Một Số Quan Điểm Hoàn Thiện Và Nâng Cao Hiệu Quả Điều Hành Cstt Nhằm Kiểm Soát Lạm Phát Trong Quá Trình Chuyển Đổi Nền Kinh Tế Ở Việt Nam

Thứ nhất, do nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và mở cửa với xuất phát điểm là một nền kinh tế yếu kém, lạc hậu, chính vì vậy, việc tiếp cận với những vấn đề kinh tế thị trường nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Riêng đối với CSTT mới được xây dựng và thực thi trong hơn 10 năm qua nên còn nhiều bỡ ngỡ cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tế.

Thứ hai, kinh tế hàng hoá Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu nên thị trường chưa ổn định, vì vậy, quy luật thị trường vẫn chưa phát huy hết tác dụng của nó. Quan hệ cung - cầu trên thị trường còn bị tác động và can thiệp bởi nhiều yếu tố chủ quan, không theo quy luật thị trường.

Thứ ba, thị trường tài chính, tiền tệ kém phát triển làm cho các công cụ của CSTT khó có điều kiện phát huy hiệu quả.

Thứ tư, NHNN chưa thực sự là cơ quan hoạch định CSTT mà về cơ bản chỉ là cơ quan thực thi CSTT, thậm chí quá trình điều hành còn bị chi phối bởi các quyết định của Chính phủ. CSTT phụ thuộc quá nhiều vào các chính sách khác, thậm chí làm hộ công việc của các cơ quan khác như chính sách hỗ trợ thông qua lãi suất, tỷ giá; khoanh nợ, xoá nợ,...Thêm vào đó, còn có khá nhiều các cơ quan, tổ chức tham gia chỉ đạo và giám sát việc xây dựng, thực thi CSTT.

Thứ năm, sự thiếu hụt về thông tin cũng như những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng và thực thi CSTT. Độ chính xác của các kết quả tính toán dự tính đưa ra không cao làm cho NHNN thường xuyên thụ động điều chỉnh theo nhu cầu thị trường - điều này trái với bản chất của CSTT là chủ động tạo ra sự biến động về số lượng tiền tệ để hướng nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Thêm vào đó, công tác thống kê cũng yếu kém càng làm cho việc dự đoán các chỉ tiêu khác kém chính xác.

Thứ sáu, sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành còn có những hạn chế trong việc ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Một số nguyên nhân khác:

+ Nền kinh tế Việt Nam quy mô nhỏ, mở cửa, năng lực cạnh tranh yếu, thị trường tài chính – tiền tệ rất dễ bị tổn thương và biến động mạnh do biến động

trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, chẳng hạn như khủng hoảng tài chính toàn cầu, biến động lãi suất trên thị trường quốc tế.

+ Theo quy định của Luật NHNN, CSTT và chính sách lãi suất theo đuổi nhiều mục tiêu mà các mục tiêu đó không hoàn toàn thống nhất với nhau, chẳng hạn để kiềm chế lạm phát thì cần phải tăng lãi suất, hạn chế cung ứng tiền nhưng lại không phù hợp với việc tiếp tục mở rộng tín dụng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Như thế, việc lựa chọn cơ chế điều hành và kiểm soát lãi suất trở nên khó khăn, phức tạp và kém linh hoạt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

+ Sự hiểu biết của người dân và tổ chức kinh tế về CSTT, chính sách lãi suất còn hạn chế cộng với cơ chế điều hành và kiểm soát lãi suất phức tạp, cho nên chưa tạo nên hiệu ứng đồng thuận của người dân, tổ chức kinh tế về hành vi đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng phù hợp với mục tiêu chính sách lãi suất, nhiều khi có tác dụng ngược lại.

+ Nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, lạm phát có biểu hiện tăng, làm cho lãi suất biến động theo chiều hướng tăng mà nguyên nhân chủ yếu không phải do nhân tố tiền tệ, NHNN gặp khó khăn trong việc kiểm soát lãi suất thị trường.

Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam - 21

+ Tình trạng đô la hóa ở mức khá cao (tiền gửi ngoại tệ/M2=16,7%) làm cho lãi suất thị trường không đơn thuần chịu tác động của nhân tố cung – cầu mà nhân tố tỷ giá hối đoái, lãi suất thị trường quốc tế và biến động trên thị trường ngoại hối cũng tác động khá mạnh đối với lãi suất thị trường tiền tệ.

+ Còn có độ trễ lớn trong điều hành các công cụ của CSTT như dự trữ bắt buộc, biên độ giao dịch tỷ giá,…nên không theo kịp với diễn biến thực tế về lãi suất và vốn khả dụng trong các NHTM. Các công cụ điều hành CSTT chưa nhạy cảm, chưa có tác động lớn đối với thị trường tiền tệ (như công cụ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở,…). Nên việc hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận còn bị hạn chế.

+ Thị trường tiền tệ quốc tế diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro, lãi suất biến động với biên độ lớn tác động trực tiếp đến lãi suất thị trường tiền tệ trong nước. Thêm vào đó, các giao dịch về vốn đang dần được tự do hóa khó có thể kiểm

soát được một cách chặt chẽ luồng vốn ra – vào, làm giảm hiệu quả điều tiết lãi suất thị trường.

b. Các nguyên nhân chủ quan:

+ NHTW chưa thực sự chủ động và độc lập trong điều hành CSTT. Với cơ cấu tổ chức hiện tại NHNN là cơ quan của Chính phủ, chịu sự quản lý trực tiếp của Chính phủ. Sự chi phối quá sâu của Chính phủ vào lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng làm giảm tính độc lập và chủ động trong điều hành của NHNN. Do vậy, việc ra quyết định quản lý của NHNN thường không kịp thời, làm giảm hiệu quả sử dụng các công cụ CSTT.

+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN và Bộ Tài chính trong việc thực hiện chính sách lãi suất nhằm ổn định lãi suất thị trường và phục vụ cho điều hành CSTT, biểu hiện là việc ấn định lãi suất tín phiếu, trái phiếu Kho bạc nhà nước cạnh tranh cao với lãi suất trái phiếu của NHTM, nên lãi suất chưa phản ánh đúng quan hệ cung - cầu vốn.

+ NHNN không thể dự báo chính xác được tình hình cung - cầu vốn thị trường, biến động của chỉ số giá tiêu dùng nên khó khăn trong việc hoạch định CSTT, chính sách lãi suất của mình.

+ Sự phối hợp giữa các chính sách tỷ giá - quản lý ngoại hối với chính sách lãi suất còn ở mức độ, chưa tạo ra được sự tác động tương hỗ, thuận chiều. Mục tiêu điều hành của chính sách này nhiều khi còn xa nhau thậm chí trái ngược nhau một số trường hợp.

+ Trình độ cán bộ điều hành và thực thi CSTT còn chưa đồng đều.

Trình độ cán bộ quản lý còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế, không được thường xuyên đào tạo, chưa thoát khỏi mong muốn được bao cấp. Trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới, các vấn đề cần được giải quyết đòi hỏi phải có tính linh hoạt cao và nhạy cảm. Như vậy, nếu đội ngũ cán bộ không đủ trình độ cần thiết thì đương nhiên không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

+ NHNN chưa được cơ cấu lại phù hợp với yêu cầu và tiến trình cơ cấu lại NHTM. Việc cơ cấu lại NHNN bao gồm sắp xếp lại tổ chức bộ máy, kể cả chi nhánh NHNN và các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc nhằm tránh chồng chéo

chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu lực điều hành. Nhờ đó, trong khả năng theo dõi sát tình hình vốn khả dụng của các TCTD, linh hoạt hơn trong vận hành thị trường mở và điều hành các công cụ khác của CSTT, nhằm tác động trực tiếp lãi suất trên thị trường.

Kết luận Chương 2


Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nước ta không phải là tuyến tính. Có những giai đoạn lạm phát quá cao dẫn đến sản xuất trì trệ, nền kinh tế khủng hoảng (thập niên 1980). Có giai đoạn xuất hiện hiện tượng thiểu phát cũng gây ảnh hưởng không tốt cho tăng trưởng (giai đoạn 1999 - 2003). Có giai đoạn tăng trưởng cao, lạm phát vẫn giữ ở mức một con số (giai đoạn 2004 - 2006). Trong thời điểm hiện nay, lạm phát đang quay trở lại và đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát không phải lúc nào cũng gây ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng. Một tỷ lệ lạm phát hợp lý để kích thích sản xuất là mong muốn của tất cả các nền kinh tế. Vì vậy, cần xác định một ngưỡng lạm phát tối ưu để dựa vào đó có thể đưa ra các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chương 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM


3.1. Một số định hướng và quan điểm

3.1.1. Định hướng chung

Do tác động của lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế thấp và thâm hụt cán cân thanh toán quá mức đã khiến cho hầu hết các nước đang phát triển phải thay đổi chính sách kinh tế của mình để hiệu chỉnh những bất cân bằng nghiêm trọng về kinh tế vĩ mô. Theo đó, các nước đã xây dựng và tiến hành các chương trình ổn định hóa toàn diện nhằm khôi phục sự cân bằng kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế.

Để đảm bảo tăng trưởng cao và lạm phát ở mức độ hợp lý đòi hỏi phải tổng hợp một hệ thống các chính sách, giải pháp hài hòa thống nhất, không thể chỉ đơn giản là một nhóm biện pháp nào. Các chính sách đặt ra phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là tăng trưởng cao liên tục vững chắc và giữ lạm phát ở mức hợp lý.

Nghị quyết Quốc hội đã thông qua trong giai đoạn 2011 - 2020, tăng trưởng kinh tế cần phấn đấu đạt mức 7,5 - 8,0% để sau 10 năm tiếp theo đến năm 2020 GDP tăng gấp 2 lần năm 2010. Rõ ràng đây là mục tiêu không đơn giản khi bối cảnh quốc tế chưa hoàn toàn thuận lợi và nhân tố tăng trưởng kinh tế không có thay đổi cơ bản sau một thập kỷ. Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ chuyển sang tăng trưởng trong những năm tới sau khi đã suy giảm 1,1% năm 2009. Riêng tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế đang phát triển được cải thiện đáng kể trong đó Việt Nam được dự báo tăng trưởng cao. Tuy nhiên, kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, đặc biệt là những khó khăn trong thương mại do sự phục hồi của chủ nghĩa, biến động tỷ giá hối đoái của các đồng tiền chủ chốt và khủng hoảng nợ do thâm hụt ngân sách của nhiều nước lên cao sau khi ồ ạt kích thích kinh tế trong năm 2009. [ 48]

3.1.2. Định hướng điều hành CSTT của NHNN

Điều hành CSTT của Việt Nam hiện nay còn thực hiện đa mục tiêu, bao gồm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và góp phần tăng trưởng kinh tế. Theo đó, việc điều hành CSTT của Việt Nam chủ yếu là kiểm soát khối lượng tiền, thông qua điều tiết tổng lượng tiền cung ứng, MB và M2.

Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội, việc điều hành CSTT cần chuyển từ đa mục tiêu sang việc đặt một mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát. Theo đó, việc điều hành CSTT cần chuyển từ kiểm soát khối lượng sang kiểm soát lãi suất. NHNN cần chủ động, linh hoạt trong điều hành CSTT, đảm bảo ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia.

Để thực hiện mục tiêu điều hành CSTT, cũng như các quốc gia khác, NHNN cần tiếp tục sử dụng các công cụ CSTT, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác.

Việc điều hành các công cụ CSTT cần được thực hiện theo nguyên tắc thị trường để nhằm điều tiết lãi suất, tỷ giá ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống. Hệ thống quy trình vận dụng các công cụ CSTT cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho các chủ thể tham gia thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả, đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu vốn của nền kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế gia tăng nợ xấu của các TCTD.

Bên cạnh đó, công cụ CSTT cần hoàn thiện để điều tiết thị trường nhằm hỗ trợ các TCTD đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả nhất, hiện đại hóa và từng bước đồng nhất mạng thanh toán trong luân chuyển vốn và lưu thông tiền tệ.

3.1.3. Một số quan điểm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam

3.1.3.1. Khả năng và điều kiện áp dụng chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát trong việc thực thi CSTT ở Việt Nam

Lấy lạm phát làm mục tiêu CSTT là dễ hiểu, ít nhất là về mặt lý thuyết. Chúng ta hãy xem xét một số khái niệm về khuôn khổ điều hành CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu:

- Lấy lạm phát làm mục tiêu chủ yếu sử dụng dự báo lạm phát như một hướng dẫn trung gian đối với CSTT và vận hành chính sách trong một khuôn khổ minh bạch để làm tăng tính chịu trách nhiệm13.

- Khuôn khổ điều hành CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu phụ thuộc vào 4 yếu tố: (1) mục tiêu lạm phát là cái neo cho CSTT; (2) sự độc lập hoạt động của NHTW đặt lạm phát mục tiêu; (3) khả năng dự báo và đối phó với lạm phát; (4) mức độ minh bạch và tính chịu trách nhiệm về CSTT14.

Khuôn khổ điều hành CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu cần bảo đảm sự kết hợp về thể chế và điều hành: (1) mục tiêu lạm phát phải được công bố công khai; (2) cần có cam kết bình ổn tỷ giá; (3) điều hành CSTT sử dụng dự báo lạm phát là mục tiêu hoạt động, (4) cần có sự giải thích rõ ràng về CSTT, (5) xác định trách nhiệm rõ ràng của NHTW15.

Mặc dù, còn những cách hiểu khác nhau về khuôn khổ CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu, song có thể khái quát chung rằng lấy lạm phát làm mục tiêu CSTT là khuôn khổ điều hành và đánh giá CSTT bao gồm 4 yếu tố chủ yếu sau:

(i) ổn định tiền tệ hay lạm phát là mục tiêu chủ yếu hoặc duy nhất của CSTT. Các mục tiêu này phải chỉ ra rõ ràng cho công chúng thấy mục tiêu lạm phát được ưu tiên hơn so với các mục tiêu khác của CSTT;


13 Andrea Schaechter, Mark Stone và Mark Zelmer

14 Klaus Schmidt-Hebbel và Matias Tapia (2002)

15 Takatoshi Ito và Tomoko Hayashi (2003)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2023