của sự đảm bảo an toàn về hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM và trách nhiệm của mỗi NHTM đối với sự an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng mỗi nước và hệ thống tài chính toàn cầu. Áp dụng Basel II trong hoạt động NHTM nói chung và trong hoạt động KSRR nói riêng còn là yêu cầu của hội nhập quốc tế. Các NHTM Việt Nam muốn tồn tại, phát triển bền vững và mở rộng các hoạt động trên thị trường tài chính quốc tế thì phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế hiện nay ở Việt Nam là Basel II. Triển khai áp dụng Basel II mang lại những lợi ích không thể phủ nhận, song cũng tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh và các NHTM hoàn toàn không dễ vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai áp dụng. Chính vì vậy chỉ khi có sự nhận thức đúng đắn, thông suốt từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến toàn thể cán bộ chuyên viên, những người tham gia vận hành hoạt động của các NHTM thì việc triển khai áp dụng mới có thể thành công và đạt được các mục tiêu mong muốn.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, toàn thể cán bộ, chuyên viên NHTM mới có thể tích cực và chủ động áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực của Basel II, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cũng như hợp tác đầy đủ, hiệu quả với NHNN để thực hiện. Căn cứ vào những yêu cầu mang tính nguyên tắc của Basel II, trên cơ sở sự phức tạp và nhạy cảm của hoạt động của các NHTM Việt Nam, có thể khẳng định rằng nếu không có sự phối hợp một cách tích cực và hiệu quả của các NHTM, NHNN dù cố gắng tối đa cũng không thể triển khai áp dụng thành công.
Sự đáp ứng về năng lực QTRR của các NHTM
Mục đích của Basel II là tăng cường năng lực QTRR của các NHTM và mục đích của KSRR theo Basel II cũng chính là nâng cao năng lực QTRR để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do vậy, chỉ khi nào các NHTM cùng thực hiện QTRR theo Basel II thì mục đích KSRR của NHNN mới được thực hiện, hệ thống ngân hàng quốc gia mới có thể phát triển an toàn, hiệu quả góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước. Nếu các NHTM không thể đáp ứng yêu cầu QTRR theo Basel II thì NHNN không thể áp dụng sự KSRR theo Basel II. Lập luận này chỉ ra rằng, một quốc gia muốn áp dụng thành công các chuẩn mực KSRR theo thông lệ quốc tế thì điều kiện “đủ” là các NHTM cần đạt được trình độ QTRR theo chuẩn mực tương ứng. Để có thể xây dựng và vận hành được việc QTRR nói riêng và các hoạt động kinh doanh nói chung, các NHTM cần phải đáp ứng nhiều các yêu cầu khác tương tự như đối với NHNN, bao gồm: các yêu cầu về cơ sở vật chất và tài chính, các yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực...
Sự đáp ứng về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ
Tương tự như điều kiện về hạ tầng cơ sở vật chất, công nghệ của NHNN, các NHTM cũng phải đầu tư đổi mới trang thiết bị và mua sắm các phần mềm tương thích để vận hành các nghiệp vụ kinh doanh, hạch toán kế toán trong điều kiện mới. Hệ thống trang thiết bị cũng phải đảm bảo khả năng tính toán và xác định quy mô hoạt động kinh doanh, QTRR theo các chuẩn mực của Basel II. Ngoài việc phải thiết lập được hệ thống QTRR nội bộ một cách chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế, các NHTM phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của NHNN trong việc nhận diện, đo lường, kiểm soát và xử lý các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh với khách hàng cũng như hoạt động trên thị trường tiền tệ.
Xây dựng hệ thống dữ liệu đầy đủ cập nhật và chính xác
Hệ thống dữ liệu và thông tin đã được thảo luận rất nhiều trong quá trình triển khai thực hiện áp dụng Basel II cho thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng là lưu trữ hệ thống dữ liệu và thông tin tài chính của các NHTM. Chỉ trên cơ sở hệ thống dữ liệu tiêu chuẩn thì các chỉ tiêu tài chính về hoạt động kinh doanh và mức độ rủi ro mới có thể xác định được, sau đó là đảm bảo tính chính xác mới có ý nghĩa cho việc kiểm soát và quản trị theo Basel II. Đối với nhiều NHTM đã áp dụng Basel II, việc phân tích chênh lệch về dữ liệu, bao gồm việc so sánh mức độ sẵn có và chất lượng của dữ liệu hiện có với các yêu cầu về dữ liệu của Basel II cần phải được tiến hành ngay trong giai đoạn đầu của dự án để xây dựng các biện pháp bổ sung, hoàn thiện.
Sự đầy đủ hệ thống dữ liệu, thông tin thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng Basel II đồng thời cũng cho thấy yêu cầu các NHTM phải làm tốt công tác lưu trữ nhằm đảm bảo tính đầy đủ, xuyên suốt và chính xác của dữ liệu theo thời gian. Như vậy, các NHTM không chỉ luôn phải đáp ứng được yêu cầu về sự đầy đủ, chính xác, cập nhật của hệ thống dữ liệu, thông tin hoàn toàn khớp với số liệu đã kiểm toán hay cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng dữ liệu của Basel II mà còn đòi hỏi công tác lưu trữ hệ thống dữ liệu cũng phải đáp ứng yêu cầu.
Về nguồn nhân lực và bố trí sắp xếp nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực làm việc tại các NHTM, đặc biệt trong bộ phận quản trị kinh doanh và QTRR phải có đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Chỉ như vậy, các hoạt động kinh doanh và hệ thống QTRR (đặc biệt đối với hệ thống quản lý rủi ro thị trường, tín dụng và rủi ro hoạt động...) mới có thể được vận hành một cách hiệu quả và mô hình hoá một cách khoa học và phù hợp. Nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam hiện nay dù đã được đào tạo ở trình độ cao, chiếm đại đa số là từ đại học
và trên đại học trở lên, nhiều người thông thạo ngoại ngữ, tin học,... song chưa thể coi là có chất lượng cao, đặc biệt về tính chuyên nghiệp, ý thức tuân thủ. Điều này không chỉ hạn chế về năng suất lao động, tăng chi phí và giảm lợi nhuận của các NHTM mà còn là cơ hội phát sinh các loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường. Trên cơ sở nguồn nhân lực có chất lượng, các NHTM cần hợp lý hóa việc bố trí nhân sự một cách phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận hành kinh doanh, QTRR, thu thập và xử lý, lưu trữ dữ liệu và cung cấp báo cáo cho NHNN.
Tóm lại, để đáp ứng được yêu cầu triển khai áp dụng Basel II trong các hoạt động kinh doanh và QTRR, các NHTM Việt Nam rất cần phải đào tạo lại và tiêu chuẩn hóa đối ngũ cán bộ chuyên viên trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các NHTM tiên tiến trên thế giới.
Yêu cầu về năng lực tài chính của các NHTM
Đối với các NHTM lớn ở các nước phát triển, yêu cầu về năng lực tài chính của các NHTM cần đáp ứng hai nội dung cơ bản của chi phí triển khai thực hiện:
(1) đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (2) chi phí để đổi mới mô hình tổ chức và những thay đổi về hoạt động theo yêu cầu triển khai Basel II. Đối với với các NHTM Việt Nam, yêu cầu về năng lực tài chính còn bao gồm cả khả năng tăng vốn điều lệ hay vốn chủ sở hữu và xử lý RRTD.
Ngoài ra, xuất phát từ yêu cầu về tuân thủ Basel II dự kiến là một khó khăn cho các NHTM bởi những tác động của sự tuân thủ này đến quy mô hoạt động kinh doanh, chi phí dự trữ ..., đồng thời làm giảm doanh thu và tăng chi phí. Tiếp cận ở giác độ khác, các khoản chi phí tuân thủ áp dụng Basel II của các NHTM sẽ tạo gia tăng áp lực đối với lãi suất đầu ra, giảm năng lực cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân hàng. Kinh nghiệm thực tế từ việc triển khai dự án Basel II tại các nước khu vực châu Á thì tổng chi phí sẽ ước tính dao động từ 15 đến 40 triệu USD, tùy theo quy mô, mức độ và yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều NHTM không có đủ nguồn lực để tự xây dựng kế hoạch và chương trình triển khai áp dụng Basel II còn phải chi phí để thuê các chuyên gia, tập đoàn tư vấn triển khai áp dụng và khoản chi phí này cũng không phải là nhỏ. Chính vì vậy, xét về mặt chi phí đối với các NHTM Việt Nam khi thực hiện triển khai dự án Basel II coi như là một sự “hy sinh” quyền lợi trong ngắn hạn của các cổ đông của các NHTM này. Theo kinh nghiệm triển khai tại Pakistan cho thấy, năng lực tài chính của các NHTM cũng cần phải đặt ra như một điều kiện có ý nghĩa tiên quyết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tuân thủ Basel II về KSRR đã được các NHTM trên thế giới thực hiện từ những năm 2008 - 2009. Những lợi ích từ việc tuân thủ Basel II đã được thừa nhận rộng rãi. Việc hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Basel II rất cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện Basel II tại các NHTM ở Việt Nam. Việc nghiên cứu quá trình thay đổi các nguyên tắc và chuẩn mực KSRR đối với các NHTM theo tiêu chuẩn của Ủy ban Basel, đặc biệt của Basel II theo hướng kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo an toàn hơn cho mỗi NHTM cũng như cho toàn bộ hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia và hệ thống ngân hàng toàn cầu là rất cần thiết. Có thể nói rằng những nguyên tắc trụ cột và các chuẩn mực KSRR trong hoat động kinh doanh của các NHTM theo Basel II về yêu cầu vốn tối thiểu, về tranh tra, giám sát ngân hàng, nguyên tắc thị trường, minh bạch thông tin đã giúp cho các NHTM trở nên “bền vững” hơn trước những diễn biến của nền kinh tế - xã hội mỗi nước và tình hình tài chính quốc tế.
Trong Chương 2, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lí luận về KSRR của NHTW đối với NHTM theo Basel II. Xuất phát từ lý thuyết về NHTM, các hoạt động cơ bản và các rủi ro chủ yếu mà NHTM phải đối mặt khi thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ, chương này tập trung chủ yếu vào hệ thống lại 3 trụ cột chính của Basel II - đồng thời cũng là nội dung cốt yếu trong công tác KSRR của NHTW - bao gồm (i) yêu cầu vốn tối thiểu, (ii) thanh tra và giám sát NH, (iii) tuân thủ nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin. Các nhân tố chủ quan từ phía NHTW và các nhân tố khách quan đã được phân tích cho thấy công tác KSRR theo Basel II có đem lại kết quả mong muốn hay không sẽ chịu tác động của rất nhiều yếu tố trong và ngoài NHTW. Phần cuối của chương phân tích bài học kinh nghiệm của một số nước đã và đang áp dụng KSRR theo Basel II và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho NHNN Việt Nam.
Tuy nhiên, áp dụng Basel II vào KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với NHTƯ, trong đó có CQTTGSNH cũng như đối với các NHTM và toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm triển khai áp dụng Basel II trong KSRR của các NHTM ở một số nước là thực sự cần thiết. Bài học kinh nghiệm rút ra từ 5 nước như Mỹ, Pakistan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan được chọn làm điển hình nghiên cứu sẽ có giá trị tham khảo nhất định đối với Việt Nam trong quá trình áp dụng KSRR của các NHTM theo Basel II. Đây là lý luận cơ bản giúp tác giả tiếp tục nghiên cứu thực trạng KSRR trong hoạt động của các NHTM ở Việt Nam theo Hiệp ước Basel II.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO THEO BASEL II CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017
Nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của hệ thống NHTM trên nhiều phương diện: số lượng ngân hàng, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên sổ sách, tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng. Trong Luận án, tác giả lựa chọn mốc 2010 - 2017 là mốc để đánh giá sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 để có đánh giá toàn diện hơn về thực trạng của các NH cũng như nền kinh tế sau khủng khoảng và thực trạng áp dụng KSRR sau giai đoạn này, đồng thời, đây cũng là giai đoạn NHNN Việt Nam thực hiện đề án tái cơ cấu các TCTD với định hướng ứng dụng các thông lệ quốc tế trong QTRR.
Bảng 3.1. Quy mô của hệ thống NHTM Việt Nam 2010 - 2017
2010 | 201 1 | 201 2 | 201 3 | 201 4 | 201 5 | 2016 | 2017 | |
Số lượng NHTM (NH) | 42 | 42 | 39 | 39 | 38 | 35 | 35 | 35 |
Tăng trưởng tổng tài sản (%/năm) | 29,2 | 19,5 | 2,5 | 13,2 | 12,2 | 12,4 | 16,8 9 | 17,62 |
Tăng trưởng vốn điều lệ (%/năm) | 32,9 | 14,8 | 11,3 | 8,1 | 3,3 | 5,7 | 5,22 | 4,31 |
Tăng trưởng tín dụng (%/năm) | 27,7 | 9,9 | 8,9 | 12,5 | 14,2 | 17,3 | 18,2 5 | 16,96 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kiểm Soát Rủi Ro Theo Basel Ii Của Ngân Hàng Trung Ương Đối Với Ngân Hàng Thương Mại
- Kinh Nghiệm Kiểm Soát Rủi Ro Theo Basel Ii Tại Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Bài Học Cho Việt Nam
- Thách Thức Ngân Hàng Trung Quốc Đối Mặt Khi Thực Hiện Basel Ii
- Thực Trạng Rủi Ro Và Quản Trị Rủi Ro Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2017
- Những Kết Quả Đạt Được Và Những Hạn Chế Trong Công Tác Kiểm Soát Rủi Ro Theo Basel Ii Của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Đối Với Hệ Thống Ngân Hàng
- Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trong Việc Áp Dụng Basel Ii
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm từ 2010 đến 2017 [54]
Theo các Báo cáo thường niên của NHNN, khởi đầu chỉ từ 8 NHTM năm 1991, hệ thống ngân hàng đã mở rộng một cách nhanh chóng và tăng lên tại thời điểm cao nhất tới 56 NHTM vào năm 1997. Qua các quá trình tái cơ cấu quyết liệt, đến cuối năm 2017 toàn hệ thống còn 35 NHTM (chưa tính đến các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Xét theo góc độ quy mô nền kinh tế: GDP, quy mô thị trường, dân số…, số lượng các NHTM ở Việt Nam hiện nay vẫn khá nhiều (trong khi Hàn Quốc là một quốc gia phát triển và quy mô nền kinh tế lớn hơn Việt Nam gấp nhiều lần nhưng chỉ có khoảng 20 NHTM. Tại Thái Lan, với diện tích 513.000 km2 và thu nhập quốc nội khoảng 406 tỷ USD, gần gấp đôi so với
Việt Nam nhưng cũng có không quá 20 NHTM. Do vậy, NHNN Việt Nam đã đặt mục tiêu thu hẹp quy mô còn 17 NHTM đến cuối năm 2017 [54].
Dù số lượng NHTM đã có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010 - 2017 nhưng quy mô tổng tài sản của cả hệ thống có xu hướng tăng liên tục theo thời gian. Tốc độ tăng bình quân tổng tài sản giai đoạn 2010 - 2017 là 13,88%, đạt mức 10 triệu tỷ đồng vào ngày 31/12/2017. Cùng với việc mở rộng quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ của các NHTM cũng được tăng cường theo các quy chế đảm bảo an toàn hoạt động của NHNN. Tính đến ngày 31/12/2017, tổng vốn điều lệ của cả hệ thống NHTM là 362.562 tỷ đồng [54].
Trái ngược với sự tăng trưởng dương của tổng tài sản và quy mô hoạt động, khả năng sinh lời (ROA) của hệ thống NHTM Việt Nam khá thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 - 2017.
Bảng 3.2. Khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam, 2010-2017
Đơn vị tính: %
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
ROA | 1,00 | 1,10 | 0,40 | 0,60 | 0,51 | 0,52 | 0,56 | 0,69 |
Tăng/giảm so với năm trước | -0,1 | 0,1 | -0,48 | -0,13 | 0,02 | 0,01 | -0,23 | 0,4 |
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm từ 2010 đến 2017 [54]
Nợ xấu gia tăng liên tục từ năm 2010 đến 2012. Cuối năm 2012 có 14 ngân hàng báo tỷ lệ nợ xấu vượt 3% vào cuối kỳ. Sau khi NHNN ban hành Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN cho phép các TCTD được tự xử lý nợ quá hạn và cơ cấu lại nợ (tự phân loại nợ, giãn nợ, cho vay đảo nợ), theo đó phần lớn các NHTM đã báo cáo tỷ lệ nợ xấu giảm trong năm 2013. Chỉ có 12 NHTM báo nợ xấu trên 3% tổng dư nợ. Đến cuối năm 2014 chỉ còn 6 NHTM báo cáo tỷ lệ nợ xấu trên 3%. Giai đoạn 2015 - 2017, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể do sự nỗ lực mua lại của Công ty quản lý tài sản các TCTD (VAMC), được NHNN thành lập nhằm tái cơ cấu và xử lí nợ xấu của các NHTM. VAMC đã mua lại nợ xấu của các NHTM bằng cách phát hành trái phiếu đặc biệt (bản chất là để chuyển một khối lượng lớn nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán). Nếu tính cả giá trị nợ xấu các TCTD đã bán cho VAMC thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống cao hơn rất nhiều. Tuy vậy, việc bán nợ cho VAMC đã làm sáng tỏ hơn thực trạng nợ xấu. Nhiều khoản nợ xấu được các NHTM bán cho VAMC trước đó chưa được báo cáo là nợ xấu.
Như vậy có thể thấy rằng mặc dù số lượng khá nhiều, quy mô tài sản và hoạt động tăng trưởng, tuy nhiên các NHTM Việt Nam đang hoạt động kinh doanh với hiệu quả, chất lượng và lợi nhuận thấp, được thể hiện ở các chỉ số tài chính như khả năng sinh lời trên tổng tài sản thấp trong khi mức độ rủi ro cao thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu và các khoản nợ bán sang VAMC chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hồi, xử lý. Các tồn tại trong hoạt động kinh doanh nói chung và mức độ rủi ro nói riêng của các NHTM trong thời gian qua trước hết xuất phát từ những yếu tố chủ quan về năng lực quản trị, điều hành và khả năng triển khai các hoạt động kinh doanh của các NHTM, song không thể không có sự liên quan đến cơ chế quản lý của NHNN, đặc biệt là hoạt động kiểm soát và giám sát của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng.
Để thực hiện KSRR, NHNN đã ban hành một loạt các quy định về an toàn vốn tối thiểu theo hướng tiếp cận dần theo trụ cột 1 của Basel II, như: 1) Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN; 2) Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN (Thông tư 36) tự giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thay thế Thông tư 13); 3) Thông tư số 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, các quy định về tỷ lệ an toàn vốn có một số điểm mới so với Thông tư 36.
Dựa trên các văn bản trên của NHNN, hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của toàn hệ thống từ năm 2010 đến năm 2017 đã cao hơn quy định của NHNN Việt Nam, cũng như khuyến cáo của Basel. Tuy vậy, xu hướng chung là CAR đang giảm dần trong những năm gần đây (xem bảng 3.3) khi khả năng tăng vốn bị chững lại trong khi các NH chưa thể cấu trúc tài sản theo hướng hợp lý hơn để giảm thiểu rủi ro.
Bảng 3.3. Hệ số CAR của hệ thống NHTM Việt Nam, 2010 - 2017
Đơn vị tính: %
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
CAR | 10,98 | 16,5 | 13,75 | 13,25 | 12,75 | 13,14 | 12,73 | 11,11 |
Tăng/giảm so với năm trước | -6,82 | 5,52 | -2,75 | -0,5 | -0,5 | 0,39 | -0,41 | - 1,62 |
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm từ 2010 đến 2017 [54] Quy định về hệ số rủi ro
Thông tư 13 quy định hệ số rủi ro của một số loại tài sản “Có” rất cao, lên
đến 150% và 250%. Cụ thể, đối với các khoản cho vay các công ty con, công ty liên
doanh, công ty liên kết của TCTD có hệ số rủi ro 150%; các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán, cho vay công ty chứng khoán, cho vay kinh doanh bất động sản có hệ số rủi ro lên đến 250%. Các quy định này và tỷ lệ nợ xấu tăng cao do nhiều ngân hàng đã phân bổ vốn không nhỏ vào các danh mục cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản làm cho hệ số CAR của nhiều ngân hàng và của cả hệ thống NHTM giảm đáng kể trong năm 2010 so với năm 2009 từ 17,8% xuống 10,98%.
Tuy vậy, đến cuối năm 2010, trừ Agribank (6,4%) và Vietinbank (8,02%), các ngân hàng khác đều đáp ứng đủ, thậm chí vượt xa so với hệ số CAR tối thiểu quy định. Cá biệt, một số ngân hàng có hệ số CAR lên đến trên 30% như VietCapital 54,92% (2010) và Kiên Long Bank 36,16% (2010). Đến cuối 2012, tất cả các ngân hàng Việt Nam, kể cả Agribank, đều đáp ứng tốt quy định an toàn vốn tại Thông tư 13. Một số ngân hàng có CAR tăng cao “đáng kinh ngạc” như ngân hàng Bảo Việt và ngân hàng Tiên Phong lần lượt là 42% và 40,15% [54].
Nếu chỉ nhìn vào CAR để đánh giá mức độ đủ vốn của những ngân hàng như thế này thì không chính xác vì các ngân hàng đang tận dụng triệt để việc tăng vốn tự có để xử lý nợ xấu hoặc tái cấu trúc, nói cách khác, CAR tăng do các ngân hàng tăng vốn điều lệ - một cấu phần quan trọng trong vốn cấp 1. Do vậy, nhiều ngân hàng có CAR cao lại là các ngân hàng nhỏ và trong số đó có nhiều ngân hàng yếu kém. Tiêu biểu như trường hợp ngân hàng Sài Gòn có CAR năm 2010 là 50,2% nhưng đến tháng 12/2011 đã bị hợp nhất với ngân hàng Tín Nghĩa và ngân hàng Đệ Nhất do “nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào và mất khả năng thanh toán tạm thời. Hoặc trường hợp của NH Bảo Việt và NH Tiên Phong được các chuyên gia đánh giá là “gần như không huy động được tiền gửi hoặc không thể/không muốn cho vay” [90].
3.2. Thực trạng rủi ro và kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng thương mại
3.2.1 Khái quát về Ngân hàng nhà nước Việt Nam và công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm