Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Logistics Khu Vực Asean


quả vòng quay tăng trưởng, vòng quay thu mua hàng hoá, sản xuất, phân phối bán hàng, vận tải, tái chế và sử dụng lại các nguồn nguyên liệu từ các công ty đơn lẻ đến toàn bộ các hoạt động vận tải, giao nhận, lưu trữ hàng hoá và những hoạt động khác có liên quan. Để làm được điều này chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics và một hệ thống các văn bản luật – kinh tế phù hợp điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến logistics và dịch vụ logistics. Điều đó có nghĩa là tạo một môi trường thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển logistics cũng như dịch vụ logistics.


CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI MỘT SỐ NƯỚC ASEAN‌‌


I. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics khu vực ASEAN

1. Tình hình phát triển kinh tế, thương mại khu vực ASEAN

Thực trạng phát triển kinh tế, thương mại khu vực ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức ra đời vào năm 1967. Hiện nay tổ chức này bao gồm 10 hội viên là: Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan, Singapore, Brunei Darussalam, Việt Nam, Lào, Myanma và Campuchia. Mục tiêu hoạt động của ASEAN như đã được khẳng định rõ trong Tuyên bố Bangkok ngay từ buổi đầu thành lập, đó là phát triển kinh tế và văn hoá, hợp tác thúc đẩy tiến bộ xã hội của các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

Trong thập kỷ 90, ASEAN nổi lên như là một tổ chức tiểu khu vực hoạt động năng nổ và hữu hiệu, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính từ giữa năm 1997 đã đặt ra thách thức lớn đối với ASEAN. Vượt qua khủng hoảng, ASEAN trở thành một thị trường đầu tư, thương mại và du lịch hấp dẫn, một đối tác kinh tế quan trọng của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Các nền kinh tế ASEAN đang tăng trưởng vững chắc với thị trường xấp xỉ 500 triệu người, tổng GDP năm 2006 hơn 434,8 tỷ USD/năm. Bốn nền kinh tế lớn là Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore là các thị trường chính mặc dù các nền kinh tế nhỏ hơn như Phillipine và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Hiện nay, các nước trong khu vực ASEAN đang tích cực đầy mạnh hợp tác nội khối với tổng kim ngạch thương mại tăng gấp 3 lần trong thập kỷ qua, đạt hơn 300 tỷ USD, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại 1,44 nghìn tỷ


Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam - 5

USD của ASEAN. Bên cạnh đó, ASEAN cũng tích cực hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Các đối tác thương mại chính của ASEAN hiện nay là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu (EU).

Với những thành tựu đạt được, ASEAN tiến tới xây dựng một cộng đồng vững mạnh, đoàn kết và gắn bó, dựa trên ba trụ cột an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội. Trong đó, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là trụ cột chính tạo thế vững chắc cho ASEAN trong một khu vực luôn đan xen lợi ích và những diễn biến phức tạp. Nếu AEC trở thành hiện thực, ASEAN sẽ bước vào ngưỡng hội nhập thứ ba, chuẩn bị cho sự ra đời của liên minh kinh tế đầu tiên ở khu vực châu Á.

Hợp tác phát triển thương mại dịch vụ khu vực ASEAN

Bên cạnh thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ đang có một vai trò ngày càng lớn hơn trong đời sống kinh tế khu vực. Tự do hoá dịch vụ có tác dụng lớn trong việc nâng cao tính cạnh tranh và hấp dẫn của thị trường ASEAN, qua đó hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho các nước thành viên. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 diễn ra tại Thái Lan năm 1995, các nước ASEAN đã cùng nhau ký kết Hiệp định khung về hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ (AFAS) với mục tiêu:

Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đa dạng hoá năng lực sản xuất;

Xoá bỏ đáng kể các rào cản hạn chế thương mại dịch vụ giữa các thành viên;

Thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng và thực hiện sâu sắc hơn những cam kết mà các nước đã đưa ra tại WTO.

Hội nghị cũng đã lựa chọn 7 lĩnh vực dịch vụ quan trọng đó là: tài chính, vô tuyến viễn thông, vận tải hàng hải, vận tải hàng không, du lịch, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ xây dựng để bước đầu tự do hoá thương mại dịch vụ. Theo tinh thần


của Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ, đến năm 2010 các nước ASEAN thực hiện cam kết tự do hoá hoàn toàn các lĩnh vực ưu tiên. Cho đến nay, ASEAN đã kết thúc 3 vòng đàm phán, ký kết được 4 gói dịch vụ và đặt ra lộ trình tự do hoá hoàn toàn thị trường dịch vụ khu vực vào năm 2020.


2. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics khu vực ASEAN

2.1 Thực trạng kết cấu hạ tầng logistics khu vực ASEAN

Kết cấu hạ tầng dịch vụ logistics chính là các cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật chủ yếu kế thừa từ ngành giao thông vận tải, bao gồm: cơ sở hạ tầng vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

Hạ tầng vận tải đường biển

ASEAN có mạng lưới cảng biển gồm 47 cảng lớn phân bố rải rác ở các nước thành viên. Trong khu vực chỉ có Lào do nằm sâu trong nội địa nên không có cảng biển, vì vậy quốc gia này phải sử dụng cảng biển của các nước láng giềng như cảng Bangkok và Laem Chabang của Thái Lan. Hệ thống cảng biển trong ASEAN tương đối đa dạng, từ các cảng biển cấp quốc tế phục vụ thông thương quốc tế như cảng K’lang (Malaysia) và cảng Singapore, tới các cảng có quy mô vừa và nhỏ chủ yếu phục vụ chuyên chở nội địa. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn nhiều bất cập, hầu hết các cảng biển không phải là cảng nước sâu, trang thiết bị làm hàng còn thiếu hiện đại không đủ năng lực phục vụ cho các tàu container có trọng tải 10,000 DWT hoặc tầu 700 TEU.

Bên cạnh đó, mức độ liên kết chuyên chở hàng hoá trong container giữa các cảng biển ở khu vực Đông Nam Á còn chưa cao. Chỉ có một số cảng của Singapore, Malaysia và Thái Lan thể hiện mức độ kết nối tương đối tốt với các cảng còn lại trong khu vực.


Về số lượng phương tiện vận tải đường biển, một nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng phượng tiên vận tải đường biển đã đăng kí trong ASEAN còn khá khiêm tốn:

- Tàu container: 338 chiếc

- Tàu chở hàng, hành khách: 3954 chiếc

- Tàu chở hàng lỏng (ví dụ tàu chở dầu): 1655 chiếc

- Tàu chở hàng trọng tải lớn: 439 chiếc

Hạ tầng vận tải đường sắt.

Mạng lưới đường sắt trong khu vực Đông Nam Á phủ rộng trên lãnh thổ các quốc gia với tổng chiều dài gần 42.000 km. Trong đó, hơn 23.000 km đường sắt nằm trong lục địa phục vụ đắc lực thông thương khu vực, còn các tuyến đường sắt thuộc các quần đảo chỉ có vai trò đáp ứng giao thông trong nước. Hiện nay, vận tải đường sắt mới chỉ thực hiện liên kết chủ yếu 3 quốc gia trong khu vực là Singapore, Malaysia, Thái Lan và cũng còn nhiều hạn chế như việc chuyển tải qua Malaysia là không được phép.

Về đặc tính kỹ thuật, 95% các tuyến đường ray trong hệ thống là tuyến đường đơn và hẹp (1000mm), ngoại trừ Philippine và Indonesia sử dụng tuyến đường ray có độ rộng 1067 mm. Trọng tải chất hàng tối đa cho phép tại Singapore, Malaysia và Thái Lan là 20 tấn ở các quốc gia còn lại con số này nhỏ hơn. Tốc độ tối đa cho phép trong chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt tại Malaysia, Thái Lan, Singappore và Việt Nam là 70km/h, trong khi Myanmar và Campuchia chỉ cho phép vận tốc 45km/h hoặc thấp hơn. Tuy nhiên các tiêu chuẩn trong thiết kế nhiều khi không thể hiện đúng tình trạng thực tế của hệ thống đường sắt, hầu hết đang nằm trong tình trạng xuống cấp cần phải tu sửa. Ví dụ ở Việt Nam, trong khi vận tốc thiết kế của đường sắt có thể lên tới 70km/h, nhưng vận tốc chuyên chở thực tế có lúc chỉ đạt 30km/h.


Hạ tầng vận tải đường bộ

Hệ thống đường quốc lộ khu vực ASEAN bao gồm 23 tuyến đường cao tốc với tổng 38.400 km chiều dài. Hầu hết các tuyến quốc lộ đều có 2 làn đường song song tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên chở hàng hoá. Song, số lượng đường cao tốc còn hạn chế và tập trung chủ yếu ở Malaysia và Thái Lan, trong khi đường cao tốc của Indonesia và Philippine thì phần lớn phục vụ giao thông nội địa hơn là đóng vai trò như tuyến thông thương khu vực. Tình trạng gián đoạn trong vận tải đường bộ khi đi qua địa phận một số quốc gia vẫn còn xảy ra phổ biến. Việc chuyển tải đã làm tăng chi phí vận tải từ 100 đến 300 USD một TEU, trong khi phí quá cảnh vào khoảng từ 150 đến 200 USD.

Hạ tầng vận tải đường hàng không

Hệ thống giao thông đường hàng không trong khu vực ASEAN bao gồm 51 sân bay chính. Ngoài các sân bay phục vụ nhu cầu chuyên chở nội địa, mỗi quốc gia đều có sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế tham gia vào mạng lưới giao thông hàng không khu vực. Mạng lưới dịch vụ hàng không trong khu vực hoạt động liên tục và tương đối dày đặc. Mạng lưới dịch vụ giao thông hàng không hiện tại bao gồm 31 tuyến bay trực tiếp nối các địa điểm giữa các quốc gia khác nhau trong nội khối ASEAN, và liên kết với 45 quốc gia ngoài khu vực.

Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong logistics chủ yếu ở các giao dịch B2G và B2B. Giao dịch B2G chủ yếu liên quan đến thủ tục hải quan và hiện nay mới chỉ có Singapore và Malaysia thực hiện được cắt giảm hoàn toàn thủ tục giấy tờ trong thông quan trong khi các quốc gia khác mới chỉ sử trong giai đoạn áp dụng thử nghiệm hệ thống EDI.


Giao dịch B2B dựa trên nền tảng mà trong đo các doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện việc trao đổi thông tin với các công nghệ áp dụng phổ biến như sau:

o Công nghệ GPS nhằm theo dõi hê thống giao thông trong nước, mới chỉ được áp dụng ở Malaysia, Thái Lan, Philippine và Indonesia

o Công nghệ RFID chưa được sử dụng rộng rãi ngoài trừ trong một vài ứng dụng đặc biệt ở cấp độ doanh nghiệp

o Hệ thống dữ liệu về thương mại và vận tải hoàn toàn chưa được ứng dụng mặc dù internet được sử dụng ở tất cả các quốc gia trong khu vực; thông tin chỉ mới được trao đổi thông qua e-mail, điện thoại hay fax.

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực và hệ thống chính sách điều chỉnh dịch vụ logistics khu vực ASEAN

Nguồn nhân lực

Theo khảo sát, khu vực ASEAN hiện nay có tới hơn 3.500 công ty tiến hành cung cấp dịch vụ logistics ở các cấp độ khác nhau. Đó là chưa kể tới các công ty vận tải, các công ty lưu kho hàng hoá, và các hãng cung cấp các dịch vụ liên quan đến logistics khác. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ này đều có quy mô nhỏ với chỉ từ 2 đến 3 nhà quản lý. Như vậy theo ước tính hiện nay trong khu vực chỉ có

20.000 chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ logistics.

Hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA) thành lập năm 1992, đến nay thành viên của hiệp hội là những tổ chức các nhà giao nhận tại hầu hết các quốc gia thành viên trong khu vực. Từ khi mới thành lập, AFFA hoạt động như một tổ chức phi chính phủ (NGO – Non Government Organization), có vai trò to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực ngành dịch vụ logitstics. Một trong những tôn chỉ hoạt động của AFFA là hỗ trợ các quốc gia thành viên nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng và tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ của các nhà giao nhận khu vực.


Hiện nay trong khu vực chỉ có Malaysia, Philippine, Singapore và Thái Lan tổ chức các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ ngành dịch vụ logistics, các quốc gia còn lại chỉ tổ chức các khóa học ngắn hạn và rời rạc không đem lại nhiều hiệu quả. Ở cấp độ khu vực, Hiệp hội logistics Singapore (SLA – Singapore Logistics Association) đang đưa ra một chương trình đào tạo cho các thành viên của AFFA. Mục đích cơ bản của chương trình nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo các nhà quản lý và các chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực dịch vụ logistics theo một quy chuẩn nhất định giữa các thành viên AFFA. Ngoài ra, một số tổ chức quốc tế của khu vực như UNESCAP cũng thường xuyên tổ chức các chương trình đạo tạo, các cuộc hội thảo và nghiên cứu về lĩnh vực dịch vụ logistics.

Khung pháp lý và các quy dịnh về dịch vụ logistics trong khu vực

Các Hiệp định đa phương khu vực

Cho tới nay các nước trong khu vực ASEAN đã và đang hoàn thiện đi đến ký kết ba Hiệp định đa phương chính điều chỉnh trực tiếp hoạt động logistics đó là:

Hiệp định khung về tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh (ASEAN Framework Agreement on Facilitation of Goods in Transit – AFAFGT);

Hiệp định khung về tạo thuận lợi cho vận tải liên khu vực (ASEAN Framework Agreement on Facilitation of Inter-State Transport – AFAFIST);

Hiệp định khung về vận tải đa phương thức (ASEAN Framework Agreement on Multimodal Transport – AFAMT).

Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có Hiệp định khung về tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh và Hiệp định khung về vận tải đa phương thức được ký kết phát huy hiệu lực.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí