Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 21


trong khóa tập huấn đến mức độ thực hiện từng kĩ năng bộ phận của kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ. Kết quả thu được ở em Th.B như trong bảng 3.34.

Bng 3.34: Mức độ thực hiện các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV Th.B trước và sau thực nghiệm


STT

Các nhóm kĩ năng ứng phó

Trước TN

Sau TN

ĐTB

ĐTB

1

Nhóm kĩ năng nhận thức stress

2,85

3,50

1.1

Biết những việc gây stress trong lựa chọn và đăng

ký học phần

3,21

4,04

1.2

Biết những việc gây stress trong tích lũy tín chỉ học tập

3,17

3,87

1.3

Biết những việc gây stress trong hợp tác để hoàn

thiện kiến thức, kĩ năng cần tích lũy

3,47

3,89

1.4

Biết những việc gây stress trong kiểm tra, đánh giá

thường xuyên, định kỳ và hết môn

3,40

4,07

1.5

Biết những biểu hiện stress về mặt cảm xúc

2,55

3,16

1.6

Biết những biểu hiện stress về mặt nhận thức

2,81

3,35

1.7

Biết những biểu hiện stress về mặt hành vi

1,88

2,68

1.8

Biết những biểu hiện stress về học tập

2,27

2,91

2

Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó

với stress

3,22

3,89

2.1

Biết huy động các nguồn tài liệu về phương án ứng

phó với stress

3,30

4,10

2.2

Biết phân tích các phương án ứng phó với stress

3,21

4,08

2.3

Biết quyết định lựa chọn phương án ứng phó với

stress

3,15

3,50

3

Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó

với stress

3,41

4,25

3.1

Biết kiên định khi thực hiện các phương án ứng phó

đã xác định

3,43

4,20

3.2

Biết thực hiện các phương án ứng phó cụ thể đã xác

định

3,26

4,35

3.3

Biết quản lý thời gian khi thực hiện các phương án

ứng phó

3,55

4,20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 21

* Sự thay đổi về nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu


hiện của stress trong học tập theo tín chỉ:

Bảng 3.34 cho thấy, em Th.B có điểm trung bình chung của nhóm kĩ năng này trước thực nghiệm là 2,85 (mức trung bình) nhưng sau thực nghiệm đã tăng lên 3,50 (mức khá). Nghĩa là, trước thực nghiệm em Th.B vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của bản thân vào việc hiểu những việc gây stress cho bản thân và những biểu hiện stress của bản thân khi học theo tín chỉ chưa tốt bằng sau thực nghiệm. Trong đó, đáng chú ý nhất ở những biểu hiện của nhóm kĩ năng này mà em Th.B đã có sự thay đổi nhiều hơn cả giữa trước và sau thực nghiệm, đó là: “biết những việc gây stress trong lựa chọn và đăng ký học phần” (từ điểm TB là 3,21 tăng lên 4,04); “biết những biểu hiện stress về mặt hành vi” (điểm TB từ 1,88 tăng lên 2,68); “biết những việc gây stress trong tích lũy tín chỉ học tập” (từ điểm TB là 3,17 tăng lên 3,87). Em Th.B nói: “Đăng ký môn học thành công đối với em đã là mừng lắm rồi. Vì thầy biết đó, không đăng ký lẹ là mất chỗ ngay và lỡ cả kế hoạch của bản thân. Cho nên, dù sau này đã quen nhưng em vẫn cảm thấy căng thẳng khi đăng ký môn học. Song để biết rõ vấn đề nào trong đăng ký môn học làm em căng thẳng cũng không phải là dễ vì khi được tập huấn em mới hiểu được điều đó. Có lần bạn thân “chưởi” em nhiều lần liên tiếp cáu giận vô cớ với nó. Cả bạn em và em cũng không hiểu lý do. Hôm nay em mới biết đó là dấu hiệu của sự căng thẳng”.

Qua quan sát, chúng tôi cũng nhận ra em Th.B lúc đầu khá lúng túng để liệt kê hết những tình huống gây stress trong học tập theo tín chỉ và biểu hiện của stress đi kèm nhưng một lát sau, em đã nhanh chóng sắp xếp hệ thống, tương đối toàn diện vấn đề theo định hướng của GV. Em cảm thấy rất hài lòng và biểu hiện rõ trên khuôn mặt. Kết quả này khá phù hợp với những biến đổi trong kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện stress trong học tập theo tín chỉ như đã phân tích ở trên.

Như vậy, nếu trước thực nghiệm em Th.B còn chưa nhận diện chính xác các tình huống gây căng thẳng cho bản thân và những biểu hiện căng thẳng đi kèm khi học tập theo tín chỉ thì sau thực nghiệm, em đã nhận diện đầy đủ, chính xác hơn.


* Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ:

Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm cho thấy, em Th.B cùng nhiều SV ĐHSP khác thực hiện kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ ở mức trung bình (ĐTB là 3,22). Tuy nhiên, sau thực nghiệm kết quả đã có sự thay đổi rõ nét, đạt mức khá (ĐTB là 3,89) và được biểu hiện cụ thể ở bảng 3.34 trên đây. Nghĩa là, trước thực nghiệm em Th.B đã có tính đầy đủ, thành thạo và linh hoạt cần thiết của kĩ năng nhưng chưa thật sự ổn định, bền vững và sau thực nghiệm tính linh hoạt của kĩ năng này tương đối cao. Họ đã có thể vận dụng đầy đủ, thành thục kĩ năng trong những tình huống thông thường và trong cả những điều kiện đa dạng của hoạt động học tập theo tín chỉ nhưng sáng tạo còn hạn chế. Trong ba nhóm biểu hiện của kĩ năng này thì biểu hiện “biết phân tích các phương án ứng phó với stress” là thay đổi rõ nét nhất (từ ĐTB là 3,21 tăng lên 4,08).

Bằng phỏng vấn và quan sát, chúng tôi thu được kết quả tương tự. Em Th.B cho biết: “Mỗi khi căng thẳng em thường đi ra ngoài nghỉ ngơi một lát, ngâm nga hát thầm, sau đó lại quay trở lại phòng. Nhưng em vẫn cảm thấy nặng nề làm sao ý. Khi học lớp này, em mới thấy cách của em chẳng ăn nhằm gì. Đặc biệt, lớp học đã giúp em biết rằng cần phải liệt kê cả những cách mà bản thân không thể làm và loại bỏ chúng để tập trung vào điều khả thi hơn”.

* Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ:

Kết quả ở bảng 3.34 cũng cho thấy: Điểm trung bình của kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ trước thực nghiệm là 3,41 (mức khá), sau thực nghiệm tăng lên là 4,25 (mức tốt). Điều này có nghĩa là, trước thực nghiệm em Th.B đã có thể vận dụng đầy đủ, thành thục kĩ năng trong những tình huống thông thường và trong cả những điều kiện đa dạng của hoạt động học tập theo tín chỉ tuy sáng tạo còn hạn chế. Sau thực nghiệm, em Th.B đã đạt được mức cao nhất của kĩ năng theo tinh thần của luận án – mức tốt. Ở mức này, em Th.B đã vận dụng các thao tác đầy đủ, thành


thục và linh hoạt không chỉ trong những điều kiện ổn định mà còn trong nhiều điều kiện khác nhau. Sự linh hoạt và sáng tạo của nhóm kĩ năng này tương đối tốt.

Phỏng vấn và quan sát cũng cho kết quả tương đối trùng với kết quả khảo sát bằng bảng hỏi. Qua quan sát, chúng tôi thấy, SV ĐHSP tập trung nhất đến các bài tập giảm stress, hăng say tập luyện. Qua phỏng vấn, sinh viên cũng đánh giá cao hoạt động thực hành kĩ năng. Em Th.B cho hay: “Em rất thích lớp tập huấn này. Em sẽ áp dụng thường xuyên các bài tập giảm căng thẳng kể cả những căng thẳng không phải trong học tập nhưng nếu em có khó khăn gì thì có được “quyền trợ giúp” không thầy?(cười)”.

* Sự thay đổi về mức độ thực hiện kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của em Th.B qua xử lý bài tập tình huống:

Các tình huống giả định được đưa ra để khảo sát (Phụ lục 2.3). Em Th.B đã tham gia giải quyết, chúng tôi quan sát và ghi lại thông tin về nội dung xử lý

tình huống của em, kết quả bằng phiếu trưng cầu ý kiến.

thu được khá giống so với kết quả nghiên cứu

Bng 3.35: Mức độ kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của em Th.B qua xử lý bài tập tình huống

Mức độ các

nhóm KNƯP

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

SL

%

SL

%

Kém

0

0

0

0

Yếu

1

16,67

0

0

Trung bình

4

66,66

2

33,33

Khá

1

16,67

3

50

Tốt

0

0

1

16,67


* Sự

thay đổi về

mức độ

kĩ năng thực hiện phương án

ứng phó

“cố

gắng tập trung giải quyết vấn đề” khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm:

+ Tìm hiểu các tình huống gây stress trong học tập theo tín chỉ:

Sau thực nghiệm, em Th.B đã có khả năng xác định được nhanh chóng, chính xác toàn diện những tình huống gây stress trong học tập theo hệ thống tín


chỉ: Những tình huống liên quan đến đăng ký, lựa chọn học phần; Những tình huống liên quan đến tích luỹ tín chỉ học tập; Những tình huống liên quan đến

hợp tác để hoàn thiện nền tảng kiến thức; Những tình huống liên quan đến

kiểm tra, thi thường xuyên, định kỳ và hết môn. Trong những tình huống gây stress đó, em còn biết xác định bản thân đã gặp tình huống nào.

+ Hình dung cách ứng phó để giải quyết stress:

Cũng sau thực nghiệm, em Th.B đã tìm kiếm, phân tích và quyết định xác định cho bản thân một phương án ứng phó phù hợp với hoàn cảnh. Em Th.B còn biết mô tả cách sử dụng những phương án ứng phó đã xác định, phân tích những thành công có thể có khi áp dụng phương án và những thất bại có thể có khi áp dụng phương án. Qua quan sát quá trình trao đổi thảo luận trong nhóm và khi em làm bài tập cá nhân, chúng tôi nhận thấy, em Th.B rất tích cực và cuối cùng đã xác định cho mình 2 phương án hợp nhất là: Lập kế hoạch học tập hàng tuần và dành thời gian thư giãn.

+ Thực hiện bài tập giảm stress trong học tập theo tín chỉ:

Sau thực nghiệm, em Th.B đã bước đầu nắm được cách giảm stress hiệu quả, cách bước tiến hành giảm stress. Đặc biệt, em B còn biết được cách để lập một bản kế hoạch học tập và đặt mục tiêu như thế nào cho hợp lý nhờ đó giảm stress. Em thổ lộ: “Bằng phương pháp mà GV tổ chức, em cảm thấy rất hứng thú, đặc biệt khi làm những bài tập trong các hoạt động. Có những buổi học em không bị stress nhưng đến khi tập những bài giảm stress em cảm thấy thoái mái thiệt. Từ đó, em nhận ra rằng để giảm stress trong học tập theo tín chỉ, cách tốt nhất là đối diện với nó và xác định mục tiêu rõ ràng trong tầm với và thực hiện chúng”.

Tóm lại, em P.Th.T.B là một trong 16 thành viên tham gia lớp tập huấn có chung một mong muốn tiếp tục được tham gia những lớp tương tự. Sau khi tham gia tập huấn, em đã có những biến đổi rõ rệt trong nhận diện và tiến hành kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ như đã phân tích. Em đang là sinh viên năm thứ hai nên sẽ còn nhiều vấn đề có thể gây stress trong học tập. Tuy nhiên, nhờ tập huấn mà em đã cảm thấy tự tin hơn, sẵn sàng ứng phó


khi có stress xảy ra. Em nói: “... Cứ tự tin rằng bản thân sẽ giải quyết được mọi việc miễn là sắp xếp mọi việc sao cho mình có thể làm được. Đó là điều em tự rút ra được sau khoá học ạ.”

Kết luận chung về thực nghiệm:

- Kết quả thực nghiệm đã cho thấy: Kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ được tăng lên rõ rệt. Mức độ thực hiện kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ cũng biến đổi rõ rệt. Đa số SV ĐHSP đã

thực hiện kĩ năng

ở mức khá và tốt, không còn

ở mức yếu kém, tỷ lệ SV

ĐHSP thực hiện kĩ năng ở mức trung bình cũng giảm đi trông thấy. Đặc biệt, mức độ stress từ chỗ có stress cao nay không còn SV nào bị stress ở mức rất cao, số ít SV có stress mức cao và đa phần SV có stress ở mức bình thường – mức phản ánh SV đã có thể thực hiện hoạt động học tập bình thường. Mức độ biểu hiện của stress cũng giảm đi nhanh chóng sau thực nghiệm.

- Biện pháp nâng cao nhận thức và tổ chức rèn luyện kĩ năng qua lớp tập huấn nâng cao kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ đã giúp SV ĐHSP nâng cao hiểu biết về mục đích, nội dung và cách thức tiến hành kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.

- Kết quả thực nghiệm tác động cho thấy giả thuyết thực nghiệm nêu ra là

đúng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP cho thấy:

- Phần lớn SV ĐHSP được khảo sát chưa nắm vững mục đích, nội dung và ý nghĩa của kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ, thực hiện các thao tác kĩ năng ở mức trung bình (đã có tính đầy đủ, thành thạo và linh hoạt cần thiết nhưng chưa thực sự chính xác, ổn định, bền vững). Nguyên nhân chủ yếu là do SV ĐHSP phần lớn chưa được tập huấn hay dạy chính thức về kĩ năng này. Có sự khác biệt đáng kể về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện kĩ năng tính theo trường và số năm mà sinh viên đã học tại trường. Giữa mức


độ nhận thức và mức độ thực hiện, giữa các kĩ năng ứng phó thành phần có tương quan thuận, khá chặt chẽ.

- Có hai nhóm yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP ở các mức độ khác nhau. Trong các yếu tố, cách tổ chức đào tạo, cố vấn học tập, giảng viên bộ môn và nền tảng kiến thức của SV có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hình thành và phát triển kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Có mối tương quan thuận giữa các yếu tố ảnh hưởng và giữa các yếu tố ảnh hưởng với kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.

- Những phân tích về quan sát, phỏng vấn và bài tập tình huống cũng như trường hợp điển hình đã bổ sung và làm rõ hơn kết quả nghiên cứu.

- Việc áp dụng biện pháp nâng cao nhận thức và tổ chức rèn kĩ năng qua “tập huấn kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng giải quyết vấn đề” khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ” đã làm biến đổi rõ rệt mức độ thực hiện kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


1. Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:

1.1. Về mặt lý luận

Sau khi đã tổng quan các tài liệu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luận án, chúng tôi quan niệm: Kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm về học tập theo

tín chỉ

và ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ

vào việc nhận diện

những tác nhân gây stress và biểu hiện của stress, xác định điều kiện khả thi (các phương án ứng phó) và thực hiện những phương án nhằm giải quyết vấn đề stress, giúp SV ĐHSP thích ứng với hoạt động học tập theo tín chỉ cũng như thực hiện hiệu quả hoạt động này.

Từ khái niệm công cụ, đề tài xác định kĩ năng ứng phó với stress trong

học tập theo

tín chỉ

gồm ba nhóm kĩ năng thành phần: Nhóm kĩ năng nhận

diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ (kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và kĩ năng nhận diện biểu hiện của stress); Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ (kĩ năng huy động nguồn tin về các phương án ứng phó, kĩ năng phân tích các phương án ứng phó và kĩ năng ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó); Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án giảm stress và giải quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ (kĩ năng kiên định khi thực hiện các phương án ứng phó; kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó và kĩ năng quản lý thời gian khi thực hiện các phương án ứng phó với stress). Mỗi kĩ năng thành phần trong từng nhóm kĩ năng và mỗi nhóm kĩ năng đều có vị trí quan trọng đối với quá trình ứng phó với stress. Trong đó, kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí