Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước Thông Qua Hoạt Động Chất Vấn Của Đại Biểu Quốc Hội


2010 tổ máy đầu tiên của thuỷ điện Sơn La sẽ phát điện được, muốn như thế phải làm tốt công tác di dân tái định cư. Tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó thủ tướng đã triển khai ngay cuộc họp với các ngành, các cấp có liên quan, với địa phương để triển khai công việc mà đoàn giám sát nêu ra. Sau đó, văn phòng Chính phủ có gửi cho chúng tôi biên bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải. Sau 4 tháng đồng chí đó lại có báo cáo với chúng tôi về việc đã làm như thế nào. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã có văn bản hơn 20 trang báo cáo về những việc lần trước chất vấn về vấn đề mầm non, vấn đề thi đại học, vấn đề các trường đại học có yếu tố nước ngoài, giáo dục có yếu tố nước ngoài. Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên có báo cáo về vấn đề môi trường và quản lý tài sản, đất đai, khai thác đất đai… Đây là những việc đã làm được… Tôi xin lấy một số ví dụ như thế để muốn nói tác dụng, hiệu quả của phiên chất vấn không phải chỉ trong Hội trưởng, mà phải ngoài hội trưởng, trong thực tiễn cuộc sống [78, tr.2].

Tại Quốc hội khoá XII, một số vấn đề sau khi đại biểu Quốc hội chất vấn, các vị Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chu đáo, có giải pháp giải quyết cụ thể để triển khai đã phát huy hiệu quả trên thực tế như vấn đề sử dụng gói kích cầu góp phần đưa nền kinh tế nước ta sớm thoát ra khỏi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, vấn đề cấp phép và quản lý các dự án đầu tư sân golf, dự án xây dựng khu đô thị mới được chấn chỉnh, việc kiểm tra thực hiện quy hoạch, cấp phép xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ, công tác điều hành xuất khẩu gạo có tiến bộ rõ rệt, ý thức bảo vệ, phòng chống ô nhiễm môi trường trong sản xuất kinh doanh được nâng lên, tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đô thị được từng bước cải thiện…

Quốc hội khoá XIII, ở các kỳ họp đều có báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp trước cũng như có cả báo cáo thẩm tra của các uỷ ban của Quốc hội về việc thực hiện nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của các bộ, ngành, của Chính phủ…


Chình vì vậy, có thể nói hoạt động chất vấn đã thực sự tác động tích cực, tạo ra những chuyển biến trong hoạt động của các cơ quan Trung ương. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề đã chất vấn nhưng sau đó tình hình vẫn không chuyển biến là bao trên thực tế. Có nhiều vấn đề nhắc đi nhắc lại trong nhiều kỳ họp liên tiếp nhưng vẫn không có sự thay đổi, không đạt yêu cầu. Đại biểu Nguyễn Đình Xuân cho biết "Sở dĩ các đại biểu vẫn hỏi lại câu hỏi cũ vì tình hình của vấn đề cũ chưa chuyển biến là bao".

Thông qua chất vấn, Quốc hội có cơ sở thực tiễn để nắm được tình hình thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động và trách nhiệm quản lý, điều hành của cá nhân những người đứng đầu và các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Từ đó là cơ sở để Quốc hội thể hiện sự tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm đối với những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, là cơ sở cho vấn đề bầu các chức danh của Quốc hội khoá sau. Thực tế, thông qua hoạt động chất vấn, các đại biểu Quốc hội và nhân dân cả nước đều có những nhận xét, đánh giá riêng về năng lực của những người đứng đầu các bộ, ngành, thành viên của Chính phủ, những người làm tốt và chưa tốt được nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn.

Hiệu lực, hiệu quả giám sát của hoạt động chất vấn sẽ không cao nếu không có các chế tài của hoạt động chất vấn. Chế tài cao nhất mà hoạt động chất vấn có thể dẫn đến là ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn, là cơ sở cho việc bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bãi miễn.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động của Quốc hội cho thấy việc ra nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn chưa được Quốc hội coi trọng, Việc ra nghị quyết là thể hiện quan điểm, thái độ của Quốc hội về việc trả lời chất vấn của người được chất vấn, xác định rõ trách nhiệm của người trả lời chất vấn với những vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra và những phương hướng, biện pháp nêu ra để giải quyết vấn đề mà đại biểu chất vấn. Đây là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của người trả lời chất vấn với những vấn đề mà đại biểu Quốc hội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

nêu lên. Thực tế hoạt động tại Quốc hội khoá XII cho thấy, sau mỗi phiên chất vấn, chủ toạ điều hành phiên họp phát biểu kết luận chung. Đoàn thư ký sẽ trích biên bản, ghi tổng hợp các giải pháp, lời hứa gửi đến người được chất vấn để tiếp tục nghiên cứu xử lý và gửi đến các cơ quan của Quốc hội để theo dõi việc thực hiện. Các văn bản này hiệu lực pháp lý chưa cao. Trong Quốc hội khoá XII có 2 Nghị quyết về việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 và thứ 6. Tại kỳ họp thứ 4, đây là lần đầu tiên Quốc hội ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn của Quốc hội. Tuy nhiên, nghị quyết vẫn chung chung, chưa nêu cụ thể những vấn đề thuộc trách nhiệm người được chất vấn.

Sở dĩ để hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội còn thiếu việc thực hiện các chế tài (ra nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn) là do hiện nay chưa có quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan. Đã manh nha hệ quả pháp lý từ hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, nhưng còn thiếu trình tự, thủ tục để xử lý những tình huống này. Trong thực tế, ở một số phiên trả lời chất vấn, một số Bộ trưởng đã trả lời không thoả mãn cả người chất vấn và công chúng theo dõi, vừa tránh né vấn đề chính, vừa không xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức của mình và biện pháp khắc phục. Quốc hội đã không thể có nghị quyết nào cả, vì thiếu các điều luật cụ thể để tiến hành. Hơn nữa, Quốc hội cũng chưa thể bãi miễn, bãi nhiệm được những đối tượng bị chất vấn của Quốc hội khi họ có các vi phạm trong hoạt động quản lý nhà nước do cũng chưa có quy định cụ thể bao nhiêu lần nhiêu phê bình, khiến trách, ra nghị quyết về trả lời chất vấn thì có thể bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ.

Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 16

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

3.3.1. Một số thành tựu trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội

Dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn, có thể thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực


Nội dung chất vấn

Về chất lượng thông tin

Các chất vấn của đại biểu Quốc hội Việt Nam thời gian qua đã thể hiện các đại biểu đã có sự đầu tư công sức để cập nhật các thông tin cụ thể, chính xác, khá phong phú, đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra những nhận định, đánh giá, những yêu cầu cấp thiết, xác đáng.

Về nội dung các vấn đề chất vấn

Có thể nói, nội dung chất vấn của các đại biểu Quốc hội đã có trọng tâm, trọng điểm phản ánh được những vấn đề nổi cộm, bức xúc, có nhiều vấn đề vướng mắc, hạn chế trong quản lý, điều hành kinh tế xã hội được nhân dân, cử tri cả nước quan tâm. Các chất vấn tập trung chủ yếu vào 1 số lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng giao thông vận tải, y tế, giáo dụ, đất đai, môi trường… cho thấy sự liên hệ chặt chẽ giữa yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội với hoạt động nghị trường, giữa ý kiến cử tri với chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Phương pháp, kỹ năng chất vấn

Cách thức, kỹ năng thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội được nâng lên rõ rệt, câu hỏi chất vấn nhìn chung ngắn gọn, súc tích, nội dung rõ ràng, đề cập đến những vấn đề mang tính vĩ mô, xác định đúng đối tượng chất vấn. Trong thời gian quy định, đa số các đại biểu Quốc hội đã đưa ra chất vấn ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề quan tâm và đòi hỏi các thành viên Chính phủ làm rõ thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm người đứng đầu, những giải pháp, thời gian cần thiết để khắc phục. Đa số các chất vấn có chứng minh rõ ràng, lập luận lôgic, lý lẽ thuyết phục. Một số đại biểu Quốc hội đã kiên trì theo đuổi các nội dung chất vấn của mình qua từng kỳ họp. Tại các phiên họp chất vấn trực tiếp, các đại biểu đã phân tích, trao đổi, tranh luận với người bị chất vấn để phát triển nội dung chất vấn, đi đến tận cùng của vấn đề, làm rõ trách nhiệm cá nhân, đòi hỏi phải có những giải pháp, chủ trương,


chính sách, pháp luật để giải quyết thoả đáng những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong thực tiễn trên tinh thần thực sự chân thành, xây dựng. Mỗi khi thành viên Chính phủ trả lời chất vấn chưa đúng và trúng vấn đề, chưa thoả đáng, đã có sự tranh luận, đối thoại để đi đến làm rõ vấn đề đặt ra. Chính từ việc tranh luận đã làm rõ không ít vấn đề còn hạn chế, bất cập trong cơ chế chính sách, pháp luật, trong cơ chế điều hành của Chính phủ và bộ, ngành. Trên cơ sở ấy, các nhà làm luật. nhà hoạch định chính sách đưa ra được những quy định đúng thực tế xã hội.

Làm rõ trách nhiệm của người bị chất vấn và đưa ra biện pháp khắc phục

Trong hoạt động chất vấn, việc người trả lời chất vấn đã nhìn nhận đúng trách nhiệm của cá nhân đã được cải thiện hơn. Việc trả lời chất vấn đại loại như kể lể thành tích, trốn tránh trách nhiệm đổ thừa cơ chế tạo ra, hoặc nhất là phàn nàn rằng quyền hạn của bộ trưởng thì hữu hạn, mà trách nhiệm thì vô hạn, đã được thay thế bằng việc các quý bộ trưởng nhanh chóng nhận khuyết điểm về phần mình, cho dũ lỗi không phải do chính các bộ trưởng gây ra. Bộ trưởng trực tiếp trả lời chất vấn, hạn chế tình trạng uỷ quyền cho Thứ trưởng trả lời như tại 1 số kỳ họp trước của Quốc hội. Nhiều bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã cố gắng thể hiện trách nhiệm trước Quốc hội, trước nhân dân thông qua việc chuẩn bị khá kỹ để trả lời chất vấn, nhận thức sâu sắc hơn vấn đề còn yếu kém, chưa làm được, cha làm tốt, chỉ ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục. Các bộ trưởng đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong lĩnh vực được giao thẩm quyền phụ trách, quản lý dù lỗi không phải do chính bộ trưởng gây ra mà do công chức dưới quyền. Trình bày ưu điểm, trốn tránh trách nhiệm, đổ lý do tại cơ chế… đã được các vị bộ trưởng hạn chế trả lời và thay vào đó là nhìn thẳng vào sự kiện, nhanh chóng nhận thiếu sót.

Việc ra nghị quyết là thể hiện quan điểm, thái độ của Quốc hội về việc trả lời chất vấn của người được chất vấn, xác định rõ trách nhiệm của người


trả lời chất vấn với những vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra và những phương hướng, biện pháp nêu ra để giải quyết vấn đề mà đại biểu chất vấn. Đây là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của người trả lời chất vấn với những vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu lên

Mức độ thực thi các giải pháp đã đưa ra và kết quả chuyển biến trong thực tiễn về vấn đề được chất vấn

Mức độ kiểm soát quyền lực nhà nước của hoạt động chất vấn thể hiện ở mức độ ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước, khả năng ngăn chặn những hành vi lạm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền hành pháp, tư pháp, từ đó góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Thực tế thời gian qua cho thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội đã có tác động chuyển biến hoạt động của các cơ quan hành pháp, tư pháp theo hướng tích cực. Thông qua chất vấn, người đứng đầu các cơ quan này đã nhận rõ những sai lầm, khuyết điểm của mình, đưa ra các giải pháp khắc phục và có báo cáo về tình hình thực hiện các lời hứa, biện pháp đó, từ đó công tác quản lý nhà nước được thực thi đúng pháp luật và hiệu quả hơn.

3.3.2. Một số hạn chế trong hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội

3.3.2.1. Nội dung chất vấn

Thông tin chất vấn

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vẫn bắt gặp những câu hỏi không rõ ý hoặc dựa vào dư luận chung, từ những cảm nhận chủ quan của người chất vấn, thiếu thông tin thực trạng tình hình cụ thể từ các cơ quan, người có trách nhiệm cung cấp chính thức. Nhiều thông tin còn thiếu tính chọn lọc. Đầu tiên là các câu hỏi mang tính giải đáp, cung cấp thông tin. Điều tối kỵ khi chất vấn là chất vấn khi chưa đủ thông tin. Điều này làm lãng phí thời gian của Quốc hội và làm người trả lời chất vấn lúng túng.


Nội dung các vấn đề chất vấn

Các vấn đề chất vấn còn có tính dàn trải. Các chất vấn đề cập rộng rãi đến nhiều mặt tổ chức và hoạt động trong nền kinh tế - xã hội của đất nước, từ việc xét xử những vụ án dân sự cụ thể đến những vấn đề quốc kế dân sinh, vấn đề bảo vệ môi trường, toà cầu hoá … rất khó thống kê được số lượng theo nhóm vấn đề như các vấn đề về chủ trương, chính sách, các vấn đề mang tầm vĩ mô rộng lớn và lâu dài với các vấn đề cụ thể. Bởi lẽ, đa số các chất vấn của đại biểu Quốc hội là chất vấn gộp các vấn đề, lại chỉ thiên về phân tích, diễn giải, đôi khi có cả hình thức bình luận. Nhiều chất vấn chỉ xuất phát trên bình diện địa phương, ngành mình. Trong vấn đề chất vấn mà đại biểu đưa ra còn tồn tại chất vấn không đúng chủ thể có thẩm quyền. Hoặc có những vấn đề cụ thể như tai nạn giao thông đang tăng thì trách nhiệm lại không chỉ của một ngành. Nó liên quan đến việc nhập khẩu phương tiện, sản xuất và lắp ráp phương tiện giao thông (Bộ Công thương), hệ thống hạ tầng cho Giao thông (Bộ Giao thông và Vận tải), thi hành luật lệ giao thông (Bộ Công an). Mỗi bộ chỉ chịu trách nhiệm một phần và trả lời chất vấn theo phạm vi trách nhiệm đó. Nhưng trong một kỳ họp, không phải bộ nào cũng được trả lời trực tiếp trước Quốc hội vì lý do thời gian. Chính vì vậy, rất có thể việc trả lời chất vấn không đáp ứng được yêu cầu của chất vấn.

3.3.2.2. Phương pháp, kỹ năng chất vấn

Nhiều đại biểu còn thiếu kỹ năng cần thiết khi tham gia vào hoạt động chất vấn. Chất vấn nhằm làm rõ trách nhiệm trong quản lý, điều hành bộ máy nhà nước của các thành viên Chính phủ. Đại biểu phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, lựa chọn vấn đề chất vấn. Trong quá trình chất vấn, các đại biểu cần có kỹ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ, diễn giải vấn đề cần hỏi. Năng lực của nghị sĩ để thực hiện hoạt động chất vấn tốt gồm năng lực tiếp xúc rộng rãi với cử tri, năng lực nắm bắt nhanh và đúng ý kiến, nguyện vọng của cử tri, năng lực phân tích sâu tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân, năng lực tham


gia thảo luận, tranh luận tại nghị trường, năng lực trình bày ý kiến 1 cách rõ ràng, có sức thuyết phục… Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội còn thiếu những kỹ năng này. Thực tế kỹ năng này ở đại biểu còn thiếu, nhiều câu hỏi chất vấn còn dài, nhưng lại không rõ nội hàm, làm cho người bị chất vấn khó trả lời trúng ý người hỏi. Lại có đại biểu hỏi mà như thảo luận kinh tế - xã hội, nói hết cả 7 phút (trong khi quy định chỉ 2-3 phút) mà chưa rõ chất vấn vấn đề gì. Nhiều vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội còn chung chung chưa xác định vấn đề tốt, khả năng trình bày câu hỏi còn yếu, chưa lôi cuốn sự quan tâm của người nghe. Ngoài ra, phương pháp thực hiện hình thức chất vấn của các đại biểu Quốc hội còn chưa đúng, nhiều chất vấn chỉ dừng lại ở cách hỏi lấy thông tin, có trường hợp việc trả lời chất vấn lạc sang một nội dung khác, song người chất vấn cũng không đề nghị trả lời thẳng vào câu hỏi vì nể nang, e ngại, do đó hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn thiếu sự tranh luận, thiếu tính phản biện, thiếu tính dân chủ. Cách chất vấn của đại biểu vẫn chỉ là gãi ngứa ngoài da mà chưa đào sâu nguyên nhân, bản chất của vụ việc. Khi bộ trưởng trả lời sai cũng chưa ai tranh luận tới cùng.

3.3.2.3. Làm rõ trách nhiệm và biện pháp khắc phục

Mục đích của chất vấn là hướng tới việc làm rõ trách nhiệm nhưng trong một số hoạt động chất vấn đã không đạt được mục đích đó. Nhiều bộ trưởng còn chưa nhận trách nhiệm về cá nhân mình. Bộ trưởng trả lời chất vấn còn đổ lỗi cho cơ quan cấp dưới hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho Đảng

Pháp luật hiện hành có quy định trường hợp không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đưa, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn (điều 11 luật hoạt động giám sát của Quốc hội). Hoặc đối với trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ QH hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản (điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023