Nhập Khẩu Hàng Hoá Từ Campuchia Vào Việt Nam Giai Đoạn 2007-2011


hàng xuất tiểu ngạch thông qua thương lái không thống kê được, riêng nguồn hàng xuất chính ngạch, tuy mới làm thị trường nhưng Vinamilk cũng đã đạt doanh số khoảng 100.000 USD/tháng tại đây. Cũng có những doanh nghiệp mới bắt đầu làm thị trường thời gian gần đây, nhưng đã có kết quả nhất định. Nutifood vừa mới xuất được một lô hàng sữa bột đầu tiên trị giá 100 triệu đồng sang Campuchia. Ðiều đáng chú ý là nhà phân phối của Nutifood là người trước đây từng phân phối các sản phẩm sữa cho Thái Lan, nhưng nay chuyển sang phân phối cho Nutifood, và công ty này dự kiến đến cuối năm thị trường của Nutifood ở Campuchia sẽ tăng trưởng khoảng 200 đến 300% và sẽ có mặt ở tất cả chợ đầu mối và siêu thị tại Pnompenh.

Hai mặt hàng mì tôm và sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia tăng mạnh như hiện nay chủ yếu là nhờ các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn trong việc tiếp thị, làm thị trường như mở chi nhánh, gia tăng quảng cáo, tiếp thị, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng tiến hành nghiên cứu thị trường ở đây một cách bài bản, chủ động để đưa thêm nhiều mặt hàng mới, nhiều sản phẩm phù hợp vào thị trường này.

Hàng năm, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 2 - 3 triệu USD các loại rau quả sang Campuchia, nhưng chủ yếu là theo đường tiểu ngạch.

+ Hạn chế:

Còn rất nhiều mặt hàng hải sản mà Việt Nam có thế mạnh nhưng chưa được phát huy tại thị trường Campuchia như cá tra, cá basa, tôm đông lạnh…một phần là do nhu cầu dòng sản phẩm này tại thị trường Campuchia là không cao.

Thu nhập của người dân Campuchia dần được cải thiện trong những năm tới đây vì thế các sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam sẽ dần chỉ đáp ứng như cầu của tầng lớp có thu nhập trung bình.


Sản phẩm sữa của Việt Nam đang gặp phải vấn đề về chất lượng không thể cạnh tranh với Thái Lan về mẫu mã không thể cạnh tranh với Trung Quốc. Để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của thị trường Campuchia trong tương lai thì các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

Tóm lại, xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tập trung vào một số mặt hàng chính, trong đó mặt hàng có kim ngạch vượt trội, trên 100 triệu USD, là hàng công nghiệp. Ngoài ra, một số mặt hàng khác của Việt Nam cũng có kim ngạch xuất khẩu đáng kể sang Campuchia, trong đó phải kể đến mỳ ăn liền, nhựa và sản phẩm nhựa, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, …

2.2.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia

2.2.2.1. Quy mô và xu hướng


Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia có sự biến động lớn. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia chỉ bằng 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia. Từ năm 2000 trở đi, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu khai thác thị trường Campuchia về các mặt hàng cần nhập khẩu.


(Đơn vị: triệu USD)


Biểu đồ 2 4 Nhập khẩu hàng hoá từ Campuchia vào Việt Nam giai đoạn 2007 2011 1


Biểu đồ 2.4: Nhập khẩu hàng hoá từ Campuchia vào Việt Nam giai đoạn 2007-2011

(Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)


Xét trong giai đoạn 2007 đến nay, Campuchia là thị trường xếp vị trí thứ 31 trong số các nhà cung cấp hàng hoá lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam; trong năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường láng giềng này là 277 triệu USD, tăng mạnh 48,5% so với năm 2009. Xét trong nội khối ASEAN thì kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Campuchia xếp thứ 7 (cao hơn nhập khẩu từ Myamar và Brunei) và chiếm 1,7% tổng trị giá nhập khẩu hàng hoá từ tất cả các nước ASEAN vào Việt Nam. Trong năm 2010, các mặt hàng nhập khẩu chính của các công ty Việt Nam từ Campuchia trong năm qua bao gồm cao su: 126,8 triệu USD, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2009; gỗ và sản phẩm gỗ: 44,3 triệu USD, tăng 11,3%; ….


(Đơn vị : %)


Biểu đồ 2 5 T trọng XNK từ Campuchia so với tổng kim ngạch của Việt Nam 2


Biểu đồ 2.5: T trọng XNK từ Campuchia so với tổng kim ngạch của Việt Nam

(Nguồn: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Nhìn vào biểu đồ 2.5 có thể nhận thấy thương mại song phương Việt Nam – Campuchia đang ngày càng khởi sắc. Xét riêng giai đoạn 5 năm từ 2006 – 2010 tỷ trọng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước có xu hướng ngày càng tăng tuy không đáng kể giao động trong khoảng

1 – 1,2%.

Hình 2.3 cho thấy thứ hạng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Campuchia đang có xu hướng giảm đồng đều trong những năm gần đây, từ vị trí thứ 24 năm 2006 sau 4 năm thì hàng nhập khẩu từ Campuchia của Việt Nam đang đứng ở vị trí 31 năm 2010. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa lại có có xu hướng tăng nhẹ nên cán cân thương mại song phương giữa hai nước trong 5 năm gần đây (2006 – 2010) vẫn giữ ở vị trí 20 – 21



Hình 2 3 Thứ hạng xuất nhập khẩu hàng hoá từ Campuchia trong tổng số các th 3

Hình 2.3: Thứ hạng xuất nhập khẩu hàng hoá từ Campuchia trong tổng số các th trường của Việt Nam giai đoạn 2006-2010

(Nguồn: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)


2.2.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu

Thế mạnh của Campuchia là các mặt hàng nông, lâm thổ sản như gỗ, mủ cao su, bột hoàng liên, da trâu, bò. Do đó, có tới 65% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia là nguyên liệu thô và hàng nông, lâm thổ sản. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ mới khai thác một số mặt hàng nhập khẩu làm nguyên liệu phụ trong công nghiệp sản xuất hàng nhựa, da giầy và chế biến gỗ.

Năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu từ Campuchia khoảng 44 triệu USD gỗ và nguyên liệu phụ từ gỗ, 6.1 triệu USD nguyên liệu phụ cho ngành thuốc lá. Theo số liệu thống kê không chính thức, hàng xuất khẩu và nhập khẩu qua các cửa khẩu với Campuchia qua buôn bán chính ngạch tăng chậm, nhưng buôn bán tiểu ngạch tăng nhanh. Lượng hàng xuất khẩu tiểu ngạch chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu chính ngạch. Lượng hàng nhập khẩu


tiểu ngạch chiếm tới 60% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia. Các mặt hàng buôn bán tiểu ngạch chủ yếu là hải sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, nông sản, vật liệu xây dựng, xăng dầu... Trong số những mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam, trừ gỗ, rất nhiều hàng hóa tiêu dùng có nguồn gốc từ Campuchia, cụ thể là đồ điện gia dụng, máy móc, phương tiện vận tải...

Bảng 2.3: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Campuchia

Mặt hàng

Đơn v

2006

2007

2008

2009

2010

Nguyên liệu phụ thuốc lá

Triệu USD

3.4

5.55

10.06

6.1

6.1

Cao su

Tấn

73.78 76.7

70.89

62.7

68.33

Gỗ & sản phẩm gỗ

Triệu USD

57.26

73.7

55.34

31.2

44.09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

(Nguồn: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam sang Campuchia chủ yếu đi qua cửa khẩu thuộc tỉnh Tây Ninh, An Giang và Kiên Giang. Đó là các cửa khẩu Mộc Bài, Phước Tân, Ka Tum, Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Khánh Bình, Đồng Đức, Vĩnh Hội... Trị giá hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu này sang Campuchia chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tuyến biên giới phía Tây Nam.

2.2.3. Xuất nhập khẩu dịch vụ

Việt Nam sau hàng chục năm tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành dịch vụ liên tục bị sụt giảm(năm 1995 đã đạt 44,06%, đến năm 2004 chỉ còn 37,98%). Để tăng tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ trong GDP thì một mặt


phải chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất nhưng mặt khác không kém phần quan trọng là phải bắt đầu từ đầu ra, trong đó có xuất khẩu dịch vụ.

Đơn vị: %

Biểu đồ 2 6 T trọng xuất khẩu d ch vụ của Việt Nam 2006 2011 Nguồn Tổng 4

Biểu đồ 2.6: T trọng xuất khẩu d ch vụ của Việt Nam 2006-2011

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam


Dịch vụ logistics và du lịch được coi là tâm điểm của sự phát triển xuất khẩu dịch vụ của hai nước Việt Nam – Campuchia. Song ở Việt Nam hiện chưa có cơ sở nào đủ tầm cỡ kinh doanh logistics theo đúng nghĩa, mà chỉ mới tham gia được một vài công đoạn của chuỗi dịch vụ này. Ví như trong vận tải ngoại thương, đội thương thuyền quốc tế của ta đã thiếu lại cũ, nên khi xuất hàng, nước ngoài mang tầu đến Việt Nam chở ( bán FOB ); còn khi nhập hàng cũng lại nước ngoài mang đến giao tận cảng Việt Nam (mua CIF).


Việt Nam có địa điểm du lịch sinh thái với cảnh trí thiên nhiên trời phú nhưng chưa đầu tư nhiều vào tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường; cũng có mặt bằng vui chơi giải trí ở vị trí đắc địa nhưng chẳng đầu tư, để cơ sở lạc hậu khiến khách đến một lần, không ngoái đầu trở lại. Thuận lợi cho việc phát


triển dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) – ngành chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mật độ” khách du lịch Campuchia đến Việt Nam còn thấp so với của các nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới (bình quân lượt khách tính trên 100 dân của Việt Nam mới đạt khoảng 1 người)


Chính phủ Việt Nam và Campuchia đều coi trọng phát triển du lịch. Du lịch văn hóa là nền tảng rất lớn của hai nước. Ở Campuchia nhiều đình chùa tại Angkor được UNESCO xếp hạng là di sản nổi tiếng của thế giới. Ngoài Angkor, ở Campuchia còn có nhiều địa điểm du lịch khác đang thu hút hàng trăm ngàn người mỗi năm đến tham quan, thí dụ như Hoàng cung tại thủ đô Phnôm Pênh, Shihanouk Ville và một số danh lam thắng cảnh thuộc các tỉnh thành phố khác. Tại Campuchia, du lịch là ngành kinh tế có vị trí thứ hai sau công nghiệp dệt may, đóng góp hơn 6% GDP. Mỗi năm có khoảng 610 nghìn khách du lịch từ các nước đến Campuchia. Số người đến vì mục tiêu du lịch thuần túy là hơn một nửa, hơn 70 nghìn người đến vì mục tiêu kinh doanh, số còn lại là vì các mục tiêu khác. Trong suốt cả thời kỳ từ 1993 tới nay, khách du lịch chủ yếu đến Campuchia bằng đường hàng không. Chỉ có một lượng khách du lịch rất nhỏ quá cảnh theo đường biên giới Việt Nam - Campuchia, Thái Lan - Campuchia và Lào - Campuchia, mỗi năm hơn 100 nghìn người. Khách du lịch đến Campuchia từ các nước Châu Á chiếm 58%, từ Châu Âu chiếm 25%, từ Mỹ chiếm 11% và một số ít đến từ châu Phi, Trung Đông.


Hiện tại Campuchia đã hòa bình, thể chế chính trị đi dần vào thế ổn định và Campuchia đang thực hiện chiến lược bầu trời mở. Do vậy, khách du lịch đến Campuchia tăng nhanh, thí dụ năm 2010 so với năm 2009 tăng 34% năm 2011 so với năm 2010 tăng 16%. Theo Bộ Du lịch Campuchia, tốc độ tăng khách du lịch hàng năm thời kỳ 2001-2005 là 19% và thời kỳ 2006-2010

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2022