Yêu Cầu, Nội Dung Và Hiệu Lực Pháp Lý Của Hoạt Động Chất Vấn


ngắn gọn, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn" và đối tượng chịu sự chất vấn bằng văn bản phải có trách nhiệm báo cáo với đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo.

Hình thức chất vấn được thực hiện không chỉ trong phiên họp toàn thể của Quốc hội mà còn được thực hiện tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Những chất vấn của đại biểu Quốc hội được nếu ra trong phiên họp này bao gồm những chất vấn đã được Quốc hội quyết định cho trả lời tại phiên hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội và những chất vấn khác được gửi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa 2 kỳ họp của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có chất vấn được mời tham dự phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội có chất vấn không tham dự phiên họp thì nội dung trả lời chất vấn, kết quả phiên họp trả lời chất vấn được gửi tới đại biểu đó chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nếu đại biểu Quốc hội có chất vấn không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội.

2.2.2. Yêu cầu, nội dung và hiệu lực pháp lý của hoạt động chất vấn

2.2.2.1. Yêu cầu hoạt động chất vấn

- Yêu cầu đối với người chất vấn

+ Về thông tin

Chất vấn là hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội đối với những người đứng đầu trong bộ máy nhà nước với mục đích làm rõ trách nhiệm của họ với kết quả thực hiện các chính sách, quy định pháp luật… của Nhà nước. Do đó những thông tin mà đại biểu Quốc hội đưa ra làm cơ sở cho câu hỏi chất vấn phải chính xác, tin cậy, cụ thể, không thể từ dư luận xã hội chung chung hoặc do cảm quan nhìn nhận của đại biểu. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 chỉ rõ đại biểu Quốc hội có thể


minh hoạ các thông tin trong nội dung chất vấn bằng hình ảnh minh hoạ, video, vật chứng cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

+ Về thời gian

Thời gian cho mỗi đại biểu tiến hành một câu hỏi chất vấn bằng miệng trong kỳ họp của Quốc hội là từ 2- 3 phút. Trong đó, đại biểu Quốc hội vừa phải trình bày, giải thích về những nội dung, thông tin trong câu hỏi chất vấn của mình, vừa phải nêu rõ yêu cầu đối với người bị chất vấn.

Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 10

+ Chuẩn bị chất vấn

Để có thể có được chất vấn có chất lượng, đại biểu Quốc hội cần phải có thời gian chuẩn bị, nghiên cứu nghiêm túc. Trước hết, đó là thời gian để nghiên cứu thông tin, nắm bắt về tình hình thực tiễn đang diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, từ đó thấy được những vấn đề nổi cộm, bức xúc nhất mà các cơ quan nhà nước có trách nhiệm chưa giải quyết được. Từ đó, đại biểu Quốc hội mới hình thành được vấn đề cần chất vấn.

+ Các kỹ năng chất vấn

Để có thể tiến hành hoạt động chất vấn, đại biểu Quốc hội cần có những kỹ năng chính sau đây

Kỹ năng phân tích, tổng hợp, lựa chọn vấn đề chất vấn. Muốn vậy, đại biểu Quốc hội cần có thông tin, thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có thông tin từ cử tri. Vì vậy, đại biểu Quốc hội phải có kỹ năng, năng lực tiếp xúc rộng rãi với cử tri, năng lực nắm bắt nhanh và đúng ý kiến, nguyện vọng của cử tri. Những thông tin mà cử tri đưa ra rất rời rạc, phong phú, trên nhiều lĩnh vực do đó đại biểu Quốc hội cũng cần có năng lực phân tích sâu tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân để chọn lọc được vấn đề chất vấn có ý nghĩa nhất đối với cử tri.

Trong quá trình chất vấn, các đại biểu cần có kỹ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ, diễn giải vấn đề cần hỏi, kỹ năng trình bày ý kiến một cách rõ ràng, có sức thuyết phục.


Để đi đến tận cùng vấn đề, đại biểu Quốc hội cần có kỹ năng tham gia thảo luận, tranh luận tại nghị trường.

- Yêu cầu đối với người trả lời chất vấn:

+ Về thông tin

Để làm rõ trách nhiệm của mình, người trả lời chất vấn phải đưa ra các thông tin để thấy được cả những mặt đã làm được, và những mặt còn thiếu sót của mình. Vì vậy, những thông tin đưa ra cũng phải đầy đủ, chính xác, cụ thể, không thể chỉ đưa những thông tin tốt, còn những thông tin chưa tốt, phản ánh mặt chưa làm được, khuyết điểm của người quản lý thì lại không đưa, đưa không đầy đủ, không chính xác.

+ Về thời gian:

Mỗi câu hỏi chất vấn, người trả lời chất vấn có khoảng 15 phút để trả lời, làm rõ trách nhiệm của mình, trình bày nguyên nhân của thực trạng, cả những thành tựu và hạn chế đặc biệt là nguyên nhân của những hạn chế mà đại biểu Quốc hội đã đưa ra, đề xuất những giải pháp để khắc phục có hiệu quả những hạn chế trên, các giải pháp phải cụ thể về biện pháp tiến hành, thậm chí cả thời gian để khắc phục là bao nhiêu

+ Chuẩn bị trả lời chất vấn và trả lời chất vấn:

Để có thể trả lời chất vấn, người trả lời chất vấn cần có thời gian để chuẩn bị, thu thập các số liệu, thông tin cần thiết, suy xét về nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Theo quy định của pháp luật, thời gian cho người trả lời chất vấn chuẩn bị không được ấn định một cách chính xác. Ví dụ với câu hỏi chất vấn trong kỳ họp của Quốc hội thì từ khi Quốc hội gửi chất vấn đến cho đến khi phiên chất vấn được tiến hành. Còn trong thời gian Quốc hội không họp, thời gian chuẩn bị trả lời chất vấn cũng do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ấn định.

+ Các kỹ năng trả lời chất vấn

Để trả lời chất vấn, người trả lời chất vấn cũng cần có một số kỹ năng sau đây:


Kỹ năng trình bày, làm rõ vấn đề, trách nhiệm bằng các lập luận, đưa số liệu, thông tin chứng minh.

Kỹ năng phân tích vấn đề để đưa ra nguyên nhân, giải pháp phù hợp.

- Yêu cầu đối với Quốc hội:

+ Chuẩn bị cho một phiên chất vấn

Để chuẩn bị cho một phiên chất vấn, trước hết Quốc hội phải tập hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội và lựa chọn những chất vấn phù hợp.

Yêu cầu chất vấn được đại biểu Quốc hội ghi vào phiếu chất vấn một cách cụ thể về nội dung chất vấn, tên của người bị chất vấn gửi đến chủ tịch Qước hội để chuyển đến người bị chất vấn. Đoàn thư ký kỳ họp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội quyết định. Như vậy, không phải yêu cầu nào cũng được đưa ra Quốc hội chất vấn. Trước những yêu cầu chất vấn nêu ra, Quốc hội phải có biện pháp xác định những chất vấn nào là quan trọng, cần thiết được đưa ra chất vấn trước Quốc hội. Đây là khâu quan trọng trong thủ tục chất vấn vì việc xác định đối tượng trả lời chất vấn sẽ loại bớt những chất vấn không thoả đáng, làm mất nhiều thời gian của Quốc hội. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân đã làm rõ hơn cơ sở để Quốc hội lựa chọn chất vấn trong kỳ họp của Quốc hội đó là "căn cứ vào chương trình của kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn" (Khoản 2 Điều 15). Sau đó chất vấn được gửi tới các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trả lời để chuẩn bị.

+ Điều hành chất vấn

Tại phiên họp toàn thể, thủ tục chất vấn được tiến hành thông qua việc Quốc hội nghe người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đẩy đủ nội dung các


vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục. Thời gian trả lời không quá 15 phút. Sau đó là thủ tục đặt câu hỏi của các đại biểu Quốc hội tới những nội dung liên quan đến vấn đề người bị chất vấn trả lời. Thông thường đây là câu hỏi miệng và thời gian trả lời không qua 3 phút. Việc hạn chế thời gian trả lời chất vấn là cần thiết và bắt buộc đối với đối tượng bị chất vấn. Tuy nhiên, trong thực tế, có trường hợp người bị chất vấn xin gia hạn thêm thời gian. Có trường hợp được Chủ tịch Quốc hội chấp nhận, có trường hợp không được chấp nhận và bị phê bình ngay trong phiên họp với những câu trả lời quá thời gian cho phép.

+ Xử lý kết quả chất vấn

Tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục. Đại biểu Quốc hội có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời. Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn. Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết [59, Điều 11; 83, Điều 25]. Pháp luật cũng quy định người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội hoặc đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản có trách nhiệm báo cáo với các đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo. Ban Công tác đại biểu có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp và đôn đốc việc thực hiện lời hứa đối với chất vấn của đại biểu Quốc hội của những người đứng đầu các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong khi trả lời chất vấn [59, Điều 11; 83, Điều 2].


2.2.2.2. Nội dung chất vấn

Theo tinh thần của Hiến pháp, đại biểu Quốc hội có thể chất vấn bất cứ vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không phụ thuộc vào vấn đề đó có hay không nêu ra trong chương trình kỳ họp. Trong đó, nội dung chất vấn cần tập trung vào một số vấn đề sau:

+ Nội dung chất vấn thường đề cập những vấn đề nóng bỏng, bức xúc liên quan tới trách nhiệm của nhiều cơ quan thuộc mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Pháp luật chưa đưa ra tiêu chí chuẩn cho nội dung chất vấn nhưng từ quy định của pháp luật hiện hành có thể xác định một câu hỏi của đại biểu Quốc hội là câu chất vấn khi nó phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước về những vấn đề lớn, ở tầm khái quát, vĩ mô hoặc những vấn đề nổi cộm, bức xúc được cử tri, nhân dân quan tâm, những vấn đề đang cần tập trung giải quyết chứ không phải là những vấn đề nhỏ lẻ, cá nhân.

+ Chất vấn trước tiên nên tập trung vào những vấn đề trong quản lý nhà nước gây nên sự bức xúc trong xã hội mà đa số cử tri quan tâm hoặc tính chất nghiêm trọng.

Nội dung câu chất vấn phải nêu rõ vấn đề đang xảy ra, đã xảy ra và hậu quả còn ảnh hưởng đến hiện nay hoặc trong tương lại gần thuộc thẩm quyền quản lý của người bị chất vấn. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát hoàn toàn hoặc bắt nguồn từ chính sách quản lý của người bị chất vấn. Từ đó mới có thể yêu cầu người bị chất vấn phải giải trình về nguyên nhân theo hướng khách quan và đưa ra giải pháp khắc phục, yêu cầu rút kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, đồng thời đại biểu Quốc hội mới có thể cân nhắc trách nhiệm của người bị chất vấn.

+ Những vấn đề đã chất vấn nhưng chưa được giải quyết so với đã hứa Chất vấn đưa ra có thể là những vấn đề bức xúc thuộc thẩm quyền,

trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đã được nhắc đến trong chất vấn tại các kỳ hợp trước Quốc hội. Bởi lẽ, cho đến thời điểm hiện tại, những vấn


đề đó vẫn chưa có biến chuyển nào hoặc chưa biến chuyển là bao so với tình hình khi thực hiện chất vấn lần trước.

+ Những vấn đề thuộc chức năng, quyền hạn và trách nhiệm giải trình của đối tượng chất vấn.

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015 quy định "Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác thuộc Chính phủ, Chánh tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước....và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu" (Khoản 7 Điều 2). Như vậy, chất vấn phải liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của đối tượng chất vấn. Có như vậy thì đối tượng chất vấn mới có thể giải trình, làm rõ nguyên nhân, nhận trách nhiệm về mình và tìm giải pháp khắc phục. Không thể chất vấn 1 vấn đề mà người được chất vấn không có thẩm quyền giải quyết và phải không liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.2.2.3. Kết hợp giám sát của Quốc hội và giám sát của nhân dân trong hoạt động chất vấn

Để có thể đưa ra được những vấn đề chất vấn là những vấn đề bức xúc, nổi cộm thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan nhà nước thì đại biểu Quốc hội cần phải có nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều phía, nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy, giám sát của Quốc hội thông qua hoạt động chất vấn cần phải kết hợp với các hình thức giám sát khác

- Kết hợp giữa chức năng giám sát tối cao của Quốc hội, đại biểu Quốc hội với kiểm tra giám sát của các tổ chức đảng

Là tổ chức cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước thông qua các tổ chức, cá nhân cụ thể là các đảng viên nắm giữ các cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước, Đảng kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc kiểm tra, giám sát trong nội bộ Đảng. Việc Đảng kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng


viên trong cơ quan nhà nước tức là Đảng thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, Đảng cũng sẽ phát hiện ra những bất cập, thiếu sót, vi phạm trong hoạt động của những cá nhân đảng viên giữ chức vụ quan trọng của nhà nước cũng như của các tổ chức đảng trong cơ quan nhà nước. Vì vậy, các đại biểu Quốc hội cũng cần nắm được các thông tin, kết quả về kiểm tra, giám sát của Đảng ở các cấp, bổ sung thêm nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động chất vấn của mình.

- Kết hợp giữa chức năng giám sát của đại biểu Quốc hội với chức năng giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân có chức năng giám sát và phản biện xã hội. Mặt trận có chức năng giám sát đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Do đó thông qua việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của mình, Mặt trận cũng nắm được những thông tin về hoạt động của các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước. Do đó, đại biểu Quốc hội cũng cần phải tham khảo thêm các thông tin về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận trong việc hình thành các vấn đề chất vấn.

- Kết hợp giữa chức năng giám sát của đại biểu Quốc hội với giám sát của nhân dân.

Hoạt động giám sát hành pháp của Quốc hội chỉ thực sự mang lại lợi ích cho người dân chỉ khi họ biết được quá trình giám sát đó diễn biến ra sao và có kết quả gì - có nghĩa là phải được công khai hóa, nhờ công khai hóa nên vàệu lực giám sát của Quốc hội cũng được tăng lên gấp bội nhờ có thêm sức ép của công luận xã hội và cũng buộc Quốc hội phải thực hiện có trách nhiệm hơn. Việc thực hiện việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn của Quốc hội tạo điều kiện cho cử tri cả nước cùng theo dõi chính là thể hiện sinh động sự kết hợp chức năng giám sát của Quốc hội và chức năng giám sát của nhân dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023