và luôn có được lợi thế cạnh tranh nhờ lợi thế về quy mô.

Song song với các biện pháp kích cung ngành dịch vụ logistics, chính phủ các nước ASEAN cũng chú trọng đến các biện pháp kích cầu. Biện pháp đầu tiên là tạo một nền sản xuất trong nước phát triển mạnh mẽ hoặc thực hiện gia công, tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá hay môi giới thương mại như Singapore đang làm. Biện pháp thúc đẩy sản xuất trong nước đồng thời cũng tạo tăng trưởng vững chắc cho nền kinh tế, thu hút mạnh mẽ các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các quốc gia trong khu vực cũng đặc biệt chú trọng đến việc tạo môi trường kinh doanh rộng mở và thuận lợi nhằm thu hút các công ty đa quốc gia (MNCs) đặt trụ sở hoạt động trong nước, vì đây là các chủ thể chính tiêu dùng dịch vụ logistics.

Tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương hàng hoá trong nước sẽ tạo nên sức hấp dẫn các công ty kinh doanh thương mại nước ngoài và trong nước thực hiện các hoạt động sản xuất cũng như phân phối hàng hoá tạo nên nhu cầu lớn cho ngành dịch vụ logistics. Vì vậy, hiện nay các quốc gia đang tiến hành xoá bỏ dần các rào cản thương mại, xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu thương mại tự do. Và trên thực tế, với những chính sách mở cửa kinh tế ở từng quốc gia như hiện nay, ASEAN đang dần trở thành một trong những khu vực mậu dịch tự do hoạt động hiệu quả trên thế giới.


4. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng triển thương mại điện tử

Các quốc gia Đông Nam Á đều xác định phát triển công nghệ thông tin như là một trụ cột chính trong quá trình phát triển ngành dịch vụ logistics. Trong khi Singapore đã áp dụng từ lâu cổng thông tin trong ngành logistics – Portnet, thì Thái Lan cũng đang xúc tiến thực hiện dự án E-logistics hứa hẹn đem lại nhiều


hiệu quả. Tuy nhiên thực tiễn tại một số quốc gia Đông Nam Á cho thấy việc triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong ngành dịch vụ logistics đòi hỏi trước hết phải có một nền tảng cở sở vững chắc đó là việc xây dựng và ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.

Để ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của ngành dịch vụ logitics, trước hết các nhà sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề cuả nền kinh tế phải tích cực thực hiện trao đổi thông tin qua các phương tiện điện tử thay thế dần các phương tiện truyền thống tiến tới các giao dịch B2B, thực hiện cắt giảm tối đa các thủ tục sử dụng giấy tờ. Song song với quá trình hiện đại hoá các giao dịch của trong cộng đồng doanh nghiệp, bản thân chính phủ các nước cũng tích cực thực hiện chính phủ điện tử mà biểu hiện cơ bản là hoạt động hải quan điện tử giúp giảm đáng kể thời gian thông quan cho hàng hoá.


5. Đào tạo nguồn nhân lực về dịch vụ logistics

Nguồn nhân lực của mỗi quốc gia luôn được xem như là tài sản quý báu trong xây dựng và phát triển mọi ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Với đặc thù của ngành dịch vụ logistics là liên quan đến nhiều lĩnh vực nên càng cần đến đội ngũ lao động có trình độ cao và tay nghề vững vàng được đào tạo một cách có hệ thống, chuyên nghiệp và bải bản. Nhiều quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Malaysia và Thái Lan đã nhận định được vấn đề này nên đã sớm đưa bộ môn logistics và giảng dạy chính quy trong nhiều trường đại học. Đặc biệt là Singapore, chương trình đào tạo đại học và sau đại học cấp bằng MBA về chuyên ngành quản trị logistics của trường Đại học quốc gia Singapore (NUS) hàng năm không những đóng góp cho ngành dịch vụ tại Singapore mà còn cho nhiều quốc gia trên thế giới những nhân viên và chuyên gia nắm bắt sâu về kiến thức và thông thạo nghiệp vụ. Bên cạnh đó, các Hiệp hội về logistics hay các hiệp hội giao nhận


tại các quốc gia này luôn là những đơn vị đi đầu trong việc phối hợp với các trường đại học tổ chức các khoá học ngắn hạn, các hội thảo để bổ sung kiến thức thường xuyên cho phần lớn đội ngũ cán bộ hoạt động và làm việc trong ngành.


6. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về dịch vụ logistics

Singapore đi đầu trong khu vực về việc thực hiện một môi trường kinh tế rộng mở, hợp tác đa phương hoá, đa dạng hoá. Quan hệ kinh tế quốc tế rộng mở của Singapore đã tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội bắt tay với các đối tác nước ngoài. Trong ngành dịch vụ logistics cũng vậy. Hiện nay Singapore là thị trường của nhiều công ty logistics quốc tế, đồng thời các công ty logistics của Singapore cũng tìm được mối lên minh, liên kết và hợp tác với nhiều đối tác trên thế giới và đặc biệt là trong khu vực châu Á.

Xâm nhập vào thị trường thế giới bằng cách tận dụng các mối quan hệ sẵn có của đối tác là cách làm nhanh đem lại hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống và phương pháp này vốn đã được áp dụng từ lâu với nhiều lĩnh vực thương mại trong nền kinh tế toàn cầu. Nhu cầu trao đổi về nguồn lực và thị trường là một nhu cầu tất yếu thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương. Từ nhu cầu liên kết cấp vi mô giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà hình thành nên liên kết giữa các quốc gia, các khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tạo môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng và môi trường pháp lý thông thoáng, đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong đó quan trọng nhất là thủ tục hải quan, là những hướng phát triển được các quốc gia trong khu vực ASEAN cũng như các nước trên thế giới chú trọng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho ngành dịch vụ logistics nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung hình thành và phát triển lớn mạnh.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí