Những Kết Quả Đạt Được Và Những Hạn Chế Trong Công Tác Kiểm Soát Rủi Ro Theo Basel Ii Của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Đối Với Hệ Thống Ngân Hàng

Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN quy định về quy chế kiểm toán nội bộ của TCTD, trong đó xác định nội dung chính của kiểm toán nội bộ là kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Theo Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN quy định về quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD, trong đó xác định “Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời của các hoạt động hàng ngày của TCTD. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận của TCTD dưới nhiều hình thức”. Rõ ràng, nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước về ngành ngân hàng đối với hoạt động kiểm soát, giám sát ngân hàng ngày càng được nâng cao.

Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN; Thông tư số 21/2010/TT-NHNN đã quy định một khung yêu cầu chung đối với việc xây dựng Báo cáo Tài chính và Báo cáo Thống kê đối với các TCTD, từ đó làm cơ sở thống nhất cho việc so sánh, đánh giá giữa các TCTD cũng như phục vụ công tác giám sát, kiểm soát trong ngân hàng.

Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng, trong đó đảm bảo đáp ứng 04 mục đích thanh tra, phù hợp với thông lệ quốc tế là (i) Duy trì sự ổn định của thị trường; (ii) Tăng cường sự nhận thức của công chúng; (iii) Bảo vệ người tiêu dùng; và (iv) Giảm thiểu tội phạm tài chính.

*Giai đoạn từ 2010 đến nay:

Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh NHNN (thay thế cho Quyết định số 36/2006/QĐ- NHNN và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN) quy định rõ ràng và phân định chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng.

Nghị định số 26/2014/NĐ-CP và Quyết định số 35/2014/QĐ-TT đã xây dựng một mô hình tổ chức thanh tra trong NHNN theo hướng tập trung, thống nhất. Trong đó quy định một số điểm mới như:

Một là, thanh tra, giám sát ngành ngân hàng được giao thực hiện nhiệm vụ rộng hơn, gồm đầy đủ 04 khâu của quá trình quản lý, thanh tra, giám sát đối với các TCTD (cấp phép; xây dựng quy chế về an toàn hoạt động ngân hàng; giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ; xử lý vi phạm);

Hai là, phương pháp thanh tra, giám sát tiến dần tới thực hiện thông lệ, chuẩn mực quốc tế: Thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của TCTD, kết hợp thanh tra,

giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Ba là, Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng Trung ương và Cơ quan Thanh tra, Giám sát chi nhánh NHNN phải có kế hoạch chung cho toàn hệ thống, thay vì mỗi cơ quan có kế hoạch riêng như trước kia.

Từ các quy định hiện hành cho thấy hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam do bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và NHNN Việt Nam cùng thực hiện. Trong đó, việc thực hiện của NHNN được thể hiện ở:

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II - 13

Về cơ cấu tổ chức: Hoạt động giám sát ngân hàng được giao cho Cơ quan Thanh tra ngân hàng (được thành lập theo Quyết định số 91/1999/NĐ-CP) theo Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3. Cho tới nay, chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng còn bị phân tán; kết quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng còn gặp nhiều hạn chế như: 1) Chức năng giám sát từ xa; thanh tra tại chỗ thuộc trách nhiệm của Thanh tra NHNN, nhưng các Vụ khác trong NHNN cũng thực hiện chức năng giám sát từ xa: Vụ Kế toán Tài chính, Vụ Tín dụng, Vụ Quản lý Ngoại hối, Vụ Chính sách Tiền tệ; 2) Nhiệm vụ phát hiện các vi phạm, sai phạm của các NHTM là nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng, trong khi nhiệm vụ xử lý các sai phạm lại do các Vụ, Cục khác trong NHNN đảm nhiệm, nên hiệu lực của hoạt động thanh tra, giám sát còn hạn chế; 3) Các cơ quan ban hành quy định an toàn trong ngân hàng (các Cục, Vụ chức năng thuộc NHNN) và cơ quan giám sát (Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng) là hai đơn vị độc lập, vì thế đôi khi có những bất đồng giữa việc hiểu và áp dụng các quy định giữa đơn vị ban hành quy định và đơn vị thanh tra, giám sát; 4) Cơ chế phối hợp giữa Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng Trung ương với cơ quan Thanh tra địa phương chưa hoàn toàn thực hiện theo cơ chế chiều dọc.

Về phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng: Công tác thanh tra, giám sát hiện nay chủ yếu đảm bảo việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của các TCTD (giám sát, thanh tra tuân thủ). Tuy nhiên, hiện nay phương pháp thanh tra, giám sát này không còn phù hợp bởi không giúp các thanh tra ngân hàng đánh giá, đo lường và giảm thiểu rủi ro của các TCTD.

Về chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát: Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra, giám sát ngân hàng định kỳ, thường xuyên, nhưng hiện nay trong bộ phận thanh tra, giám sát chưa có nhiều chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng hay những người có kinh nghiệm thực tiễn ngân hàng lâu năm. Lực lượng thanh tra viên nhìn chung còn trẻ, ít kinh nghiệm về hoạt động

ngân hàng. Công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ thanh tra viên chưa được thực hiện thường xuyên và bài bản. Trình độ của thanh tra viên còn nhiều bất cập, trong khi các nghiệp vụ của NHTM ngày càng phức tạp và được thực hiện bởi công nghệ ngân hàng hiện đại đã làm hạn chế hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra.

Về phía các NHTM, mô hình 3 tuyến phòng thủ trong kiểm soát nội bộ và QTRR đang được các ngân hàng áp dụng và hoàn thiện trong những năm qua: Tuyến phòng thủ đầu tiên là các Đơn vị kinh doanh vừa thực hiện nghiệp vụ vừa quản lý rủi ro phát sinh từ chính hoạt động của mình. Tuyến phòng thủ thứ hai là Khối Quản lý rủi ro có chức năng thiết lập các chính sách, nguyên tắc, hạn mức kiểm soát và giám sát độc lập việc quản lý rủi ro. Tuyến phòng thủ thứ ba là kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát với mục tiêu định hướng rủi ro, thông báo kịp thời về bản chất và mức độ ảnh hưởng của những tồn tại trong hoạt động ngân hàng và đưa ra những kiến nghị ngăn ngừa, khắc phục kịp thời.

Mặt khác, các NHTM Việt Nam đang tích cực phối hợp với các công ty kiểm toán lớn để xây dựng lộ trình nâng cao năng lực QTRR như sự hợp tác của Sacombank, Techcombank với E&Y Việt Nam, MB với E&Y Singapore; BIDV, Vietinbank hợp tác với PwC; Vietcombank với E&Y và công ty tư vấn Oliver Wyman,... Sự tư vấn từ các công ty kiểm toán và các chuyên gia nước ngoài giúp cho các ngân hàng đi đúng hướng trong quá trình hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro theo mô hình của Basel II.

Tuy đã áp dụng đúng mô hình KSNB nhưng các nguyên tắc về kiểm soát đôi khi lại không được các ngân hàng tuân thủ chặt chẽ. Ở một số ngân hàng, nguyên tắc bất kiêm nhiệm vẫn bị vi phạm mà điển hình là cán bộ khách hàng vừa phụ trách tìm kiếm và phát triển khách hàng, vừa thực hiện thẩm định và đánh giá rủi ro. Cách làm này sẽ rút ngắn được thời gian thẩm định tín dụng, tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro của mô hình quản trị truyền thống. Ngược lại, một số ngân hàng khác đã triển khai phê duyệt tín dụng tập trung tách biệt rõ ràng giữa bộ phận phát triển khách hàng với bộ phận thẩm định, giám sát tín dụng, QTRR; điều này giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro nhưng lại tốn nhiều thời gian và chi phí cho bộ máy hoạt động. Do đó, hệ thống QTRR hiện nay của các ngân hàng vẫn cần đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để vừa tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế vừa tiết kiệm chi phí và thời gian.

3.2.1.2.3. Về minh bạch thông tin.

Về phía NHNN, theo trụ cột thứ 3 của Basel II, NHNN đã ban hành Thông tư

số 48/2014/TT- NHNN ngày 31/12/2014 quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin của NHNN Việt Nam. Nội dung thông tin phát ngôn và cung cấp cho báo chí bao gồm: 1) Chủ trương, chính sách, pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; 2) Quyết định điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng; 3) Tình hình diễn biến về tiền tệ và ngân hàng; 4) Thông báo liên quan đến việc thành lập, mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, giải thể, thu hồi giấy phép, chấp thuận mở rộng mạng lưới tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam [59, tr. 94 ].

Danh sách thông tin công bố đã bổ sung 39 loại thông tin thuộc các nhóm trên. Tuy nhiên, nếu xét theo trụ cột thứ 3 của hiệp ước Basel II trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, các ngân hàng phải công khai về cơ cấu vốn tự có, mức độ rủi ro hoạt động, chính sách quản lý rủi ro, các biện pháp hạn chế rủi ro...[59, tr. 94].

Trong thời gian qua, NHNN đã rất chú trọng vào công tác công bố thông tin. Không chỉ có công bố thông tin về mặt nội dung, NHNN rất chú trọng vào tần suất, thời lượng, thời điểm công bố thông tin. Thẩm quyền công bố thông tin của NHNN được mở rộng và phân cấp cụ thể hơn, tạo điều kiện cho NHNN chủ động và linh hoạt hơn trong quản lý điều hành, tuyên truyền, phổ biến, giải thích đường lối, quan điểm của cơ quan điều hành. Qua đó, dư luận trong và ngoài nước đã có những đánh giá cao đối với hoạt động truyền thông của NHNN [59, tr. 94 ].

Tại Việt Nam, yêu cầu về thông tin dữ liệu đối với hệ thống ngân hàng hiện chưa có một văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể và có hệ thống mà vấn đề này được đề cập đến rải rác trong một số văn bản gồm:

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, tại Điều 18, Mục 2 quy định, trước ngày 15 tháng thứ hai của mỗi quý, TCTD phải báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng cho Bộ Tài chính và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi TCTD đặt trụ sở chính.

Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN, Điều 14 yêu cầu TCTD công khai báo cáo tài chính theo nguyên tắc thị trường bao gồm các quy định về hình thức công khai, nội dung công khai, thời gian công khai. Theo văn bản này, hệ thống báo cáo tài chính của TCTD gồm 5 biểu mẫu: Bảng cân đối tài khoản kế toán (định kỳ tháng, năm), bảng cân đối kế toán (quý, năm), báo cáo kế toán kinh doanh (quý, năm), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (năm), thuyết minh báo cáo tài chính (quý, năm) là phù hợp với yêu cầu chung cũng như thông lệ về các loại báo cáo tài chính.

Thông tư số 21/2010/TT-NHNN tại Điều 11 ban hành nhằm xây dựng nguyên tắc chung về hoạt động báo cáo thống kê trong ngành ngân hàng, trong đó quy định cụ thể về định kì và thời gian gửi báo cáo.

Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 và Luật sửa đổi Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 có riêng chương VIII quy định về công bố thông tin, trong đó quy định rõ các tổ chức phát hành, niêm yết, công ty chứng khoán… có trách nhiệm công bố đầy đủ chính xác, kịp thời thông tin (gồm các báo cáo tài chính theo định kỳ quy định, các thông tin bất thường…).

Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (ban hành thay thế Thông tư số 13/2010/TT- NHNN) tại Điều 10 cũng quy định TCTD phải công khai hơn nữa đối với các hoạt động cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, danh sách cổ đông, thành viên quản lí, điều hành, kiểm soát.

Thông tư số 49/2014/TT-NHNN tại Điều 14 cũng bổ sung quy định về công khai báo cáo tài chính tới công chúng về hình thức và nội dung công khai.

Thông tư số 35/2015/TT-NHNN quy định chế độ báo cáo thống kê dành cho các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư số 31/2013/TT- NHNN. Thông tư 35 được xây dựng trên cơ sở phát triển những ưu điểm của mô hình, quy trình báo cáo đã tương đối hoàn thiện tại Thông tư 31.

Về thực trạng về hoạt động công khai, minh bạch thông tin của NHNN:

Hệ thống thông tin thống kê của mỗi NHTM Việt Nam phải đáp ứng nhu cầu báo cáo thống kê cho NHNN Việt Nam, và cho Tổng cục/ chi cục thống kê để các cơ quan quản lý nhà nước này thực hiện chức năng của mình theo quy định của pháp luật, đồng thời, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho hoạt động quản trị kinh doanh trong ngân hàng. Theo đó, từng NHTM Việt Nam trước hết phải tuân thủ chế độ báo cáo thống kê do Thống đốc NHNN ban hành, tiếp đến, Tổng Giám đốc/ Giám đốc NHTM phải xây dựng, quy định, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê nội bộ phục vụ trong quản trị điều hành kinh doanh ngân hàng.

Quy định về báo cáo định kỳ và đột xuất: Để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN, từng bước tiến dần phù hợp thông lệ quốc tế, NHNN đã ban hành Thông tư số 21/2010/TT-NHNN quy định về báo cáo thống kê. Theo đó, công tác thống kê của NHNN đã có bước thay đổi căn bản, dần thể hiện tính ưu việt hơn so với các chế độ báo cáo thống kê trước đây, nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Quy định về chế độ báo cáo tài chính đối với TCTD: Theo chế độ báo cáo tài chính của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN, hệ thống báo cáo tài chính của TCTD gồm 5 biểu mẫu: Bảng cân đối tài khoản kế toán (định kỳ tháng, năm), bảng cân đối kế toán (quý, năm), báo cáo kế toán kinh doanh (quý, năm), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (năm), thuyết minh báo cáo tài chính (quý, năm).

Chế độ truyền thông, công khai thông tin của NHNN: Ngoài ra, công tác thông tin, truyền thông của NHNN đã có bước chuyển theo hướng chủ động, công khai, rõ ràng. Các chủ trương chính sách điều hành của NHNN đã được truyền tải kịp thời tới các đối tượng thông qua các hình thức truyền thông đa dạng như bài viết, trả lời phỏng vấn, phóng sự, thông cáo báo chí, hội thảo, tọa đàm…

Quy định về thu nhập thông tin về an toàn trong hoạt động ngân hàng: Luật và các quy định hiện hành cho phép thanh tra ngân hàng thu nhập thông tin từ phía các TCTD và nội dung này được thực hiện trong thực tế. Thanh tra ngân hàng có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng áp dụng hình thức xử phạt với các trường hợp vi phạm yêu cầu cung cấp thông tin từ phía các TCTD. Quy định hiện hành cho phép thanh tra xử phạt đối với trường hợp báo cáo sai sự thật.

Các TCTD phải báo cáo thông tin an toàn hoạt động về NHNN Việt Nam, trong đó bao gồm tất cả nội dung yêu cầu của Basel trừ thông tin về rủi ro thị trường. Tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, rủi ro thị trường chưa được coi là trọng yếu. Hiện tại không có yêu cầu hoặc thông lệ nào yêu cầu tổ chức kiểm toán độc lập kiểm tra hoặc kiểm toán lại một số báo cáo về chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng do các NHTM lập.

Quy định về kiểm toán độc lập và công bố thông tin về tài chính và hoạt động của TCTD: Trước khi kết thúc năm tài chính, TCTD, chi nhánh NHNN phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy định của NHNN để kiểm toán các hoạt động của mình trong năm tài chính tiếp theo và trong 30 ngày, kể từ ngày quyết định chọn tổ chức kiểm toán độc lập, TCTD, chi nhánh NHNN phải thông báo cho NHNN về tổ chức kiểm toán độc lập được lựa chọn.

Về phía các NHTM, hiện nay 100% các ngân hàng đều có website tiếng Việt, trong số đó, 77% ngân hàng có báo cáo thường niên và báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập (thời kì 2013 - 2016), 63% ngân hàng có báo cáo tình hình quản trị ngân hàng định kỳ và 69% ngân hàng có công bố thông tin về quản lý rủi ro.

Các NHTM đã thực hiện công khai các thông tin liên quan đến chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tài sản có rủi ro, các loại dự phòng rủi ro,... Các thông tin

này được thể hiện trong Thuyết minh báo cáo tài chính định kỳ. So với thời điểm trước khi triển khai Basel II, các khoản tiền gửi và cho vay TCTD khác, chứng khoán đầu tư được phân loại công khai theo 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Bên cạnh đó, dự phòng rủi ro cho các loại tài sản này cũng được bổ sung chi tiết ngay sau phần thuyết minh về cơ cấu tài sản đó thay vì được gộp chung như báo cáo tài chính cũ. Như vậy, mức độ công khai về cơ cấu và mức rủi ro của tài sản trong các NHTM đã tăng lên trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế thì các ngân hàng cần phải cải thiện rất nhiều, đặc biệt về chất lượng thông tin. Điển hình như thông tin tín dụng của các ngân hàng hiện nay chỉ đáp ứng được 45% yêu cầu so với chuẩn quốc tế.

Như vậy, để thực hiện tốt việc công khai thông tin cần hoàn thiện cả về khuôn khổ pháp lý từ phía NHNN và sự đầu tư, đổi mới về kĩ thuật, cơ chế minh bạch thông tin của các NHTM.

3.3. Những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng thương mại giai đoạn 2010 - 2017

3.3.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2010 - 2017, công tác KSRR của NHNN đối với các NHTM đạt được những kết quả sau:

Một là, về chủ trương, định hướng thực hiện Basel II: NHNNVN ban hành Công văn 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 về việc triển khai thực hiện quy định an toàn vốn theo Basel II; trong đó yêu cầu các ngân hàng triển khai Basel II ở mức độ tiêu chuẩn, riêng 10 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB, Sacombank, ACB thực hiện ở mức độ cao hơn.

Hai là, về cơ sở pháp lý. Trong thời gian qua, NHNNVN đã ban hành nhiều văn bản hỗ trợ các ngân hàng trong nước nâng cao năng lực QTRR hướng tới Hiệp ước Basel II như: (i) Hướng tới trụ cột 1 bao gồm Thông tư 36/2014/TT-NHNN (TT36) quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 02/2013/TT-NHNN (TT02) quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 12/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa

đổi một số nội dung của TT02 và gần đây là Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 (TT41) quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (ii) Hướng tới trụ cột 2 bao gồm Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng; Thông tư 10/2012/TT-NHNN quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (iii) Hướng tới trụ cột 3 bao gồm Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN ngày 31/12/2007 ban hành quy chế thông tin tín dụng; Thông tư 16/2010/TT- NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng; Thông tư 41 (thông tư có quy định về nội dung công bố thông tin).

Ba là, về kiểm soát việc đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu. Khung khổ chính sách về mức vốn tối thiểu (CAR):

Thứ nhất, các quy định liên quan tới việc tính toán mức vốn tự có và CAR đã tiến khá sát so với yêu cầu Basel II, giúp đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh cũng như tạo đà cho ngân hàng tiếp cận và áp dụng các nguyên tắc trong QTRR theo Basel II. Mặt khác, yêu cầu duy trì đồng thời CAR riêng biệt và hợp nhất đối với NHTM là phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay của một số NHTM theo mô hình công ty mẹ - con.

Thứ hai, đối tượng áp dụng quy định về an toàn vốn được mở rộng, bao trùm toàn bộ đối tượng tham gia lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là các chi nhánh NHNN.

Thứ ba, quy định về CAR tối thiểu là 9%, cao hơn so với yêu cầu tối thiểu của Basel II là 1%, giúp ngân hàng đảm bảo an toàn tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình; tạo tiền đề để hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp cận các tiêu chuẩn về an toàn vốn theo Basel III trong thời gian tới.

Thứ tư, cơ sở pháp lý cho quản trị RRTD - là rủi ro chủ yếu trong hoạt động ngân hàng Việt Nam - tương đối toàn diện, đầy đủ, đề cập tới nhiều khía cạnh trong công tác QTRR tín dụng. Các NHTM cũng xây dựng và ban hành các quy định riêng về QTRR tín dụng theo những quy định chung.

Thứ năm, NHNN đã ban hành một số quy định về QTRR thị trường trong các NHTM như mức giới hạn rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, yêu cầu về kiểm soát nội bộ…

Kết quả thực hiện trụ cột 1, theo Basel II như sau:

Thứ nhất, hệ số CAR dần được tính toán theo tiêu chuẩn của Basel II và các NHTM Việt Nam, trong thời gian qua, đã đảm bảo đáp ứng và duy trì mức CAR tối thiểu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023