Đối Với Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Thị Trường

đại để phân tích, đánh giá và xử lý RRTN. Những thông tin cốt lõi cung cấp cho ngân hàng dữ liệu tổn thất bao gồm: (i) Tổng số tiền thiệt hại (trước khi được khôi phục), (ii) Trợ cấp bảo hiểm và những khôi phục khác, (iii) Loại rủi ro tương ứng,

(iv) Lĩnh vực kinh doanh, nơi xảy ra tổn thất, (v) Ngày, tháng xuất hiện biến cố và khám phá sự kiện, (vi) Nguyên nhân của sự kiện.

Hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra RRTN từ các yếu tố bên trong NHTM như con người, quy trình, hệ thống. Các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng. Hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần được bảo dưỡng và cập nhật thường xuyên.

4.3.2.4. Đối với hoạt động quản trị rủi ro thị trường

Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị RRTT trong từng NHTM, trong đó cần tuân thủ đầy đủ các bước cơ bản sau: (1) Nhận diện rủi ro; (2) Đo lường rủi ro; (3) KSRR; (4) Ngăn chặn rủi ro. Do đặc thù của RRTT khác biệt với RRTD và RRTN là NHTM không thể tác động hay loại bỏ mà chỉ có thể dùng các biện pháp nghiệp vụ để giảm thiểu tác động đến kết quả hoạt động của ngân hàng.

Xây dựng các công cụ quản trị RRTT, trong đó công cụ kỹ thuật VaR là công cụ phổ biến nhất được dùng ở hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới. Công cụ này giúp ước lượng mức tổn thất tối đa đối với một danh mục đầu tư tài sản của NHTM trong thời gian nhất định.

Xây dựng và xác lập các hạn mức đối với RRTT. Theo đó, hạn mức VaR đối với RRTT có thể được xác định theo phương pháp từ dưới lên hoặc từ trên xuống:

Phương pháp từ dưới lên: Trên cơ sở số liệu VaR thống kê trong quá khứ, kế hoạch kinh doanh trong kỳ, diễn biến thị trường trong quá khứ và dự đoán trong tương lai, bộ phận QTRRTT đề xuất hạn mức VaR cho từng loại hình rủi ro. Cộng tổng các hạn mức VaR này sẽ ra hạn mức VaR cho RRTT.

Phương pháp từ trên xuống: Hội đồng quản trị sẽ quyết định mức chấp nhận rủi ro thị trường của cả ngân hàng. Trên cơ sở hạn mức RRTT được duyệt, bộ phận quản trị RRTT sẽ thực hiện phân bổ cho từng loại RRTT căn cứ trên số liệu thống kê, kế hoạch kinh doanh và phân tích diễn biến thị trường.

4.3.2.5. Khuyến nghị về công khai, minh bạch thông tin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Tiếp tục bám sát và đảm bảo sự tuân thủ đối với những thay đổi mới trong chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính theo quy định mới do NHNN ban hành

tại Thông tư 49/2014/TT-NHNN; trong đó một số nguyên tắc về công khai báo cáo tài chính đã được thay đổi để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II - 22

Cần tổ chức thực hiện tốt công tác thống kê báo cáo tại NHTM theo hướng:

(1) Đảm bảo mọi thông tin hoạt động của ngân hàng được theo dõi và quản lý trên hệ thống; (2) Đảm bảo các thông tin quan trọng có thể khai thác tự động trên hệ thống; (3) Đảm bảo công tác thống kê báo cáo được thực hiện trung thực và theo đúng quy định của NHNN.

Cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung hóa, trong đó: i) Kho dữ liệu phải chứa toàn bộ thông tin, dữ liệu về hoạt động của ngân hàng cũng như các nguồn thông tin bên ngoài như lãi suất thị trường, tỷ giá, hệ số tín nhiệm khách hàng... để làm dữ liệu đầu vào cho các mô hình lượng hóa rủi ro; 2) Nếu có thể, các NHTM nên đầu tư mua sắm một hệ thống do công ty chuyên sản xuất chương trình phần mềm cho ngân hàng cung cấp, vừa đảm bảo các NHTM có được một hệ thống chương trình QTRR theo chuẩn mực Basel II, vừa phù hợp với quy mô hoạt động của chính NHTM đó.

Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đảm bảo khả năng sử dụng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung này một cách có hiệu quả.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Việc triển khai áp dụng các chuẩn mực và các nguyên tắc của Basel II vào hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể coi là giải pháp chiến lược để củng cố, lành mạnh hóa và phát triển hoạt động tài chính - ngân hàng, tạo điều kiện cho sự phát triển và ổn định cũng như đảm bảo các mục tiêu hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi áp dụng Basel II đối với các NHTM sẽ hướng mục đích tăng cường năng lực tài chính, năng lực QTRR và sự phát triển bền vững, thì việc áp dụng Basel II thông qua đó NHNN thực hiện tốt chức năng đảm bảo an toàn hệ thống của TCTD, góp phần ổn định nền kinh tế. Đối với NHNN sẽ hướng tới mô hình của một NHTW thực thụ, có mức độ độc lập nhất định với Chính phủ.

Chương 4 của luận án đưa ra lộ trình áp dụng Basel II của các NHTM Việt Nam; đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường vận dụng các tiêu chuẩn của Basel II trong KSRR của NHNN đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những hạn chế và nguyên nhân phát sinh các hạn chế này, theo tác giả,

NHNN có thể triển khai KSRR theo 3 trụ cột của Basel II một cách hiệu quả, Việt Nam cần có những điều chỉnh nhất định về các quy định liên quan đến yêu cầu vốn tối thiểu; quy định và thực hiện trong công tác thanh tra và giám sát hệ thống NH; và các quy định về đảm bảo kỷ luật thị trường. Các điều chỉnh này chỉ có thể phát huy được tác dụng trong công tác KSRR khi NHNN được sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước khác, quan trọng nhất là Chính phủ. Luận án đã đưa ra các nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp cụ thể nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác KSRR theo Basel II của NHNN đối với các NHTM Việt Nam. Cụ thể: (1) Nhóm giải pháp chung bao gồm: Xây dựng lộ trình và khung khổ chính sách chung cho KSRR theo Basel II tại các NHTM VN, cải cách các NHTM Việt Nam phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế; Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng VN theo chuẩn mực quốc tế; (2) Nhóm giải pháp đối với NHNN Việt Nam bao gồm: Đổi mới cơ chế quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam và thị trường tiền tệ; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; xây dựng các tiêu chuẩn về cung cấp và quản lý thông tin về hoạt động của hệ thống NH Việt Nam; (3) Nhóm giải pháp đối với NHTM Việt Nam.

Luận án cũng đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác KSRR theo Basel II của NHNN đối với các NHTM Việt Nam. Cụ thể: (1) Những kiến nghị về chính sách đối với Chính phủ bao gồm: Xác định vị thế độc lập tương đối của NHNN đối với Chính phủ (độc lập tương đối về hoạt động, về tài chính) nhằm nâng cao năng lực và trách nhiệm trong quản lý, điều hành của NHNN; Tăng cường hỗ trợ của Chính phủ và phối hợp của các bộ, ngành đối với Đề án triển khai áp dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam; (2) Những kiến nghị chính sách đối với các NHTM Việt Nam bao gồm: khuyến nghị về mức an toàn tối thiểu; khuyến nghị về QTRRTD; QTRRTN; QTRRTT và khuyến nghị về công khai, minh bạch thông tin.

Để áp dụng thành công Basel II vào hoạt động thanh tra, giám sát và KSRR trong hoạt động của các NHTM đòi hỏi NHNN Việt Nam phải thực thi hàng loạt các giải pháp quan trọng như đổi mới hoạt động, đổi mới phương thức quản lý, điều tiết và giám sát đối với các NHTM một cách hiệu quả theo các chuẩn mực quốc tế.

KẾT LUẬN


Đề tài “KSRR trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II” đã thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra thông qua việc làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn của việc KSRR của NHTW tại các NHTM, cũng như phân tích thực trạng KSRR theo Basel II của NHNN đối với các NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị chính sách. Kết quả nghiên cứu đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau:

Một là, Luận án đã hệ thống hóa các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các công trình là cơ sở, tiền đề để tác giả tiếp tục hoàn thiện luận án của mình.

Hai là, các vấn đề lí luận về KSRR của NHTW đối với NHTM theo Basel II có liên quan đến đề tài được tác giả nghiên cứu, chắt lọc và được hệ thống hóa. Các nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến việc KSRR của NHTW đối với các NHTM được tác giả làm rõ trong Chương 2. Việc phân tích kinh nghiệm của một số nước (Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan) trong việc KSRR theo Basel II đối với các NHTM và bài học cho NHNN Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường KSRR đối với các NHTM Việt Nam.

Ba là, Luận án đã đánh giá thực trạng KSRR của NHNN theo các trụ cột của Basel II đối với các NHTM, cụ thể: (1) về mức an toàn vốn tối thiểu; (2) về thanh tra, giám sát NH; (3) về các nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin.

Bốn là, trên cơ sở chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này trong việc triển khai KSRR theo 3 trụ cột của Basel II, tác giả đề xuất các giải pháp chung, giải pháp cụ thể và hoàn thiện công tác KSRR trong hoạt động của các NHTM hiện nay.

Năm là, việc triển khai áp dụng các Basel II vào hoạt động của hệ thống NHTMVN có thể coi là giải pháp chiến lược để củng cố, lành mạnh hóa và phát triển hoạt động ngân hàng - tài chính, tạo điều kiện cho sự phát triển và ổn định cũng như đảm các mục tiêu hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam.

Sáu là, trong khi áp dụng Basel II đối với các NHTM sẽ nhằm mục đích tăng cường năng lực tài chính, năng lực QTRR và phát triển bền vững, thì việc áp dụng đối với NHNN sẽ hướng tới mô hình của một NHTW thực thụ, có mức độ độc lập tương đối với Chính phủ, qua đó thực hiện tốt chức năng đảm bảo an toàn của cả hệ thống NH, góp phần đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.

Bảy là, để áp dụng thành công Basel II vào hoạt động thanh tra, giám sát và KSRR trong hoạt động của các NHTM, đòi hỏi NHNN Việt Nam phải thực thi hàng loạt các giải pháp quan trọng như đổi mới hoạt động, đổi mới phương thức quản lý, điều tiết và giám sát đối với các NHTM một cách hiệu quả theo các chuẩn mực quốc tế.

Tám là, để có thể thực hiện tốt mục tiêu KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, ngoài sự nỗ lực cố gắng của NHNN và bản thân các NHTM còn phải có sự hỗ trợ của các cơ quan lập pháp và các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý và các quy định liên quan đến quá trình đổi mới hoạt động của NHNN, khuyến khích hỗ trợ các NHTM đáp ứng các yêu cầu cần thiết khi triển khai thực hiện kinh doanh và QTRR theo Basel II.

Chín là, để có được các kết quả nghiên cứu trên, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã vận dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn, khảo sát chuyên gia (Luận án đã thực hiện khảo sát 350 chuyên gia nhằm làm rõ sự cần thiết phải áp dụng Basel II vào hệ thống NHTM Việt Nam; những cơ hội và thách thức khi áp dụng Basel II. Đặc biệt là trong Luận án đã sử dụng phương pháp định lượng Stress Test (kiểm tra sức chịu đựng) để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro của các NHTM Việt Nam. Đây là một trong những điểm mới của Luận án so với các công trình nghiên cứu trước đây.

Trong quá trình nghiên cứu, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luận án còn một số hạn chế nhất định như: (1) Do những hạn chế về số liệu do vậy không thể nghiên cứu đối với toàn bộ hệ thống các NHTM mà chỉ tập trung vào 10 NHTM theo đề án thí điểm áp dụng Basel II của NHNN (2) Những dữ liệu về kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến việc sử dụng các kịch bản, các kịch bản đưa ra mang tính chủ quan do thiếu dữ liệu và dự đoán về kinh tế vĩ mô (3) Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước chỉ thông qua việc khảo sát các tài liệu được công bố mà không dựa trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động thực tế của các NH của các nước.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Đặng Quang Tuyến (2017), Một số giải pháp triển khai quản trị rủi ro hoạt động của các NHTM cổ phần theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, Tạp chí Quản lý nhà nước, ISSN 0868-2828, số 5 (256), tr.65-70.

2. Đặng Quang Tuyến (2017), KSRR của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng thương mại theo Hiệp ước Basel II. Tạp chí Quản lý nhà nước, ISSN 0868-2828, số 10 (261), tr 79-84.

3. Đặng Quang Tuyến (2017), Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc gia: Áp dụng Basel II trong QTRR của các NHTM Việt Nam: Cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, tháng 12/2017.

4. Đặng Quang Tuyến (2018), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện Hiệp ước Basel II, Tạp chí Quản lý nhà nước, ISSN 0868-2828, số 01 (264), tr 66-72.

5. Đặng Quang Tuyến (2017), Thách thức của các ngân hàng khi áp dụng trụ cột thứ 3 của Basel II - Khuyến nghị đối với các NHTM Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 20 - tháng 10/2014 trang 36-39.

2. Nguyễn Tuấn Anh (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng của Agribank” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Basel Committee on Banking Supervision (2006), “Basel II: Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn - Cấu trúc khung sửa đổi phiên bản toàn diện năm 2006”, (biên dịch theo nội dung của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng), Nxb Văn hóa - Thông tin.

4. Báo cáo thường niên của các ngân hàng Eximbank, Sacombank, MB, ACB, Techcombank, Vpbank giai đoạn 2010-2016.

5. Basel committee on banking supervision (2006), Basel II: Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn - Cấu trúc khung sửa đổi phiên bản toàn diện năm 2006, Dịch từ tiếng Anh, Người dịch Khúc Quang Huy 2008, Hà Nội, Nxb Văn hóa - Thông tin.

6. Chính phủ (2006), Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/11/2006 về việc ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

7. Chính phủ (2014), Nghị định số 26/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/04/2014 về Tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 156/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

9. Trương Quốc Cường (2012), “Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Việt Nam - nhìn từ tiêu chuẩn Basel”, Tạp chí Ngân hàng, Số 7, trang 2-9.

10. Đinh Xuân Cường và cộng sự (2014), “Đòn bẩy để các Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận Hiệp ước vốn Basel II”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, Tập số 30, Số 3.

11. Trần Chí Chinh (2012), “Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 77

12. Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2014), “Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí kinh tế phát triển, số 207 tập 2, tr 99-107.

13. Nguyễn Thị Diệu Chi, Nguyễn Thị Thu Hằng (2017), “Tác động của Basel II lên chất lượng tín dụng 10 ngân hàng được thí điểm tại Việt Nam”, Tạp chí kinh tế phát triển, Số 208

14. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng Hà Nội.

15. Nguyễn Thùy Dương (2013), Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam theo Basel II, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

16. Trần Việt Dung (2016), Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

17. Tô Ánh Dương (2004), Những giải pháp để hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo thỏa ước Basel, đề tài nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng.

18. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

19. Đặng Ngọc Đức, Nguyễn Đức Hiển và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế uốc dân (2014), Tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, thuộc Đề tài “Khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu hệ thống NHTM trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì.

20. Nguyễn Đăng Đờn (2009), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nxb Phương Đông.

21. Trần Đình Định (2008), QTRR trong hoạt động của ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023