Hiểu Biết Về Chức Năng Vai Trò Của Hoạt Động Chất Vấn


nhắc mà còn nới lỏng, tuỳ theo vấn đề. Một trong những đổi mới nổi bật trong điều hành phiên chất vấn là việc thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề. Từ Quốc hội khoá XII, hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều khởi sắc theo hướng dân chủ, được dư luận đánh giá cao bởi phương pháp và kỹ năng giám sát của Quốc hội đã được đổi mới. Quốc hội đã triển khai chất vấn trên hội trường theo từng nhóm vấn đề cụ thể. Điều này giúp cho các đại biểu Quốc hội tập trung hơn vào những vấn đề quan trọng, vĩ mô của ngành, lĩnh vực mà người chất vấn phụ trách, tránh sa đà vào những sự vụ nhỏ lẻ, cụ thể, người hỏi và người trả lời có thời gian trao đổi, đi đến tận cùng vấn đề, cùng thảo luận để tìm ra giải pháp thích hợp cho những vấn đề nổi cộm, phát sinh từ thực tiễn cuộc sống. Và điều này cũng giúp cho lượng chất vấn và tham gia tranh luận được tăng lên.

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV, đã có sự cải tiến về hình thức chất vấn, các đại biểu Quốc hội có thể tranh luận khi không thấy thoả đáng; đặc biệt tranh luận chỉ diễn ra giữa người chất vấn và trả lời chất vấn trong thời gian được Quốc hội cho phép.

Mặc dù có nhiều cố gắng đổi mới, song hoạt động điều hành phiên chất vấn chưa được chú trọng từ câu hỏi chất vấn đến việc đối tượng bị chất vấn trả lời đúng trọng tâm chất vấn. Về công tác tổ chức cho hoạt động chất vấn của Quốc hội còn có nhiều bất cập tập trung vào một số hoạt động như số lượng ý kiến chất vấn nhiều và đề cập đến nhiều lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà nước, trong khi đó thời gian Quốc hội bố trí để chất vấn tại Hội trường chỉ có 2 đến 3 ngày cuối của kỳ họp đối với các bộ trưởng nên có nhiều chất vấn không được đưa ra công khai tại phiên họp toàn thể vì thiếu thời gian. Từ kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI, riêng Bộ trưởng bộ tài chính Nguyễn Sinh Hùng nhận được 21 câu hỏi, Bộ trường bộ Giao thông - Vận tải Đào Đình Bình nhận được 15 câu hỏi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát 15 câu hỏi, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường


Mai Trực Ái 13 câu hỏi, Bộ trưởng bộ Thương mại Trương Đình Tuyển 10 câu hỏi, Bộ trường Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung 8 câu hỏi. Bên cạnh đó, sau khi các bộ trưởng trả lời chất vấn, Quốc hội chưa bố trí thời gian để đại biểu Quốc hội trao đổi, thảo luận về nội dung của chất vấn và trả lời chất vấn.

Trong kỳ họp 8 Quốc hội XIV, có gần 250 lượt chất vấn và tranh luận đại biểu dành cho 3 vị Bộ trưởng trong 3 ngày tập trung vào 4 nhóm vấn đề, riêng Bộ trưởng Công Thương có 77 đại biểu đăng ký chất vấn, trong chiều ngày 6/11 có 33 đại biểu đặt câu hỏi.

Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII, Quốc hội đã tiến hành chất vấn tổng thể về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn trong nhiệm kỳ khoá XIII và chất vấn đối với toàn bộ các thành viên của Chính phủ. Hoạt động chất vấn đã nâng lên tầm khái quát, đánh giá hoạt động của Chính phủ trong toàn bộ nhiệm kỳ. Tuy nhiên, nhiều cơ quan báo chí cho rằng nhiều vị bộ trưởng hứa nhưng chuyển trách nhiệm thực hiện lời hứa cho vị bộ trưởng kế nhiệm mình vì hết nhiệm kỳ. Chính vì vậy, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định "Tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét thảo luận báo cáo tổng hợp của các thành viên Chính phủ, báo cáo của Chánh Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước và những người bị chất vấn khác về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội". Như vậy, việc điều hành hoạt động chất vấn có bước đổi mới, không chỉ cuối nhiệm kỳ mà giữa nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ chất vấn về việc thực hiện chất vấn của tất cả các đối tượng bị chất vấn.

+ Xử lý kết quả chất vấn

Hoạt động chất vấn của Quốc hội cũng có những tiến bộ trong xử lý kết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


quả chất vấn. Đó là Quốc hội đã ban hành được nghị quyết về hoạt động chất vấn, theo dõi việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn. Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII lần đầu tiên Quốc hội đã ban hành Nghị quyết chung về hoạt động chất vấn tại kỳ họp, đây là một bước tiến tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này. Nghị quyết lần này đã được thông qua với 450 đại biểu QH tán thành trên tổng số 472 đại biếu có mặt, chiếm 91,28% tổng số đại biểu cho thấy mong muốn của đại biểu Quốc hội đối với hoạt động này.

Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 14

Việc Quốc hội ra Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn sau mỗi kỳ họp của Quốc hội là cơ sở pháp lý chủ yếu cho việc tổ chức các hoạt động chất vấn tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Số lượng nghị quyết ngày càng tăng. Ở Quốc hội khoá XIII, trước kỳ họp thứ 10 có 8 nghị quyết về chất vấn. Như vậy, hầu như kỳ họp nào Quốc hội cũng ra nghị quyết về chất vấn, trong đó chỉ rõ những vấn đề cần được sớm giải quyết và trách nhiệm của người trả lời chất vấn.

Hiến pháp 1992 và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 có quy định trường hợp không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn (điều 11 luật hoạt động giám sát của Quốc hội). Hoặc đối với trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản (điều 98 Hiến pháp 1992). Song trên thực tế, các đại biểu Quốc hội không đồng ý với trả lời chất vấn nhưng cũng không thực hiện quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận hoặc tiến hành các hoạt động điều tra để xác định trách nhiệm của người trả lời chất vấn (Trong phiên chất vấn Chánh toà án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện tại kỳ hop thứ 10, Quốc hội khoá XI, trả lời chất vấn của ông Hiện làm hầu hết các đại biểu Quốc hội có mặt trong phiên chất vấn cùng toàn thể


nhân dân theo dõi truyền hình trực tiếp bất bình, song đại biểu Đặng Như Lợi (người chất vấn) cũng không hề có đề nghị chất vấn gì thêm. Thậm chí, sau đó đại biểu Vi Đức Vượng chất vấn thêm nhằm xác định trách nhiệm của Chánh án, ông Vượng cũng như các đại biểu khác tuy không hài lòng về câu trả lời của Chánh án nhưng không ai đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận, hay đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội, Ngay đại biểu Nguyễn Văn Cuông mặc dù phát biểu "đồng chí Chánh án càng giải trình càng thấy cái dở của vấn đề giải trình. Cái chính là vấn đề trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu ngành toà án thì Chánh án lại chẳng đề cập, trả lời", song ông Cuông cũng không đề nghị Quốc hội thảo luận về vấn đề trả lời chất vấn của Chánh án. Chỉ có đại biểu Nguyễn Văn Khá vì quá bức xúc với nội dung cũng như thái độ trả lời của Chánh án nên ngay trước khi phiên chất vấn kết thúc, đại biểu Nguyễn Văn Khá đề nghị Quốc hội có một nghị quyết riêng về phiên chất vấn của Chánh án. Ngay sau khi có đề nghị, Chủ tịch Quốc hội đã hội ý với 100% thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngay sau đó đã báo cáo Quốc hội xin ý kiến xem có tiếp tục chất vấn đồng chí Chánh án nữa không những Quốc hội nói là không nên đã chuyển sang chương trình tiếp theo).

Thực trạng này cho thấy, mặc dù Luật hoạt động giám sát của Quốc hội quy định đầy đủ về hình thức chất vấn song các đại biểu Quốc hội đã không sử dụng đẩy đủ để thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật về chất vấn. Trong thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội, những phiên chất vấn gây thất vọng cho cử tri như phiên chất vấn Chánh án toà án Hiện không phải là ngoại lệ. Song, trong các phiên chất vấn đó, các đại biểu Quốc hội hầu như chưa bao giờ thực hiện hết các quyền chất vấn của mình để xác định đến cùng trách nhiệm của đối tượng bị chất vấn, các đại biểu có tư tưởng né tránh áp dụng. Đánh giá về thực trạng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Tráng A Pao khẳng định "chất vấn phải có trọng tâm, hiện Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề, nhưng không thảo luận sâu, không có


hiệu quả thực tế. Trước kia, dân thấy chất vấn rất hay, nhưng sau thấy không hiệu quả, các vấn đề nêu ra không được giải quyết, nên bắt đầu chán" [34]. Chính vì lẽ đó, hình thức và phương pháp chất vấn của đại biểu Quốc hội mặc dù đã được thực hiện một cách thường xuyên, tăng lên về số lượng song hiệu quả không cao, chưa đạt tới mục đích xác định cụ thể trách nhiệm của người trả lời chất vấn.

Bên cạnh đó, tính không rõ ràng trong các quy định pháp luật về hậu quả pháp lý của hoạt động chất vấn dẫn đến thực trạng Quốc hội ít khi thể hiện thái độ của mình đối với kết quả giám sát. Ví dụ tính tùy nghi thể hiện trong việc Quốc hội chỉ ra Nghị quyết về việc trả lời chất vấn, ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết.

3.2.4. Thực trạng năng lực của Đại biểu quốc hội

3.2.4.1. Hiểu biết về chức năng vai trò của hoạt động chất vấn

Trước đây các đại biểu chưa thực sự chú trọng chất vấn, số lượng chất vấn còn ít (Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 3 có 49 chất vấn, kỳ họp thứ 4 có 89 chất vấn, kỳ họp thứ 9 có 85 chất vấn) nhưng ngày càng tăng lên. Tại mỗi kỳ họp, số câu hỏi được gửi trước cho người bị chất vấn, Quốc hội khoá XI là 150 đến 210 câu hỏi, Quốc hội khoá XII là 220 đến 300 câu hỏi, Quốc hội khoá XIII trên dưới 200 câu hỏi. Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 3 có trên 200 lượt đại biểu đã đặt 300 câu hỏi trong 2,5 ngày chất vấn trực tiếp. Đến kỳ họp thứ 8 có gần 250 chất vấn và tranh luận của đại biểu. Có thể nói đây là một hoạt động sôi nổi và nổi bật của Quốc hội được đại biểu và cử tri đặc biệt quan tâm (các phiên chất vấn số đại biểu có mặt thường trên 95%).

Trước đây, các đại biểu Quốc hội chất vấn chủ yếu nhằm mục đích để biết, để lấy thông tin thì hiện nay chất vấn là để truy cứu trách nhiệm của người thừa hành quản lý nhà nước đã được nhiều đại biểu quán triệt rõ trong nhận thức và bước đầu thể hiện trong hoạt động chất vấn của mình.

Tuy nhiên, cho đến nay một số nội dung, chất vấn chưa có một cách hiểu thống nhất. Chất vấn để làm gì, chất vấn như thế nào và cách thức trả lời


chất vấn của người bị đại biểu Quốc hội chất vấn vẫn chưa có những cách hiểu thống nhất và thấu đáo.

Cần phải hiểu và hành xử quyền chất vấn theo đúng tinh thần của nó. Chất vấn là câu hỏi, nhưng khác với câu hỏi thông thường. Kinh nghiệm ở một số quốc gia cho thấy, chất vấn không phải là để thu thập thông tin, mà là để xác định thái độ của người bị chất vấn đối với vấn đề được chất vấn, là để đi đến xác định trách nhiệm của người bị chất vấn, từ đó để người bị chất vấn phải hoạt động có trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động chất vấn vẫn chưa thể hiện rõ tinh thần, vai trò này.

Trong thực tiễn, do các thành viên của Chính phủ cũng đồng thời là đại biểu Quốc hội, hoặc nhiều đại biểu Quốc hội công tác tại các cơ quan hành chính, thực hiện quyền hành pháp, nên khi đại biểu Quốc hội chất vấn các quan chức này, thường có tâm lý nể nang, không truy đến cùng vấn đề. Nhiều khi đại biểu chất vấn xong rồi để đấy. Thực tế là các đại biểu Quốc hội đứng đầu bộ, ngành, địa phương thường ít tỏ rõ ra chính kiến, không tham gia chất vấn, tranh luận, nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm, khi quy kết trách nhiệm, lựa chọn nhân sự. Nhiều cán bộ trung cao cấp ít tranh luận, chất vấn những vấn đề mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị đã có chủ trương lãnh đạo. Qua thực tế thực hiện chất vấn, nhiều đại biểu thấy rằng họ rất ái ngại khi sử dụng quyền này. Nhiều đại biểu rất am hiểu mà vẫn không dám phát biểu vì ở thế cài răng lược, hễ nói thì sợ vướng gây khó khăn cho địa phương hoặc cá nhân bị trù. Mặc dù Hiến pháp và luật không quy định nhưng tính chất đại diện cho tỉnh của đại biểu Quốc hội, do tổ chức thành Đoàn đại biểu các tỉnh, nên bảo vệ quyền lợi từng tỉnh đã hình thành trên thực tế. Bất cứ một đại biểu nào muốn chất vấn đều phải cân nhắc xem sự chất vấn của mình có ảnh hưởng gì đến tỉnh nhà hay không, các dự án của tỉnh có bị cắt bớt hay không, với đại biểu địa phương, điều thường thấy là xin chính


sách, xin ngân sách cho địa phương do mình đại diện, nên việc chất vấn những quan chức cấp cao của bộ máy hành pháp có thể ảnh hưởng đến địa phương nơi họ ứng cử. Vì vậy, nhiều đại biểu Quốc hội rất sợ chất vấn của mình ảnh hưởng đến địa phương, nơi họ ứng cử, nằm trong Đoàn đại biểu Quốc hội của địa phương đó. Thậm chí có trường hợp đại biểu Quốc hội cơ cấu ở địa phương nếu phát biểu điều gì mạnh quá thì lãnh đạo địa phương nhắc nhở vì có thể địa phương sẽ bị kẹt với các bộ. Một số đoàn đại biểu Quốc hội muốn phát biểu phải được sự đồng ý của trưởng đoàn về nội dung. Một số đại biểu bình thường (không nắm giữ chức vụ gì) khi phát biểu hay chất vấn cũng dè chừng vị Trưởng đoàn không đồng ý. Hiện tượng này đã có những hậu quả đáng tiếc, như ở khoá IX có một vị đại biểu chất vấn về dự án trồng rừng, ở khoá XI có một vị đại biểu chất vấn về giáo dục và gần đây có đại biểu chất vấn về y tế, sau chất vấn đều bị lãnh đạo địa phương "nhắc nhở". Có trường hợp còn bị một cơ quan Trung ương có ý kiến với lãnh đạo địa phương qua điện thoại. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nhân tâm sự "khi chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nhà công và mục tiêu đề ra của đế án tiền Polyme có đạt so với ban đầu đề ra hay không, cũng như nợ xấu của Ngân hàng, đề thực hiện được chất vấn đó, tôi đã bỏ công đi tìm hiểu nhiều thông tin, có đi thực địa đến tận nơi bằng phương tiện thô sơ… Sau chất vấn đó, nhiều người trong ngành cũng như cử tri đã bày tỏ sự ủng hộ tôi nhiệt tình, động viên, chia sẻ, nhưng cũng có không ít người lo cho tôi và còn cẩn thận dặn dò là nếu ra Hà Nội đừng đi một mình mà phải đi đông người để bảo toàn tính mạng. Nhưng đúng là sau những chất vấn, câu chuyện không chỉ dừng lại ở nghị trường Quốc hội mà còn có cả những chuyện tế nhị khác liên quan đến mối quan hệ cá nhân, quan hệ xã hội… Sau chất vấn của tôi, người được chất vấn có tìm gặp Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh để giãi bày không biết tôi có thiếu sót gì với Kiên Giang hay không mà chị Nhân có vẻ có ấn tượng không tốt về tôi [76, tr.63-64].


Không phải đại biểu nào cũng thực hiện chất vấn mà chỉ có 20-25% đại biểu thực hiện quyền này. Thậm chí có đại biểu trong suốt nhiệm kỳ không thực hiện hình thức này một lần nào.

3.2.4.2. Kỹ năng chất vấn

Cách thức, kỹ năng thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội được nâng lên rõ rệt, câu hỏi chất vấn nhìn chung ngắn gọn, súc tích, nội dung rõ ràng, đề cập đến những vấn đề mang tính vĩ mô, xác định đúng đối tượng chất vấn. Trong thời gian quy định, đa số các đại biểu Quốc hội đã đưa ra chất vấn ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề quan tâm và đòi hỏi các thành viên Chính phủ làm rõ thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm người đứng đầu, những giải pháp, thời gian cần thiết để khắc phục. Đa số các chất vấn có chứng minh rõ ràng, lập luận lôgic, lý lẽ thuyết phục. Có đại biểu Quốc hội mang đến Quốc hội cả hình ảnh chụp được khi đang đi thực tế, làm dẫn chứng cho chất vấn của mình khi đề cập đến các công trình giao thông. Một số đại biểu Quốc hội đã kiên trì theo đuổi các nội dung chất vấn của mình qua từng kỳ họp. Tại các phiên họp chất vấn trực tiếp, các đại biểu đã phân tích, trao đổi, tranh luận với người bị chất vấn để phát triển nội dung chất vấn, đi đến tận cùng của vấn đề, làm rõ trách nhiệm cá nhân, đòi hỏi phải có những giải pháp, chủ trương, chính sách, pháp luật để giải quyết thoả đáng những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong thực tiễn trên tinh thần thực sự chân thành, xây dựng. Mỗi khi thành viên Chính phủ trả lời chất vấn chưa đúng và trúng vấn đề, chưa thoả đáng, đã có sự tranh luận, đối thoại để đi đến làm rõ vấn đề đặt ra.

Đối với nhiều vấn đề mà người trả lời có dấu hiệu thoái thác trách nhiệm hoặc trả lời lan man sang những vấn đề khác đã bị một số đại biểu truy vấn đến cùng. Ví dụ hoạt động chất vấn tại phiên họp 4, Quốc hội khóa XIII vấn ày 21 -22/8.2012) đối với Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh về các vấn đề liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải pháp tổng thể để giải quyết những vụ khiếu nại tồn đọng kéo dài gây bức xúc trong

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí