Thực Trạng Kết Hợp Giám Sát Của Quốc Hội Và Các Hoạt Động Giám Sát Của Đảng, Mặt Trận Tổ Quốc Và Nhân Dân Trong Hoạt Động Chất Vấn


nhân dân, đặc biệt là những vụ liên quan đến đất đai, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hiệu quả hoạt động thanh tra đối với các dự án sử dụng vốn tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra. Tại phiên chất vấn, đại biểu Lê Như Tiến đặt câu hỏi "Vì sao Thanh tra Chính phủ thanh tra, kiểm tra nhiều nhưng lại rất ít phát hiện được tham nhũng, đặc biệt số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng chuyển sang có cơ quan điều tra rất hiếm (chưa đầy 1%)". Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh lý giải "Quá trình thanh tra, khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng thì chuyển sang cơ quan điều tra theo quy chế phối hợp hai bên đã ký kết. Sở dĩ thanh tra nhiều nhưng phát hiện tham nhũng được ít do tội phạm tham nhũng tinh vi, phức tạp, là "tội phạm ẩn", đồng thời năng lực, trình độ cán bộ thanh tra còn hạn chế". Không đồng ý với lý giải này đại biểu Lê Như Tiến truy vấn "Nói tham nhũng tinh vi, phức tạp thì cách đây 10 năm, 20 năm tôi đã nghe rồi. Phải chăng ở đây có vấn đề lợi ích nhóm, bao che, dung túng, chứ không nên chỉ quy cho tội phạm phức tạp với năng lực cán bộ hạn chế". Việc truy vấn của đại biểu được cho là "khơi" đúng suy nghĩ mà nhiều người vẫn hiểu nhưng ngại nói. Chính từ việc tranh luận đã làm rõ không ít vấn đề còn hạn chế, bất cập trong cơ chế chính sách, pháp luật, trong cơ chế điều hành của Chính phủ và bộ, ngành. Trên cơ sở ấy, các nhà làm luật. nhà hoạch định chính sách đưa ra được những quy định đúng thực tế xã hội.

Để thực hiện chất vấn có hiệu quả đòi hỏi mỗi đại biểu phải nắm bắt và hiểu vấn đề muốn hỏi. Chỉ khi nào đại biểu từ ý chí và nguyện vọng của cử tri, kết hợp với một bề dày kiến thức lý thuyết và thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, nhất là chính trị học và luật học thì khi ấy mỗi phiên chất vấn mới mang lại hiệu quả từ nhiều phía. Những thành tựu, tiến bộ trong kỹ năng chất vấn của đại biểu Quốc hội xuất phát từ tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội qua các khoá không ngừng nâng cao, số đại biểu có năng lực, trình độ đủ thực hiện nhiệm vụ đại biểu tăng thêm, phương thức hoạt động của Quốc hội được cải


tiến. Công tác bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cho đại biểu Quốc hội đã được quan tâm hơn.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu còn thiếu kỹ năng cần thiết khi tham gia vào hoạt động chất vấn. Chất vấn nhằm làm rõ trách nhiệm trong quản lý, điều hành bộ máy nhà nước của các thành viên Chính phủ. Đại biểu phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, lựa chọn vấn đề chất vấn. Trong quá trình chất vấn, các đại biểu cần có kỹ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ, diễn giải vấn đề cần hỏi. Năng lực của đại biểu Quốc hội để thực hiện hoạt động chất vấn tốt gồm năng lực tiếp xúc rộng rãi với cử tri, năng lực nắm bắt nhanh và đúng ý kiến, nguyện vọng của cử tri, năng lực phân tích sâu tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân, năng lực tham gia thảo luận, tranh luận tại nghị trường, năng lực trình bày ý kiến một cách rõ ràng, có sức thuyết phục… Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội còn thiếu những kỹ năng này. Thực tế cho thấy kỹ năng này ở đại biểu còn thiếu, nhiều câu hỏi chất vấn còn dài, nhưng lại không rõ nội hàm, làm cho người bị chất vấn khó trả lời trúng ý người hỏi. Lại có đại biểu hỏi mà như thảo luận kinh tế - xã hội, nói hết cả 7 phút (trong khi quy định chỉ 2-3 phút) mà chưa rõ chất vấn vấn đề gì. Nhiều vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội còn chung chung chưa xác định vấn đề tốt, khả năng trình bày câu hỏi còn yếu, chưa lôi cuốn sự quan tâm của người nghe. Ngoài ra, phương pháp thực hiện hình thức chất vấn của các đại biểu Quốc hội còn chưa đúng, nhiều chất vấn chỉ dừng lại ở cách hỏi lấy thông tin, có trường hợp việc trả lời chất vấn lạc sang một nội dung khác, song người chất vấn cũng không đề nghị trả lời thẳng vào câu hỏi vì nể nang, e ngại, do đó hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn thiếu sự tranh luận, thiếu tính phản biện, thiếu tính dân chủ. Cách chất vấn của đại biểu vẫn chỉ là gãi ngứa ngoài da mà chưa đào sâu nguyên nhân, bản chất của vụ việc. Khi bộ trưởng trả lời sai cũng chưa ai tranh luận tới cùng.

Việc thiếu kỹ năng chất vấn của một số đại biểu Quốc hội có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là số lượng đại biểu kiêm nhiệm của Quốc hội nước ta


còn nhiều. Nhiều đại biểu Quốc hội vừa là đại biểu của cử tri, vừa là người điều hành hoạt động trong bộ máy nhà nước, do đó sau khi được bầu là đại biểu Quốc hội, họ lại chỉ nặng về công tác chuyên môn, coi nhẹ công tác đại biểu. Phần lớn đại biểu kiêm nhiệm không đủ thời gian vật chất, sức khoẻ, trí tuệ để tập trung trong thực hiện nhiệm vụ chất vấn, thiếu thông tin, kỹ năng để thực hiện hoạt động chất vấn. Có nhiều đại biểu Quốc hội được bầu do lợi thế cơ cấu chứ không phải do lợi thế năng lực, năng lực có hạn nên không thể hoàn thành nhiệm vụ. Có những đại biểu vì quyền lợi của địa phương nên né tránh chất vấn, tranh luận với các thành viên của Chính phủ. Bên cạnh đó, khả năng bao quát vấn đề giám sát, kỹ năng giám sát chưa được các đại biểu Quốc hội đầu tư dẫn tới tình trạng đối tượng bị giám sát dễ dàng che mắt được Quốc hội. Thứ hai là đại biểu Quốc hội của Việt Nam, tỷ lệ tái trúng cử còn ít, đa phần là đại biểu hoạt động lần đầu. thông thường 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội nước ta là những người mới. Các đại biểu Quốc hội phải mất một thời gian mới có thể tích tụ được các kiến thức, kỹ năng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong đó có hoạt động chất vấn. Việc đại biểu Quốc hội đa phần là hoạt động lần đầu, đã gây lãng phí các kỹ năng được tích tụ trong quá trình hoạt động ở một môi trường nhất định.

- Chương trình phiên chất vấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Năng lực của Quốc hội trong việc xây dựng chương trình phiên chất vấn đã có nhiều cải tiến. Chất vấn gồm rất nhiều các chủ đề khác nhau, từ những vấn đề vĩ mô đến vi mô đã được Quốc hội phân loại theo các nhóm vấn đề chất vấn khá sát nhau tạo thuận lợi cho việc chất vấn. Việc lựa chọn chất vấn đề đưa vào phiên chất vấn đã được Quốc hội quan tâm cải tiến hơn, đảm bảo những vấn đề được đưa ra phiên chất vấn là những vấn đề bức xúc trong thuộc trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành được nhân dân và cử tri quan tâm.

Tuy nhiên, do năng lực của Quốc hội có hạn nên việc lựa chọn một số vấn đề chất vấn đưa vào kỳ họp vẫn còn có những chất vấn chưa thật "đắt".

Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 15


Việc phân loại chất vấn theo nhóm vấn đề có lúc còn chưa thật gần nhau. Nhiều khi việc lựa chọn chất vấn và người trả lời chất vấn vẫn dựa trên số lượng câu chất vấn mà đại biểu Quốc hội gửi đến nên chưa đảm bảo tính công bằng và nhiều khi vấn đề đưa ra chất vấn chưa thực sự là những bức xúc nổi cộm mà cử tri quan tâm. Nhiều vị bộ trưởng liên tục đăng đàn trả lời chất vấn nhưng cũng có những vị trưởng ngành ít khi chất vấn. Theo dõi hoạt động chất vấn của các khoá XII, XIII cho thấy khá nhiều đối tượng bị chất vấn theo quy định của Hiến pháp nhưng chưa hoặc ít khi đối thoại, trả lời trực tiếp chất vấn trước Quốc hội. Đó là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, một số Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng kiêm chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao…lý do thường được giải thích là do ít câu hỏi chất vấn hoặc ưu tiên những lĩnh vực bức xúc hơn. Nhiều vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng lại không được đưa ra chất vấn bởi việc lựa chọn đối tượng chất vấn trước Quốc hội hầu như phụ thuộc chủ yếu vào số lượng câu chất vấn của đại biểu mà không xuất phát từ yêu cầu của cử tri.

Ví dụ tại Quốc hội khoá XIII, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đăng đàn trả lời chất vấn duy nhất tại kỳ họp thứ 2 các kỳ họp sau không được Quốc hội đưa ra chất vấn trực tiếp tại phiên họp toàn thể trong khi nhiều cử tri mong muốn Quốc hội chất vấn đề xác định trách nhiệm thực hiện lời hứa của Bộ trưởng ở phiên chất vấn trước đây.

- Điều hành phiên chất vấn

Nhìn chung, Chủ tịch Quốc hội và những người điều hành phiên chất vấn đã đảm bảo phiên chất vấn diễn ra có trật tự, đúng quy định về thời gian chất vấn của các đại biểu Quốc hội cũng như thời gian trả lời chất vấn của người bị chất vấn. Những đại biểu Quốc hội có những câu chất vấn lạc với chủ đề chất vấn, không đúng thẩm quyền, trách nhiệm của người trả lời chất vấn đều được Quốc hội nhắc nhở. Những người bị chất vấn trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi, trả lời dài dòng được Quốc hội nhắc nhở để điều chỉnh.


Tuy nhiên, một số yêu cầu của đại biểu Quốc hội hoặc người bị chất vấn được đưa ra Quốc hội đôi khi còn quyết định theo cảm tính, chưa có một nguyên tắc nhất định.

- Xử lý kết quả hoạt động chất vấn

Quốc hội đã thể hiện sự tiến bộ trong xử lý kết quả hoạt động chất vấn. Quốc hội đã ra được nghị quyết về trả lời chất vấn. Tuy nhiên, nghị quyết của Quốc hội vẫn còn chung chung, chưa thể hiện rõ trách nhiệm của người bị chất vấn và những việc mà người bị chất vấn phải thực hiện.

- Hiểu biết về chức năng vai trò của hoạt động chất vấn.

Về phía những người bị chất vấn, mục đích của hoạt động chất vấn là để thông qua đó, công việc quản lý, điều hành của mình được điều chỉnh cho tương xứng với nhiệm vụ. Nhìn chung người trả lời chất vấn đã nhận thức được điều này, coi chất vấn là hoạt động tích cực. Về trả lời chất vấn, các thành viên Chính phủ đã thể hiện tinh thần chủ động, tích cực trong giải trình, đáp ứng yêu cầu mà đại biểu Quốc hội đề ra. Các bộ trưởng đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong lĩnh vực được giao thẩm quyền phụ trách, quản lý dù lỗi không phải do chính bộ trưởng gây ra mà do công chức dưới quyền. Trình bày ưu điểm, trốn tránh trách nhiệm, đổ lý do tại cơ chế… đã được các vị bộ trưởng hạn chế trả lời và thay vào đó là nhìn thẳng vào sự viện, nhanh chóng nhận thiếu sót. Người trả lời chất vấn càng về sau càng trả lời ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm hơn theo phương châm "hỏi gì đáp nấy". Qua chất vấn, phần lớn người trả lời chất vấn thấy rõ trách nhiệm và "hứa" sẽ xử lý tốt công việc hơn. Kết quả của hoạt động chất vấn ngày càng thể hiện rõ trên thực tế. Tuy nhiên, vẫn có những người trả lời chất vấn coi chất vấn là "bới lông tìm vết", tìm khuyết điểm của nhau để trù dập nhau.

- Kỹ năng trả lời chất vấn

Những người bị chất vấn cần chuẩn bị kỹ nội dung liên quan đến câu hỏi được nêu ra, chủ động ứng phó với những câu hỏi phái sinh từ câu hỏi chính. Việc trả lời phải nhằm trúng vấn đề, không sa vào giải thích lan man dễ


dấn đến sai lệch chủ đề chất vấn. Nhìn chung, các thành viên của Chính phủ khi trả lời chất vấn đã đi vào trọng tâm của câu hỏi chất vấn, nêu lên được thực trạng, chỉ ra những hạn chế, bất cập vướng mắc, nguyên nhân chủ quan, khách quan cái gì thiếu sót thuộc Bộ, thuộc cá nhân bộ trưởng, cái gì nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành do những bất cập về pháp luật, cơ chế, chính sách. Một số bộ đã thẳng thắn nhận trách nhiệm của bộ ngành mình cũng như trách nhiệm cá nhân trước thực trạng mà đại biểu Quốc hội nêu ra, thể hiện bản lĩnh, trình độ, kiến thức quản lý của người đứng đầu bộ, ngành. Tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cơ bản được khắc phục trong hoạt động trả lời chất vấn.

3.2.4.3. Thực trạng kết hợp giám sát của Quốc hội và các hoạt động giám sát của Đảng, Mặt trận tổ quốc và nhân dân trong hoạt động chất vấn

- Kết hợp với kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng

Trong thời gian qua, các đại biểu Quốc hội đã quan tâm đến việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho hoạt động chất vấn, trong đó có thu thập thông tin từ kết quả kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng. Qua những sai phạm của những đảng viên, tổ chức đảng trong cơ quan nhà nước đã bộc lộ một số bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước, là cơ sở để đại biểu Quốc hội đưa ra các chất vấn của mình. Tuy nhiên, một số đại biểu chưa quan tâm nhiều đến kết quả kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng để phục vụ cho hoạt động chất vấn. Để kết quả kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng phục vụ cho hoạt động chất vấn thì đại biểu Quốc hội không chỉ cần biết kết quả xử lý mà phải nghiên cứu kỹ từng trường hợp, nắm rõ nguyên nhân nào dẫn tới các sai phạm, chọn lọc được những vấn đề nào là bức xúc mới có thể trở thành vấn đề chất vấn. Một số đại biểu chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu các kết quả kiểm tra, giám sát của Đảng.

- Kết hợp với giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam

Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam là một hình thức kiểm soát quyền lực của nhân dân đối với bộ máy nhà nước. Trong những năm qua, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc


Việt Nam đã có nhiều biến chuyển tích cực, ngày càng thực chất hơn, có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Vì vậy, những kết quả giám sát của Mặt trận về những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước là một kênh thông tin quan trọng để các đại biểu Quốc hội có thể tham khảo phục vụ cho việc hình thành các vấn đề chất vấn. Đặc biệt là việc phản biện xã hội của Mặt trận với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, trí thức đầu ngành trong các lĩnh vực đã có sự phân tích khá sâu sắc về mặt được và chưa được của một chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước sắp được thông qua hoặc đã thông qua. Qua đó, đại biểu Quốc hội không chỉ có thông tin thô mà có được cả những thông tin đã qua xử lý phục vụ cho hoạt động chất vấn của mình. Một số đại biểu đã quan tâm tìm hiểu về hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc nhưng vẫn còn nhiều đại biểu do hạn chế về thời gian, năng lực vẫn chưa thực sự đầu tư, nghiên cứu về hoạt động này để phục vụ cho hoạt động chất vấn của mình.

- Kết hợp với giám sát của nhân dân

Các đại biểu Quốc hội đã kết hợp chức năng giám sát của nhân dân với hoạt động chất vấn của mình không chỉ trong giai đoạn tập hợp thông tin, hình thành các vấn đề chất vấn mà cả trong việc giám sát kết quả thực hiện những lời hứa của những người trả lời chất vấn. Những phát biểu của người trả lời chất vấn tại hội trường đã được đông đảo cử tri quan tâm theo dõi, những thành viên Chính phủ trả lời không đầy đủ, trốn tránh trách nhiệm sẽ bị công luận đánh giá, nhận xét, từ đó tạo áp lực để họ phải trả lời tốt hơn. Đặc biệt là những lời hứa của họ trước Quốc hội, trước cử tri sẽ được nhân dân theo dõi, giám sát việc thực hiện lời hứa trên thực tế. Nhân dân sẽ có những phản hồi về việc thực hiện làm cơ sở cho các hoạt động chất vấn tiếp theo của đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội do việc tiếp xúc cử tri còn hạn chế, hình thức đã chưa kết hợp tốt hình thức giám sát của nhân dân với hoạt động chất vấn của mình.


3.2.4.4. Hiệu lực hiệu quả của hoạt động chất vấn

Hiệu lực, hiệu quả giám sát của hoạt động chất vấn là mấu chốt của việc kiểm soát quyền lực. Hoạt động chất vấn không chỉ phát hiện ra những vấn đề, mà quan trọng hơn, tạo ra sức ép thay đổi cách hành động, thay đổi chính sách của Chính phủ, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước, các quan chức nhà nước.

Mức độ kiểm soát quyền lực nhà nước của hoạt động chất vấn thể hiện ở mức độ ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước, khả năng ngăn chặn những hành vi lạm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền hành pháp, tư pháp, từ đó góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Thực tế thời gian qua cho thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội đã có tác động chuyển biến hoạt động của các cơ quan hành pháp, tư pháp theo hướng tích cực. Thông qua chất vấn, người đứng đầu các cơ quan này đã nhận rõ những sai lầm, khuyết điểm của mình, đưa ra các giải pháp khắc phục và có báo cáo về tình hình thực hiện các lời hứa, biện pháp đó, từ đó công tác quản lý nhà nước được thực thi đúng pháp luật và hiệu quả hơn.

Lần đầu tiên tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X, việc trả lời chất vấn có kèm theo báo cáo việc thực hiện lời hứa của kỳ họp trước. Nhìn chung, việc thực hiện lời hứa đối với những vấn đề mà đại biểu nêu ra của những người có trách nhiệm ngày một tốt hơn. Ví dụ là trong kết luận của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII có đề cập đến nhiều điểm đã đạt được của các Bộ trưởng trong việc thực hiện lời hứa

"Phiên chất vấn lần này cũng là lần đầu tiên có đầy đủ các bản báo cáo thực hiện lời hứa của các bộ trưởng, trưởng ngành. Ví dụ như Uỷ ban Thương vụ Quốc hội xem xét, giám sát về việc di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn la, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trả lời là kiên quyết đảm bảo tiến độ năm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023