bán lẻ trên internet đang ngày càng phổ biến ở châu Á do ba nguyên nhân chính sau: 1. Số lượng người sử dụng Internet tại Châu Á đang có xu hướng tăng nhanh; 2. Hạ tầng viễn thông được cải thiện; 3. Các phương thức thanh toán – từng được xem là một trở ngại chính đối với mua sắm trực tuyến - hiện đã trở nên an toàn hơn. Ngược lại, những tiến bộ của công nghệ internet và dấu hiệu ngày càng có nhiều người tiêu dùng lên mạng mua sắm ở châu Á cũng đang khuyến khích các nhà bán lẻ tận dụng kênh bán hàng này.
Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International dự báo rằng doanh số bán lẻ trực tuyến ở vùng châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng lên trên 71 tỉ USD vào năm 2012, gần gấp đôi so với năm 2007. Đáng chú ý là, theo các nhà phân tích tại Công ty KPMG, doanh số bán lẻ trực tuyến cũng đang tăng tại những thị trường chín muồi, như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại Đài Loan, các giao dịch mua sắm trực tuyến tăng 32,3% lên 7,1 tỉ USD trong năm ngoái. Mặc dù suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến cả hai kênh bán hàng truyền thống lẫn online, song giới phân tích tin rằng triển vọng của thương mại điện tử vẫn rất đáng khích lệ.
Tuy vậy, một số nhà phân tích nhận định thương mại điện tử ở châu Á vẫn chưa phát triển bằng một số thị trường khác trên thế giới như Mỹ hay châu Âu. Lý do một phần là các nhà bán lẻ đầu tư chưa nhiều vào những kênh bán hàng trực tuyến. Tại một số thị trường, tốc độ đường truyền và những lo ngại về vấn đề bảo mật trong quá trình thanh toán cũng là những yếu tố cản trở đáng kể đến thương mại điện tử. Marketing điện tử chỉ thực sự phát triển ở các nước châu Á (trừ Nhật Bản) trong một vài năm gần đây mà thôi. Vì vậy, việc áp dụng marketing điện tử trong lĩnh vực bán lẻ ở Châu Á thực sự chưa khởi sắc mà chỉ mới ở giai đoạn tiền đề.
Trung Quôc Nhật Bản Ấn Độ Hàn Quốc Indonexia Phi-lip-pin Việt Nam
Pakistan Malaysia Đài Loan
Đơn vị: Triệu người
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí, Chức Năng, Vai Trò Của Bán Lẻ Trong Kênh Phân Phối: Vị Trí Của Bán Lẻ Trong Kênh Phân Phối
- Thực Trạng Phát Triển Marketing Điện Tử Trong Ngành Bán Lẻ Trên Thế Giới Và Tại Việt Nam
- Thực Trạng Phát Triển Marketing Điện Tử Trong Ngành Bán Lẻ Tại Eu
- Thực Trạng Ứng Dụng Marketing Điện Tử Tại Một Số Doanh Nghiệp Bán Lẻ Việt Nam
- Các Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Marketing Điện Tử Trong Ngành Bán Lẻ Tại Việt Nam Dựa Trên Những Bài Học Kinh Nghiệm Từ Các Doanh Nghiệp Bán
- Đặt Tên Website – Vấn Đề Sống Còn Đối Với Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Hình 2.5: 10 quốc gia đứng đầu Châu Á về số lượng người sử dụng Internet
Nguồn: Internet World Stats – www.internetworldstats.com/stats.hml
Theo như số liệu của trung tâm số liệu Internet thế giới, Trung Quốc và Nhật Bản hiện là hai quốc gia đứng đầu châu Á về số lượng người sử dụng Internet, với 338 triệu người ở Trung Quốc và 94 triệu người ở Nhật Bản. Vì vậy, hai thị trường rộng lớn này cũng đầy tiềm năng cho các nhà bán lẻ qua mạng.
Trung Quốc
Theo nhiều chuyên gia dự đoán, đến năm 2010, dân số shopping trực tuyến của Trung Quốc sẽ đạt tới 480 triệu người, chiếm 58,6% dân số shopping online của cả châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, tỷ lệ này mới chỉ dừng ở ngưỡng 49,9% mà thôi. Khi ngày càng có nhiều người truy cập internet tại các nước như Trung Quốc, doanh số bán hàng trực tuyến ước tính tăng bình quân 20% mỗi năm.
Năm 2006, chỉ mới có 43,1 triệu người dân Trung Quốc sử dụng Internet vào mục đích mua sắm, với giá trị giao dịch đứng ở mức 31,2 tỷ NDT, Trung tâm Nghiên cứu Internet Trung Quốc cho biết. Người dân Trung Quốc đã chi tới 59,4 tỷ NDT (tương đương 8,2 tỷ USD) cho hoạt động mua sắm trên mạng trong năm 2007. Đây là mức "hầu bao" cao kỷ lục trong lịch sử nước này, đánh dấu mức tăng trưởng hơn 90% so với năm 2006. Theo hãng tin Tân Hoa xã, trong số 210 triệu người dùng Internet Trung Quốc, đã có hơn 55 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến. Taobao.com hiện là website thương mại điện tử được ghé thăm nhiều nhất, đồng thời cũng là cổng mua sắm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc tại thời điểm này. Doanh thu từ thương mại điện tử được dự báo là sẽ chiếm từ 5-8% tổng doanh thu bán lẻ của thị trường Trung Quốc vào năm 2012. Hiện nay, thị trường này mới chỉ chiếm một thị phần hết sức "tí hon" là chưa đầy 1% mà thôi.
Bên cạnh đó, tỷ lệ phổ cập Internet tại các quốc gia như Trung Quốc cũng đang tăng dần theo thời gian. Giới phân tích dự đoán, doanh thu từ bán hàng qua mạng có thể tăng trung bình tới 20% mỗi năm.
Nhật Bản
Có một thông tin khá thú vị là mặc dù người dân Nhật Bản rất chăm mua hàng qua mạng, song tổng số tiền mà họ bỏ ra lại không cao. Theo thống kê, có khoảng 83% người dùng Nhật Bản đã từng shopping trực tuyến, nhưng tính trung bình, mỗi người chỉ mua khoảng 581 USD mà thôi. Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là quốc gia sở hữu tỷ lệ shopping trực tuyến cao nhất (83%).
Con số này cao hơn khá nhiều so với mức bình quân 63% của cả khu vực Tại một số thị trường, như Nhật, tỉ lệ tăng trưởng của doanh số bán
hàng trực tuyến hàng năm có thể lên đến 40%. Bởi đối với người Nhật, lướt Net hiện đã là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày. Ngày càng nhiều hãng bán lẻ nhận ra đây chính là cơ hội kết nối trực tiếp với người tiêu dùng.
2.2. Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại Việt Nam
2.2.1. Tình hình phát triển thương mại điện tử và marketing điện tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam, phải đến năm 2002, khái niệm thương mại điện tử (e- commerce) mới thật sự xuất hiện. Mặc dù cũng có không ít các Website tư vấn mua sắm trực tuyến ra đời, song tất cả chỉ dừng lại ở mức thông tin một chiều. Nội dung chuyển tải thì rất nghèo nàn và chậm cập nhật. Do không am hiểu thương mại điện tử, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xem Web site như là nơi để phát... các tờ bướm quảng cáo hoặc bảng báo giá sản phẩm (bản điện tử), thay cho phương thức tiếp thị truyền thống (bản in).
Ba năm sau, diện mạo của e-commerce mang thương hiệu Việt Nam bắt đầu thể hiện rõ nét và sinh động hơn. Chất lượng của nhiều Web site đã được cải thiện đáng kể, do chú trọng đầu tư về mặt công nghệ và nội dung số. Thông tin diễn ra hai chiều và được cập nhật một cách đều đặn. Mô hình chợ đầu mối, siêu thị và cửa hàng trực tuyến đã được người dùng biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, tổng khối lượng và giá trị giao dịch qua mạng là không đáng kể. Phương thức thanh toán chủ yếu vẫn là “cháo” phải múc trước, tiền mới trao sau (Cash On Delivery). Nguyên nhân chủ yếu là do người dùng chưa có thói quen đi chợ trên mạng và sự non trẻ của hạ tầng bảo mật phục vụ thương mại điện tử. Đây cũng là giai đoạn mà e-commerce Việt Nam chuyển từ cách làm “ngẫu hứng”, “cầu may” sang cẩn trọng nhưng đầy quyết tâm.
Đến năm 2007, thị trường cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến đã ghi nhận sự bùng nổ về mặt số lượng các Web site e-commerce làm ăn nghiêm túc. Kĩ thuật tìm kiếm mà Việt Nam đang áp dụng không hề thua kém so với
các cường quốc về CNTT-TT, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Nhật Bản. Xúc tiến giao dịch qua mạng diễn ra ở tốc độ cao và có chiều sâu. Phương thức thanh toán tỏ ra linh hoạt hơn trước đây rất nhiều. Người dùng đã có thể chi trả theo hình thức chuyển khoản cho những mặt hàng chọn mua qua mạng Internet. Lần đầu tiên, Việt Nam đã bắt đầu triển khai mô hình thông tin đa chiều, trong đó chủ nhân của Web site tư vấn mua sắm trực tuyến sẽ làm cầu nối liên kết doanh nghiệp với người tiêu dùng. Kết quả bước đầu cũng rất lạc quan.
Thành công của thương mại điện tử Việt Nam rất đáng được trân trọng và ghi nhận, dù rằng chỉ với ngần ấy sẽ chẳng là nhiều so với những cây “đại thụ” trong làng e-commerce hoàn vũ. Nó là kết quả rút tỉa kinh nghiệm từ bao giọt mồ hôi và nước mắt của doanh nhân Việt Nam. Những nguyên nhân khác cũng cần được kể ra đó là hạ tầng ICT, hành lang pháp lý, sự vào cuộc của các cơ quan hữu trách, nhận thức của người dùng và sự xuất hiện đúng lúc của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Mức độ phổ cập internet và thiết bị di động - những phương tiện cơ bản để tiếp cận ứng dụng thương mại điện tử và marketing điện tử trong những năm gần đây tại Việt Nam đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng.
Theo số người sử dụng Internet
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân)
Hình 2.6. Biểu đồ tăng trưởng thuê bao Internet
Nguồn: http://mic.gov.vn/vn/newsdetail/solieuthongke_vienthong/4682/index.mic
Như vậy mặc dù mới chỉ tiến hành kết nối mạng toàn cầu cách đây hơn 10 năm, tốc độ phát triển internet tại Việt Nam đạt mức khá cao trong khu vực. Nếu cách đây 4 năm, tỉ lệ người dùng internet tại Việt Nam còn thấp so với khu vực (2,33% ở Việt Nam so với 54,43% của Singapore) thì đến cuối năm 2005 khi con số này ở các quốc gia Đông Nam Á đều ở mức khiêm tốn thì Việt Nam lại tăng rất cao, đứng thứ 5 trong danh sách những nước có số lượng người sử dụng internet trong khu vực. Đến năm 2007, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 với tỉ lệ 22%, chỉ đứng sau Indonexia, đất nước đông dân nhất Đông Nam Á.
Hình 2.7 : Tỉ lệ doanh nghiệp có website qua các năm 2004-2008
Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008
Về mặt pháp lí, mặc dù chậm hơn yêu cầu nhưng môi trường pháp lí cho thương mại điện tử đã tương đối hoàn thiện nhờ một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật Giao dịch Điện tử và Luật công nghệ thông tin được ban hành trong năm 2007. Cùng một số văn bản được ban hành năm
2005 trở về trước, những văn bản ra đời trong 2 năm gần đây đã tạo nên một khung pháp lí tương đối toàn diện cho giao dịch điện tử và thương mại điện tử tại Việt Nam. Nếu luật Giao dịch điện tử là khung pháp lí cơ bản và đầu tiên cho toàn bộ các giao dịch điện tử trong xã hội, thì kế hoạch tổng thế phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 được ban hành ngày 15-09-2005 theo quyết định số 222/2005/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ là chính sách vĩ mô đầu tiên của Nhà nước với những định hướng, giải pháp toàn diện và chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trên phạm vi toàn quốc. Kế hoạch này là nền tảng cho việc triển khai rất nhiều hoạt động liên quan tới thương mại điện tử, đặc biệt là marketing điện tử trong giai đoạn 5 năm, đồng thời góp phần đưa luật giao dịch điện tử vào cuộc sống thông qua những chính sách, giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Với việc chính thức thừa nhận thương mại điện tử thì hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã tiếp tục được mở rộng ra những hình thức mới, trong đó tập trung đến việc cung cấp nội dung cho các phương tiện điện tử. Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng qua các thiết bị di động cũng tăng nhanh. Số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là trong giới trẻ. Tâm lí và thói quen mua bán bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức hiện đại.
Đối với sàn B2C, tính đến cuối năm 2009 VN đã có khoảng 200 doanh nghiệp kinh doanh sàn B2C. Trong khi một số sang B2B do các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng và vận hành với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử thì hầu như các sàn B2C đều do các doanh nghiệp kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận. Trong số những sàn thương mại điện tử B2C hiện nay, số đông là hoạt động theo dạng siêu thị điện tử, kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, trong đó chủ yếu là các mặt hàng có độ tiêu chuẩn