Cơ Sở Lý Thuyết Về Ý Định Sử Dụng Dịch Vụ Spa


phần hoàn thiện kho tài liệu nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về việc vận dụng lý thuyết hành vi TPB trong nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ: trường hợp nghiên cứu điển hình ở quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á.

Luận án có phát hiện yếu tố mới tác động đến ý định sử dụng dịch vụ spa, đó là yếu tố “sự quan tâm tới hình ảnh bản thân”, yếu tố này chưa được kiểm định trước đây trên thế giới cũng như Việt Nam. Đây là điểm mới quan trọng của luận án góp phần bổ sung yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ, nghiên cứu điển hình là tại thị trường Việt Nam.

Luận án hoàn thiện thang đo các yếu tố trong mô hình bao gồm: sự quan tâm tới hình ảnh bản thân và Ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam.

1.6.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của Luận án giúp cho các nhà quản trị spa nhìn nhận và hiểu được các yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Cụ thể, yếu tố sự quan tâm đến hình ảnh bản thân có tác động dương và ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam; 3 biến còn lại trong mô hình TPB là chuẩn mực chủ quan, thái độ và nhận thức đều có tác động thuận chiều đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Kết luận này giúp cho các nhà quản trị spa sẽ có cơ sở xây dựng chính sách marketing và ra quyết định về sản phẩm dịch vụ, giá cả hay truyền thông, cũng như phương thức tiếp cận khách hàng là nữ giới trong các độ tuổi và thu nhập khác nhau. Thêm vào đó, họ cũng có định hướng chiến lược nhằm tập trung nguồn lực, cải thiện dịch vụ, nâng cao chất lượng từ đó thúc đẩy hành vi sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam.

Luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhà khoa học, giảng viên và sinh viên khi nghiên cứu, giảng dạy và học tập thuộc lĩnh vực dịch vụ.

1.7. Bố cục của luận án

Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu chính gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Chương 2: Tổng quan và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam - 3

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị kinh doanh


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Chương 1 tập trung làm rõ lý do lựa chọn đề tài từ góc độ thực tiễn và học thuật. Thực tế cho thấy ngành công nghiệp spa đã phát triển rực rỡ ở các nước phát triển khu vực Châu Âu và Châu Á nhưng chỉ mới bắt đầu ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Về mặt học thuật, lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới dùng để giải thích ý định sử dụng dịch vụ spa của khách hàng tuy nhiên nghiên cứu riêng biệt ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ và tại thị trường đang phát triển như Việt Nam chưa nhận được chú ý vì thế cần thực hiện nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam là cần thiết.

Từ lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu được hình thành. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đề ra, trong chương này luận án đã tóm tắt phương pháp nghiên cứu chính của luận án là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó nghiên cứu định tính nhằm xác định những yếu tố thuộc mô hình TPB và gợi ý những yếu tố mới có tác định tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm tra tính phù hợp của mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề ra so với dữ liệu thị trường.

Cuối cùng, chương 1 trình bày những đóng góp mới về học thuật và thực tiễn của

đề tài và trình bày kết cấu của luận án.


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở lý thuyết về ý định sử dụng dịch vụ spa

2.1.1. Khái quát về spa và một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ

Khi cuộc sống của con người ngày càng trở nên phát triển thì các hoạt động trao đổi lại càng nhiều hơn, hoạt động trao đổi của con người không còn chỉ dừng lại là các sản phẩm, hàng hóa thông thường mà còn có thể là các dịch vụ ở nhiều lĩnh vực và cấp độ khác nhau.

Tại Việt Nam, khái niệm dịch vụ đã được đưa ra tại Luật giá năm 2013: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật và Luật Thương mại năm 2015: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Trần Hữu Ái (2019) trong giáo trình quản trị dịch vụ đã đưa ra khái niệm: Dịch vụ là các hoạt động tạo ra các lợi ích về thời gian, địa điểm, tâm trạng và giá trị tâm lý.

Trong lĩnh vực quản trị chất lượng, khái niệm dịch vụ theo ISO 9004 -2 IE được cho là “kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”.

Như vậy, có thể thấy có khá nhiều các khái niệm về dịch vụ nhưng tựu chung lại thì có thể hiểu đơn giản: “Dịch vụ là một hoạt động hoặc một sự việc thực hiện hoặc trải nghiệm mà một bên có thể cung ứng cho bên kia, mang tính chất vô hình và thường là không dẫn đến sự sở hữu bất cứ yếu tố nào của quá trình tạo ra hoạt động/sự trải nghiệm/việc thực hiện đó”, Phạm Thị Huyền (2018). Khái niệm này nhấn mạnh vào đặc điểm của việc thực hiện các hoạt động dịch vụ với bản chất là mang tính chất vô hình. Nếu nhấn mạnh đến đối tượng tiếp nhận của hoạt động dịch vụ thì dịch vụ có thể hiểu: “Dịch vụ là những hoạt động kinh tế được một bên chào bán cho bên kia đem lại những kết quả mong muốn cho bản thân người nhận hoặc cho những vật, tài sản của chủ sở hữu. Các khách hàng mua dịch vụ mong muốn đạt được lợi ích/giá trị từ việc tiếp cận với nhân viên, kỹ năng chuyên nghiệp, cơ sở vật chất, mạng lười, hệ thống và các vật dụng, nhưng thường không nắm quyền sử dụng


với bất cứ thành phần vật chất nào liên quan”. Nếu nhấn mạnh đến giá trị và lợi ích mà dịch vụ dành cho người thụ hưởng thì có thể hiểu: “Dịch vụ là các hoạt động kinh tế tạo ra giá trị và cung ứng lợi ích cho các khách hàng tại một thời gian và địa điểm xác định và kết quả là đem lại những thay đổi mong muốn cho người thụ hưởng dịch vụ”.

* Đặc điểm của dịch vụ

- Tính vô hình: dịch vụ có đặc tính vô hình, không tồn tại ở dạng vật chất. Do đó, dịch vụ không thể chạm, cầm, nếm, ngửi được. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của dịch vụ, nhờ đặc điểm này mà chúng ta có thể phân biệt được sản phẩm, dịch vụ với nhau. Ngoài ra, nó cũng đặt ra thách thức cho người tham gia bán dịch vụ vì họ cần gắn các thuộc tính hữu hình của sản phẩm vào thuộc tính vô hình này.

- Tính không đồng nhất/tính thay đổi: Trong khi các sản phẩm khác có thể được sản xuất hàng loạt và đồng nhất thì mỗi dịch vụ sẽ cung cấp là duy nhất và không thể lặp lại một cách chính xác ngay cả với cùng một nhà cung cấp dịch vụ.

- Tính không thể tách rời/ tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng: Đặc điểm này đề cập đến thực tế là các dịch vụ được tạo ra và tiêu dùng trong cùng một thời điểm. Dịch vụ không thể tách rời nghĩa là dịch vụ không thể được tách rời khỏi nhà cung ứng dịch vụ, bất kể cung ứng dịch vụ là người hay là máy.

- Tính dễ hỏng/không lữu trữ được: Dịch vụ không thể được lưu trữ, lưu, trả lại hoặc bán lại sau khi chúng đã được sử dụng. Sau khi được cung cấp cho khách hàng, dịch vụ sẽ được sử dụng hoàn toàn và không thể chuyển giao cho khách hàng khác.

Dịch vụ được chia làm hai loại: dịch vụ cốt lõi là dịch vụ được tạo ra đúng với mục đích chính của giao dịch; dịch vụ bổ sung là dịch vụ được cung cấp như một hệ quả của việc bán sản phẩm hữu hình ví dụ như dịch vụ giao hàng tận nhà do các nhà cung cấp trên các giá trị hóa đơn tối thiểu.

2.1.1.2. Khái niệm dịch vụ spa

Ngành Spa đã trải qua rất nhiều thay đổi từ thời sơ khai đến nay và đặc điểm của ngành Spa từ châu lục hay quốc gia này sang châu lục và quốc gia khác cũng có những nét khác biệt. Điều này dẫn đến quan điểm và khái niệm về dịch vụ Spa cũng thay đổi qua nhiều thời kỳ phát triển. Nghiên cứu sinh xin được sơ lược về lịch sử hình thành Spa để thấy rõ hơn về điều này.

* Lịch sử hình thành Spa

Hiện nay, rất nhiều khách hàng tìm đến Spa như một cách để giữ gìn sức khỏe, chống lão hóa, chăm sóc sắc đẹp hoặc đơn giản là tìm những phút giây thư giãn sau quãng thời gian làm việc căng thẳng thường ngày. Điều này khiến người ta nghĩ rằng


Spa là một khuynh hướng văn hóa mới. Nhưng thực chất, Spa đã tồn tại hàng ngàn năm trước - bắt nguồn từ người Mesopotamian, Ai Cập và Minoan, rồi đến Hy Lạp và La Mã (từ Spa thực chất bắt nguồn từ tiếng Latin “Spagere” hay là từ viết tắt của) và sau nữa là người Ottoman, Nhật Bản và Tây Âu.

Theo các sử gia cổ đại thì người Hy Lạp là người đầu tiên đánh giá cao mối quan hệ giữa thể chất và tinh thần, khoảng năm 500 trước công nguyên, họ đã tạo ra việc tắm hơi. Năm 25 trước Công nguyên, đại đế Agrippa ở Roma đã sáng chế ra “Suối nước nóng” (Một suối khoáng có quy mô lớn) và mỗi triều đại sau lại nối tiếp phát triển hơn nữa trong sự sáng chế “Thermae”. Qua thời gian, chúng tiếp tục được phát triển bởi các thời vua Roma, từ Châu Phi đến Anh, dần dần được xem như một trò giải trí phức hợp với thể thao, nhà hàng và các loại hình làm sạch thân thể khác. Theo tài liệu lịch sử, một tập tục điển hình trong võ trường sau buổi luyện tập hoặc chiến đấu, người chiến binh sẽ đi qua phòng tắm ấm gồm 3 tác dụng làm ướt, thoa dầu thơm, xoa bóp và gội sạch cơ thể.

Với những công dụng to lớn cho sức khỏe thể chất và tinh thần, không ngạc nhiên gì khi Spa cũng lôi cuốn người dân Châu Âu. Ở Tây Âu, vào thời Trung cổ “Charlemagne’s Aachen” và “Bonaventura ‘s Poretta” đã phát triển spa như một hình thức tắm, chữa bệnh phổ biến. Ở thời Phục Hưng, các suối khoáng từ núi vùng Paracelsus ở Pasffers, Thụy Sĩ và các thành phố như Spa, Bỉ, Baden - Baden, Đức và Bath, Anh (được quảng bá như resort tiện nghi đầu tiên là thủ đô của SPA thời bây giờ), nơi người La Mã không chỉ xây vô số nhà tắm quanh các suối khoáng nóng mà còn xây dựng cả đền thờ Sulis Mineva - Nữ Thần Suối Khoáng. Tất nhiên, khi đó Spa không giống như bây giờ. Nó xuất hiện hoặc là dưới dạng những suối khoáng nóng hoặc là các nhà tắm công cộng. Người Anh đã nhanh chóng nhận ra phép màu của những suối khoáng nóng tự nhiên ở Bath, nơi nước khoáng luôn ở nhiệt độ 50oC và cung cấp vô số các khoáng chất như magie, sulfur, kali và canxi. Theo gương La Mã, Anh biến Bath trở thành một trong những địa danh nổi tiếng nhất thời trung cổ. Hàng loạt Spa hoàng gia, quý tộc như King’s Bath, Cross Bath, hot Bath… đã được dựng lên, biến xứ này thành nơi sầm uất và xa hoa bậc nhất nước Anh, nơi quý tộc lui tới để chứng tỏ quyền thế và địa vị của mình. Năm 1522, cuốn sách khoa học đầu tiên về việc chữa bệnh bằng Spa đã được xuất bản. Năm 1890, Cha Sebastian Kneipp đã phát triển học thuyết về thảo mộc và chữa bệnh bằng nước ở làng spa của vùng Bad Worishofen, Đức. Nhưng rồi mối tương quan giữa Spa và sức khỏe con người nhanh chóng chìm vào quên lãng. Năm 1350, các phòng tắm công cộng bị đóng cửa trên toàn Châu Âu để ngăn chặn bệnh dịch


hạch. Và rồi năm 1538, Pháp đã phá hủy nhà tắm công cộng trong nỗ lực chống lại sự lan truyền của bệnh giang mai.

Vậy spa tiếp sau đó được phát triển như thế nào? Tìm hiểu về điều này thì thấy Mĩ là quốc gia gần như đi đầu trong việc phát triển hoạt động spa từ trị liệu với nước sang các lĩnh vực trị liệu rộng rãi hơn và đặc biệt là spa làm đẹp. Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, Mĩ đã trở thành trung tâm của một thế hệ Spa mới vào năm 1850 khi Saratoga Springs xuất hiện và làm đẹp cho các ngôi sao đã đến tuổi lão thành từ Edgar Allan Poe đến Franklin Delano Roosevelt (Thống đốc New York, người tranh đấu cho sự cải cách đầu thập niên 30). Spa đầu tiên, Red Door Salon của Manhattan, đã được giới thiệu với công chúng năm 1910 bởi Elizabeth Arden, cung cấp thêm các dịch vụ làm móng, trang điểm với thương hiệu “Arden Wax”. Một thế hệ người Mĩ tiếp theo, Deborah Szekely, cũng đã thiết lập nên một cơ sở Spa, Rancho La Puerta, nằm phía nam biên giới Baja, California. Năm 1958, Szekely cũng đã mở Spa Golden Door như là người tiên phong ở California cung cấp các dịch vụ giảm cân và chương trình tập luyện Spa kết hợp luyện tập đầu tiên, The Ashram, cũng được tạo lập ở California năm 1974 và được đại chúng hóa năm 1979. Vào 1997, các bác sĩ ở Mĩ đã giới thiệu “Spa trong y học”, kết hợp với miền Đông và các cơ quan y tế trong nỗ lực không mệt mỏi về nghiên cứu các năng lực thần diệu do dịch vụ Spa đem lại. Năm 1986, New York -based Spa Finder, Inc. (được viết tắt là “Spafinder) thành lập và trở thành đại lý du lịch đầu tiên chuyên tổ chức các kỳ nghỉ kết hợp với Spa. Từ đó, ngành công nghiệp Spa đã phát triển lên tầm cao mới, lợi tức toàn ngành lên đến 15 tỉ USD.

Ngày nay, trong khi người Châu Âu xem Spa là nơi điều trị và ngăn ngừa bệnh tật thì người Mĩ lại hướng Spa vào việc duy trì một lối sống lành mạnh thông qua chế độ dinh dưỡng, luyên tập cũng như chăm sóc sắc đẹp toàn diện. Những năm gần đây, các Spa ở Mĩ bắt đầu mở rộng mối quan tâm sang những lĩnh vực khác như thiền và giao cảm - vốn là “đặc sản” của Châu Á.

Spa đang dần trở nên xu hướng toàn cầu: Spa đã chiếm lĩnh thị trường thế giới về chăm sóc sắc đẹp và giảm cân cho phụ nữ vào giữa thế kỉ XX, tập trung vào làm cho người ta nhận biết ra giá trị cuộc sống, luyện tập, tinh thần và thư giãn. Với con số rất đông người đang tìm đến với Spa vì nó đã mang đến phương thức trị liệu mới và mang đến cảm giác tuyệt diệu về cả hai mặt sinh lý và tinh thần. Với những ý nghĩa to lớn như vậy, không còn nghi ngờ gì để khẳng định ngành Spa ngày một được ưa chuộng tại Mĩ nói riêng và các quốc gia trên toàn thế giới nói chung. Thẩm mỹ cùng Spa đã thực sự


bùng nổ và ảnh hưởng đến mọi thứ từ thời trang, mỹ phẩm đến kiến trúc, thiết kế nội thất và thậm chí trong cả ẩm thực.

Cứ thế, từ Châu Âu qua Châu Mĩ rồi sang Châu Á, Spa là một vòng tròn kỳ diệu mà điểm cuối của nơi này lại là điểm đầu của nơi kia. Nơi kỳ diệu hơn là sự tồn tại của nó đã vượt qua những giới hạn ban đầu. Không chỉ đem lại cho con người sự thanh khiết, khỏe mạnh của cả thể xác, lẫn tinh thần và tâm trí, Spa còn là một văn hóa sống. Nó đưa con người về gần với thiên nhiên hơn, và sống thực với mình hơn.

* Khái niệm dịch vụ spa

Spa bắt nguồn từ tiếng Latin “Spagere” hay “Salus per aquam”, tức là phương pháp trị liệu bằng nước. Theo ASIA Spa thì Spa được định nghĩa là tất cả các liệu pháp đem lại sự cân bằng năng lượng cho cơ thể và tâm hồn.

Theo quan niệm cũ, một Spa tiêu chuẩn phải đáp ứng đủ năm giác quan của con người (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác), nhưng theo định hướng ngày nay, Spa chuyên nghiệp phải đáp ứng sáu giác quan: đó chính là khi bạn bước vào một Spa: tai bạn phải được nghe những âm thanh thiên nhiên vừa êm dịu, vừa hoang dã kết hợp những tấu khúc của nhạc trị liệu chuyên nghiệp của Spa, mũi bạn phải được ngửi thấy mùi hương hoa cỏ thiên nhiên và tinh dầu nóng ấm dịu dàng, mắt bạn phải nhìn ngắm những khung cảnh thiên nhiên nhẹ nhàng thư giãn, miệng và lưỡi bạn được thưởng thức những loại trà và nước trà hoa đặc biệt dành riêng cho Spa, cơ thể và làn da bạn cảm nhận được sự ấm áp, dịu dàng khi được massage trên cơ thể và các huyệt đạo và cuối cùng là tinh thần bạn cảm nhận được sự thư giãn và bình lặng tối đa trong không gian, cảnh vật và âm nhạc trong phòng trà.

Hiện nay, khi nhắc đến spa, người ta không còn gói gọn nó thành những dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng nước khoáng nữa mà đã mở rộng thành các liệu trình tái tạo da bằng hóa chất, thảo dược, massage thư giãn cơ thể… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn từ người sử dụng dịch vụ.

Dịch vụ spa như một lối sống đề cập đến một trạng thái đặc biệt của sức khỏe, kết hợp hài hòa của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Đây là loại dịch vụ được chiếm ưu thế trong kỳ nghỉ (Brymer & Lacaze, 2013). Hầu hết mọi người gặp khó khăn trong việc hiểu sâu về dịch vụ spa và mục đích thực sự của nó vì sự phát triển nhanh chóng của thị trường spa. Một số tầng lớp xã hội và khách hàng trung niên thích đến thăm các dịch vụ spa do những thay đổi nhân khẩu học và tiêu chuẩn sinh hoạt cao hơn ở các nước phương Tây. Kiến thức hạn chế về khái niệm spa khiến mọi người trở nên không ý thức được ý


nghĩa thực sự và giá trị của spa. Các nhà kinh doanh trên thị trường spa thực sự sẽ mất khách hàng của họ trong trường hợp khách hàng hầu như không hiểu khái niệm spa do kiến thức hạn chế về spa của họ (Sinaga & Mielniczak, 2006).

Ngày nay, các nhà cung cấp dịch vụ y tế đang cố gắng đáp ứng các yêu cầu về sự phát triển của thị trường du lịch sức khỏe ở châu Á (Bywater, 1990). Theo Cockerell (1996), người chăm sóc sức khỏe và spa thích tìm phương pháp điều trị y tế hoặc động lực du lịch truyền thống. Các yếu tố khuyến khích du lịch chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả xu hướng xã hội theo định hướng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và mong muốn giữ được sự trẻ đẹp cũng như khỏe mạnh (Lee & King, 2008). Tại thời điểm hiện tại, du lịch spa và chăm sóc sức khỏe đang được phát triển ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Theo Hiệp hội Spa Quốc tế (ISPA), Spa là nơi cung cấp dịch vụ giúp đổi mới tâm trí, cơ thể và tinh thần con người từ đó cải thiện toàn diện cảm xúc hạnh phúc của con người (Hyde-Smith, 2012). Trong phạm vi nghiên cứu này, nghiên cứu sinh sẽ sử dụng quan điểm dịch vụ spa của Hiệp hội Spa Quốc tế (ISPA). Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng ủng hộ khái niệm spa đều phải bao gồm việc sử dụng các liệu pháp dựa trên hơi nước như nguồn gốc ban đầu (Hà Bích Liên và cộng sự, 2007). Như vậy, ta có thể hiểu spa là sự tổng hòa của nhiều phương pháp trị liệu hay còn được gọi là liệu pháp được thực hiện bởi các nhân viên trị liệu spa được đào tạo chuyên nghiệp với mục đích chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, tạo cảm giác thư giãn về mặt tinh thần cho người sử dụng.

*Cơ sở spa (cửa hàng kinh doanh spa) theo Cohen,M. và cộng sự (2008) định nghĩa là một loại hình kinh doanh cung cấp các liệu trình spa dựa trên các liệu pháp hơi nước và được tiến hành bởi các nhân viên có trình độ trong môi trường chuyên nghiệp và thư giãn. Bên cạnh đó Garrow (2005) cho rằng cơ sở kinh doanh spa là nơi hướng người tiêu dùng đến sự thư giãn. Tại đây người tiêu dùng sẽ được cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp bằng hơi nước và massge kết hợp với các sản phẩm giúp con người đẹp hơn và có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Khi nhắc đến kinh doanh spa, hầu hết mọi người đều nghĩ đến các dịch vụ xa xỉ và chỉ có giới thượng lưu mới được trải nghiệm. Tuy nhiên, ngày nay điều đó không còn đúng nữa khi mà nền kinh tế càng ngày càng tăng trưởng mạnh kéo theo nhu cầu và nhận thức của người dân được tăng lên; khi đó các cơ sở kinh doanh spa đã trở lên gần gũi hơn với người tiêu dùng. Không chỉ nữ giới mà cả nam giới cũng đã sử dụng đến các sản phẩm làm đẹp, các dịch vụ spa để chăm sóc bản thân làm cho mình đẹp hơn, tự tin hơn, thư giãn và lấy lại năng lượng tái tạo sức lao động.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 16/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí