Mức Độ Và Biểu Hiện Của Stress Trước Và Sau Thực Nghiệm


3.56

3.25

2.5

2.81

1.94

1.88

4

3

2

1

0

BH1 BH2 BH3

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm


Biu đ3.11: Mức độ kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm

Ghi chú: BH1 (tìm nguyên nhân dẫn đến stress); BH2 (hình dung các cách

ứng phó với stress); BH3 (Học cách giải quyết vấn đề).

Chúng tôi tiến hành đo bằng phiếu hỏi (Phụ lục 2.2) và tính điểm trung bình từng biểu hiện của kĩ năng được thực nghiệm và cho thấy có sự biến đổi rõ rệt về mức độ thực hiện kĩ năng này. Kết quả được mô tả ở biểu đồ 3.11.

Điểm trung bình của “Tìm hiểu các tình huống gây stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ” (BH1) trước thực nghiệm là 2,50 nhưng sau thực nghiệm đã tăng lên, đạt 3,56. Trước thực nghiệm thao tác này yếu nhưng sau thực nghiệm đã đạt mức khá. Sở dĩ như vậy là bởi trước tập huấn, SV ĐHSP chưa xác định được hệ thống, toàn diện những vấn đề gây stress trong học tập theo tín chỉ song sau tập huấn sinh viên đã biết cách xác định rõ ràng sự việc, làm cơ sở cho tìm kiếm các phương án ứng phó phù hợp. Khi được phỏng vấn, một sinh viên nói: “Dạ, mỗi khi bị stress là em cũng nghĩ đến việc xác định nguyên nhân nhưng nhiều lúc em chẳng xác định được và trật lất hết chơn. Nhưng nay

em cảm thấy tự

tin hơn nhờ

được tập huấn như thế

này. Em đã hình dung

được cách để xác định nguyên nhân gây stress trong học tập của em…(nghỉ một chút lại nói) À, thích nhất là em có định hướng để nhận diện được những tình

huống gây stress trong tất cả

(P.T.M)

các hoạt động của học tập theo tín chỉ ạ”.

Bên cạnh đó, điểm trung bình của thao tác “Hình dung được các cách ứng phó để giải quyết vấn đề stress” trước thực nghiệm là 2,64 (mức trung bình) và tăng lên 3,41 (mức khá)(sau thực nghiệm). Như vậy, trước thực nghiệm hầu hết SV


ĐHSP chưa thực sự chú trọng đến việc xác định phương án ứng phó với stress cho hợp với từng tình huống stress nhưng sau thực nghiệm SV ĐHSP đã tiến hành tốt hơn.

Điểm trung bình của “Thực hiện một số bài tập giảm stress” cũng tăng lên rõ

rệt (từ 3,29 - mức trung bình trước thực nghiệm lên 4,25 - mức tốt sau thực

nghiệm). Điều này cũng chứng tỏ khóa tập huấn là hiệu quả đối với sinh viên. Trước thực nghiệm, SV ĐHSP chưa thực sự ổn định trong các thao tác thực hiện giảm stress thì sau thực nghiệm, SV đã biết cách xác định và thực hiện thành thục bài tập giảm stress hợp lý nhất với bản thân, đặc biệt là bài tập đi vào giải quyết gốc rễ của vấn đề gây stress trong học tập theo tín chỉ. Đó là việc lập kế hoạch và thực thi kế hoạch như thế nào để bản thân không bị stress gia tăng mà sẽ giảm. Qua phỏng vấn, chúng tôi cũng thấy điều tương tự như đã phân tích. Em H.H.H nói: “Sau buổi này em sẽ về lập lại kế hoạch học tập cho phù hợp. Trước đây, em cũng biết là phải lập kế hoạch nhưng không làm, nói đúng ra em chẳng biết làm thế nào. Nhờ tập huấn mà em nhận thức được được là khi lập được một bản kế hoạch hợp lý, giải quyết từng việc một trong kế hoạch sẽ giúp ích cho em rất nhiều….. Giờ em cảm thấy “mình cũng giỏi, thì ra mình có thể học được chứ không đến nỗi sợ học như trước”. Trước đây, em “hãi” mỗi khi GV giao nhiệm vụ lắm vì thầy biết đấy không phải chỉ có 1 GV mà nhiều GV nhưng nhờ việc lập kế hoạch và thực hiện nó dần dần mà em cảm thấy dễ chịu hẳn lên”.

● Mức độ kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm qua xử lý bài tập tình huống:


68.7

75

25

12.5

18.8

0 0

0

0 0

80


60


40


20


0

Kém Yếu


Trung bình Khá Tốt


Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm


Biu đ3.12: Mức độ thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ qua bài tập tình huống trước và sau thực nghiệm

Kết quả ở biểu đồ 3.12 đã cho thấy, sau thực nghiệm việc xử lý các tình huống gây stress trong học tập theo tín chỉ đã cao hơn đáng kể so với trước thực nghiệm. Nếu như trước thực nghiệm, SV thực hiện các thao tác của kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ ở mức yếu (12,5%) thì sau thực nghiệm là 0%; mức trung bình (68,7%) xuống còn 25%; mức khá từ 18,8% lên đến 75%. Như vậy, SV ĐHSP có kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ cao hơn so với trước thực nghiệm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu đã được phân tích ở trên.

● Kiểm định sự khác biệt giữa trước và sau thực nghiệm về kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP:

Bng 3.32: Kiểm định kết quả nghiên cứu về mức độ thực hiện kĩ năng thực hiện phương án ứng phó “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề”

trước và sau thực nghiệm


Biểu hiện của kĩ năng

Giá trị kiểm định

95% khoảng tin

cậy của hiệu số

T

df

Sig.

TB

Dưới

Trên

BH1

2,369

15

0,001

2,500

2,111

2,889

BH2

2,139

15

0,001

1,938

1,575

2,300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 20


BH3

2,211

15

0,001

1,875

1,545

2,205

Ghi chú:

(BH1: Tìm hiểu các tình huống gây stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ; BH2: Hình dung được các cách ứng phó để giải quyết vấn đề stress; BH3: Thực hiện một số bài tập/ cách giải quyết vấn đề stress)


Kết quả bảng 3.32 cho thấy, các giá trị t đều lớn hơn t-test nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0, đồng nghĩa với khẳng định: có sự khác biệt về mức độ thực hiện các thao tác của kĩ năng thực hiện phương án ứng phó “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” trước và sau thực nghiệm.

3.4.2.4. Mức độ và biểu hiện của stress trước và sau thực nghiệm

Thực hiện kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ suy cho cùng là giảm stress và giải quyết vấn đề stress. Do đó, chúng tôi kiểm định sự thay đổi về mức độ stress trước và sau thực nghiệm để chứng minh mức độ hiệu quả của biện pháp thực nghiệm, làm cơ sở cho đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Chúng tôi sử dụng điều tra bằng bảng hỏi và kết hợp với phỏng vấn, quan sát để đánh giá vấn đề nghiên cứu. Kết quả thu được như sau:

● Tự đánh giá mức độ stress của SV ĐHSP trước và sau thực nghiêm:


87.5

62.5

12.5

12.5

25

0

100

80

60

40

20

0

Stress bình thường Stress cao Stress rất cao


Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm


Biu đ3.13: Mức độ stress của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm


Như vậy, stress của SV tham gia trước và sau tập huấn có sự khác nhau rõ rệt. Trước tập huấn, SV đánh giá bản thân bị “stress rất cao” (25%) thì sau tập huấn nhận là 0%. Tương tự, trước tập huấn SV cho rằng bản thân có “stress


cao” chiếm 62,5% và sau tập huấn giảm thành 12,5% sinh viên cảm thấy stress ở mức cao. Ở những mức này, SV có biểu hiện khó chịu và mệt mỏi, có thể có những hành vi bất thường không mong muốn. Nhưng hiện tượng này đã được thuyên giảm sau thực nghiệm. Bên cạnh đó, những SV ĐHSP có biểu hiện

“stress bình thường” đã tăng lên nhanh chóng sau thực nghiệm (từ 12,5% lên

87,5%). Đây là tín hiệu mừng vì ở mức này, mọi hoạt động học tập của SV trở nên bình thường (như đã chỉ ra ở chương 1).

Stress là vấn đề xuất hiện tự nhiên và đó là một phần của cuộc sống. Nếu biết kiểm soát thì stress sẽ giảm và tạo động lực cho cá nhân phát triển. Ngược lại, stress ở mức cao và rất cao do không biết ứng phó sẽ dẫn đến cuôc sống bị đảo loạn. Ở góc độ của SV, SV sẽ không học tập tốt được nếu không có kĩ năng ứng phó với stress. Trên cơ sở của khóa tập huấn kĩ năng này, chúng tôi nhận thấy, SV đã có thể trở lại hoạt động bình thường, không bị xáo trộn như trước tập huấn. Một sinh viên nói: “Sau khi tham gia tập huấn, người em nghĩ đến không phải là em mà là bạn của bạn em. Thầy còn nhớ vụ tự tự ở nhà xe C1 không ạ? Nghĩ đến mà em sợ quá. Em tự đặt câu hỏi, giá như bạn ấy được học những lớp như thế này có thể sẽ ổn....”. (PT.T.B)

Như vậy, tập huấn kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ là cần thiết. Nhờ tập huấn, SV ĐHSP đã có sự thay đổi rõ rệt so với trước tập huấn là stress giảm và đời sống học tập trở lại bình thường.

● Mức độ biểu hiện của stress ở SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm:

Chúng tôi điều tra từng biểu hiện cụ thể của stress thuộc 4 nhóm: xúc cảm, nhận thức, hành vi và học tập (xem thêm Phụ lục 2.2). Kết quả được tính điểm trung bình cho mỗi nhóm và thể hiện trong biểu đồ dưới đây.


62.4

42

22.4

30.3

28.6

20.3

25.2

19.1

70

60

50

40

30

20

10

0

Nhóm HB1 Nhóm BH2 Nhóm BH3 Nhóm BH4


T rước thực nghiệm Sau thực nghiệm


Biu đ3.14: Mức độ biểu hiện của stress ở SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm


Biểu hiện của stress giảm cũng là cơ sở để khẳng định kĩ năng ứng phó với stress được nâng cao. Biểu đồ 3.14 cho thấy: Ở mỗi nhóm biểu hiện stress có sự khác biệt rõ rệt trước và sau thực nghiệm. Với nhóm biểu hiện số 1, trước thực nghiệm điểm trung bình toàn nhóm là 42 thì sau thực nghiệm điểm trung bình được tăng lên đến 62,4. Tương tự, ở nhóm biểu hiện 2 (từ 22,4 lên 30,3), nhóm biểu hiện 3 (từ 20,3 lên 28,5), nhóm biểu hiện 4 (từ 19,1 lên 25,2). Nhìn chung, có sự khác biệt đáng kể về biểu hiện của stress trước và sau thực nghiệm. Mức độ biểu hiện của stress giảm ở mỗi nhóm cho thấy hiệu quả của khóa tập huấn kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.

● Dự báo sự thay đổi của mức độ biểu hiện stress dưới ảnh hưởng của kĩ năng được tập huấn:

Kết quả kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ suy cho

cùng là giảm stress, giải quyết vấn đề stress, thậm chí xoá bỏ stress. Ở chương 1, chúng tôi đã nêu trong phần khái niệm kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Đó là mục đích cũng như kết quả dự kiến sẽ đạt được. Nay, sinh viên đã được thực hành kĩ năng ứng phó với stress và chúng tôi đã đo lại biểu hiện của stress và mức độ của stress ở họ trong học tập theo tín chỉ. Do vậy, chúng tôi chạy hồi qui để đánh giá ảnh hưởng của khoá tập huấn cũng

như ảnh hưởng của kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải

quyết vấn đề” được tập trung trong khoá tập huấn đến kết quả của kĩ năng


ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Kết quả thu được là:

Bng 3.33: Mức độ biểu hiện stress của SV ĐHSP trong học tập theo tín chỉ theo kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề”

Biến phụ thuộc: Mức độ stress

Dự báo tác động thay đổi

R

P

Biến độc lập: Kĩ năng thực hiện phương án “cố

gắng tập trung giải quyết vấn đề”

0,502

0,252

0,048

Biến phụ thuộc: Mức độ biểu hiện của

stress

Dự báo tác động thay đổi

R

P

Biến độc lập: Kĩ năng thực hiện phương án “cố

gắng tập trung giải quyết vấn đề”

0,726

0,527

0,001


Kết quả kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo học chế tín chỉ trong khuôn khổ luận án là mức độ stress và mức độ biểu hiện của stress được giảm và giải quyết, Chúng tôi chạy hồi qui (biến độc lập: câu 2 và biến phụ thuộc: câu 3 và câu 4 trong Phụ lục 2.2) và cho kết quả ở trên. Theo kết quả phân tích hồi qui ở bảng 3.33 cho thấy, kết quả mức độ stress trong học tập theo học chế tín chỉ với kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” có tương quan thuận, chặt chẽ với r = 0,502, p = 0,048. Mặt khác, chỉ số R² = 0,252, p = 0,048 có thể giải thích được 25,2% sự biến thiên

của kết quả KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo học chế tín chỉ

dưới

ảnh hưởng của kĩ năng thực hiện phương án “cố

gắng tập trung giải

quyết vấn đề”. Tương tự, kết quả ở bảng 3.32 là: r = 0,726 với p = 0,001, Đây

phản ánh có tương quan thuận và rất chặt chẽ giữa mức độ biểu hiện của

stress và kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề”. Hơn nữa, cũng ở bảng 3.32 thì R² = 0,527 với p = 0,001 có thể giải thích được 52,7% sự biến thiên của kết quả KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo học chế tín chỉ dưới ảnh hưởng của kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề”, Một sinh viên nói: “Nhờ được tập huấn mà em cảm thấy nhẹ cả người và cảm thấy tự tin hơn trong học tập”, (SV L.Q.C)

Bên cạnh đó, để kiểm tra hiệu quả của khóa tập huấn cũng như những


biện pháp thực nghiệm được áp dụng, chúng tôi sử dụng những câu hỏi trong Phụ lục 2.2 (câu 5, từ câu 7 đến câu 11) với mục đích thu thập thông tin phản hồi từ SV ĐHSP. Kết quả là, hầu hết SV ĐHSP được khảo nghiệm cho rằng khóa tập huấn “rất cần thiết” (87,5%), “cần thiết” (6,25%) và “có cũng được không cũng được” (6,25%). SV ĐHSP còn cho biết, nội dung của khóa tập huấn đã đáp ứng được mong muốn của họ và hy vọng sẽ tiếp tục được tham gia vào các lớp học tương tự

Em L.V.S nói: “Giá như thầy tổ chức khóa tập huấn này sớm hơn thì tốt. Em đã rất lãng phí thời gian khi học và kết quả là 3 điểm D, 2 điểm F cho năm thứ nhất. Người yêu em (chúng em học cùng cấp 3) còn bỏ về quê 1 tuần và nói dối ba má là được nghỉ nhưng thực ra “sợ học” thầy ạ. Em cũng ra sức an ủi hết cách nhưng không có hiệu quả. Cộng thêm chuyện này em lại càng rối trí hơn. Em tự an ủi mình, đi đá banh thật nhiều nhưng rồi kết quả học tập của em cũng không khá hơn. Em được cố vấn học tập trợ giúp nhưng rất khái quát. Nhờ tham dự lớp này, em hình dung được những việc mình cần làm để xử lý tốt hơn những buồn phiền của bản thân không chỉ trong học tập, em nghĩ là thế. Giờ này em đã khá hơn rồi. Em đã nghĩ về kế hoạch tập luyện rồi thầy ơi...”.

3.4.3. Phân tích trường hợp điển hình trong thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành phân tích 1 trường hợp điển hình thể hiện sự thay đổi rõ nét trong kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ để minh chứng thêm cho kết quả thực nghiệm. Đó là trường hợp của em P.Th.T.B. Những thay đổi cụ thể sau thực nghiệm là:

Mức độ thực hiện các kĩ năng của em P.Th.T.B tăng lên rõ rệt. Từ mức kĩ năng trung bình (2,86) lên mức kĩ năng khá (4,21) sau thực nghiệm. Điều này chứng tỏ, em B đã có tiến triển rõ rệt. Qua điều tra, phỏng vấn kết hợp quan sát giúp chúng tôi có kết luận: Em Th.B là một trong 14 SV ĐHSP có kĩ năng ở mức trung bình trước thực nghiệm và là một trong 3 SV ĐHSP có điểm trung bình tăng lên đạt kĩ năng ở mức tốt sau thực nghiệm.

Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát em Th.B cùng 15 SV ĐHSP nhằm có cơ sở đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp được áp dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022